Truyện cổ tích

5 Truyện Ngụ Ngôn Ở Tiểu Học Việt Nam và Thế Giới Siêu Hay

Dưới đây là các câu truyện ngụ ngôn ở tiểu học siêu hay bao gồm cả các truyện ở Việt Nam và truyện trên thế giới cho phụ huynh tham khảo.

Truyện thầy bói xem voi

Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói nói chuyện với nhau.

Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào.

Bạn đang xem: 5 Truyện Ngụ Ngôn Ở Tiểu Học Việt Nam và Thế Giới Siêu Hay

Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem.

Thầy thì sờ voi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.

Đoạn, năm thầy ngồi bàn tán với nhau

Thầy sờ vòi bảo:

– Tưởng con voi nó thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.

Thầy sờ ngà bảo:

– Không phải! Nó dài dài như cái đòn càn.

Thầy sờ tai bảo:

– Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.

Thầy sờ chân cãi:

– Ai bảo? Nó sừng sững như cái cột đình.

Thầy sờ đuôi lại nói:

– Các thầy nói sai cả. Chính nó tua tủa như cái chổi xể cùn.

Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau tọac đầu chảy máu.

Truyện Thầy Bói Xem Voi và Ý Nghĩa Thành Ngữ Thầy Bói Xem Voi
Truyện Thầy Bói Xem Voi và Ý Nghĩa Thành Ngữ Thầy Bói Xem Voi

Ý nghĩa truyện ngụ ngôn ở tiểu học – Thầy bói xem voi

Thầy bói xem voi có nội dung phê phán một cách nhẹ nhàng và thâm thúy, truyện chế giễu những thầy bói nói dựa, mới chỉ sờ vào bộ phận của con vật nhưng đã phán toàn thể về nó, đồng thời đây cũng là lời khuyên không nên tin vào những điều mê tín, bói toán. Qua câu chuyện này người đọc còn rút ra được nhiều bài học. Người xưa đã nhắc nhở phải biết nhìn sự vật, sự việc một cách toàn diện không nên đánh giá sự vật, sự việc bằng sự nhìn nhận phiến diện chủ quan. Đồng thời qua việc đánh nhau sứt đầu mẻ trán của các ông thầy bói, truyện cũng nhắc nhở không vì bảo vệ cái vô lí của mình mà dẫn đến gây gổ mà cần phải lắng nghe, biết phân biệt cái đúng cái sai để từ đó ta rút ra được một nhận xét đúng nhất.

Xem thêm: Truyện Ngụ Ngôn Cho Bé 3 Tuổi – 12 Truyện Hay Và Ý Nghĩa Nhất

Truyện Rùa và Thỏ 

Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông có một con Rùa đang cố sức tập chạy. Một con Thỏ trông thấy, mỉa mai nói đùa với Rùa:

– Chậm như cậu mà cũng đòi tập chạy à?

Rùa đáp:

– Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn?

Thỏ vểnh tai lên tự đắc:

– Được, được! Cậu dám thi chạy với tôi sao? Tôi chấp cậu một nửa đường đó!

Rùa không nói gì. Nó biết mình chậm chạp, nên cố sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo mỉm cười. Nó nghĩ:

– Ta chưa cần phải chạy vội, đợi Rùa gần tới đích, ta phóng cũng vừa.

Thỏ nhởn nhơ trên đường, nhìn trời, nhìn mây. Thỉnh thoảng, nó lại nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm.

Bỗng Thỏ nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì thấy Rùa đã gần tới đích. Thỏ cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã tới đích trước nó.

Truyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ chạy đua
Nguồn: Tập đọc lớp 4 phổ thông, tập 1, trang 30, NXB Giáo dục – 1977

Ý Nghĩa Truyện ngụ ngôn tiểu học – Rùa và Thỏ

Câu chuyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ chạy đua nổi tiếng khắp thế giới với bài học sâu sắc cho những ai có tính kiêu ngạo, chủ quan, coi thường người khác.

5 Truyện Ngụ Ngôn Ở Tiểu Học Việt Nam và Thế Giới Siêu Hay
5 Truyện Ngụ Ngôn Ở Tiểu Học Việt Nam và Thế Giới Siêu Hay

Truyện ếch ngồi đáy giếng

Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Từ dưới đáy giếng nhìn lên, ếch ta chỉ thấy một khoảng trời bé bằng cái vung. Nó nghĩ: Tất cả vũ trụ chỉ có vậy, vì thế ếch tự coi mình là chúa tể. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.

Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.

Quen thói cũ, ếch nhâng nháo nhìn lên trời, nó bỗng thấy cả một bầu trời rộng lớn hơn nhiều so với cái khoảng trời nó vẫn thấy. Ếch ta không tin và thấy bực bội vì điều đó. Để ra oai, nó cất tiếng kêu ồm ộp. Vị chúa tể hy vọng là sau những tiếng kêu của mình, mọi thứ phải trở lại như cũ. Nhưng bầu trời vẫn là bầu trời. Còn con ếch vì mải nhìn lên trời đã không chú ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

Ý nghĩa truyện ngụ ngôn ở tiểu học – Ếch ngồi đáy giếng

Câu chuyện ngầm phê phán những người có vốn hiểu biết hạn hẹp nhưng lại thường ra vẻ ta đây tài giỏi, tự cao và khoác lác.

Thế giới vốn dĩ rộng lớn nên mỗi người cần phải khiêm tốn và không ngừng mở mang kiến thức, hiểu biết.

Nếu cứ khăng khăng không chịu tiếp thu kiến thức mới, có thể bạn sẽ phải trả giá rất đắt như cái chết của con ếch.

Ngoài ra, truyện cũng phần nào đó nói lên bài học về sự thích nghi với hoàn cảnh sống. Sống quá lâu trong một môi trường nhỏ hẹp, trì trệ sẽ khiến bạn mất khả năng nhìn nhận, đánh giá khách quan sự vật, hiện tượng, không thể thích nghi với hoàn cảnh mới.

Truyện Gan Cóc Tía 

Trong rừng kia có một con cọp rất dữ tợn. Mọi con vật trong rừng đều phải sợ Cọp. Một hôm Cọp đi ngang qua hang Cóc Tía. Có Tía nghĩ bụng: “Mình phải dùng mưu trí để Cọp hết tính hống hách mới được”. Nghĩ vậy, Cóc Tía liền lớn tiếng quát:

– Ai đi đó? Từ nay đừng có qua đây mà chết. Chỗ này là nhà của ta!

Cọp nghe tiếng, liền hỏi:

– Ai nói chi vậy, ta là chúa sơn lâm, ta có sợ ai?

Cóc Tía thong thả trả lời:

– Ta đây, ta là Cóc Tía, cậu ông Trời đây, mày không biết tiếng của tao sao?

2. Cọp giận quá, nhìn thấy Cóc Tía chỉ to hơn quả trứng vịt, mới quát:

– Thằng Có Tía kia, ngươi có tài cán gì mà dám vênh váo[2] với ta?

Cóc Tía trả lời:

– Cọp thì chỉ có tài nhảy mà thôi, còn ta, tài ta cũng có!

Cọp liền thách Có Tía nhảy thi xem ai nhảy xa. Cóc nhận lời. Hai con vậy liền đi ra bờ suối và giao hẹn ai nhảy được sang bờ bên kia suối thì thắng cuộc. Cóc Tía khôn hơn, liền nói:

Ta không thèm đứng ngang hàng với ngươi, ta đứng lùi phía sau mà vẫn nhảy xa hơn ngươi cho mà xem.

Cọp bằng lòng. Trước khi nhảy, Cọp thường phải đạp đuôi vài cái xuống đất để lấy đà. Cóc Tía liền há miệng ngậm lấy đuôi Cọp. Khi Cọp nhảu sang bên kia suối, quất đuôi mạnh, Cóc Tía liền văng ra đằng trước rất xa. Cọp đành chịu thua.

Truyện ngụ ngôn Gan Cóc Tía

3. Cóc Tía còn nói:

– Ngoài tài nhảy ra, ta còn có tài bắt sống cọp để ăn thịt nữa. Ngươi xem miệng ta thì rõ!

Cóc há miệng ra, thấy đầy những lông Cọp. Cọp sợ quá, cong đuôi chạy một mạch. Khỉ đang ngồi trên cay, thấy Cọp có vẻ hoảng sợ, liền gọi Cọp và hỏi:

– Có việc gì mà anh sợ vậy?

Cọp hổn hển, trả lời:

– Thôi, thôi, đừng hỏi nữa, chạy nhanh kẻo chết bây giờ. Có một con vật nhỏ bằng ngón chân tớ mà ăn thịt được tất cả chúng ta. Tên nó là Cóc Tía.

4. Khỉ nghe thế, liền cười và nói:

– À! Cóc Tía thì sợ gì, tôi vật một cái thì nó chết ngay. Nó ở đâu, anh dắt tôi lại xem nào!

Cọp không tin, tưởng Khỉ định lừa mình. Khỉ nói tiếp:

– Anh không tin thì tôi lấy dây buộc chặt tôi vào lưng anh, rồi tôi sẽ trị cho Cóc Tía một phen, cả hai ta cùng đến, anh sợ gì.

Cọp nghe nói bùi tai, liền cho Khỉ ngồi lên lưng mình và cột chặt Khỉ để Khỉ khỏi chạy trốn. Hai con vật liền đi tới hang Cóc Tía. Lúc này, Cóc Tía đã bơi qua suối để trở về nhà và thích chí vì đã làm cho Cọp hết hống hách.

5. Khi thấy Cọp và Khỉ trở lại, Cóc Tía nhanh trí liền quát:

– Khỉ kia, mày nợ tao mười Cọp, sao hôm nay mày chỉ trả có một con?

Cọp nghe thấy vậy, tưởng Khỉ lừa mình, liền cắm đầu chạy miết. Khỉ bị cột chặt vài lưng Cọp, đầu va vào cây, chết nhăn răng. Cọp chạy một lúc, mệt quá, liền ngồi nghỉ. Khi nhìn thấy Khỉ nhăn răng, Cọp còn tức giận mắng:

– Ngươi lừa ta, lại còn nhăn răng mà cười à?

Truyện Đeo lục lạc cho mèo

Tự bao giờ đến giờ, mèo cứ xơi chuột luôn mãi, nên chuột mới đẻ ra là đã sợ mèo rồi.

Nhung, con giun xéo lắm cũng quằn [1], chuột ta lấy thế làm giận. Một hôm, mới hội [2] nhau lại làm một làng chuột, để chống giữ với mèo. Thôi thật đủ khắp mặt: mào anh Chù, mùi hôi đến nỗi thành câu cai [3], nào chú Nhắt, có tính nhí nhắt đã nêu câu ví [4], nào ông Cống, rung rinh béo tốt, quan trường lại chấm cho ở trên ông Đồ [5]

Khi làng dài răng [6] đã tề tựu [7] đông đủ cả rồi, ông Cống mới lên giọng rằng:

– Cái giống quái kia sở dĩ nó chụp được anh em mình chỉ vì trời phú cho nó cái tài rình mò và khéo bắt lén mà thôi. Bây giờ ta nên mua một cái chuông [8] buộc vào cổ nó, để khi nào nó đến, nghe tiếng chuông kêu, ta biết đường chạy trước, thì nó còn làm gì nổi ta nữa.

Truyện Đeo Lục Lạc Cho Mèo và Bài Học Rút Ra
Truyện Đeo Lục Lạc Cho Mèo và Bài Học Rút Ra

Cả làng chuột nghe nói, dẩu mõm, quật đuôi, đều lấy làm phục cái câu chí lí [9] của ông Cống và đồng thanh ưng thuận.

Khi chuông đã kiếm được rồi, hội đồng chuột lại họp. Con nào con nấy lao xao hớn hở, bảo nhau đã sắp tới ngày thoát được cái ách ông Miu ranh mãnh rồi.

Nhưng kịp lúc hội đồng hỏi ai dám đeo chuông cho mèo, thì thấy cả hội đồng im phăng phắc, không một cái tai nào nhích, một cái răng nào nhe cả.

Không biết cử ai vào việc đại sự ấy, bất đắc dĩ [10] làng cắt ông Cống phải đi, vì chính ông Cống đã xướng lên cái thuyết đeo chuông cho mèo vậy.

Ấy mới khốn! Nhưng Cống ta trong lòng tuy nao [11], mà ngoài mặt làm ra bộ bệ vệ kẻ cả, nói rằng:

– Tôi đây, chẳng gì nhờ tổ ấm [12] cũng được vào bậc ông Cống, ông Nghè, ăn trên ngồi trước trong làng, có đâu làng lại cắt tôi đi làm cái việc tầm thường ấy được! Trong làng ta nào có thiếu chi người! Tôi xin cử anh Nhắt, anh ấy nhanh nhảu chắc làm được việc.

Ấy mới hay! Nhưng Nhắt ta trở mặt láu, cãi lí rằng:

– Làng cắt tôi đi, tôi cũng xin vâng, không dám chối từ. Nhưng tôi, dù bé vậy, mà cũng còn ở chiếu trên, chưa đến nỗi nào. Ông Cống không đi, phải; tôi đây không đi, cũng phải. Để xin cắt anh Chù, anh ấy tuy chậm, nhưng chắc chắn, làng không lo hỏng việc.

Ấy mới không có gì lạ! Chù ta thật thà, không biết cãi sao, ụt ịt nói rằng :

– Tôi là đầy tớ làng, làng sai tôi đi là phải lắm. Nhưng tôi chỉ sợ, nếu tôi đến gần mèo mà mèo thịt tôi đi, thì rồi lấy ai thay tôi mà đeo chuông cho mèo được nữa.

Chuột Cống nhanh miệng bảo:

– Mèo nó có vờn là vờn chúng tao, vờn cái anh Nhắt kia, chớ chú mày hôi hám như thế, thì nó bắt mà thèm vào. Thôi cứ nhận đi ngay đi, không được nói lôi thôi gì nữa.

Chuột Chù ì ạch phải nhận, mang chuông ra đi tìm mèo thật. Khốn chưa trông thấy mèo, mới nghe thấy tiếng, Chù đã sợ run cả mình, không dám tiến. Nhưng sợ lệ làng, sau đánh bạo, phải lại gần, thì thấy mèo quả nhiên không thèm vờn đến thật [13]. Song mèo cũng nhe nanh, giương vuốt, làm cho Chù cắm đầu, vác cái thân ì ạch chạy khốn chạy khổ về báo cho làng hay.

Cả làng nghe báo cũng sợ, bỏ chạy tán loạn, chẳng ai hỏi đến cái chuông, nó bon đi đâu, và bon tự bao giờ không biết.

Thành ra từ đó, chuột vốn sợ mèo, vẫn hoàn sợ mèo mãi.

Câu chuyện Đeo chuông cho mèo
Nguồn: Văn học 6, tập 2, trang 30, NXB Giáo dục – 2001

Trên đây là 5 truyện ngụ ngôn ở tiểu học hay nhất, Các phụ huynh và các thầy cô có thể đăng ký kênh Youtube của chúng tôi để xem nhiều truyện hay và thơ hay cho bé. Đăng Ký Ngay 

 

Đăng bởi: Trường Tiểu Học Tiên Phương

Chuyên mục: Truyện cổ tích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kênh https://xoilaczzh.tv/ trực tiếp bóng đá