Tiểu sử

Tiểu sử Trần Quý – Cuộc đời của Trần Quý

Trần Quý

Hồng Vân (Trần Quý) là một nhạc sĩ Việt Nam. Ông là tác giả bài “Đồi thông hai mộ” nổi tiếng và nhiều ca khúc dành cho tầng lớp bình dân tại Sài Gòn trước 1975.

Tiểu sử

Ông tên thật là Trần Công Quý. Không rõ thân thế cũng như năm sinh và năm mất của ông. Bút danh Hồng Vân là tên thật người vợ của ông. Nhiều bài hát của ông được ký tên Hồng Vân – Trần Quý. Ngoài ra ông còn dùng một bút danh khác là Dạ Lan Thanh.

Bạn đang xem: Tiểu sử Trần Quý – Cuộc đời của Trần Quý

Năm 1954, ông cùng gia đình di cư vào Nam và sinh sống tại Đà Lạt. Khoảng thập niên 1960, ông vào Sài Gòn lập nghiệp bằng nghề viết nhạc. Ngoài viết nhạc, ông còn mở thêm lớp nhạc Hồng Vân tại Chợ Quán do ông trực tiếp dạy nhạc lý và Trung Chỉnh luyện hát. Một số ca sĩ nổi tiếng từ lớp nhạc này gồm có Thủy Tiên, Thanh Hương, Tuyết Linh… Ngoài ra, ông còn làm trưởng ban Nhạc thời trang Đài truyền hình Việt Nam, ban nhạc Hồng Hà, và điều khiển nghệ thuật của hãng đĩa Continental.

Ông có người vợ cũng viết nhạc là Như Phy – tác giả một số bài như Hai Đứa Nghèo, Người Mang Tâm Sự, Đường Tình

Sau 1975, không còn ai biết tung tích Hồng Vân & gia đình ở đâu.

Tác phẩm

Nhìn chung, nhạc của Hồng Vân sử dụng cung giai thứ nhiều, lời nhạc mộc mạc nên thích hợp với tầng lớp bình dân lúc đó.

  • Ai có hỏi anh
  • Anh nói em nghe
  • Bài ca của lính
  • Bão rừng
  • Bão rừng 2
  • Buồn trong ngày cưới
  • Chia xa
  • Chiều chia ly
  • Chiều tím đồi sim
  • Cho em ngày chủ nhật
  • Chuyện anh và em
  • Chuyện nàng Oanh
  • Chuyện ngày Chủ Nhật
  • Chuyện người con gái hái sim
  • Chuyện Hồ Than Thở
  • Chuyện tình trong phim
  • Chuyện phim buồn (ký tên Dạ Lan Thanh)
  • Chúc-Lương di hận
  • Đám cưới người yêu
  • Ðiệu ru ca tình yêu
  • Đêm độc hành
  • Đồi thông hai mộ
  • Đứa con thời loạn
  • Em nói anh nghe
  • Gác chuông giáo đường
  • Gió lạnh đêm hè
  • Giận nhau một tuần (Trần Quý)
  • Giòng thư năm cũ
  • Hai đứa làm quen
  • Hát hội quê hương
  • Kẻ đến sau
  • Kiếp hoa buồn
  • Không tiền cưới vợ
  • Kỷ niệm chia đôi
  • Lỡ bước sang ngang (ký tên Dạ Lan Thanh)
  • Màu hoa bí
  • Màu hoa tím buồn
  • Mưa sao trần thế (Trần Quý)
  • Muôn dặm tìm anh
  • Muốn nói với em
  • Nếu anh biết được
  • Ngày tôi ra đi
  • Ngày vui cuối tuần
  • Ngày vui hai đứa
  • Ngập ngừng (thơ Hồ Dzếnh)
  • Nghèo (Trần Quý)
  • Người đến rồi đi
  • Người em áo trắng (ký tên Dạ Lan Thanh)
  • Người em cùng xóm
  • Người yêu tương lai (Trần Quý)
  • Như tượng đá (Trần Quý)
  • Nước cuốn hoa trôi
  • Nước mắt cô dâu
  • Nói với anh
  • Nửa vòng tay nhau
  • Sài Gòn Twist
  • Sẽ quên anh
  • Tại ai (Trần Quý)
  • Tâm sự chúng mình
  • Tâm sự người yêu
  • Tàu về quê hương
  • Tình buồn
  • Tình yêu nhiệm màu
  • Tình người yêu cũ
  • Tình tuyệt vọng
  • Tình yêu là thế
  • Tôi bước vào yêu
  • Tôi mất người yêu
  • Trăng sáng đồi thông
  • Tiếng vọng đồi thông (Đồi thông hai mộ 2)
  • Tưởng lại người xưa
  • Sau ngày đó
  • Sau ba ngày tết
  • Sẽ quên anh
  • Xin hỏi một người
  • Xin đừng giận nhau
  • Yêu thầm
  • Vỡ mộng (Trần Quý)
  • Vĩnh biệt đồi thông

Chú thích

  1. ^ aăâbcdđeêghiklmký Hồng Vân & Trần Quý.
  2. ^ viết chung với Lâm Thiên Hương.

(Nguồn: Wikipedia)

Đăng bởi: Trường Tiểu Học Tiên Phương

Chuyên mục: Tiểu sử

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kênh https://xoilaczzh.tv/ trực tiếp bóng đá