Học TậpLớp 5

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 12 có đáp án (4 phiếu)

Thầy cô biên soạn và giới thiệu tiêu đề Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 12 có đáp án (4 phiếu) hay, chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện, biết cách làm các dạng bài tập Tiếng Việt lớp 5 từ đó học tốt Tiếng Việt lớp 5.

Chỉ 100k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 011110002558311 – NGUYEN THANH TUYEN – Ngân hàng Vietcombank

Bạn đang xem: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 12 có đáp án (4 phiếu)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official – nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 12 có đáp án (4 phiếu)

I – Bài tập về đọc hiểu

Sắc tím bằng lăng

Không rộn rã tưng bừng hay khoa trương sặc sỡ, nhưng khi nở, bằng lăng rực một góc trời. Cũng như những cánh phượng hồng, bằng lăng là loài hoa “nữ hoàng của mùa hạ”.

Hoa bằng lăng chỉ đẹp nhất khi khoe sắc tím trên cây cùng những chiếc lá xanh căng tràn sức sống.

Không biết sao cả tôi và bạn đều thích cái màu tím ấy, đó là màu thời gian xa xôi. Vì bằng lăng tím có bao giờ tím mãi, cứ đến hẹn lại lên, những cánh bằng lăng thi nhau nở bung một góc trời, nắng mưa qua ngày, sắc tím phai dần, phai dần theo thời gian. Đã không biết bao nhiêu buổi chiều tôi và bạn đứng ngẩn ngơ nhìn những bông hoa tím đang chuyển sang màu tím nhạt, rồi màu trắng…

Một ngày kia, những bông hoa cứ rụng dần, thay vào đó là mùa quả, những mùa quả tròn căng mọc thành từng chùm…để rồi năm sau lại khô xác đi rụng xuống, nhường chỗ cho những lớp lá non mới nhú.

Con gái chúng mình hình như đứa nào cũng có một góc để thương để nhớ. Và tôi biết, màu tím bằng lăng sẽ khiến chúng mình không bao giờ quên được tuổi học trò hồn nhiên một thuở.

(Theo Nguyễn Thị Thu Hà)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1 : Hoa bằng lăng được mệnh danh là gì?

a- Nữ hoàng áo tím

b- Nữ hoàng của các loài hoa

c- Nữ hoàng của mùa hạ

Câu 2 : Hoa bằng lăng đẹp nhất khi nào?

a- Khi khoe sắc tím trên cây cùng lá xanh

b- Khi màu tím chuyển sang nhạt dần

c- Khi bằng lăng chuyển hẳn sang màu trắng

Câu 3 : Tại sao màu bằng lăng được gọi là màu thời gian xa xôi?

a- Vì màu tím bằng lăng cứ phai nhạt dần theo thời gian

b- Vì bằng lăng nở vào mùa hè, các bạn học trò chia tay nhau

c- Vì màu tím là màu thủy chung dù nhiều thời gian trôi qua

Câu 4 : Màu tím bằng lăng khiến tác giả không quên được điều gì?

a- Một loài hoa đẹp

b- Loài hoa “nữ hoàng của mùa hạ”

c- Tuổi học trò hồn nhiên

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1 : Điền vào chỗ trống:

a) s hoặc x : nắm…ôi, nước …ôi, sản …uất, …uất ăn trưa

b) ăt hoặc ăc : đôi m…, thắc m…, gi… giũ, đánh gi…

c) uôn hoặc uông : b…chuối, b…ngủ, b…làng, b…. tay

Câu 2 : Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống sao cho thích hợp:

a) Chúng em góp phần…….. môi trường xanh, sạch, đẹp

b) Thóc gạo trong kho luôn được………..tốt.

c) Người tham gia giao thông cần đội mũ……….để phòng tai nạn.

d) Công tác ……………di tích lịch sử và văn hóa luôn được coi trọng.

e) Đơn vị du kích rút về khu căn cứ để……..lực lượng.

(bảo quản, bảo vệ, bảo tồn, bảo toàn, bảo hiểm)

Câu 3 : a) Chọn quan hệ từ (và, với, để, của, thì, như) thích hợp điền vào mỗi chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau :

(1) Cuộc sống quê tôi gắn bó………cây cọ.

(2) Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ…………quét nhà, quét sân.

(3) Bảo vệ rừng đầu nguồn là trách nhiệm……..tất cả mọi người.

(4) Bình minh, mặt trời……….chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt.

(5) Trưa, nước biển xanh lơ…….khi chiều tà…..biển đổi sang màu xanh lục.

b) Gạch dưới cặp quan hệ từ ở mỗi câu và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu bằng cách điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong ngoặc đơn :

(1) Nhờ sân trường luôn rợp mát bóng cây nên chúng em được vui chơi thỏa thích dưới nắng hè. ( Biểu thị quan hệ……………………)

(2) Nếu cây thiếu ánh sáng thì những chiếc lá cũng không còn màu xanh. ( Biểu thị quan hệ………………….)

(3) Rừng không chỉ đem lại nguồn tài nguyên quý giá mà còn có tác dụng điều hòa khí hậu trên trái đất (Biểu thị quan hệ………………… )

Câu 4 : Lập dàn ý bài văn tả một người trong gia đình em

Gợi ý

a) Mở bài (Giới thiệu): Người trong gia đình em sẽ tả là ai? Lí do nào khiến em chọn tả người đó?…

b) Thân bài

– Tả ngoại hình

+ Người đó trạc bao nhiêu tuổi ? Tầm vóc ra sao ? ( nhỏ nhắn / đậm đà / cân đối…) Cách ăn mặc thế nào ? ( gọn gàng / giản dị,…)

+ Khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng, nụ cười,… có những nét gì nổi bật ? ( ( VD : khuôn mặt đầy đặn dễ mến ; mái tóc buông xõa hai vai ; cặp mắt nâu hiền ; hàm răng trắng đều đặn ; nụ cười tươi tắn,… )

– Tả tính tình, hoạt động

+ Lời nói, cử chỉ, thói quen của người em tả có những điểm gì làm em chú ý ? ( VD : lời nói dịu dàng ; làm việc cẩn thận, chu đáo ; có thói quen dậy sớm đi bộ quanh công viên,…)

+ Thái độ và cách cư xử của người đó đối với em và những người khác ra sao ? (VD : ân cần hỏi han mỗi khi em đi học về ; bảo ban nhẹ nhàng khi em mắc lỗi ; vui vẻ, hòa nhã với bà con xóm giềng,….)

c) Kết bài: Người em miêu tả đã để lại ấn tượng gì sâu sắc đối với em (hoặc có ảnh hưởng gì đối với em trong cuộc sống ; có vai trò như thế nào trong gia đình)?

……………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………..

Câu 5 : Viết một đoạn thân bài theo dàn ý em đã lập

……………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………..

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

Phần I – 1.c 2.a 3.a 4.c

Phần II-

Câu 1 : a) nắm xôi, nước sôi, sản xuất, suất ăn trưa

b) đôi mắt, thắc mắc, giặt giũ, đánh giặc

c) buồng chuối, buồn ngủ, buôn làng, buông tay

Câu 2 : ) Chúng em góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp

b) Thóc gạo trong kho luôn được bảo quản tốt

c) Người tham gia giao thông cần đội mũ bảo hiểm để phòng tai nạn

d) Công tác bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa luôn được coi trọng

e) Đơn vị du kích rút về khu căn cứ để bảo toàn lực lượng.

Câu 3 : a) (1) Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ.

(2) Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.

(3) Bảo vệ rừng đầu nguồn là trách nhiệm của tất cả mọi người.

(4) Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt.

(5) Trưa, nước biển xanh lơ  khi chiều tà thì biển đổi sang màu xanh lục.

b) (1) Nhờ sân trường luôn rợp mát bóng cây nên chúng em được vui chơi thỏa thích dưới nắng hè. ( Biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả )

(2) Nếu cây thiếu ánh sáng thì những chiếc lá cũng không còn màu xanh. ( Biểu thị quan hệ giả thiết, điều kiện – kết quả)

(3) Rừng không chỉ đem lại nguồn tài nguyên quý giá mà còn có tác dụng điều hòa khí hậu trên trái đất ( Biểu thị quan hệ tăng tiến )

Câu 4 : Tham khảo ( dàn ý chi tiết bài văn tả ông nội )

a) Mở bài

– Từ khi em đi học, người gần gũi em nhiều nhất chính là ông nội

– Nhìn hai ông cháu, ai cũng bảo em và ông nội có gương mặt giống nhau.

b) Thân bài

– Tả ngoại hình

+ Ông nội năm nay 71 tuổi ; vóc người cao cao nhưng hơi gầy ; thường mặc bộ đồ sơ mi nâu giản dị.

+ Ông có gương mặt trông rất hiền ; mái tóc cắt ngắn, ít sợi bạc ; đôi mắt đen sáng ; hàm răng tuy không trắng nhưng vẫn còn đều đặn, nụ cười tươi trẻ, dễ gần,… Đã ngoài 70 nhưng da mặt của ông ít nếp nhăn, chỉ có vết sẹo nhỏ ( bị thương hồi kháng chiến chống Mĩ ) làm cho má bên phải hơi dúm lại,…

– Tả tính tình, hoạt động

– Giọng nói của ông thật nhẹ nhàng, cử chỉ ân cần với tất cả mọi người. Mỗi lần em được điểm tốt về khoe với ông, ông dang rộng cánh tay cho em sà vào lòng để vỗ về, khen nựng : “Cháu làm ông rất vui và thấy trẻ lại như hồi còn đi học.” Ông có thói quen dậy sớm đun nước pha trà, đi bộ một vòng quanh Bờ Hồ, mua tờ báo mới về đọc tin buổi sáng,…

+ Ông ân cần hỏi han em về việc học tập và vui chơi, bảo ban nhẹ nhàng mỗi khi em đi đá bóng về muộn hoặc quét nhà chưa sạch ; trao đổi nhẹ nhàng với mẹ em một vài việc về gia đình và con cái ngay sau bữa cơm tối ; gần gũi, vui vẻ chào hỏi mọi người, tham gia câu lạc bộ cờ tướng của các cụ trong tổ hưu trí của phường ; kể chuyện chiến đấu oanh liệt năm xưa cho bọn trẻ chúng em làm ai cũng thích…

c) Kết bài: Bố em đóng quân tận biên giới, mẹ thỉnh thoảng đi công tác xa, ông nội là người luôn gần gũi bên em và để lại nhiều ấn tượng thật sâu sắc; đôi lúc em thấy ông gần gũi như bố mẹ, lại có lúc thân mật như bạn bè, chả thế mà nhiều người cứ khen ông trẻ lâu.

Câu 5 : Tham khảo: Em Bống nhà em năm nay đã tròn một tuổi. Trông em thật đáng yêu với chùm tóc nhỏ lơ thơ vài sợi tóc tơ túm lại. Bống có khuôn mặt bầu bĩnh, nước da trắng hồng. Đôi mắt em tròn xoe, long lanh, lúc nào cũng ngấn ít nước. Cặp lông mày hình trăng khuyết. Đôi má lúm đồng tiền thật xinh và cái miệng nhỏ chúm chím. Mỗi khi có bánh kẹo, em lại cho Bống. Những lúc ấy, bé rất vui, cười toét miệng để lộ bốn cái răng sữa trắng muốt. Em Bống đúng là một thiên thần nhỏ xinh xắn, dễ thương!

(Theo Internet)

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 12 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: 45 phút

Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Hoa Giấy và Hoa Cúc

Trước cửa ngôi nhà có một bồn hoa xinh xinh. Sống ở đó có cô Hoa Giấy nhút nhát và cô Hoa Cúc xinh đẹp.

Cô Hoa Giấy suốt ngày mặc chiếc áo xanh thẫm, còn cô Hoa Cúc thì lộng lẫy trong chiếc áo lá xanh hoa vàng mượt như nhung. Đêm ngày cô soi gương, thoa phấn lên những cánh hoa của mình. Phải công nhận là cô thoa phấn rất khéo. Cô đã xinh lại còn xinh hơn.

Còn cô Hoa Giấy thì chẳng có lấy mộ bông hoa. Tranh thủ mùa ấm, đất mềm, cô đâm rễ xuống ngày một sâu, len lỏi rộng khắp phần đất của mình. Hoa Giấy thấy thương Hoa Cúc vì cô bám vào phần đất hời hợt quá. Nơi mình sống mà không gắn chặt mình vào thì làm sao mà bền vững được. Cô Hoa Giấy lựa lời nói với bạn:

– Hoa Cúc ơi, sao bạn không chịu khó đâm xuống đất một tí nữa cho chắc chắn, nhỡ gió bão…

Cúc bỏ chiếc gương xuống, bực dọc ngắt lời:

– Tôi có thân tôi lo. Cậu giỏi giang cậu hãy làm cậu xinh đẹp hơn nữa đi! Cúc lại soi gương và rướn những cánh hoa vàng rực rỡ lên hãnh diện.

Mùa khô đến lúc nào không biết. Từng đợt gió hầm hập nóng hổi thổi tới. Mặt đất nứt nẻ, khô cong. Lúc này Hoa Cúc mới giật mình hoảng hốt vứt bỏ gương lược đi, để cố cắm sâu rễ xuống tìm nước. Nhưng đã muộn rồi, mặt đất đã rắn chắc lại, khiến cô khát khô cổ.

Một ngày, hai ngày rồi ba ngày.

Hoa Cúc tàn dần, trong khi đó Hoa Giấy lại làm nên một sự kì diệu. Khắp các cành nở đầy những bông hoa phớt hồng giản dị nhưng tuyệt đẹp.

   (Theo Nguyễn Thu Hương)

a) Câu văn nào trong bài cho thấy hoa cúc là một cô nàng hợm hĩnh?

b) Em hiểu câu: “Nơi mình sống mà không gắn chặt mình vào thì làm sao mà bền vững được” như thế nào?

Câu 2: Đọc đoạn văn sau và chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống:

(không gian sống, môi trường, tài nguyên thiên nhiên)

Không chỉ là  của con người và sinh vật mà môi trường còn là nơi cung cấp những  như rừng, khoáng sản, động thực vật quý hiếm…phục vụ cho cuộc sống của con người. Môi trường con là nơi chứa những chất thải mà con người tạo ra, chính vì vậy  có vai trò quan trọng và mang tính sống còn với con người.

Câu 3: Gạch dưới các quan hệ từ trong câu sau:

Sau cơn mưa, bầu trời như vừa được gột rửa. Nắng thì toả những tia vàng xuống trần gian còn gió và mây như vờn nhau trên lưng chừng núi.

Câu 4: Gạch dưới các quan hệ từ trong đoạn văn sau:

Thu về, Hà Nội như khoác trên mình màu áo đủ sắc màu. Gió se se lạnh, còn bầu trời như xanh thẳm và mênh mang hơn. Buổi tối và sáng sớm đi trên con đường gần hồ Tây ta còn có cảm giác như hồn thu lắng đọng hơn.

Câu 5: Chọn quan hệ từ và cặp quan hệ từ (là, và, nếu…thì…..,không những….mà còn) thích hợp điền vào chỗ trống:

a)  người trồng hoa ở vùng ngoại ô thành phố không có kiến thức khoa học thì  bông hoa không thể đẹp như vậy được.

b) Sau những ngày hạn hán, cơn mưa đến  khiến cho cây cối tốt tươi mà còn làm cho lòng người hân hoan vui sướng.

c) Tôi  Hùng  đôi bạn thân từ khi chúng tôi học lớp một.

Câu 6:Em hãy viết đoạn văn từ 5-6 câu tả ngọai hình một bạn trong lớp mà em yêu quý.

Đáp án:

Câu 1:

a. 

– Đó là khi được Hoa Giấy góp ý thì Hoa Cúc đã bực dọc ngắt lời như sau:

“Tôi có thân tôi lo. Cậu giỏi giang hãy làm cho cậu xinh đẹp hơn nữa đi.”

b. Đối với môi trường sống xung quanh mình cần phải có sự am hiểu, gắn kết và thắt chặt mối quan hệ thì mới có thể sống bền vững và tồn tại lâu dài được. Không nên sống theo lối sống hời hợt, chỉ biết đến bản thân mình.

Câu 2:

Không chỉ là không gian sống của con người và sinh vật mà môi trường còn là nơi cung cấp những tài nguyên thiên nhiên như rừng, khoáng sản, động thực vật quý hiếm…phục vụ cho cuộc sống của con người. Môi trường con là nơi chứa những chất thải mà con người tạo ra, chính vì vậy môi trường có vai trò quan trọng và mang tính sống còn với con người.

Câu 3:

Sau cơn mưa, bầu trời như vừa được gột rửa. Nắng thì toả những tia vàng xuống trần gian còn gió  mây như vờn nhau trên lưng chừng núi.

Câu 4:

Thu về, Hà Nội như khoác trên mình màu áo đủ sắc màu. Gió se se lạnh, còn bầu trời như xanh thẳm  mênh mang hơn. Buổi tối  sáng sớm đi trên con đường gần hồ Tây ta còn có cảm giác như hồn thu lắng đọng hơn.

Câu 5:

a) Nếu người trồng hoa ở vùng ngoại ô thành phố không có kiến thức khoa học thì những bông hoa không thể đẹp như vậy được.

b) Sau những ngày hạn hán, cơn mưa đến không những khiến cho cây cối tốt tươi mà còn làm cho lòng người hân hoan vui sướng.

c) Tôi  Hùng  đôi bạn thân từ khi chúng tôi học lớp một.

Câu 6:

Trong lớp em có rất nhiều bạn nhưng người mà em thân nhất là Lan. Lan có dáng người cao cao, thanh mảnh. Nước da trắng hồng. Mái tóc dài óng mượt được bạn tết hai bím gọn gàng. Khuân mặt hình trái xoan với chiếc mũi dọc dừa xinh xắn. Đôi mắt to tròn, đen láy, sáng long lanh. Đôi môi không tô son mà vẫn đỏ. Mỗi khi Lan cười để lộ ra hàm răng trắng đều như hạt lựu. Lan trông thật xinh xắn và dễ thương! Chẳng thế mà bạn được bầu là hoa khôi của lớp em.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 12 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: 45 phút

Câu 1: Chọn quan hệ từ và, bằng, là, nhưng điền vào chỗ trống thích hợp:

a) Khi mùa xuân về cũng lúc những bông hoa đào đua nhau khoe sắc và những búp non nhú dần.

b) Mặc dù đường đến trường rất xa  không ngăn nổi niềm say mê học chữ của các em nhỏ vùng cao.

c) Chúng tôi đã hoàn thành suất sắc công việctrí tuệ … sự nỗ lực của mình.

Câu 2: Tìm các cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống trong mỗi câu sau:

a)  bà con nông dân biết sử dụng khoa học kĩ thuật trong trồng trọt nên vụ mùa này bội thu.

b)  trường lớp đã bị hỏng sau cơn bão  các bạn học sinh vùng lũ vẫn được đón ngày khai giảng tại ngôi trường dựng tạm.

c) … nghị lực phi thường  bác Ba đã biến vùng quê nghèo có nước sạch từ đầu nguồn theo máng dẫn về.

Câu 3. Đọc bài văn Bà tôi (Tiếng Việt 5, tập một, trang 122 – 123). Ghi lại những đặc điểm ngoại hình của người bà:

– Mái tóc : ………

– Đôi mắt : ………

– Khuôn mặt : ………

– Giọng nói : ………

Câu 4. Đọc bài văn Người thợ rèn (Tiếng Việt 5, tập một, trang 123). Ghi lại vắn tắt những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc (từ lúc bắt lấy thỏi thép, lúc quai búa,… cho đến khi thỏi thép biến thành một lưỡi rựa vạm vỡ và duyên dáng):

Đáp án:

Câu 1:

a) Khi mùa xuân về cũng là lúc những bông hoa đào đua nhau khoe sắc và những búp non nhú dần.

b) Mặc dù đường đến trường rất xa nhưng không ngăn nổi niềm say mê học chữ của các em nhỏ vùng cao.

c) Chúng tôi đã hoàn thành suất sắc công việc bằng trí tuệ và sự nỗ lực của mình.

Câu 2:

a)  bà con nông dân biết sử dụng khoa học kĩ thuật trong trồng trọt nên vụ mùa này bội thu.

b) Tuy trường lớp đã bị hỏng sau cơn bão nhưng các bạn học sinh vùng lũ vẫn được đón ngày khai giảng tại ngôi trường dựng tạm.

c) Nhờ nghị lực phi thường  bác Ba đã biến vùng quê nghèo có nước sạch từ đầu nguồn theo máng dẫn về.

Câu 3: Đọc bài văn Bà tôi (sách Tiếng Việt 5, tập một, trang 122 – 123). Ghi lại những điểm ngoại hình của người bà :

– Mái tóc: Mái tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xõa xuống ngực, xuống đầu gối. Mái tóc dày khiến bà đưa chiếc lược vào một cách khó khăn.

– Đôi mắt: Khi bà cười hai con người đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, đôi mắt ánh lên những tia sáng ẩm áp, tươi vui.

– Khuôn mặt: Đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn khuôn mặt của bà hình như vẫn tươi trẻ.

– Giọng nói: Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông, khắc sâu vào tâm trí của cháu, dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống như những đóa hoa.

Câu 4.  Đọc bài văn Người thợ rèn (sách Tiếng Việt 5, tập một, trang 123). Ghi lại vắn tắt những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc (từ lúc bắt lấy thỏi thép, lúc quai búa,… cho biết khi thỏi thép biến thành một lưỡi rựa vạm vỡ và duyên dáng):

– Những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc:

+ Bắt lấy thỏi thép hồng như bắt ấy một con cá sống.

+ Những nhát búa hăm hở (khiến con cá lửa vùng vẫy, quằn quại, giãy đành đạch, vảy bắn tung tóe thành những tia lửa sáng rực, nghiến răng ken két, cưỡng lại, không chịu khuất phục).

+ Quặp thỏi thép trong đôi kìm sắt dài, dúi đầu nó vào giữa đống than hồng; lệnh cho thợ phụ thổi bễ.

+ Lôi con cá lửa ra, quật nó lên hòn đe, và vừa hằm hằm quai búa choang choang vừa nói rõ to: “Này… Này… Này…” (khiến con cá lửa chịu thua, nằm ưỡn dài ngửa bụng ra trên đe mà chịu những nhát búa như trời giáng).

+ Trở tay ném thỏi sắt đánh xèo một tiếng vào chậu nước đục ngầu (làm chậu nước bùng sôi lên sùng sục; con cá sắt chìm nghỉm, biến thành chiếc lưỡi rựa vạm vỡ, duyên dáng).

+ Liếc nhìn lưỡi rựa như một kẻ chiến thắng, lại bắt đầu một cuộc chinh phục mới.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 12 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: 45 phút

Câu 1. Điền vào ô trống các từ ngữ chứa tiếng ghi ở mỗi cột dọc trong các bảng sau:

a) M: bát sứ / xứ sở

sổ

……………

……………

xổ

……………

……………

su

……………

sứ

……………

xu

……………

xứ

……………

b) M: bát cơm / chú bác

bát

……………

mắt

……………

bác

……………

mắc

……………

tất

……………

mứt

……………

tấc

……………

mức

……………

Câu 2. a) Nghĩa của các tiếng ở mỗi dòng dưới đây có điểm gì giống nhau?

sóc, sói, sẻ, sáo, sít, sên, sam, sò, sứa, sán

………………….

sá, si, sung, sen, sim, sâm, sán, sấu, sậy, sồi

………………….

Nếu thay âm đầu s bằng âm đầu x, trong số các tiếng trên, những tiếng nào có nghĩa?

Các tiếng

Viết lại những tiếng có nghĩa nếu thay s bằng X

sóc, sói, sẻ, sáo, sít, sên, sam, sò, sứa, sán

M: xóc (đòn xóc, xóc đồng xu)…………….

sá, si, sung, sen, sim, sâm, sắn, sấu, sậy, sồi

M: xả (xả thân), …………………

b) Điền các từ láy theo những khuôn vần ghi ở từng ô trong bảng sau:

1

an – at:…………

ang – ac : ……….

2

ôn – ôt:………….

ông – ôc :…………

3

un – ut: ………….

ung – uc :………….

M: (1) man mát / khang khác

Câu 3:

Đọc bài văn Hạng A Cháng (Tiếng Việt 5, tập một, trang 119 – 120), thực hiện các yêu cầu sau:

Xác định phần mở bài của bài văn và cho biết tác giả giới thiệu Hạng A Cháng bằng cách nào?

– Xác định phần mở bài của bài văn và cho biết tác giả giới thiệu Hạng A Cháng bằng cách nào ?

Từ đầu đến:………….

– Ngoại hình của A Cháng có những điểm gì nổi bật?

……………….

– Đoạn văn tả hoạt động của A Cháng cho thấy A Cháng là người thế nào?

……………….

– Tìm phần kết bài và nêu ý chính của nó.

……………….

Câu 4: Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình em (chú ý những nét nổi bật về ngoại hình, tính tình và hoạt động của người đó).

Đáp án:

Câu 1. Điền vào ô trống các từ ngữ chứa tiếng ghi ở mỗi cột dọc trong các bảng sau:

a) M: bát sứ / xứ sở

sổ

sổ mũi, vắt sổ, sổ sách

sơ sinh, sơ sài, sơ lược

xổ

xổ số, xổ lồng

xơ múi, xơ mít, xơ xác

su

củ su su, su hào

sứ

bát sứ, sứ giả, đồ sứ

xu

đồng xu, xu nịnh

xứ

xứ sở, tứ xứ, biệt xứ

b) M: bát cơm / chú bác

bát

chén bát, bát ngát

mắt

đôi mắt, mắt lưới, mắt nai

bác

chú bác, bác học

mắc

mắc nạn, mắc nợ, mắc áo

tất

đôi tất, tất yếu, tất cả

mứt

hộp mứt, mứt dừa, mứt tết

tấc

tấc đất, tấc vải, một tấc đến trời

mức

mức độ, vượt vức, định mức

Câu 2. a) Nghĩa của các tiếng ở mỗi dòng dưới đây có điểm gì giống nhau ?

sóc, sói, sẻ, sáo, sít, sên, sam, sò, sứa, sán

Đều chỉ tên các con vật

sá, si, sung, sen, sim, sâm, sán, sấu, sậy, sồi

Đều chỉ tên các loài cây

Nếu thay âm đầu s bằng âm đầu x, trong số các tiếng trên, những tiếng nào có nghĩa?

Các tiếng

Viết lại những tiếng có nghĩa nếu thay s bằng X

sóc, sói, sẻ, sáo, sít, sên, sam, sò, sứa, sán

M : xóc (đòn xóc, xóc đồng xu)

xói: xói mòn; xẻ : xẻ gỗ

xáo: xáo trộn, xít: ngồi xít vào nhau

xam: xam xám, xán: xán lạn

sá, si, sung, sen, sim, sâm, sắn, sấu, sậy, sồi

M: xả (xả thân), xi: xi đánh giầy

xung: nổi xung, xung kích

xen: xen kẽ; xâm: xâm hại, xâm phạm

xắn: xắn tay ; xấu: xấu xí

b) Điền các từ láy theo những khuôn vần ghi ở từng ô trong bảng sau:

1

an – at: man mát, ngan ngát, chan chát, sàn sạt.

ang – ac: nhang nhác, bàng bạc, càng cạc, khang khác.

2

ôn – ôt: sồn sột, tôn tốt, mồn một, dôn dốt.

ông – ôc: lông lốc, xồng xộc tông tốc, công cốc.

3

un – ut: vùn vụt, ngùn ngụt, vun vút, chun chút.

ung – uc: sùng sục, nhung nhúc, trùng trục, khùng khục.

Câu 3:

Đọc bài văn Hạng A Cháng (Tiếng Việt 5, tập một, trang 119 – 120), thực hiện các yêu cầu sau:

Xác định phần mở bài của bài văn và cho biết tác giả giới thiệu Hạng A Cháng bằng cách nào?

– Xác định phần mở bài của bài văn và cho biết tác giả giới thiệu Hạng A Cháng bằng cách nào ?

Từ đầu đến:………….

– Ngoại hình của A Cháng có những điểm gì nổi bật?

……………….

– Đoạn văn tả hoạt động của A Cháng cho thấy A Cháng là người thế nào?

……………….

– Tìm phần kết bài và nêu ý chính của nó.

……………….

Câu 4: Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình em (chú ý những nét nổi bật về ngoại hình, tính tình và hoạt động của người đó).

Đăng bởi: Trường Tiểu Học Tiên Phương

Chuyên mục: Tài Liệu Học Tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kênh https://xoilaczzh.tv/ trực tiếp bóng đá