Học TậpLớp 4

Kể về một tấm gương dũng cảm ngắn gọn, hay nhất

Kể về một tấm gương dũng cảm lớp 4 gồm dàn ý và 30 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 4 hay hơn.

Kể về một tấm gương dũng cảm – Tiếng Việt 4

Bạn đang xem: Kể về một tấm gương dũng cảm ngắn gọn, hay nhất

Dàn ý Kể về một tấm gương dũng cảm

a. Mở bài: Giới thiệu về tấm gương dũng cảm mà em sắp kể.

b. Thân bài: Kể những điểm nổi bật về tấm gương dũng cảm:

– Hoàn cảnh gia đình.

– Thành tích nhân.

– Lối sống.

– Hành động dũng cảm đó là gì

– Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của tấm gương đó để lại ấn tượng trong lòng em.

– Học được điều gì từ người đó?

c. Kết bài:

– Viết ra những cảm nghĩ của em về tấm gương (tự hào, thán phục).

– Nêu bài học về tấm gương dũng cảm đó (gần mực thì đen, gần đèn thì rạng).

Kể về một tấm gương dũng cảm (mẫu 1)

“Thời thế sinh anh hùng” là một câu nói hoàn toàn đúng đắn dù ở bất cứ thời đại nào. Ở thời kì chiến tranh, có nhiều vị anh hùng đã lập nên chiến công và ghi danh mình vào sử sách. Một trong nữ anh hùng nổi tiếng của Việt Nam phải kể đến chính là chị Võ Thị Sáu – người thanh niên trẻ tuổi nhưng vô cùng dũng cảm.

Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933 tại xã Phước Thọ, nay là xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Qua quá trình chiến đấu chống quân thù của chị được lịch sử ghi lại, chị được biết đến là nữ chiến sĩ dũng cảm, gan dạ, không sợ bất cứ kẻ thù nào, lòng dũng cảm của chị khiến người đời sau phải nể phục.

Chị hi sinh khi chưa đầy 20 tuổi, dù tuổi còn rất trẻ nhưng chị đã có cống hiến vô cùng to lớn cho cách mạng và cho nước nhà. Để ghi nhớ công ơn của chị, ngày 2/8/1993 Chủ tịch nước Lê Đức Anh thay mặt nước CHXHCN Việt Nam quyết định phong chị Võ Thị Sáu danh hiệu “Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam” và hàng năm vào ngày 27/12 âm lịch, bà con nhân dân Côn Đảo tổ chức lễ giỗ chị một cách trang trọng và đầy lòng thành kính như giỗ một người thân trong gia đình mình.

Theo lịch sử ghi lại, năm 1947, khi mới chỉ 14 tuổi chị đã gia nhập vào đội Công an xung phong quận Đất Đỏ trừng trị ác ôn, bảo vệ dân làng từ đó chị trở thành người chiến sĩ trinh sát làm nhiệm vụ phá tề, trừ gian. Ngày 14/7/1948 1948, chị đã dũng cảm dùng lựu đạn tấn công cuộc mít tinh do địch tổ chức tại chợ Đất Đỏ. Trận đánh ấy đã làm cho tên tỉnh trưởng Lê Thành Tường phải mất mặt với quan Tây. Đồng bào Đất Đỏ thì hết lời khen gợi Việt Minh xuất quỷ nhập thần.

Chị Võ Thị Sáu được tuyên dương trước toàn đội. Tháng 2/1950, tại phiên chợ giáp Tết Canh Dần, trong một trận tập kích ném lựu đạn diệt các tên Cả Suốt, Cả Đay và không may chị bị sa vào tay giặc. Thực dân Pháp đưa chị ra nhà tù Côn Đảo để dùng cực hình tra khảo trên chuyến tàu ngày 21 tháng 1 năm 1952. Tại đây, chị phải chịu nhiều đau đớn bởi những cực hình độc ác đến tột cùng. Ngày 23/01/1952 nhằm ngày 27 tháng chạp năm Tân Mão chị đã hi sinh tại vùng đất này.

Cái chết của chị như hồ chuông cảnh tỉnh thế hệ bấy giờ đứng lên đi giết giặc đòi lại độc lập tự do cho đất nước. Chị là tấm gương sáng về lòng yêu nước và sự dũng cảm mà lớp lớp thế hệ sau này đặc biệt là các bạn trẻ cần noi theo. Chị còn là một người con trung hiếu, người đồng chí sắt son được nhân dân tin yêu kính phục.

Sự ra đi của chị là niềm tiếc thương của cả dân tộc. Những đau khổ mà chị – người con gái độ tuổi chưa đến 20 ấy phải chịu khi bị quân giặc tra khảo khiến bao thế hệ con người phải xót thương. Chị xứng đáng là thế hệ “tuổi trẻ tài cao” của con người Việt Nam ta và cũng là tấm gương sáng để thế hệ các bạn trẻ bây giờ và mai sau noi theo.

Chị đã ra đi mãi mãi nhưng những gì chị cống hiến cho cách mạng, cho đất nước, cho cuộc đời vẫn sẽ còn lưu lại trong sử sách và trong trái tim hàng triệu con người Việt Nam. Thế hệ trẻ cần nhiều hơn những tấm gương như chị để đất nước này ngày càng phát triển và giàu đẹp hơn. Tấm gương chị Võ Thị Sáu mãi là biểu tượng của thế hệ trẻ về một lòng nồng nàn yêu nước.

Kể về một tấm gương dũng cảm (mẫu 2)

Ý chí và nghị lực là rất cần thiết giúp mỗi người chúng ta vượt qua khó khăn và những thử thách trong cuộc sống. Và em muốn muốn kể cho các bạn nghe về một tấm gương với ý chí và nghị lực của mình đã vượt lên trên số phận để thành công. Đó là tấm gương của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký.

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký sinh ra đã có hoàn cảnh kém may mắn khi thầy bị liệt cả hai tay, mọi hoạt động và sinh hoạt đều rất khó khăn chứ chưa nói gì đến chuyện đi học. Những tưởng con người ấy sẽ chấp nhận đầu hàng số phận, nhưng không, số phận kém may mắn không những không trở thành rào cản mà còn là động lực để thầy cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Thầy vẫn khát khao được đi học như những bạn cùng trang lứa nhưng điều này thực sự rất khó khăn vì đôi tay ấy làm sao có thể cầm được bút để viết nên những con chữ như những bạn bình thường.

Và rồi thầy quyết định tập viết bằng chân, điều này tưởng như không tưởng nhưng lại trở thành hiện thực với thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Những ngày đầu tập viết bằng chân của thầy vô cùng khó khăn, nhưng chưa lúc nào thầy nghĩ đến chuyện từ bỏ vì với thầy thất bại lớn nhất của một người là chấp nhận từ bỏ mà không nghĩ đến việc sẽ cố gắng hết sức, những nét chữ nó không theo ý muốn của thầy cứ nguệch ngoạc không thành chữ.

Nhưng rồi với sự kiên trì chịu khó của mình, ngày nào thầy cũng luyện tập, tập viết mọi lúc mọi nơi, có khi thầy tập viết bằng những mẩu gạch thay cho bút và phấn, những mẩu gạch kẹp vào chân rất khó khăn và còn đau nữa nhưng điều đó không khuất phục được tinh thần học tập của thầy.

Và cuối cùng, thầy đã thành công, mặc dù viết bằng chân nhưng chữ của thầy rất đẹp, thậm chí còn đẹp hơn nhiều chữ của những bạn viết bằng tay. Tất cả là nhờ vào sự chăm chỉ luyện tập không quản ngại khó khăn gian khổ của thầy. Năm học nào thầy cũng đạt thành tích cao trong học tập, các bạn bè trong lớp trước đây từ thái độ xem thường, miệt thị thầy bao nhiêu thì giờ đây lại khâm phục thầy bấy nhiêu. Để rồi sau này thầy trở thành một thầy giáo giỏi tâm huyết với sự nghiệp trồng người của mình như bây giờ chúng ta vẫn nhắc đến tên của thầy với một sự khâm phục và kính trọng.

Nhắc đến tên của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký thì không một ai của đất nước Việt Nam không biết. Ở thầy chúng ta thầy được sự cố gắng, ý chí và nghị lực của một người đã vượt lên trên số phận bất hạnh để thành công.

Kể về một tấm gương dũng cảm (mẫu 3)

Trong lịch sử nước ta có rất nhiều anh hùng với tuổi đời còn rất nhỏ, họ là những người thiếu niên với tấm lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc và đã giác ngộ Cách mạng từ rất sớm. Họ đã dạy chúng ta về lòng dũng cảm, lòng yêu nước sâu nặng, tinh thần quả cảm và tinh thần học hỏi không ngừng. Đối với tôi, những người thiếu niên đó đã giúp tôi có thêm những niềm cảm hứng tốt đẹp trong từng suy nghĩ, từng hành động và ước mơ của mình. Và có lẽ, người anh hùng thiếu niên Kim Đồng là người mà tôi yêu kính,khâm phục và là nguồn cảm hứng lớn nhất trong tôi.

Kim Đồng, anh tên thật là Nông Văn Dền, sinh năm 1928, là một người dân tộc Nùng tại tỉnh Cao Bằng. Tuy là người dân tộc thiểu số, nhưng được sinh ra trong cái nôi Cách mạng nên anh sớm đã giác ngộ lý tưởng Cách mạng và trở thành đội trưởng đội Nhi đồng cứu quốc. Tuy còn nhỏ nhưng Kim Đồng đã nhận thức rõ được nhiệm vụ của Cách mạng và khuyến khích, vận động các bạn khác đi theo hoạt động và làm liên lạc cho Việt Minh.

Năm 1943, khi đó, Kim Đồng mới mười lăm tuổi, trong một lần làm nhiệm vụ canh gác, anh đã anh dũng hi sinh khi bảo vệ các đồng chí lãnh đạo rút lui về chiến khu an toàn. Anh hi sinh khi tuổi đời còn rất nhỏ, và sự hi sinh của anh đã trở thành tấm gương sáng chói để lớp thiếu niên thế hệ sau noi theo.

Ở Kim Đồng, chúng ta học được sự thông minh, nhanh nhẹn, lòng dũng cảm và lòng yêu nước sâu sắc. Vâng lời Bác Hồ đã dặn, thiếu niên chúng ta phải luôn biết “yêu Tổ quốc, yêu đồng bào”. Từ tấm gương anh hùng Kim Đồng, chúng ta được truyền thêm nguồn cảm hứng để thực hiện được điều đó.

Mỗi người thiếu niên chúng ta cần phải rèn luyện đạo đức, tác phong của mình, học tập thật chăm chỉ, tham gia các lớp ngoại khóa về chủ quyền dân tộc cũng như tuyên truyền để bảo vệ đất nước của mình. Kim Đồng cũng đã truyền cho tôi động lực và ước mơ được trở thành một người lính cầm súng bảo vệ quê hương mình. Chính anh là người đã khơi lên tình yêu nước trong tôi và lòng quyết tâm thực hiện ước mơ của mình để góp phần giữ gìn Tổ quốc như anh đã từng làm.

Chắc hẳn, không chỉ tôi mà toàn bộ người dân Việt Nam đều khâm phục lòng yêu nước vô cùng của Kim Đồng. Anh sẽ mãi mãi là tượng đài bất hủ của thiếu niên chúng ta về lòng yêu nước và sự can đảm, lòng dũng cảm của mình.

Kể về một tấm gương dũng cảm (mẫu 4)

Dù chiến tranh đã qua đi bao năm tháng, nhưng trong lòng mỗi người dân Việt, những hình ảnh ác liệt về một thời khói lửa đạn bom vẫn còn vang vọng đâu đây. Dù những ngày gian khổ đã đi qua, nhưng những tấm gương anh dũng kiên cường của thế hệ cha anh nước nhà vẫn còn sống mãi trong lòng chúng ta. Những tấm gương yêu nước ấy nhiều vô cùng như Đặng Thùy Trâm, Lý Tự Trọng, Nguyễn Văn Trỗi,…

Nhưng đối với tôi, có lẽ hình ảnh người anh hùng Lê Văn Tám – người lấy thân mình phá kho xăng đạn của giặc để lại trong tôi ấn tượng mạnh mẽ nhất. Anh là người là truyền lửa cho tôi biết thế nào là lòng yêu nước, truyền cho tôi cảm hứng tốt đẹp để tôi có thêm động lực thực hiện ước mơ, suy nghĩ, hành động của mình.

Lê Văn Tám sinh năm 1932, là một đứa trẻ thuộc những gia đình bần cùng, nghèo khó nhất của Sài Gòn bấy giờ. Cuộc sống của anh hàng ngày không phải được đi học mà phải lang thang trên những con đường bán kẹo, bán lạc rang, đánh giày, … để kiếm sống. Có lẽ sống trong những khổ cực của một xã hội bị đô hộ, áp bức, chứng kiến cảnh đồng bào ta bị sát hại bởi súng đạn kẻ thù đã khiến cho anh nuôi trong mình lòng căm thù giặc, muốn tiêu diệt những kẻ cướp nước ấy từ rất sớm.

Vậy nên, vào năm mười ba tuổi, anh đã nảy ra ý định phải diệt kho xăng đạn của kẻ thù. Sau những buổi bán kẹo, lạc rang cho bọn lính gác kho xăng đạn, anh đã quen mặt chúng nên đã lợi dụng lúc bọn giặc gác lơ là lẩn vào kho xăng đạn đó. Anh đã quẹt diêm, châm lửa, đốt cháy kho xăng đạn của giặc khiến chúng bị thiệt hại nặng nề.

Anh đã anh dũng hi sinh và trở thành biểu tượng “em bé đuốc sống”, vang danh dân tộc Việt về sự dũng cảm của mình. Tuy tuổi còn nhỏ, nhưng anh đã khiến chúng ta vô cùng khâm phục bởi lòng dũng cảm, lòng yêu nước của mình. Lòng yêu nước và sự dũng cảm của anh đã tiếp cho tôi thêm động lực về phấn đấu học tập và rèn luyện. Anh cũng đã truyền cho tôi ước mơ được cống hiến sức lực của mình cho Tổ quốc Việt Nam. Để làm được điều đó, tôi phải ra sức học tập, rèn luyện sức khỏe và tu dưỡng đạo đức hơn nữa, để có thể cống hiến một phần nhỏ bé của mình trong công cuộc bảo vệ chủ quyền của dân tộc.

Tấm gương vì nước hi sinh anh dũng của Lê Văn Tám sẽ là động lực cho mỗi thiếu niên Việt Nam học tập, suy nghĩ, ước mơ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Kể về một tấm gương dũng cảm (mẫu 5)

Chắc hẳn mỗi chúng ta đều có cho riêng mình một người truyền cảm hứng, một người truyền cho ta những động lực và sức mạnh giúp ta vững bước hơn trên con đường học tập và con đường trở thành người công dân có ích cho xã hội. Đó có thể là những người thầy cô giáo, những nhân vật nổi tiếng có sức ảnh hưởng lớn hoặc cũng có thể là những người thân yêu như ông bà, bố mẹ, những người gần gũi thân thiết nhất đối với mỗi chúng ta. Còn đối với bản thân tôi, người đã truyền cho tôi cảm hứng tốt đẹp trong suy nghĩ, hành động và ước mơ là người thiếu niên dũng cảm Vừ A Dính.

Là người dân tộc Mông và cả gia đình theo cách mạng, Vừ A Dính đã sớm giác ngộ cách mạng và có lòng căm thù giặc sâu sắc, trở thành đội viên liên lạc ưu tú, gia nhập bộ đội Việt Minh, tượng đài về sự mưu trí và người anh hùng kiên cường đã ngã xuống khi mới sang tuổi 15 trước mũi súng của giặc, dù anh có bị tra tấn tàn bạo.

Lòng yêu nước và sự căm thù thực dân Pháp sâu sắc của anh đã tác động đến ước mơ của tôi. Tôi ước mơ mình sẽ trở thành một quân nhân để có thể trực tiếp góp sức mình vào công cuộc bảo vệ đất nước. Để làm được điều đó, trước tiên tôi phải học tập thật tốt, tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về Tổ quốc Việt Nam để bồi đắp thêm tình yêu nước.

Anh hùng Vừ A Dính có tinh thần học hỏi cao, trong túi áo anh lúc nào cũng có cuốn sách để tranh thủ học đọc chữ và viết chữ. Tinh thần tự học của anh khiến tôi có thêm động lực để cố gắng, không bỏ cuộc trước những bài tập khó hay những khó khăn trong học tập. Anh chính là người truyền cho tôi cảm hứng tích cực trong học tập, ước mơ, là người mà tôi vô cùng ngưỡng mộ.

Tôi tin rằng Vừ A Dính không chỉ là người truyền cảm hứng cho tôi trong suy nghĩ, hành động, ước mơ mà anh còn trở thành người truyền cảm hứng cho rất nhiều những bạn trẻ như tôi. Anh trở thành một biểu tượng đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam.

Kể về một tấm gương dũng cảm (mẫu 6)

Người thiếu niên dũng cảm mà em biết đó chính là Lê Văn Tám. Anh được biết đến với một chiến tích vô cùng anh dũng. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy còn nhỏ tuổi nhưng Lê Văn Tám đã tham gia lực lượng kháng chiến. Anh đã cảm tử châm lửa để phá hủy một kho đạn của quân Pháp. Hành động đó đã thể hiện tinh thần “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” của nhân dân Việt Nam để giành lại độc lập từ tay kẻ thù xâm lược. Lê Văn Tám chính là một tấm gương sáng ngời về tinh thần dũng cảm, cùng như lòng căm thù giặc và tình yêu quê hương đất nước sâu sắc.

Kể về một tấm gương dũng cảm (mẫu 7)

Chị Võ Thị Sáu (1933 – 1952) là một người em rất ngưỡng mộ. Từ năm mười lăm tuổi, chị đã hăng hái tham gia cách mạng, lập nhiều chiến công vang dội. Vào tháng 5 năm 1950, bị giặc Pháp bắt, tra tấn dã man nhưng chị vẫn giữ vững khí tiết của người chiến sĩ cách mạng. Năm 1952, chị bị đày ra Côn Đảo, bị xử tử. Năm 1993, Nhà nước đã trân trọng truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Chị Võ Thị Sáu chính là tấm gương tiêu biểu về sự dũng cảm và tinh thần yêu nước.

Kể về một tấm gương dũng cảm (mẫu 8)

Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền. Anh là người dân tộc Nùng. Anh là một trong năm thành viên đầu tiên, cũng như là đội trưởng của Đội Nhi đồng cứu quốc. Kim Đồng đã cùng đồng đội thực hiện nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Trong một lần nọ, khi các cán bộ đang có cuộc họp, anh phát hiện có quân Pháp tới, anh đã nhanh trí đánh lạc hướng chúng, đồng thời phát tín hiệu cho cán bộ rút lui an toàn. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh. Năm 1997, Kim Đồng được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.

Kể về một tấm gương dũng cảm (mẫu 9)

Vị thiếu niên dũng cảm mà em rất ngưỡng mộ là Kim Đồng. Anh là người dân tộc Nùng. Anh là một trong năm thành viên đầu tiên, cũng như là đội trưởng của Đội Nhi đồng cứu quốc. Kim Đồng đã cùng đồng đội thực hiện nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Trong một lần nọ, khi các cán bộ đang có cuộc họp, anh phát hiện có quân Pháp tới, anh đã nhanh trí đánh lạc hướng chúng, đồng thời phát tín hiệu cho cán bộ rút lui an toàn. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh. Năm 1997, Kim Đồng được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Anh là một tấm gương sáng ngời để em học tập.

Kể về một tấm gương dũng cảm (mẫu 10)

Một thiếu niên dũng cảm mà em biết là Trần Quốc Toản. Em đã từng đọc được một câu chuyện rất thú vị. Khi vua Trần Nhân Tông mở hội, cùng các quan bàn chuyện chống quân Nguyên. Vua thấy Trần Quốc Toản còn nhỏ tuổi nên không cho vào dự. Ông cảm thấy tức giận mà bóp nát quả cam trong tay lúc nào không hay. Câu chuyện về Trần Quốc Toản đã thể hiện được tấm lòng yêu nước của một vị anh hùng dân tộc. Có thể nói rằng Trần Quốc Toản chính là một tấm gương để em học hỏi, noi theo.

Kể về một tấm gương dũng cảm (mẫu 11)

Để có một đất nước không có chiến tranh, bộ đội và các chiến sĩ, các vị anh hùng của dân tộc đã phải đổ máu để dành lại tự do. Trong những người chiến sĩ dũng cảm đó, đã có rất nhiều phụ nữ có mang trong mình một trái tim dũng cảm, yêu hoà bình, đặc biệt hơn là chị Võ Thị Sáu.

Khi 14 tuổi, chị đã tham gia kháng chiến, một độ tuổi còn quá non nớt. 18 tuổi, chị bị giặc bắt. Nơi chị đã sinh ra và lớn lên là Bà Rịa – Vũng Tàu. Khi chị mất, luôn có những bài hát, đó cũng ghi một dấu ấn sâu đậm trong đời sống âm nhạc của chị, cũng như của nhân dân ta.

Hình tượng nữ liệt sĩ, anh hùng Võ Thị Sáu luôn được khắc hoạ bởi một loài hoa lê-ki-ma nở ơ miền đất đỏ (Bà Rịa). Chị đã gây xúc động cho mọi người dân sống trên mảnh đất hình chữ S thân yêu này, về tấm gương hi sinh anh dũng của người con gái trẻ tuổi, quyết không khuất phục dưới mũi súng. Trước khi mất, chị đã hát những bài hát cảm động những câu nói để tôn vinh Bác và đất nước Việt Nam với những câu nói, câu hát cuối cùng. Giọng hát chị như vẫn còn vang dội vào trái tim những người đang sống, đang lớn lên.

Chị đáng là một người anh hùng. Một người chết cho đân tộc, đã dâng cả đời mình để cứu lấy sự hoà bình, ấm no. Chị Võ Thị Sáu sẽ luôn sống mãi trong tâm trí của mỗi người theo năm tháng không bao giờ phai.

Kể về một tấm gương dũng cảm (mẫu 12)

Năm ấy, ở gần chợ Đa Kao thành phố Sài Gòn có một em bé con nhà cùng kiệt phải đi bán lạc rang, đánh giày để kiếm sống. Tên em là Tám.

Lê Văn Tám thường lân la tới những nơi có quân Pháp đóng để bán hàng, đánh giầy. Tám tỏ ra hiền lành, nhút nhát nên được bọn lính Pháp để cho đi qua, đi lại và dần dần quen mặt em. Tại Thị Nghè, có một kho xăng, đạn lớn của địch. Hình ảnh những hòm đạn, những trái bom hiện ra trong trí nhớ của Tám cùng những cảnh tàn phá, giết chóc dã man của địch đối với đồng bào ta đã thôi thúc em tính đến việc làm táo bạo. Tám nảy ra ý định sẽ phá kho xăng đạn này.

Sau mấy hôm dò la quan sát địch, Tám giấu dầu xăng trong người, thản nhiên khoác hòm lạc rang đến bán cho lính như thường lệ. Lợi dụng lúc bọn địch không để ý Tám chạy như bay vào chỗ để xăng và xoè diêm. Dầu xăng trong người Tám bốc cháy và bén luôn vào thùng xăng gần nhất. Thế là cả kho xăng bốc cháy đùng đùng rồi lan tới chỗ bom đạn. Tiếng nổ rầm trời, khói lửa mịt mù cả thành phố.

Lê Văn Tám đã hy sinh và để lại trong trí nhớ nhân dân Thành phố Sài Gòn hình ảnh: Em bé đuốc sống của thành phố mang tên Bác, của dân tộc Việt Nam.

Kể về một tấm gương dũng cảm (mẫu 13)

Những năm giặc Mĩ ném bom miền Bắc, gia đình tôi sơ tán về một vùng quê, ở nhờ nhà một bạn nhỏ tên là Mến. Cùng tuổi với nhau nên tôi với Mến nhanh chóng kết thành đôi bạn thân thiết. Mĩ ngừng ném bom, tôi và gia đình về lại thị xã. Xa Mến, tôi nhớ lắm!

Hai năm sau, bố tôi đón Mến ra chơi. Tôi dẫn Mến đi thăm khắp nơi. Cái gì Mến cũng thấy lạ, ở thị xã có nhiều đường phố, nhà ngói san sát, cái cao, cái thấp, chẳng giống những ngôi nhà mái rạ, vách đất ở quê. Ban ngày, trên đường người và xe đi lại nườm nượp. Ban đêm, đèn điện lấp lánh như sao sa, thích ơi là thích!

Chỗ vui nhất là công viên, ở đây, bên cạnh vườn hoa có cầu trượt, đu quay và có cả một cái hồ lớn. Mến bảo hồ rộng thế này mà không trồng sen như ao làng của Mến. Nhìn mặt hồ lăn tăn gợn sóng, tôi và Mến nhắc lại những kỉ niệm ngày trước, hai đứa bơi thuyền thúng ra giữa đầm để hái hoa sen. Sương đêm đọng trong lòng lá sen xanh, lóng lánh như những viên pha lê dưới ánh mặt trời buổi sớm.

Bỗng nhiên có tiếng kêu thất thanh làm cho chúng tôi phải ngừng câu chuyện:

-Cứu với! Cứu người chết đuối!

Tôi chưa kịp hiểu ra chuyện gì thì Mến đã nhảy ùm xuống nước. Giữa hồ, một cậu bé đang vùng vẫy chới với. Trên bờ hồ, mấy chú bé hoảng hốt kêu la. Mến bơi rất nhanh. Chỉ một loáng, Mến đã đến bên đứa bé, khéo léo nắm được tóc vừa đẩy lên vừa diu vào bờ. Mọi người xúm lại khen Mến dũng cảm. Về đến nhà, sợ bố lo nên tôi không dám kể cho bố nghe việc đó. Lúc chia tay Mến, tôi quyến luyến mãi. Tôi thấy Mến rất đáng khâm phục! Sau khi Mến về quê, tôi mới nói cho bố biết chuyện. Bố bảo:

-Người dân ở làng quê là như thế đấy, con ạ! Lúc đất nước có chiến tranh họ sẵn lòng sẻ nhà sẻ cửa cho chúng ta. Cứu người, họ không hề ngần ngại.

Tôi thấy lời nhận xét của bố rất đúng. Bạn Mến của tôi là một người nhà quê đáng yêu như thế!

Kể về một tấm gương dũng cảm (mẫu 14)

Đất nước ta đã được hình thành và phát triển với quá trình lịch sử đấu tranh cách mạng vô cùng gian nan, nhưng vẻ vang. Khi nhắc lại về thời gian hào hùng của dân tộc ấy, chúng ta không thể không nhắc đến anh hùng dân tộc là Lý Tự Trọng- đây chính là người thuộc lớp đầu tiên của đoàn viên. Tên đồng chí Lý Tự Trọng được nhắc đến với câu nói của anh tại tóa án thực dân, đó là chân lý, theo đó đã tạo niềm động lực cho các đoàn viên khác để xây dựng lên chiến công vang dội của lịch sử dân tộc, cụ thể là “ Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác”.

Mặc dù, Lý Tự Trọng là một người Việt Kiều (tên thật là Lê Hữu Trọng) là một trong những anh hùng hoạt động cách mạng ở thời kháng chiến Chống Mỹ. Anh được sinh ra, lớn lên tại Thái Lan nhưng lại cả cuộc đời của mình lại cống hiến cho sự nghiệp cách mạng để giải phóng dân tộc Việt Nam.

Chỉ mới 10 tuổi, anh đi học ở tại Trung Quốc, sau khi đã hoàn tất việc học thì anh được cử về nước để hoạt động ở Sài Gòn – Chợ Lớn làm liên lạc của xứ ủy Nam Kỳ và Đảng Cộng Sản Việt Nam, hoạt động cách mạng, cụ thể là nhiệm vụ: Vận đọng tập hợp các thanh niên ở trường học, nhà máy với mục đích thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản ở trong nước.

Năm 1931, trong thời điểm bà con tập trung đông ở sân vận động Sài Gòn, các chiến sỹ cách mạng đã thực hiện tổ chức cuộc mít tinh, trong đó có 1 đồng chí đã diễn thuyết và kêu gọi dân ta đánh đổ thực dân Pháp. Không may, đúng lúc đó thanh tra mật thám Pháp cùng bọn cảnh sát đã ập tới. Không còn sự lựa chọn Lý Tự Trọng rút súng để bắn chết thanh tra mật thám để cứu đồng chí diễn thuyết, do bị vây ráo riết nên Lý Tự Trọng bị bắt.

Sau đó, một tên phản bội đã khai anh làm công tác liên lạc quan trọng . Chúng tra tấn, đánh đập anh vô cùng tàn nhẫn để bắt anh khai ra những đầu mối bí mật trong phong trào cách mạng. Nhưng tất cả đều vô ích, không thu được kết quả chúng giao anh về để xử án, thực dân Pháp tại Đông Dương tiến hành mở phiên tòa và kết án tử hình anh Lý Tự Trọng. Trong phiên tòa đó anh đã nói lên những câu nói thể hiện bản lĩnh kiên cường, tinh thần bất khuất, lòng trung thành, đây cũng là thông điệp báo sự sụp đổ trong tương lai của thực dân phong kiến. Tuyên án tử hình, chúng không dám xử công khai Lý Tự Trọng, giết Anh trong im lặng.

Anh đã ra đi, nhưng mỗi con người chúng ta đều học hỏi được tư tưởng cách mạng, bản lĩnh kiên cường, bảo vệ Tổ quốc dù bất kỳ ở độ tuổi nào. Ngoài ra, chúng ta còn được học từ anh về việc rèn luyện bản thân, học tập không ngừng. Anh là một trong những tấm gương ham học hỏi, thông thạo cả tiếng Hán và tiếng Anh. Tấm gương Lý Tự Trọng vẫn luôn là niềm động lực, nguồn cảm hứng để những lứa tuổi thanh, thiếu niên học tập và noi theo.

Theo đó, bản thân mỗi chúng ta, cần ý thức được việc học tập, rèn luyện chính mình để xứng đáng với những anh hùng đi trước đã hi sinh để lấy lại độc lập tự do cho dân tộc ta có được như ngày hôm nay.

Kể về một tấm gương dũng cảm (mẫu 15)

Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa (nay là Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng. Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ và cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời (1941).Trong buổi thành lập Đội, Kim Đồng được bầu làm tổ trưởng. Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo. Bố mất sớm. Anh trai tham gia cách mạng và hy sinh khi còn trẻ.

Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Dền được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Dền đã theo các anh làm các công việc: canh gác, chuyển thư từ, nghe nói chuyện về tội ác của quân giặc… nhờ đó Dền đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch.

Năm 1941, Bác Hồ về Pắc Pó, Kim Đồng từng được gặp Bác ở căn cứ cách mạng. Bước sang năm 1943, bọn địch khủng bố, đánh phá dữ dội vùng Pắc Pó. Trong một lần đi liên lạc về, giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.

Anh đã nêu một tấm gương vì cách mạng quên mình, hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều gương cao quí khác trong đội ngũ Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Kể về một tấm gương dũng cảm (mẫu 16)

Lòng dũng cảm là một phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay, và ngày nay tinh thần đó vẫn được gìn giữ và phát huy. Tiêu biểu cho tinh thần dũng cảm đó chính là tấm gương của anh Nguyễn Văn Nam ở Nghệ An đã hy sinh thân mình để cứu bốn bạn giữa dòng nước xoáy.

Không chỉ có gia đình em mà tất cả mọi người khi xem tivi và đọc báo đều khâm phục trước tinh thần dũng cảm của anh Nguyễn Văn Nam, một học sinh lớp mười hai tại huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An, thêm vào đó là sự xót thương trước sự ra đi của anh.

Hôm đó là ngày 30/4 cả nước được nghỉ nhân kỉ niệm ngày “Giải phóng miền Nam – thống nhất đất nước” trong khi anh Nam đang đi bắt chim thì nghe thấy tiếng kêu thất thanh của một bạn ở gần bờ sông, anh vội chạy ra thì thấy những cánh tay đang chới với giữa dòng nước xoáy.

Không chút do dự anh đã lao xuống dòng nước để cứu người, có tất cả bốn bạn, sau khi đưa được ba bạn vào bờ anh tiếp tục quay trở lại để cứu bạn cuối cùng, khi vào gần đến bờ do đã kiệt sức anh đã dùng hết sức đẩy mạnh bạn đó vào để ba bạn trên bờ kéo lên còn bản thân anh đã bị dòng nước cuốn trôi đi mất, thấy vậy các bạn vội đi gọi người cứu nhưng không kịp, và phải mất một thời gian sau đó, gia đình và lực lượng công an mới tìm thấy thi thể của anh.

Những bức ảnh được đưa lên báo hay trên ti vi ta thấy được nỗi đau, sự mất mát hằn sâu trên khuôn mặt của gia đình anh Nam, tất cả mọi người đều đau xót và cảm động. Vẫn còn đó là ước mơ và hoài bão của anh với hy vọng thi đỗ vào một trường đại học, để làm rạng danh gia đình – bố mẹ và bà của anh vừa khóc vừa kể với các nhà báo, nhưng anh đã ra đi trong sự vinh quang với một hành động cao đẹp của mình để lại niềm tiếc thương vô hạn cho gia đình, bạn bè và tất cả mọi người.

Anh Nguyễn Văn Nam là một tấm gương tiêu biểu cho lòng dũng cảm, anh được nhà trường và Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh tại nơi anh theo học tuyên dương và khen thưởng về hành động của mình. Hành động của anh như một sự thức tỉnh đối với những ai có thái độ sống thờ ơ, vô cảm đối với những người xung quanh, chỉ biết lo cho bản thân mình.

Anh Nguyễn Văn Nam xứng đáng là một tấm gương sáng về lòng dũng cảm để chúng ta học tập và noi theo, nó thể hiện một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, một đạo lý làm người mà mỗi chúng ta cần phải có.

Kể về một tấm gương dũng cảm (mẫu 17)

Câu chuyện mà tôi kể cho các bạn nghe sau đây có tựa đề là “ở lại với chiến khu”. Chuyện kể về các chiến sĩ nhỏ tuổi xin được ở lại chiến khu, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc. Chuyện xảy ra như sau: Tối hôm ấy, ông Trung đoàn trưởng đến lán của các em nhỏ. Nhìn khắp các chú bé một lượt, ông nhỏ nhẹ nói:

-Các em ạ! Hoàn cảnh ở chiến khu hiện nay rất khó khăn, sắp tới sẽ còn khó khăn hơn. Tuổi nhỏ của các em khó lòng vượt qua được. Vì thế, em nào muôn trở về với gia đình thì trung đoàn sẽ cho các em về. Các em nghĩ sao? Nghe Trung đoàn trưởng nói vậy, các bạn nhỏ lặng người đi. Ai cũng cảm thấy cổ họng mình tắc nghẹn. Lượm – một bạn nhỏ bước đến bên đống lửa đang cháy rực, giọng bạn rung lên:

-Em xin được ở lại. Thà chết ở chiến khu chứ nhất định em không về ở chung, ở lộn với bọn Tây cướp nước và bọn Việt gian bán nước. Cả đội nhao nhao theo:

-Chúng em xin ở lại. Thấy được quyết tâm và tình cảm tha thiết của các em muốn ở lại, ông Trung đoàn trưởng ứa nước mắt nói trong sự xúc động:

-Nếu các em đều xin ở lại, anh sẽ về báo cáo lại với ban chỉ huy nguyện vọng của các em.

Chuyện là vậy đấy. Các bạn nhỏ của chúng ta thật dũng cảm, không sợ gian khổ hi sinh sẵn sàng hiến dâng tuổi trẻ của mình cho đất nước cho quê hương, thật đáng khâm phục.

Kể về một tấm gương dũng cảm (mẫu 18)

Tôi đã được đọc nhiều truyện viết về lòng dũng cảm. Tôi cũng đã nghe thầy giáo kể về những tấm gương cao đẹp thể hiện lòng dũng cảm trong chiến đấu của bộ đội ta. Tuy nhiên, trong trí nhớ của tôi thì câu chuyện sau đây đã gây cho tôi một ấn tượng sâu sắc nhất, vì chính tôi đã chứng kiến chuyện này.

Hôm ấy tôi và Tuấn cùng đi học về. Chúng tôi phải ra bến sông, qua đò mới có thể trở về xóm trại của mình. Lúc ấy mới độ năm giờ chiều nhưng đã có vẻ tối vì trời đầy mây đen và có mưa lác đác rơi. Bến đò vắng vẻ. Dưới đó chì có bác lái đò và một chú bộ đội đang chờ hai đứa chúng tôi đi xuống. Người nào cũng lụp xụp khoác áo mưa. Miếng gỗ bắc làm cầu xuống đò rất trơn. Tôi thận trọng đi trước, dò từng bước và đã xuống đến lòng đò. Tuấn đi sau, bỗng đến giữa cầu, Tuấn trượt chân ngã nhào xuống nước và bị dòng sông đang vào mùa nước lớn cuốn trôi đi. Thế là, nhanh như cắt, anh bộ đội trút bỏ vội vàng cái nón cối đội đầu, cái áo mưa khoác trên vai và quẳng cái ba lô nặng trên lưng xuống lòng thuyền, rồi nhảy ùm xuống lao theo Tuấn đang bị trôi xa. Chỉ mươi sải bơi dài, anh bộ đội đã đuổi kịp Tuấn lúc ấy đang chới với trên dòng nước và dường như sắp bị chìm. Anh bộ đội quàng một tay vào cổ Tuấn rồi bơi nhanh về thuyền. Bác lái chèo nhanh thuyền về phía hai người dưới nước và đã lôi được họ lên thuyền. Sự việc diễn ra thật bất ngờ và quá nhanh chóng. Tuấn chỉ bị sặc nước chút ít nhưng mọi điều nguy hiểm đã qua. Tôi thay mặt bạn cảm ơn anh bộ đội nhưng anh chỉ hiền lành cười và nói:

– Mùa này, nước lũ đang về, khi qua sông các em phải hết sức cẩn thận đấy.

Đấy câu chuyện của tôi chỉ có thế, nhưng tôi và chắc là cả Tuấn nữa suốt đời sẽ chẳng quên. Anh bộ đội mà chúng tôi còn chưa biết tên đúng là một người lính Cụ Hồ dũng cảm.

Kể về một tấm gương dũng cảm (mẫu10)

Tôi đã được đọc nhiều truyện viết về lòng dũng cảm. Tôi cũng đã nghe thầy giáo kể về những tấm gương cao đẹp thể hiện lòng dũng cảm trong chiến đấu của bộ đội ta. Tuy nhiên, trong trí nhớ của tôi thì câu chuyện sau đây đã gây cho tôi một ấn tượng sâu sắc nhất, vì chính tôi đã chứng kiến chuyện này.

Hôm ấy tôi và Tuấn cùng đi học về. Chúng tôi phải ra bến sông, qua đò mới có thể trở về xóm trại của mình. Lúc ấy mới độ năm giờ chiều nhưng đã có vẻ tối vì trời đầy mây đen và có mưa lác đác rơi. Bến đò vắng vẻ. Dưới đó chì có bác lái đò và một chú bộ đội đang chờ hai đứa chúng tôi đi xuống. Người nào cũng lụp xụp khoác áo mưa. Miếng gỗ bắc làm cầu xuống đò rất trơn. Tôi thận trọng đi trước, dò từng bước và đã xuống đến lòng đò.

Tuấn đi sau, bỗng đến giữa cầu, Tuấn trượt chân ngã nhào xuống nước và bị dòng sông đang vào mùa nước lớn cuốn trôi đi. Thế là, nhanh như cắt, anh bộ đội trút bỏ vội vàng cái nón cối đội đầu, cái áo mưa khoác trên vai và quẳng cái ba lô nặng trên lưng xuống lòng thuyền, rồi nhảy ùm xuống lao theo Tuấn đang bị trôi xa. Chỉ mươi sải bơi dài, anh bộ đội đã đuổi kịp Tuấn lúc ấy đang chới với trên dòng nước và dường như sắp bị chìm.

Anh bộ đội quàng một tay vào cổ Tuấn rồi bơi nhanh về thuyền. Bác lái chèo nhanh thuyền về phía hai người dưới nước và đã lôi được họ lên thuyền. Sự việc diễn ra thật bất ngờ và quá nhanh chóng. Tuấn chỉ bị sặc nước chút ít nhưng mọi điều nguy hiểm đã qua. Tôi thay mặt bạn cảm ơn anh bộ đội nhưng anh chỉ hiền lành cười và nói:

-Mùa này, nước lũ đang về, khi qua sông các em phải hết sức cẩn thận đấy.

Đấy câu chuyện của tôi chỉ có thế, nhưng tôi và chắc là cả Tuấn nữa suốt đời sẽ chẳng quên. Anh bộ đội mà chúng tôi còn chưa biết tên đúng là một người lính Cụ Hồ dũng cảm.

Kể về một tấm gương dũng cảm (mẫu 20)

Trong chúng ta, ai cũng đã từng phạm sai lầm. Nhưng điều quan trọng là chúng ta có nhận ra sai lầm và sửa chữa nó hay không. Em và bạn cũng đã mắc sai lầm nhưng chúng em đã dũng cảm thú nhận tội lỗi với người lớn và được tha thứ.

Gần nhà em có một khu vườn trồng cây ăn quả của bác Chính. Trong vườn có đủ loại cây: nào xoài, nào ổi, nào bưởi…Em thích nhất là cây ổi của bác. Nó là giống ổi găng, quả không lớn nhưng rất thơm, ăn rất giòn và ngọt. Không biết bác chăm sóc thế nào mà năm nào cây cũng sai trĩu quả.

Năm nay cũng thế. Từng chùm ổi chín vàng lúc lỉu trên cành mỗi khi gió lùa qua kẽ lá. Mùi thơm thoang thoảng của hương ổi chín quyện với gió bay khắp nơi. Ngày nào đi học về qua em với lũ bạn cũng nhìn cây ổi với vẻ thèm thuồng. Trưa hôm đấy, em rủ bạn đi học sớm để nhân lúc vắng vẻ ăn trộm mấy quả ổi trong vườn của bác Chính. Con đường làng vắng hoe, không một bóng người. Em và Chiến, thằng bạn chơi từ hồi đầu để chỏm, nhẹ nhàng nhảy lên bờ tường rồi trèo vào vườn. Chiến quay sang em nói khẽ:

-Mày có chắc là không có ai ở đây vào buổi trưa không đấy?

-Tất nhiên, tao theo dõi mấy hôm nay rồi. Chẳng thấy ai ở đây buổi trưa cả! – Em đáp

-Ô kê, thế thì được!

Thế là hai đứa đến gần gốc ổi. Càng đến gần, mùi hương ổi càng đậm. Thơm ngọt như mời gọi chúng em. Em và Chiến lần lượt trèo lên cao, ngồi trên cành, hái từng chùm, từng chùm ổi nặng trĩu. Hai đứa vừa ăn vừa cười sung sướng. Chao ôi là ngon! Nhưng bỗng nhiên, từ phía xa xa có một bóng người thấp thoáng. Em và Chiến tái mặt. Thôi chết, bác Chiến!. Bác ấy mà bắt được, về mách bố mẹ, mách nhà trường thì chỉ có ăn đòn. Bác ấy nổi tiếng là người khó tính trong làng mà. Em vứt chùm ổi xuống, kéo tay Chiến. Hai đứa tụt xuống đến gốc thì bác Chính đã đi đến cổng khu vườn. Nhìn thấy chúng em, bác Chính quát:

-Hai thằng ranh con, chúng mày ăn trộm đấy phải không?

Bác chưa kịp đến, em và Chiến đã nhảy qua bức tường chạy trốn mất. Em còn thoáng nghe thấy tiếng bác Chính la lên đau đớn. Chắc bác bị ngã vì đuổi theo em. Cả chiều hôm ấy, em cứ băn khoăn, lo sợ mãi. Sợ bác Chính tìm đến trường hay sang nhà mách. Nhưng không, bác không làm gì cả. Em cảm thấy day dứt nên hôm sau, em và Chiến sang nhà bác Chính. Sang đến nơi, thấy bác đang ngồi xoa cái chân tím bầm, vì ngã. Chiến và em rụt rè tiến lại gần nói:

-Bác ơi, hôm qua chúng cháu trót ăn trộm mấy quả ổi trong vườn nhà bác, làm bác bị ngã thế này. Bác cho chúng cháu xin lỗi nhé.

-Không sao! – Bác cười hiền từ, mấy đứa muốn ăn thì cứ xin. Bác cho. Chứ bác ghét nhất kẻ trộm cắp. Mà hai đứa cũng dũng cảm lắm đấy. Biết sai và nhận lỗi thế là quý rồi!

Nói rồi, bác chỉ tay vào góc cửa đang để một rổ ổi to, quả nào quả nấy tròn như quả trứng gà, chín vàng và bảo chúng em mang về. Hai đứa cười tít mắt, cảm ơn bác rồi mang rổ ổi về nhà.

Qua sự việc này, em nhận ra rằng, chúng ta cần phải dũng cảm nhận lỗi nếu mình làm sai. Như thế thì ta sẽ được tha thứ.

Kể về một tấm gương dũng cảm (mẫu 21)

Đan thân mến,

Cậu có khỏe không? Tớ thì vẫn khỏe. Chỉ là tớ và gia đình vừa mới trải qua một thời gian khó khăn thôi.

Những ngày vừa qua, báo đài liên tục đưa tin về sức tàn phá dữ dội của cơn bão lũ ở miền Trung nước ta, chắc cậu cũng biết nhỉ. Chứng kiến cảnh các chú bộ đội, công an và những người dân thường vật lộn với nước lũ tớ cảm thấy thật khâm phục lòng dũng cảm của họ. Nhưng tớ thật sự khâm phục và biết ơn được anh Hùng, người đã dũng cảm cứu Phương, em gái tớ, trong dòng nước lũ siết.

Dòng nước chảy siết, đục ngàu liên tục đổ ồ ạt từ trên cao xuống. Nó cuốn phăng mọi thứ cản bước trên đường đi qua. Nhà cửa tan hoang. Cây cối đổ rạp. Người già, trẻ nhỏ leo lên mái nhà, tay ôm túi quần áo hoặc con chó, con mèo – những con vật thân thiết với cả gia đình. Còn các anh, các bố, những thanh niên trẻ thì cố ngụp lặn trong dòng lũ cứu tài sản của gia đình bị cuốn theo.

Nhà tớ cũng không ngoại lệ. Ai cũng lo sợ, vì không biết lũ còn ồ ạt đổ xuống nữa không. Nếu cứ tiếp tục thế này, không biết chúng tớ phải sống sao nữa. Tớ đang loay hoay xếp lại đống đồ đạc trên mái nhà thì nghe thấy “Ùm” một tiếng. Tớ giật mình quay lại thì không thấy Phương đâu. Một nỗi lo sợ mơ hồ nảy lên trong lòng. Tớ nhìn xuống dưới, thấy con bé đang chới với dưới dòng nước siết, liên tục gọi:

-Chị ơi, cứu em! Chị ơi, Cứu…Cứu em…

Tay chân tớ bủn rủn hết cả. Không làm gì được. Đúng lúc ấy, anh Hùng bên cạnh nhà lao xuống, cố gắng bơi trong dòng lũ. Mấy lần anh ấy bị mất đà, không theo được nước nhưng anh vẫn cố gắng bơi gần tới chỗ Phương. Cuối cùng anh cũng nắm được tay Phương, kéo con bé lại và bám chặt vào thân cây gần đấy. Lúc này bố và anh trai tớ mới bơi thuyền đến nơi để kéo cả anh Hùng và Phương lên. Anh Hùng nằm trên thuyền thở hổn hển. Con Phương thì khóc nức nở. Nó sợ đến mức mấy hôm rồi toàn ngủ mơ thôi, Đan ạ!

Cũng may là cả Phương và anh Hùng đều an toàn.

Giờ thì tớ và mọi người đều đang ở khu sơ tán, đều an toàn. Nhà thì bị lũ cuốn đi rồi. Nhưng không sao, chúng tớ sẽ xây dựng lại. Quan trọng là cả nhà tớ và nhà anh Hùng vẫn còn sống. Chỉ buồn là có những gia đình không may mắn thế…. Thôi, thư cũng đã dài, tớ đành gác bút tại đây nhé. Tớ viết thư để báo bình an và cậu không cần phải lo lắng nữa nhé!

Mong thư cậu!

Kể về một tấm gương dũng cảm (mẫu 22)

Trong chúng ta, ai cũng đã từng phạm sai lầm. Nhưng điều quan trọng là chúng ta có nhận ra sai lầm và sửa chữa nó hay không. Em và bạn cũng đã mắc sai lầm nhưng chúng em đã dũng cảm thú nhận tội lỗi với người lớn và được tha thứ.

Gần nhà em có một khu vườn trồng cây ăn quả của bác Chính. Trong vườn có đủ loại cây: nào xoài, nào ổi, nào bưởi…Em thích nhất là cây ổi của bác. Nó là giống ổi găng, quả không lớn nhưng rất thơm, ăn rất giòn và ngọt. Không biết bác chăm sóc thế nào mà năm nào cây cũng sai trĩu quả. Năm nay cũng thế. Từng chùm ổi chín vàng lúc lỉu trên cành mỗi khi gió lùa qua kẽ lá. Mùi thơm thoang thoảng của hương ổi chín quyện với gió bay khắp nơi. Ngày nào đi học về qua em với lũ bạn cũng nhìn cây ổi với vẻ thèm thuồng. Trưa hôm đấy, em rủ bạn đi học sớm để nhân lúc vắng vẻ ăn trộm mấy quả ổi trong vườn của bác Chính. Con đường làng vắng hoe, không một bóng người. Em và Chiến, thằng bạn chơi từ hồi đầu để chỏm, nhẹ nhàng nhảy lên bờ tường rồi trèo vào vườn. Chiến quay sang em nói khẽ:

– Mày có chắc là không có ai ở đây vào buổi trưa không đấy?

– Tất nhiên, tao theo dõi mấy hôm nay rồi. Chẳng thấy ai ở đây buổi trưa cả! – Em đáp

– Ô kê, thế thì được!

Thế là hai đứa đến gần gốc ổi. Càng đến gần, mùi hương ổi càng đậm. Thơm ngọt như mời gọi chúng em. Em và Chiến lần lượt trèo lên cao, ngồi trên cành, hái từng chùm, từng chùm ổi nặng trĩu. Hai đứa vừa ăn vừa cười sung sướng. Chao ôi là ngon! Nhưng bỗng nhiên, từ phía xa xa có một bóng người thấp thoáng. Em và Chiến tái mặt. Thôi chết, bác Chiến!. Bác ấy mà bắt được, về mách bố mẹ, mách nhà trường thì chỉ có ăn đòn. Bác ấy nổi tiếng là người khó tính trong làng mà. Em vứt chùm ổi xuống, kéo tay Chiến. Hai đứa tụt xuống đến gốc thì bác Chính đã đi đến cổng khu vườn. Nhìn thấy chúng em, bác Chính quát:

– Hai thằng ranh con, chúng mày ăn trộm đấy phải không?

Bác chưa kịp đến, em và Chiến đã nhảy qua bức tường chạy trốn mất. Em còn thoáng nghe thấy tiếng bác Chính la lên đau đớn. Chắc bác bị ngã vì đuổi theo em. Cả chiều hôm ấy, em cứ băn khoăn, lo sợ mãi. Sợ bác Chính tìm đến trường hay sang nhà mách. Nhưng không, bác không làm gì cả. Em cảm thấy day dứt nên hôm sau, em và Chiến sang nhà bác Chính. Sang đến nơi, thấy bác đang ngồi xoa cái chân tím bầm, vì ngã. Em rụt rè tiến lại gần nói:

– Bác ơi, hôm qua chúng cháu trót ăn trộm mấy quả ổi trong vườn nhà bác, làm bác bị ngã thế này. Bác cho chúng cháu xin lỗi nhé.

– Không sao! – Bác cười hiền từ, mấy đứa muốn ăn thì cứ xin. Bác cho. Chứ bác ghét nhất kẻ trộm cắp. Mà hai đứa cũng dũng cảm lắm đấy. Biết sai và nhận lỗi thế là quý rồi!

Nói rồi, bác chỉ tay vào góc cửa đang để một rổ ổi to, quả nào quả nấy tròn như quả trứng gà, chín vàng và bảo chúng em mang về. Hai đứa cười tít mắt, cảm ơn bác rồi mang rổ ổi về nhà.

Qua sự việc này, em nhận ra rằng, chúng ta cần phải dũng cảm nhận lỗi nếu mình làm sai. Như thế thì ta sẽ được tha thứ.

Kể về một tấm gương dũng cảm (mẫu 23)

Hôm đó chúng tôi được học tiết đạo đức: Lòng dũng cảm. Sau khi đọc xong câu chuyện trong sách đạo đức, cô hỏi: Có bạn nào kể cho cả lớp nghe tấm gương dũng cảm mà các em được biết đến không? Trong lớp có rất nhiều cánh tay đang giơ lên cùng tiếng: Em! Em. Cô đã gọi Trúc, một bạn nữ ngồi dãy giữa, giơ tay nhưng vẻ mặt rất buồn.

Trúc đứng lên trong sự chờ đợi của các bạn. Chúng tôi đều không hiểu sao bạn không kể luôn trong sự hồi hộp của mọi người. Bạn đứng im một lúc cùng những tiếng thở dài như cố lấy tinh thần, sự bình tĩnh rồi nói: Em thưa cô! Em kể về mẹ của em, mẹ là người rất dũng cảm ạ!

Cả lớp im phăng phắc vì chúng em biết mẹ bạn đã bị mất hồi đầu năm. Bạn bắt đầu kể: Mẹ em 28 tuổi, mẹ là người chăm chỉ, luôn yêu thương bố và chúng em. Mẹ lúc nào cũng cười, chẳng bao giờ bố con em thấy mẹ buồn cả. Đến một ngày, mẹ nói bố đưa mẹ đi khám bệnh vì mẹ thấy đi lại khó khăn, bác sĩ nói phải chuyển mẹ xuống bệnh viện thành phố vì họ không xét được bệnh. Hôm sau, trước khi đi khám, mẹ chuẩn bị đồ ăn cả ngày cho chúng em và niềm nở:Hôm nay bố và mẹ đi chơi xa, chiều sẽ có mặt ở nhà, các con đi học về, ăn cơm rồi trông nhà cho bố mẹ nhé! Buổi hôm ấy, mẹ về trong mệt mỏi, yên lặng, mặt bố rầu rĩ nhưng mẹ lại không hề buồn phiền. Mẹ không quên mua quà cho 2 chị em. Chúng em không hề biết bệnh của mẹ cho đến khi bà nội hỏi bố. Bố nói mẹ bị ung thư máu giai đoạn cuối, hiện tại tuỷ và các dây thần kinh đã hoàn toàn bị phá huỷ. Bố cũng nói mẹ đã phải chịu đựng trong thời gian quá dài nhưng không nói sợ bố, con lo lắng. Cho tới khi mẹ đã quá mệt mỏi và kiệt sức mới nói ra. Em đã muốn òa khóc khi nghe bố nói vậy. Mẹ sẽ thế nào? Bố con em sẽ ra sao. Nhưng em chỉ ngồi trong bàn học mà viết ra giấy những suy nghĩ, không dám làm mẹ buồn.

Những ngày cuối cùng, khuôn mặt mẹ tái nhợt, nhưng mẹ không cau có bực bội chút nào mặc dù bố nói: Nếu bị cắn đau quá, em cứ khóc lên. Nhưng chính những lúc ấy khuôn mặt của mẹ lại trở nên rạng rỡ. Mẹ thường nói: Em có đau đâu, em vẫn ổn lắm, anh lo cho các con chu đáo thế em rất yên tâm.

Ngày mẹ biết mẹ sẽ ra đi, mẹ gọi 2 chị em đến và nói: Mẹ xa các con một thời gian dài, các con nhớ yêu thương nhau và đừng làm bố giận, mẹ lúc nào cũng dõi theo các con. Mẹ hạnh phúc khi có các con lắm! Rồi đôi mắt mẹ dần nhắm lại nhưng mẹ không hề khóc.

Kể đến đó Trúc nghẹn ngào, cả lớp cũng xúc động vô cùng. Không còn một tiếng động nào nữa, có bạn đã cúi gục xuống từ rất lâu.

Với Trúc và với chúng em, mẹ bạn là một người dũng cảm, mặc dù biết không thể vượt qua bệnh tật nhưng không khi nào người mẹ ấy làm bố con Trúc lo lắng. Đó là nỗi đau với bạn nhưng em tin rằng bạn cũng sẽ tự hào và cố gắng vì bạn có người mẹ dũng cảm, chiến thắng nỗi đau đớn của bản thân.

Kể về một tấm gương dũng cảm (mẫu 24)

Em được biết tới chị Võ Thị Sáu, một nữ du kích trong kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam. Năm 14 tuổi, chị chính thức trở thành đội viên Công an xung phong Đất Đỏ. Chị Sáu vẫn được mọi người biết đến là một o du kích gan dạ, dũng cảm. Chị tham gia nhiều trận tập kích bằng lựu đạn, ám sát các sĩ quan Pháp và Việt gian. Thật buồn khi năm 1950, chị bị tòa án binh của quân đội Pháp đưa ra xét xử với tội danh làm chết một sĩ quan Pháp và 23 người Việt cộng tác với Pháp. Chị chính là đội viên dũng cảm nhất mà em cũng như các bạn biết tới.

Kể về một tấm gương dũng cảm (mẫu 25)

Câu chuyện mà tôi kể cho các bạn nghe sau đây có tựa đề là “ở lại với chiến khu”. Chuyện kể về các chiến sĩ nhỏ tuổi xin được ở lại chiến khu, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc. Chuyện xảy ra như sau: Tối hôm ấy, ông Trung đoàn trưởng đến lán của các em nhỏ. Nhìn khắp các chú bé một lượt, ông nhỏ nhẹ nói:

– Các em ạ! Hoàn cảnh ở chiến khu hiện nay rất khó khăn, sắp tới sẽ còn khó khăn hơn. Tuổi nhỏ của các em khó lòng vượt qua được. Vì thế, em nào muôn trở về với gia đình thì trung đoàn sẽ cho các em về. Các em nghĩ sao? Nghe Trung đoàn trưởng nói vậy, các bạn nhỏ lặng người đi. Ai cũng cảm thấy cổ họng mình tắc nghẹn. Lượm – một bạn nhỏ bước đến bên đống lửa đang cháy rực, giọng bạn rung lên:

– Em xin được ở lại. Thà chết ở chiến khu chứ nhất định em không về ở chung, ở lộn với bọn Tây cướp nước và bọn Việt gian bán nước. Cả đội nhao nhao theo:

– Chúng em xin ở lại. Thấy được quyết tâm và tình cảm tha thiết của các em muốn ở lại, ông Trung đoàn trưởng ứa nước mắt nói trong sự xúc động:

– Nếu các em đều xin ở lại, anh sẽ về báo cáo lại với ban chỉ huy nguyện vọng của các em.

Chuyện là vậy đấy. Các bạn nhỏ của chúng ta thật dũng cảm, không sợ gian khổ hi sinh sẵn sàng hiến dâng tuổi trẻ của mình cho đất nước cho quê hương, thật đáng khâm phục.

Kể về một tấm gương dũng cảm (mẫu 26)

Lòng dũng cảm là một phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay, và ngày nay tinh thần đó vẫn được gìn giữ và phát huy. Tiêu biểu cho tinh thần dũng cảm đó chính là tấm gương của anh Nguyễn Văn Nam ở Nghệ An đã hy sinh thân mình để cứu bốn bạn giữa dòng nước xoáy.

Không chỉ có gia đình em mà tất cả mọi người khi xem ti vi và đọc báo đều khâm phục trước tinh thần dũng cảm của anh Nguyễn Văn Nam, một học sinh lớp mười hai tại huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An, thêm vào đó là sự xót thương trước sự ra đi của anh.

Hôm đó là ngày 30/4 cả nước được nghỉ nhân kỉ niệm ngày “Giải phóng miền Nam – thống nhất đất nước” trong khi anh Nam đang đi bắt chim thì nghe thấy tiếng kêu thất thanh của một bạn ở gần bờ sông, anh vội chạy ra thì thấy những cánh tay đang chới với giữa dòng nước xoáy. Không chút do dự anh đã lao xuống dòng nước để cứu người, có tất cả bốn bạn, sau khi đưa được ba bạn vào bờ anh tiếp tục quay trở lại để cứu bạn cuối cùng, khi vào gần đến bờ do đã kiệt sức anh đã dùng hết sức đẩy mạnh bạn đó vào để ba bạn trên bờ kéo lên còn bản thân anh đã bị dòng nước cuốn trôi đi mất, thấy vậy các bạn vội đi gọi người cứu nhưng không kịp, và phải mất một thời gian sau đó, gia đình và lực lượng công an mới tìm thấy thi thể của anh. Những bức ảnh được đưa lên báo hay trên ti vi ta thấy được nỗi đau, sự mất mát hằn sâu trên khuôn mặt của gia đình anh Nam, tất cả mọi người đều đau xót và cảm động. Vẫn còn đó là ước mơ và hoài bão của anh với hy vọng thi đỗ vào một trường đại học, để làm rạng danh gia đình – bố mẹ và bà của anh vừa khóc vừa kể với các nhà báo, nhưng anh đã ra đi trong sự vinh quang với một hành động cao đẹp của mình để lại niềm tiếc thương vô hạn cho gia đình, bạn bè và tất cả mọi người.

Anh Nguyễn Văn Nam là một tấm gương tiêu biểu cho lòng dũng cảm, anh được nhà trường và Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh tại nơi anh theo học tuyên dương và khen thưởng về hành động của mình. Hành động của anh như một sự thức tỉnh đối với những ai có thái độ sống thờ ơ, vô cảm đối với những người xung quanh, chỉ biết lo cho bản thân mình.

Anh Nguyễn Văn Nam xứng đáng là một tấm gương sáng về lòng dũng cảm để chúng ta học tập và noi theo, nó thể hiện một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, một đạo lý làm người mà mỗi chúng ta cần phải có.

Kể về một tấm gương dũng cảm (mẫu 27)

Những năm giặc Mĩ ném bom miền Bắc, gia đình tôi sơ tán về một vùng quê, ở nhờ nhà một bạn nhỏ tên là Mến. Cùng tuổi với nhau nên tôi với Mến nhanh chóng kết thành đôi bạn thân thiết. Mĩ ngừng ném bom, tôi và gia đình về lại thị xã. Xa Mến, tôi nhớ lắm!

Hai năm sau, bố tôi đón Mến ra chơi. Tôi dẫn Mến đi thăm khắp nơi. Cái gì Mến cũng thấy lạ, ở thị xã có nhiều đường phố, nhà ngói san sát, cái cao, cái thấp, chẳng giống những ngôi nhà mái rạ, vách đất ở quê. Ban ngày, trên đường người và xe đi lại nườm nượp. Ban đêm, đèn điện lấp lánh như sao sa, thích ơi là thích!

Chỗ vui nhất là công viên, ở đây, bên cạnh vườn hoa có cầu trượt, đu quay và có cả một cái hồ lớn. Mến bảo hồ rộng thế này mà không trồng sen như ao làng của Mến. Nhìn mặt hồ lăn tăn gợn sóng, tôi và Mến nhắc lại những kỉ niệm ngày trước, hai đứa bơi thuyền thúng ra giữa đầm để hái hoa sen. Sương đêm đọng trong lòng lá sen xanh, lóng lánh như những viên pha lê dưới ánh mặt trời buổi sớm.

Bỗng nhiên có tiếng kêu thất thanh làm cho chúng tôi phải ngừng câu chuyện:

– Cứu với! Cứu người chết đuối!

Tôi chưa kịp hiểu ra chuyện gì thì Mến đã nhảy ùm xuống nước. Giữa hồ, một cậu bé đang vùng vẫy chới với. Trên bờ hồ, mấy chú bé hoảng hốt kêu la.

Mến bơi rất nhanh. Chỉ một loáng, Mến đã đến bên đứa bé, khéo léo nắm được tóc vừa đẩy lên vừa diu vào bờ. Mọi người xúm lại khen Mến dũng cảm.

Về đến nhà, sợ bố lo nên tôi không dám kể cho bố nghe việc đó. Lúc chia tay Mến, tôi quyến luyến mãi. Tôi thấy Mến rất đáng khâm phục! Sau khi Mến về quê, tôi mới nói cho bố biết chuyện. Bố bảo:

– Người dân ở làng quê là như thế đấy, con ạ! Lúc đất nước có chiến tranh họ sẵn lòng sẻ nhà sẻ cửa cho chúng ta. Cứu người, họ không hề ngần ngại.

Tôi thấy lời nhận xét của bố rất đúng. Bạn Mến của tôi là một người nhà quê đáng yêu như thế!

Kể về một tấm gương dũng cảm (mẫu 28)

Anh Kim Đồng chính là một đội viên dũng cảm mà em yêu kính và khâm phục. Anh tên thật là Nông Văn Dền, sinh năm 1928, là một người dân tộc Nùng tại tỉnh Cao Bằng. Tuy là người dân tộc thiểu số, nhưng được sinh ra trong cái nôi Cách mạng nên anh sớm đã giác ngộ lý tưởng Cách mạng và trở thành đội trưởng đội Nhi đồng cứu quốc. Anh được giao nhiệm vụ khuyến khích, vận động các bạn khác đi theo hoạt động và làm liên lạc cho Việt Minh. Năm 1943, khi đó, Kim Đồng mới mười lăm tuổi, trong một lần làm nhiệm vụ canh gác, anh đã anh dũng hi sinh khi bảo vệ các đồng chí lãnh đạo rút lui về chiến khu an toàn. Sự hi sinh của anh đã trở thành tấm gương sáng chói truyền tình yêu dân tộc, yêu hòa bình vào mọi người. Anh quả thật là tấm gương sáng về tình yêu quê hương, đất nước cho chúng em noi theo.

Kể về một tấm gương dũng cảm (mẫu 29)

Lòng dũng cảm là một phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay, và ngày nay tinh thần đó vẫn được gìn giữ và phát huy. Tiêu biểu cho tinh thần dũng cảm đó chính là tấm gương của anh Nguyễn Văn Nam ở Nghệ An đã hy sinh thân mình để cứu bốn bạn giữa dòng nước xoáy.

Không chỉ có gia đình em mà tất cả mọi người khi xem tivi và đọc báo đều khâm phục trước tinh thần dũng cảm của anh Nguyễn Văn Nam, một học sinh lớp mười hai tại huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An, thêm vào đó là sự xót thương trước sự ra đi của anh.

Hôm đó là ngày 30/4 cả nước được nghỉ nhân kỉ niệm ngày “Giải phóng miền Nam – thống nhất đất nước” trong khi anh Nam đang đi bắt chim thì nghe thấy tiếng kêu thất thanh của một bạn ở gần bờ sông, anh vội chạy ra thì thấy những cánh tay đang chới với giữa dòng nước xoáy. Không chút do dự anh đã lao xuống dòng nước để cứu người, có tất cả bốn bạn, sau khi đưa được ba bạn vào bờ anh tiếp tục quay trở lại để cứu bạn cuối cùng, khi vào gần đến bờ do đã kiệt sức anh đã dùng hết sức đẩy mạnh bạn đó vào để ba bạn trên bờ kéo lên còn bản thân anh đã bị dòng nước cuốn trôi đi mất, thấy vậy các bạn vội đi gọi người cứu nhưng không kịp, và phải mất một thời gian sau đó, gia đình và lực lượng công an mới tìm thấy thi thể của anh. Những bức ảnh được đưa lên báo hay trên ti vi ta thấy được nỗi đau, sự mất mát hằn sâu trên khuôn mặt của gia đình anh Nam, tất cả mọi người đều đau xót và cảm động. Vẫn còn đó là ước mơ và hoài bão của anh với hy vọng thi đỗ vào một trường đại học, để làm rạng danh gia đình – bố mẹ và bà của anh vừa khóc vừa kể với các nhà báo, nhưng anh đã ra đi trong sự vinh quang với một hành động cao đẹp của mình để lại niềm tiếc thương vô hạn cho gia đình, bạn bè và tất cả mọi người.

Anh Nguyễn Văn Nam là một tấm gương tiêu biểu cho lòng dũng cảm, anh được nhà trường và Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh tại nơi anh theo học tuyên dương và khen thưởng về hành động của mình. Hành động của anh như một sự thức tỉnh đối với những ai có thái độ sống thờ ơ, vô cảm đối với những người xung quanh, chỉ biết lo cho bản thân mình.

Anh Nguyễn Văn Nam xứng đáng là một tấm gương sáng về lòng dũng cảm để chúng ta học tập và noi theo, nó thể hiện một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, một đạo lý làm người mà mỗi chúng ta cần phải có.

Kể về một tấm gương dũng cảm (mẫu 30)

Bố em là một tay vợt có hạng của Công ti giấy Bãi Bằng. Hầu như năm nào đi thi đấu bóng bàn, bố cũng đoạt giải cao. Cách đây ba năm, bố được thưởng Huy chương Vàng và phần thưởng là chiếc bình cắm hoa bằng pha lê rất đẹp. Bố quý chiếc bình ấy lắm nên chỉ đem ra cắm hoa vào những dịp đặc biệt.

Chỉ còn vài hôm nữa là đến Tết Nguyên Đán. Bà nội em đi chợ mua lá gói bánh chưng. Vì bố mẹ em đi làm đến tận chiều hai mươi tám mới được nghỉ nên ông nội bảo em cùng ông dọn dẹp, trang trí bàn thờ. Em chuyển bộ đồ bằng đồng ra trước hiên để cho ông đánh bóng. Còn em nhận phần quét bụi và lau sạch những thứ bằng sứ như khay rượu, bình rượu, bát nhang, ấm chén…

Hai ông cháu vừa làm vừa trò chuyện thật vui vẻ, ông kể chuyện lúc ông còn nhỏ, chỉ mong mau đến Tết để được mặc quần áo mới và được tiền mừng tuổi. Tết ngày xưa vui lắm! Hội làng mở gần như suốt tháng Giêng với những trò chơi dân gian hấp dẫn như đánh đu, đấu vật, đua thuyền, thổi cơm thi, chọi trâu, đánh cờ người… Sau ngày hội, tình cảm họ hàng, làng nước; chan hòa, gắn bó hơn. Nghe giọng kể tha thiết của ông, em biết ông đang nhớ và nuối tiếc một thời êm đẹp đã qua.

Dưới tay ông, cặp hạc thờ, đôi chân nến, chiếc lư hương… dần dần sáng bóng trông như mới. Công việc của em cũng đã làm xong, ông nhắc em sắp xếp các thứ vào chỗ cũ và không quên dặn phải nhẹ nhàng, cẩn thận, đừng để đổ vỡ. Miệng em vâng dạ nhưng trong bụng lại nghĩ rằng ông coi cháu cứ như trẻ lên ba!

Mọi chuyện sẽ đâu vào đấy nếu như em không nổi hứng nhấc chiếc bình pha lê lên mà gõ thử xem tiếng nó thế nào. Vừa gõ, em vừa hỏi ông: “Ông ơi, có phải tiếng thuỷ tinh thì đục, còn tiếng pha lê thì trong phải không?”. Ông bảo là đúng như vậy. Em gõ thêm lần nữa rồi áp chiếc bình vào tai để nghe cho rõ. Bỗng chiếc bình tuột khỏi tay, rơi xuống đất vỡ tan. ông em giật mình thốt lên: “Thôi chết! Sao thế cháu?!”. Em sợ run người, lắp bắp “Cháu… cháu… ông ơi! Làm thế nào bây giờ hả ông?”, ông lắc đầu buồn bã: “Tiếc quá! Chiếc bình quý thế! Ông đã dặn cháu phải cẩn thận rồi mà!”. Em đứng chôn chân giữa những mảnh pha lê vương vãi trên nền nhà, đầu óc quay cuồng, chân tay luống cuống.

Có lẽ sợ quá hoá liều, em năn nỉ ông đừng nói với bố là em đánh vỡ, cứ đổ tội cho con mèo mướp là xong. Không ngờ, ông bảo: “Cháu làm ông thất vọng! Có lỗi mà không dám nhận là hèn nhát. Đổ lỗi cho người khác lại càng tệ hại hơn. Theo ông, tối nay bố về, cháu nên xin lỗi bố. Chắc là bố cháu sẽ tha lỗi. Chiếc bình quý thật đấy nhưng sự dũng cảm và trung thực còn đáng quý hơn nhiều, cháu ạ!”.

Em bật khóc trước lời khuyên chân thành ấy và thấm thía vô cùng! Chiều tối, sau bữa cơm, trước mặt mọi người trong gia đình, em đã khoanh tay, cúi đầu xin lỗi bố và chờ đợi cơn giận dữ của bố. Không ngờ, bố nói “Bố quý cái bình lắm vì nó là vật kỉ niệm; nhưng chuyện đã xảy ra rồi, tiếc cũng chẳng được. Bố mừng là con dám nhận lỗi. Bố tha thứ cho con. Lần sau, làm gì con cũng nên cẩn thận”.

Sau sự việc ấy, em rút ra cho mình rất nhiều bài học bổ ích. Trong cuộc sống hằng ngày, chẳng ai có thể tránh được sơ suất lỗi lầm. Điều quan trọng là có đủ dũng cảm để nhận lỗi và sửa lỗi hay không. Em sẽ nhớ mãi lời dạy của ông về tính trung thực, một phẩm chất cơ bản của đạo làm người.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 4 hay, chi tiết khác:

Đăng bởi: Trường Tiểu Học Tiên Phương

Chuyên mục: Tài Liệu Học Tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kênh https://xoilaczzh.tv/ trực tiếp bóng đá