Học TậpLớp 4

Kể về tấm gương lá lành đùm lá rách ngắn gọn, hay nhất

Kể về tấm gương lá lành đùm lá rách lớp 4 gồm dàn ý và 30 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 4 hay hơn.

Kể về tấm gương lá lành đùm lá rách – Tiếng Việt 4

Bạn đang xem: Kể về tấm gương lá lành đùm lá rách ngắn gọn, hay nhất

Dàn ý Kể về tấm gương lá lành đùm lá rách

I. Mở bài

Dẫn vào giới thiệu câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.

II. Thân bài

1. Ý nghĩa câu tục ngữ

– Nghĩa đen: Khi gói bánh hay gói đồ ăn, người ta thường bọc nhiều lớp lá lên nhau.

– Nghĩa bóng: “Lá lành” là những con người có cuộc sống tốt đẹp, “lá rách” là những con người có cuộc sống khốn khổ, vất vả.

=> Câu tục ngữ muốn khuyên răn con người phải có tinh thần đoàn kết, biết đưa tay giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, xuất phát từ tấm lòng nhân ái, yêu thương con người.

2. Liên hệ mở rộng

– Trong cuộc sống còn rất nhiều những mảnh đời bất hạnh, có cuộc sống khó khăn: Những đứa trẻ nghèo khổ không được học hành, những người già cả vất vả mưu sinh, những người phải gánh chịu thiên tai bão lũ…

– Chúng ta là những con người may mắn có cuộc đời hạnh phúc, cần có tấm lòng bao dung, nhân hậu, yêu thương và sẵn lòng giúp đỡ những phận đời cơ cực ấy bằng những khả năng mà chúng ta có.

– Tránh đi những thái độ, dè bỉu coi khinh, xa lánh những người mang phận “lá rách”, thay vào đó chúng ta phải biết thấu hiểu, thông cảm và sẻ chia góp phần làm cho xã hội ngày một tươi sáng hơn, khiến cho những con người cùng khổ có thêm niềm tin, động lực để phấn đấu trong cuộc sống.

– Khi giúp đỡ người khác chúng ta sẽ có được niềm vui, sự thanh thản trong tâm hồn, khiến cho trái tim chúng ta trở nên tươi sáng và yêu đời hơn.

– Nêu một số hành động thể hiện cho câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.

III. Kết bài

Khẳng định giá trị của câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.

Kể về tấm gương lá lành đùm lá rách (mẫu 1)

Sáng nay, nhân nghe thầy giảng về ý nghĩa câu “Lá lành đùm lá rách” làm em chợt nhớ lại một bà lão, cứ thỉnh thoảng vài ba tuần, có ghé nhà em một lần.

Bà cũng có mái tóc bạc phơ, mặc bộ đồ đen già lọm khọm, giọng nói và gương mặt hiền từ, miệng nhai trầu bỏm bẻm. Sao bà giống ngoại em hồi còn sống quá! Ban đầu, em không nghĩ bà là người ăn xin. Vì bà cũng có nét sạch sẽ như bao cụ già bình thường khác.

Mỗi lần bà lão đến đều được ba má em niềm nở tiếp đón và biếu những thứ bà cần. Một lần, đang bữa cơm, bà bước vào, ba má ern khẩn khoản mời nhưng bà một mực từ chối:

– Con có lòng như vậy, tôi cám ơn lắm. Già cả rồi đâu có ăn uống được nhiều, nên không thấy đói. Cho tôi ngồi nghỉ một lát.

Em vội vàng đi rót một tách trà nóng mang lên. Sau khi mẹ em xúc gạo trút vào giỏ cho bà lão, ba em còn nháy mắt ra hiệu. Mẹ em hiểu ý, mở tủ lấy tiền đem lại và nói:

– Bà nhận chút ít để mua trầu.

Bà lão cầm tờ giấy bạc trong tay run run, nhìn mẹ em mà đôi mắt rưng rưng ngấn lệ vì cảm động.

– Tôi để dành tiền này, khi bệnh, uống thuốc. Tiền lớn quá, ít có ai cho tôi thế này.

Thật ra thì tờ giấy bạc có bao nhiêu, nhưng nghe bà nói thế, lòng em nổi lên một niềm thương cảm. Tờ giấy bạc ấy, sở dĩ lớn vì đối với bà quá nghèo. Và em cũng chẳng hiểu sao, có nhiều người giàu sang, nhà cửa lộng lẫy, ăn xài phung phí, mà gặp người nghèo khổ họ lại dửng dưng hoặc là họ ném ra vài đồng tiền lẻ như một cách xua đuổi cho kẻ ăn xin sớm đi khuất mắt.

Qua lời hỏi thăm giữa ba má em và bà lão, em mới biêt bã đã ngoài tám mươi tuổi rồi, chẳng có con cái gì, chỉ một mình tá túc nơi nhà đứa cháu, cũng nghèo nàn thiếu ăn. Đôi lúc tủi thân, tủi phận, bà đành lang thang như thế.

Lúc bà bước ra, ba em còn căn dặn “có dịp qua đây, mời bà ghé nhà con chơi. Đừng ngại gì hết”.

Nhưng lâu lắm rồi, gần cả năm nay, em không thấy bà lão ấy đến nữa…

Đôi lúc rảnh rỗi, ba em có nhắc chuyện bà lão và vẫn thường khuyên em “một miếng khi đói bằng một gói khi no” đồng tiền mình giúp người nghèo khó, già cả, cô đơn bệnh tật đáng là bao, nhưng đã mang lại cho họ niềm hạnh phúc trong lúc thắt ngặt. Niềm hạnh phúc ấy của họ cũng chính là niềm vui thanh thản của lòng ta, con ạ”.

Kể về tấm gương lá lành đùm lá rách (mẫu 2)

Hạnh phúc đôi khi không phải nhận được mà còn là cho đi. Trao đi sẻ chia và yêu thương cho những mảnh đời kém may mắn hơn mình là một hành động đẹp. Hai năm trước, có một câu chuyện đã xảy ra. Dù chỉ là một việc làm nhỏ “Lá lành đùm lá rách” của bản thân nhưng em vẫn còn nhớ mãi.

Những ngày còn bé, mẹ thường cho em tiền tiêu vặt. Số tiền nho nhỏ ấy em dành để mua cái kẹo, cái bánh hay que kem những ngày nắng nóng, đôi khi thì tích cóp lại mua một món đồ chơi yêu thích. Năm ấy, mùa đông chợt lạnh giá hơn những năm trước. Em thích một chiếc khăn len dài, dự định để dành tiền mua về tặng sinh nhật mẹ. Một thời gian sau em đã có đủ tiền mua chiếc khăn ấy. Em tung tăng chạy bộ ra cửa hàng, thầm nghĩ tặng mẹ rồi mẹ chắc chắn sẽ vui lắm.

Trên đường đến cửa hàng, em đi qua công viên nhỏ. Tình cờ, em nhìn thấy một người ăn xin ngồi co ro nơi góc đường. Đó là một cụ bà cụ già yếu, mái tóc bạc trắng như cước. Trời giá rét căm căm, đôi bàn tay để trong túi áo của em đã tê cứng. Vậy mà bà ngồi đó chỉ với một chiếc áo cũ đã sờn màu. Đôi tay gầy gò của bà run run cầm chiếc bát đã sứt ra trước. Người qua lại trên đường, có người dừng chân cũng có người không hề nhìn mà lạnh lung lướt qua. Nhìn khung cảnh đó, em thương bà vô cùng. Bà đã già rồi mà không có con cháu chăm sóc phải lang thang nơi đầu đường xó chợ như thế này.

Em cầm số tiền dành dụm của mình, phân vân một lát rồi chậm rãi tiến lại phía bà. Số tiền này em phải tích cóp bao lâu. Nhưng bây giờ, em nghĩ bà cụ cần nó hơn mình. Em cẩn thận đặt tiền vào trong chiếc bát mẻ và nói:

– Bà ơi, cháu chẳng có bao nhiêu. Cháu mong sẽ giúp được một chút cho bà ạ.

Bà cụ ngạc nhiên rồi nhìn em đầy cảm ơn. Giọng bà vang lên run run mà trìu mến:

– Cảm ơn cháu. Như thế này là cháu giúp bà nhiều rồi. Có số tiền này, cháu bà hôm nay sẽ không bị đói nữa.

Nghe bà cụ nói như vậy, nước mắt em chực trào ra. Thì ra bà đi ăn xin không phải để nuôi sống mình mà vì cháu của bà. Em dừng lại trò chuyện một lát rồi chạy về nhà. Em nghĩ mình nên kể câu chuyện cho mẹ, mẹ chắc chắn sẽ có cách giúp bà cụ tội nghiệp kia. Mẹ nghe toàn bộ câu chuyện rất vui mừng vì hành động của em, mẹ tự hào vì con gái đã biết nghĩ đến mẹ và yêu thương người khác. Sau đó, mẹ chuẩn bị những chiếc áo ấm và đồ ăn, không quên mang theo một số tiền nhỏ rồi cùng em quay lại chỗ bà cụ ăn xin lúc nãy.

Trời đã quá trưa nhưng không ấm áp thêm mà còn lạnh buốt. Bà cụ ăn xin vẫn ngồi đó, co ro trong gió rét. Mẹ bước lại và ngỏ ý muốn giúp đỡ. Bà cụ nhận ra em liền từ chối:

– Bà cảm ơn hai mẹ con. Nhưng lúc trước cháu bé cho bà nhiều rồi. Bà không nhận nữa.

Mẹ em và em càng thương bà hơn. Mẹ kiên trì mãi bà mới nhận. Bà nắm tay mẹ con em, liên tục cảm ơn. Bà bảo hai mẹ con đều là người tốt, bà biết ơn suốt đời. Mẹ em còn mời bà qua nhà ăn cơm nhưng bà từ chối. Cháu gái bà còn đang đợi bà mua thuốc, mua đồ ăn về. Biết chuyện, mẹ cũng không gượng ép, mẹ dặn bà khi nào qua nhà em. Bà cảm ơn rồi ra về.

Một tháng sau đó, có một bé gái đến tận nhà em tìm gặp. Cô bé là cháu bà cụ kia. Bà cụ qua đời và dặn cháu qua cảm tạ hai mẹ con em. Câu chuyện xảy ra đã lâu, dù không giúp được nhiều nhưng em vẫn luôn ghi nhớ. Yêu thương trao đi quả thực là yêu thương giữ được mãi mãi.

Mục lục

Kể về tấm gương lá lành đùm lá rách (mẫu 3)

Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, mất mát và đau thương để dành lấy độc lập và tự do như ngày hôm nay. Đó là cả một quá trình sống và chiến đầu, yêu thương, đoàn kết giúp đỡ nhau. Nhân dân ta đã thấm nhuần tư tưởng và lời dạy của cha ông ta trong câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách”

Trong cuộc sống hiện nay, “lá lành đùm lá rách” là câu tục ngữ có ý nghĩa gần với thực tế, không hề xa xôi, đâu đâu chúng ta cũng thấy tình yêu thương giữa người với người.

Để hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách” chúng ta cùng đi “bóc” từng lớp nghĩa của nó để hiểu chính xác nhất nội dung.

Hẳn chúng ta đều biết đến công đoạn gói bánh chưng, bánh giầy ngày tết. Lớp lá dong bên ngoài sẽ ôm lấy từng hạt gạo nếp trắng tinh,thơm phức. Chúng ta cần đến 2, 3 lớp lá để gói bánh, lớp trong cùng sẽ là những chiếc lá bị rách để tiết kiệm lá, tiếp đến là chiếc lá lành, còn nguyên vẹn ôm lấy bên ngoài. Như vậy “lá lành đùm lá rách” hiểu theo nghĩa đen thật đơn giản và dễ hiểu.

Còn ở lớp nghĩa hàm ngôn thì chúng ta có thể lấy những ví dụ cụ thể trong thực tế để chứng minh. Trong xã hội luôn có những người nghèo khổ, bần hàn, miếng ăn, cái mặc cũng thiếu thốn. Bên cạnh đó là những người có địa vị, giàu sang, của ăn không hết. Những người nghèo đói cần sự giúp đỡ, đồng cảm của những người giàu có. Mặc dù là hành động nhỏ nhưng cũng chứng tỏ sự quan tâm của họ. Xã hội rất cần mọi người yêu thương, chia sẻ, bao bọc lấy nhau để cùng xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh và phồn vinh hơn.

Như vậy câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách” đã khiến cho người đọc liên tưởng đến tình yêu thương, bao bọc, chăm sóc,giúp đỡ lẫn nhau giữa những lớp người trong xã hội này. Từ xưa đến nay tư tưởng yêu thương, đùm bọc nhau đã được cha ông ta dạy bảo và muốn con cháu noi theo.

Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng một giống nhưng chung một giàn

Thật vậy cha ông ta đã mượn hình ảnh “bầu và bí” để nói lên tình cảm gắn bó giữa người với người. Bởi rằng yêu thương nhau chưa bao giờ là điều thừa đối với mọi người. Nó sẽ làm nên sức mạnh to lớn nhất vượt qua tất cả.Hay như câu ca dao:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng

Xã hội muốn ấm no, hạnh phúc, đất nước muốn phồn thịnh thì tình yêu thương là điều mà mỗi người cần phải cố gắng bồi đắp và vun vén để giúp đỡ lẫn nhau. Tình thương yêu sẽ gắn kết chúng ta lại với nhau.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược, nhân dân ta đã phải đổ bao nhiêu máu và nước mắt, đã hi sinh vì sự độc lập về sau. Và tình yêu, sự bao bọc lấy nhau là điều rất cần thiết tạo nên sức mạnh bất diết, tạo nên làn sóng mạnh mẽ nhấn chìm tất cả. Yêu thương và đùm bọc nhau sẽ là sức mạnh đoàn kết mãnh liệt nhất giúp dân tộc ta vượt lên tất cả.

Tuy nhiên yêu thương và giúp đỡ nhau phải xuất phát từ tâm, từ cái tình mang trong mình. Nhất quyết không được biến tình yêu thương, bao bọc đó thành hành động bố thí hay ban ơn. Và những người cần sự giúp đỡ, yêu thương cũng không được ỉ lại, trông chờ vào người khác mà không cố gắng tự hoàn thiện mình.

Câu tục ngữ trên mang ý nghĩa răn dạy mỗi con người hãy không ngừng yêu thương và giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Tấm lòng của mỗi con người sẽ góp phần xây dựng nên một xã hội giàu mạnh và văn minh hơn.

Kể về tấm gương lá lành đùm lá rách (mẫu 4)

Tình cảm tương thân tương ái là một đặc điểm nổi bật trong quan niệm sống của người xưa. Bên cạnh những câu tục ngữ ca dao thông dụng như: Thương người như thể thương thân, Nhiễu điều phủ lấy giá gương…Nhân dân ta vẫn thường nhắc nhở nhau “lá lành đùm lá rách”. Đó là những bài học đạo lý làm người của những người cùng trong một nước, phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau.

Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” gợi một hình ảnh quen thuộc, bình thường trong cuộc sống: chiếc bánh chưng, bánh ú ta thường thấy lá rách thì gói ở bên trong, còn bao bọc bên ngoài những lá lành lặn. Từ thực tế như vậy ta liên tưởng đến con người. Lá lành là tượng trưng cho những người có cuộc sống sung túc đầy đủ về vật chất. Còn lá rách là những cảnh đời nghèo khổ bất hạnh rủi ro. Trong cuộc sống họ không gặp nhiều may mắn. Nếu như những cuộc đời này, những con người này không được xã hội giúp đỡ thì có lẽ họ không bao giờ cải thiện được hoàn cảnh sống. Do vậy thương người như thể thương thân là lẽ tất yếu. Những người có cuộc sống hạnh phúc ấm no, đầy đủ về vật chất cần nhường cơm sẻ áo cho những người có hoàn cảnh đặc biệt. Đây chính là truyền thống tốt đẹp mà cha ông để lại.

Trong cuộc sống không có ai sống lẻ loi một mình, họ phải có một quan hệ từ gia đình, làng xóm đến xã hội. Tuy lành hay rách cũng là lá, tuy “giàu sang” hay “nghèo hèn” cũng là con người. Những chiếc lá kia vô tri vô giác mà chúng còn biết che chở cho nhau huống chi con người. Do đó việc đùm bọc thương yêu nhau phải là một thái độ sống, phương châm sống của người. Sống với nhau phải biết cảm thông giúp đỡ lẫn nhau thì mới tạo được tình đoàn kết tương thân tương ái. Đây là cơ sở, là nền tảng để xây đựng một xã hội tốt đẹp. Giúp đỡ mọi người cũng chính là giúp đỡ mình mình vì mọi người, mọi người vì mình. Chẳng thế mà trong chiến tranh, trong thiên tai dân tộc ta đã làm tốt việc một miếng khi đói bằng một gói khi no. Thế nhưng giúp đỡ đùm bọc người khác phải dựa trên tình cảm trong sáng, tốt đẹp, không phải là sự bố thí coi khinh.

Dù sống ở miền Nam hay miền Bắc, miền xuôi hay miền ngược hoặc là Việt kiều tha hương,… tất cả đều là con em đại gia đình Việt Nam. Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã từng “hạt muối cắn đôi” với anh bộ độ Cụ Hồ trong thời chống Mĩ. Tình yêu thương đoàn kết dân tộc là cơ sở của tình yêu nước. Qua đó, ta càng thấy trách nhiệm của mỗi người phải góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

Dù là quá khứ hay hiện tại, trong chiến tranh hay khi đã hòa bình, dân tộc ta đều giữ lấy tấm lòng vàng bao bọc, cưu mang đồng bào. Năm 2020, khi cơn đại dịch Virus Corona hoành hành, cả dân tộc Việt Nam đã cùng nhau chung tay đóng góp công sức, của cải để chung tay chống giặc virus và giành lại chiến thắng oanh liệt. Cuộc chiến chống giặc giữa thời bình đã một lần nữa làm chấn động năm châu, đưa Việt Nam sáng chói lên những tờ báo nước ngoài về một đất nước nhỏ bé mà giàu tình người.

Bên cạnh đó còn một số kẻ sống thiếu lòng nhân ái, quay lưng lại với cảnh màn trời chiếu đất của đồng bào, đồng chí. Những hạng người này đáng lên án. Câu tục ngữ nêu bật một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, đó chính là lòng nhân ái bao la, con người chỉ sống tốt với nhau bằng lòng yêu thương mà thôi.

Ngày nay câu tục ngữ không bó hẹp trong gia đình, làng xã, nó chính là lòng nhân đạo giữa người với người trong thế giới này. Câu tục ngữ nhằm nhắc nhở mọi người hãy sống vì lòng nhân ái, vì người khác để xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.

Kể về tấm gương lá lành đùm lá rách (mẫu 5)

Từ bao đời nay, bên cạnh tinh thần yêu nước, tình yêu thương cũng là một trong những sợi dây gắn kết mối quan hệ giữa những con người Việt Nam cùng mang trong tim “dòng máu lạc Hồng”. Ông cha ta cũng đã từng khẳng định điều này thông qua câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”. Câu tục ngữ đã thể hiện một bài học vô cùng sâu sắc về tình yêu thương con người, về sự sẻ chia và giúp đỡ nhau trong khó khăn, hoạn nạn.

Như chúng ta đã biết, “lá lành” là những chiếc lá còn nguyên vẹn, tươi xanh, bởi vậy khi liên hệ đến cuộc sống của con người, nó trở thành hình ảnh ẩn dụ cho những người có cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy, may mắn. “Lá rách” là những chiếc lá không còn vẹn nguyên, thậm chí đã trở nên xấu xí do tác động của thời tiết hoặc do sâu bọ gây ra. Những chiếc lá rách trở thành biểu tượng cho những con người có cuộc sống bất hạnh, thiếu thốn và kém may mắn. Trên cành cây, những chiếc lá xanh tươi, nguyên vẹn và những chiếc lá xấu xí luôn đan cài vào nhau. Cuộc sống của con người cũng vậy, bên cạnh những người có cuộc sống may mắn, đủ đầy vẫn luôn có những mảnh đời bất hạnh và kém may mắn hơn. Như vậy, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đã thể hiện một bài học mang tính nhân văn cao cả về mối quan hệ giữa người với người: Những con người có cuộc sống may mắn, hạnh phúc cần biết đùm bọc, sẻ chia, giúp đỡ những con người bất hạnh, khó khăn hơn mình.

Sự đùm bọc giữa người với người được thể hiện qua rất nhiều hành động khác nhau. Đó có thể là những việc làm, nghĩa cử hết sức cao đẹp như cứu sống tính mạng của người khác hay giúp đỡ người khác vượt qua những nguy hiểm, khó khăn,…. Đó cũng có thể là những hành động hết sức giản đơn như giúp đỡ một cụ già qua đường, hay lắng nghe, sẻ chia, quan tâm, từ đó thấu hiểu, động viên, truyền thêm sức mạnh để người khác vượt qua,… Dù khác nhau ở hành động nhưng những điều đó đều hết sức cao đẹp và có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, cho thấy sức mạnh kì diệu của tình yêu thương .

Khi truyền cho nhau ngọn lửa và hơi ấm của tình yêu thương, con người sẽ dễ dàng vượt qua mọi thử thách và gian nan, nguy hiểm. Năm 1945, sau khi giành được chính quyền từ thực dân Pháp và phát xít Nhật cũng là lúc mà nhân dân ta phải đối diện với muôn vàn khó khăn, đặc biệt là nạn đói với hậu quả là hơn hai triệu người bị chết đói. Nhưng rồi, nhờ tình yêu thương, hàng loạt phong trào mang tính nhân đạo đã được khởi xướng và thực hiện như “Hũ gạo cứu đói”, “Một nắm khi đói bằng một gói khi no”,… giúp dân tộc ta vượt qua thời kì gian nan. Tình yêu thương còn là một trong số những cội nguồn tạo ra tinh thần đoàn kết, bởi khi biết quan tâm, sẻ chia, con người sẽ có sự thấu cảm, thấu hiểu và xích lại gần nhau hơn. Những phong trào quyên góp, ủng hộ đang diễn ra rộng khắp như “Tết ấm tình thương”, “Quỹ vì người nghèo”, “Ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam”,… đã thể hiện sự đồng cảm và làm cho khoảng cách giữa người với người xích lại gần nhau hơn. Đặc biệt, tình yêu thương sẽ đem lại hạnh phúc cho con người. Khi biết cho đi và sẻ chia cũng chính là lúc con người đem hơi ấm của tình thương để sưởi ấm trái tim của những mảnh đời bất hạnh; đồng thời đem lại hạnh phúc cho chính bản thân mình, giống như ai đó đã từng nói rằng: “Được sống trong tình yêu thương là hạnh phúc của con người”.

Tuy nhiên, bên cạnh những con người giàu lòng nhân ái, sẵn sàng dang rộng đôi tay để nâng đỡ, đôi vai để san sẻ cùng người khác thì trong xã hội hiện nay, vẫn có những con người tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, sống ích kỉ, chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân và thờ ơ, vô cảm trước những nỗi đau, bất hạnh của người khác. Đây là lối sống mà chúng ta cần lên án, phê phán, bởi nó chính là nguyên nhân khiến cho cuộc sống của con người mất đi ý nghĩa, niềm vui và dần trở nên lạnh lẽo, bởi “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực, mà là nơi không có tình thương”.

Như vậy, để phát huy sức mạnh của tình yêu thương, chúng ta cần biết quan tâm, đồng cảm, sẻ chia và sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, nguy hiểm, giống như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng nói: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. Đồng thời, để ngọn lửa của tình thương tạo ra hơi ấm và lan truyền hiệu ứng mạnh mẽ hơn nữa trong xã hội, con người cần tích cực tham gia và các phong trào quyên góp, ủng hộ và cùng nhau cụ thể hóa, hiện thực hóa giá trị nhân văn cao đẹp trong mối quan hệ giữa người với người.

Kể về tấm gương lá lành đùm lá rách (mẫu 6)

Lao động tình thương, lẽ phải là vẻ đẹp tính cách của con người Việt Nam. Đặc biệt, tình thương là biểu hiện cao quý của đạo lí dân tộc. Kho tàng văn học dân gian có nhiều bài ca dao, tục ngữ tuyệt hay nói về tình thương người. Một trong những câu tục ngữ được cha ông nhắc nhở con cháu là câu: “Lá lành đùm lá rách.” Chúng ta cần tìm hiểu câu tục ngữ trên thế nào cho đúng?

“Lá lành, lá rách” là hai trạng thái sống tương phản của cỏ cây trong thiên nhiên. “Đùm” nghĩa là đùm bọc, bao bọc, che chở, bảo vệ. “Lá lành đùm lá rách”: Lá lành” đùm bọc, bao bọc. che chở, bảo vệ cho “lá rách” để cùng tồn lại trong một cơ thể sống của cây cỏ nước nắng gió, thời gian. “Lá rách” có được “lá lành” đùm bọc, chở che thì đất trời mới có màu xanh, mới có sự sinh sôi nảy nở của thực vật. Hình ảnh bình dị, dân dã mà xúc động lòng người: sự đùm bọc của những người bình dân.

Nhân dân ta mượn cây cỏ làm ẩn dụ nói lên mối quan hệ giữa con người với con người. “Lá lành” – biểu tượng nói về những con người có cuộc đời ấm no, hạnh phúc, vui tươi, khoẻ mạnh. “Lá rách”- biểu tượng chỉ những con người bất hạnh, đói rét, ốm đau. họan nạn… Lấy biểu tượng “Lá lành đùm lá rách”, nhân dân ta nhắc nhắc nhở mọi người biết thương yêu, đùm bọc đồng loại, biết tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau, vượt qua hoạn nạn khó khăn, cùng nhau xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc lâu dài.

Có thể nói, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” nêu lên bài học đạo lí về tình thương nhằm giáo dục mọi người.

Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” biểu dương cho mối quan hệ tốt đẹp, gắn bó trong nhân gian ta từ bao đời nay. Cùng sinh sống trong một vùng quê, một đường phố, học chung một mái trường, với tình làng nghĩa xóm, lúc tắt lửa tối đèn có nhau, ngọt bùi đắng cay cùng chia sẻ. Vì tình người và nghĩa đồng bào mà mọi người đều biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, biết sống đẹp “Lá lành đùm lá rách”.

Cuộc sống đầy rẫy khó khăn. Khi gặp thiên tai, dịch, họa, lúc hoạn nạn… mọi người biết dựa vào nhau trên tình thương yêu. Nhờ thế mà cuộc sống đẹp đẽ hơn, đầy màu sắc ý vị hơn. Nào ai sống biệt lập, sống cô đơn, ích kỉ mà được hạnh phúc thật sự bao giờ?

Mọi người đùm bọc, che chở, thương yêu nhau… sẽ cho ta thêm sức mạnh, sống nhân đạo hơn, xã hội ngày một văn minh, tốt đẹp hơn. Mọi người trong cộng đồng phải biết tương thân tương ái để mưu cầu hạnh phúc và làm sáng đẹp đạo lí của dân tộc ‘Thương người như thể thương thân”. Bài học mà câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách ” luôn luôn mới mẻ với mọi người. Nó nhắc ta biết hướng thiện và làm việc thiện.

Tính nhân ái là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được hun đúc qua hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước tình thương là thước đo phẩm chất, nhân cách của mỗi thành viên trong gia đình, ngoài xã hội.

Tình thương phải thể hiện được bằng việc làm cụ thể: săn sóc người già yếu. bệnh tật, an ủi người đau thương, giúp đỡ trẻ mồ côi, chi viện cho đồng bào bị thiên tai, dịch bệnh. Một miếng khi đói bằng một gói khi no; một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ; chị ngã em nâng… lá lành đùm lá rách là như vậy. “Gia huấn ca ” tương truyền là của Nguyễn Trãi có những vần thơ đầy tình người:

“Tiếng rằng ngày đói, tháng đông,
Thương người bớt miệng, bớt lòng mà cho.
Miếng khi đói, gói khi no,
Của tuy tơ tóc, nghĩa so nghìn trùng “…

Mấy chục năm chiến tranh, bão lụt cơ hàn triền miên… thế mà nhân dân ta vẫn vượt qua để đi tới. Phong trào giúp đỡ miền Trung bị bão lụt, quỹ giúp đỡ học sinh nghèo, trẻ mồ côi, phong trào xoá đói giảm nghèo… do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động đã được đông đảo nhân dân ta hưởng ứng nhiệt liệt. Một ngày công, một quyển vở, một chiếc áo… gửi tặng nói lên tấm lòng thơm thảo nghĩa tình, làm cho tình yêu thương đoàn kết dân tộc thêm keo sơn, gắn bó.
Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã viết:

“Đứa ăn mày cũng trời sinh,
Bệnh còn cứu đặng, thuốc đành cho không ”.

Tình thương người được nhân lên dưới ánh sáng cách mạng:

“Thương nhau chia củ sắn lùi,
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng

Đó không chỉ là câu thơ đẹp mà còn là tấm lòng đẹp, tình nhân ái, nghĩa đồng bào, đồng chí và là biểu hiện sâu sắc nhất: “Lá lành đùm lá rách”.
Câu tục ngữ đã nêu lên một triết lí sống đẹp: người với người là bạn nên ai cũng phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Con người chỉ đẹp khi sống giàu tình thương. Xã hội không chỉ đẹp vì sự giàu sang vật chất mà còn vì văn minh, nhân ái. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta phấn đấu vì một mục tiêu cao cả: dân giàu nước mạnh. Đến với một ngày mai tốt đẹp ấy, mọi người Việt Nam càng cần yêu thương, giúp đỡ nhau hơn. Đời đã đẹp và tình người càng thêm đẹp.

Kể về tấm gương lá lành đùm lá rách (mẫu 7)

Thực tế lịch sử đã cho thấy trong bốn ngàn năm sống còn trên dải đất bên bờ biển Đông đầy sóng gió này, dân tộc Việt Nam chúng ta đã từng gánh chịu biết bao là thiên tai, dịch họa vô cùng ác liệt. Phép lạ nào đã giúp tổ tiên chúng ta vượt qua được mọi khó khăn, điêu đứng ấy để đứng vững cùng bè bạn năm châu? Phải chăng là ở sức mạnh của tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau? Phải chăng là nhờ nhân dân ta đã thực hiện đúng như câu tục ngữ mà từ bao đời nay cha ông ta đã truyền đời: “Lá lành đùm lá  rách”

Nội dung chứa đựng trong câu ấy có thể xem như một bài học về đạo lí làm người, đồng thời phản ánh mối quan hệ tình cảm đậm đà trong xã hội ta ngày trước.

Đọc câu tục ngữ ấy lên, chúng ta hình dung được ngay một hiện tượng rất bình thường trong sinh hoạt hàng ngày của nhân dân ta. Đó là dùng lá cây lá chuối chẳng hạn để gói hàng. Nếu lá bị rách, người ta sẽ lấy một tấm lá khác lành lặn bọc lại bên ngoài cho thêm chắc chắn.

Đó là nghĩa đen, nghĩa thực của câu tục ngữ. Thế nhưng về mặt nghĩa bóng thì sao ? Hình ảnh “lá lành”,”lá rách” ở đây tượng trưng cho con người trong những hoàn cảnh riêng khác nhau.”Lá lành” chỉ con người lúc yên ổn, thuận lợi, cuộc sống xuôi chèo mát mái. Trái lại “lá rách” chỉ con người lúc khó khăn,sa cơ lỡ vận. Bằng lối nói tượng trưng,dùng hình ảnh cụ thể và giản dị ấy, câu tục ngữ ngụ ý khuyên chúng ta nên biết chia sẻ, giúp đỡ, thông cảm, xót thương những người bị rơi vào cảnh ngộ cùng quấn, gieo neo.

Với nội dung vừa nói, câu tục ngữ trên đã biểu hiện mối quan hệ tình cảm tốt đẹp,đậm đà của nhân dân ta từ xưa trong xã hội. Thật vậy, đoàn kết tương thân tương ái vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Ngoài câu tục ngữ trên, người xưa còn truyền đời các câu:

“Chị ngã em nâng”.

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

“Bầu ơi ! thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”…

Các câu trên đều khuyên nhủ ta hễ là đồng bào thì nên đoàn kết, hợp tác, chặt chẽ với nhau trong tinh thần tương thân tương ái, không nên thờ ơ, ngoảnh mặt, quay lưng trước nỗi bất hạnh của người khác mà trái lại phải luôn luôn quan tâm giúp đỡ, đùm bọc, chở che người khó khăn, thất thế. Những người giàu có nên thương yêu giúp đỡ cho những người nghèo khổ nhất là trong những khi họ gặp hoạn nạn tai ương như lụt lội, cháy nhà, bệnh tật…

Những người có địa vị cao, trách nhiệm lớn nên tạo điều kiện, giúp đỡ quần chúng được sống một đời no ấm hạnh phúc. Đúng như tinh thần của người xưa đã từng khuyên dạy :

“Thấy ai đói rách thì thương
Rét thường cho mặc, đói thường cho ăn”.

Trong đời sống xã hội, hoàn cảnh con người dễ thay đổi bất thường khi thành công, khi thất bại. Có cái tính thương người như thể thương thân ấy, thì cuộc sống xã hội mới tránh được mầm mống chia rẽ, xung đột, xây dựng được tình đoàn kết, tương thân, tương ái. Điều đó đủ cho thấy lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo chính là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi cá nhân cần phải có để lấy đó làm nền tảng xây dựng nên một xã hội bình đẳng, thân ái. Cũng phải thấy rằng thờ ơ trước nỗi đau bất hạnh của kẻ khác là một thói xấu, một thái độ ích kỉ, vô lương tâm.

Trong đời sống còn nhiều khó khăn của buổi đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay, hơn lúc nào hết, lòng nhân ái, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau ấy phải được nâng lên thành ý thức tự giác ở mỗi con người chúng ta.

Câu tục ngữ được truyền tiếp bao đời nay đủ khẳng định truyền thống cao quý trong đạo lí làm người của dân tộc ta. Chính nhờ sự đoàn kết keo sơn, tinh thần tương thân tương ái đậm đà nên trải qua bao đời Bắc thuộc, Pháp thuộc và Mĩ thuộc, nhân dân ta vẫn bảo vệ được nền độc lập, bảo vệ được sự sống còn vững mạnh cho đến ngày nay.

Tuy nhiên chúng ta cần phải nhận định, đánh giá đúng tinh thần của câu tục ngữ này. Lá lành đùm lá rách nghĩa là người khỏe mạnh, bình yên phải giúp đỡ người yếu đuối, khó khăn là một bổn phận cần thiết nhưng phải không được xuất phát từ động cơ cá nhân thấp hèn và cũng không phải là hành động ban ơn trịch thượng kiểu bố thí mà nhất thiết phải bắt nguồn từ lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo mà chúng ta vừa phân tích ở trên. Cả người được giúp đỡ cũng vậy, không nên ỷ lại, hoàn toàn sống nhờ vào tình thương xót của người khác để trở nên thụ động, biếng lười. Họ phải vươn lên xứng đáng để làm nên mối quan hệ bình đẳng thân ái với người khác.

Tóm lại, tình yêu thương đùm bọc nhau là một truyền thống đẹp đẽ về đạo lí làm người đã được dân tộc ta giữ vững và phát triển qua nhiều thế hệ, trải qua các giai đoạn lịch sử của đất nước, nhất là trong khó khăn, hoạn nạn, dịch họa, thiên tai.

Ngày nay, truyền thống ấy cần được kế thừa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa. Mỗi người chúng ta phải có ý thức đoàn kết tương ái, tương thân, tương trợ nhau trong sinh hoạt, học tập và sẵn sàng tích cực tham gia các công tác cứu trợ xã hội. Tuy nhiên, hơn ai hết, thanh niên chúng ta cần chống tư tưởng ỷ lại, đề cao tinh thần tự lực cánh sinh.

Kể về tấm gương lá lành đùm lá rách (mẫu 8)

Dân tộc ta lớn lên trên dải đất hình chữ S cong cong đầy nắng gió. Người Việt Nam đã từng chịu không biết bao tai trời ách nước: giặc giã, bão lụt, hoả hoạn, mất mùa, đói kém. Cứ mỗi lần cùng vượt qua mọi khó khăn, nhân dân ta lại nhắc nhở nhau cách sống thấm đượm nhân văn: Lá lành đùm lá rách.

Câu tục ngữ gợi lên một bài học về đạo lý làm người, về quan hệ giữa con người với nhau. Người ta ở đời, có người, có lúc gặp phải khó khăn, thiếu thốn, hoạn nạn. Lúc ấy, nếu chỉ một mình tự xoay xở lấy thì thật khó mà vượt qua. Trong hoàn cảnh đó, sự giúp đỡ của người khác, sự chia sẻ của người khác là rất quan trọng. Sự đùm bọc lẫn nhau, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn là một cách sống cần thiết đầy nhân ái.

Xét về giá trị của câu tục ngữ, ta thấy có một giá trị thiết thực. Nói Lá lành đùm lá rách là nói đến thái độ nhường cơm xẻ áo giữa những người vốn cùng chung cảnh ngộ, trong cùng một cộng đồng, trên cùng một đất nước. Tuy có lành có rách nhưng cũng là lá. Đây là chia sẻ, là thông cảm. Khi mọi người bị hoạn nạn, thì những người không bị hoạn nạn cùng nhau giúp đỡ, đó là lá lành đùm lá rách.

Sự giúp đỡ của từng người có thể không nhiều, nhưng nhiều người hợp lại thì sự giúp đỡ lại trở nên rất có ý nghĩa, có thể giúp cho người hoạn nạn vượt qua khó khăn. Khi một phường, một vùng gặp hoạn nạn, thì những vùng bên cạnh cùng hợp lại, mỗi người một ít, mỗi nhà một ít, mỗi phường, mỗi huyện, mỗi tỉnh một ít, kết quả thành ra rất to lớn.

Lá lành đùm lá rách là cách sống và đạo lí đã có tự ngàn xưa của nhân dân Việt Nam. Có lẽ chính vì thế mà nhân dân Việt Nam đã vượt lên bao khó khăn có lúc tưởng chừng không vượt nổi để mãi mãi tồn tại vững vàng. Người ta nói: một miếng khi đói bằng gói khi no. Trong khi gặp hoạn nạn, người bị ít khó khăn còn chia sẻ cả với người nhiều khó khăn hơn. Giá trị nhân đạo sâu sắc của câu tục ngữ chính là ở đó.

Trải qua hơn ba mươi năm chiến tranh, rồi trong gần hai mươi năm xây dựng kinh tế, truyền thống lá lành đùm lá rách đã được nhân dân ta phát huy một cách mạnh mẽ. Chỉ nói riêng mấy năm gần đây, trên đất nước ta đã bao nhiêu lần thiên nhiên gây ra tai hoạ ghê gớm. Những trận bão tàn phá miền Trung, rồi lũ lụt ở đồng bằng Nam Bộ…, làm cho đồng ruộng bị tàn phá, lúa, hoa màu bị mất sạch, bao nhiêu nhà cửa, bệnh viện, trường học… bị phá huỷ. Những khi miền Trung, miền Nam gặp hoạn nạn, khó khăn, cả nước quan tâm theo dõi, kịp thời chia buồn và cứu trợ. Nhờ sự giúp đỡ kịp thời của cả nước, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh, dần dần các vùng này đã trở lại cuộc sống bình thường. Những tin tức về trận lũ vừa được loan báo, những lời kêu gọi đã được phát đi thì những hành động hưởng ứng đã đáp lại ngay. Có người góp vào quỹ cứu trợ hàng triệu đồng, cũng có bạn nhỏ tự mình mang đến một hai nghìn bạc vốn dành dụm từ món tiền ăn sáng của mình để góp phần nhỏ bé. Khi đất nước đối diện với cơn đại dịch Corona chết người, Việt Nam đã dang rộng vòng tay đón những Kiều bào về nước chữa trị; những nhà hảo tâm ra sức quyên góp ủng hộ chống dịch cho các bệnh nhân… Đó là những biểu hiện cao đẹp của một dân tộc bé nhỏ mà giá trị đạo đức vô cùng vĩ đại, khó cường quốc nào có thể sánh bằng.

Một khía cạnh nào đó, hành động lá lành đùm lá rách không phải chỉ có ý nghĩa giúp đỡ người khác, mà còn chính là tự giúp đỡ mình. Thường khi gói bánh, lá lành nằm bên ngoài, lá rách nằm bên trong để gói. Gói như vậy thì chiếc bánh mới kín mới cứng. Giúp người khác, chia sẻ với người khác để người làng khác, tỉnh khác… vượt lên khó khăn, đứng vững, chính là góp phần cho đất nước đứng vững lên. Cuối cùng, cái kết quả tốt đẹp ấy, mỗi người đều được hưởng. Bởi vậy, lá lành đùm lá rách không còn là phương châm cho những hành động nhất thời, đặc biệt, mà trở nên một cách sống tốt đẹp trong cuộc sống chúng ta. Hằng ngày, vẫn có người lặng lẽ quyên góp tiền bạc, quần áo, cho một trại phong, trại nuôi dưỡng người già neo đơn, trại trẻ mồ côi, gia đình khó khăn, người tàn tật… Nhân những dịp lễ tết, những người trong phường lại chia sẻ với những bà con nghèo còn thiếu thốn.

Lá lành đùm lá rách, câu nói ngày xưa chỉ mang một nghĩa hẹp, nhằm kêu gọi sự đùm bọc lẫn nhau trong một nhà, một họ hay rộng lắm là một làng. Càng ngày, cùng với sự phát triển của đời sống, sự hiểu biết của con người, ý nghĩa của câu nói càng mang một nội dung nhân đạo sâu sắc và rộng rãi. Đây là một câu nói của tình thương đầy tính nhân đạo. Trong một xã hội, không có một sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh của tình thương. Tình thương càng ngày càng phát triển thành tình cảm chung của mọi người, thành nếp sống phổ biến của xã hội thì tội ác cũng sẽ thu hẹp lại, xã hội sẽ ổn định hơn, tốt đẹp hơn. Cái thiện sẽ đẩy lùi cái ác.

Riêng bản thân em, câu tục ngữ lá lành đùm lá rách cũng gợi cho em nhiều suy nghĩ. Trong trường, trong lớp em, có không ít bạn hoàn cảnh rất khó khăn. Nhiều bạn đi học với chiếc áo vá, với cái bụng đói, ngoài giờ học còn phải vất vả phụ cha mẹ kiến sống hoặc tự nuôi mình. Nếu em bỏ đi một món mua sắm, tiêu xài chưa cần thiết, em cũng có thể giúp cho bạn mình đỡ chút khó khăn. Nhiều người làm được như vậy chắc chắn sẽ có ý nghĩa lớn hơn.

Lá lành đùm lá rách thật là một cách nói đầy sáng tạo và sâu sắc của người xưa. Tục ngữ không chỉ là văn chương mà còn là triết lí. Sống là phải quan tâm đến người khác, phải chia sẻ khó khăn cùng người khác. Đạo lý sống ấy thật là tốt đẹp mà ngày nay ta cần nuôi dưỡng, phát huy.

Kể về tấm gương lá lành đùm lá rách (mẫu 9)

Từ lâu, tinh thần tương thân tương ái đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Bởi vậy mà ông cha ta mới có câu “Lá lành đùm lá rách” như một lời khuyên nhắc nhở con cháu phải giữ gìn truyền thống này.

Câu tục ngữ đã sử dụng hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Chúng ta thường sử dụng lá để gói bánh hay các loại đồ ăn khác. Nhưng chúng khá mỏng nên thường phải dùng nhiều lớp lá để không bị rách, giữ cho đồ ăn ở bên trong còn nguyên vẹn. Nếu xét theo nghĩa bóng, “lá lành” chỉ người có cuộc sống khá giả, “lá rách” chỉ người có cuộc sống khó khăn. Với hình ảnh “Lá lành đùm lá rách”, ông cha ta muốn nhắn nhủ con người phải biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng. Có người sống sung sướng, hạnh phúc. Cũng có người phải chịu khó khăn, khổ cực. Và trong một xã hội, chúng ta cần phải biết sẻ chia với nhau. Bởi con người không thể sống một mình, mà cần có sự chia sẻ với những người xung quanh. Bởi vậy mà dân tộc Việt Nam vẫn luôn phát huy tinh thần tương thân tương ái. Những chính sách của Đảng và Nhà nước hỗ trợ người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam hay người khuyết tật vẫn luôn được thực hiện. Các chương trình ý nghĩa như “Trái tim cho em”, “Cặp lá yêu thương”… đã giúp đỡ được rất nhiều mảnh đời bất hạnh. Nhưng đôi khi, tinh thần đó được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày, từ những hành động rất nhỏ như sự chia về vật chất (cơm ăn, áo mặc, tiền bạc…) hay sẻ chia về tinh thân (những lời nói động viên, ánh mắt an ủi…).

Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều người có lối sống vô cảm. Họ thờ ơ với cuộc sống khó khăn của người khác. Họ chỉ biết nghĩa đến lợi ích cá nhân của bản thân mình, thậm chí có những hành động gây hại đến cuộc sống của những người xung quanh. Những người như vậy sẽ chỉ sống trong sự cô đơn, không có được tình yêu thương của những người xung quanh. Chắc chắn khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, họ cũng sẽ không nhận được sự giúp đỡ của người khác.
Đối với một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, nhờ có sự dạy dỗ của cha mẹ và thầy cô mà tôi luôn giữ cho mình một trái tim biết sẻ chia, yêu thương. Trao đi yêu thương để lan tỏa yêu thương rộng hơn.

Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” chính là một lời khuyên quý giá cho mỗi người chúng ta. Thế giới sẽ ngày một tốt đẹp hơn nếu con người biết sẻ chia, yêu thương.

Kể về tấm gương lá lành đùm lá rách (mẫu 10)

Một trong những câu tục ngữ để lại bài học quý giá cho con người đó là “Lá lành đùm lá rách”. Đây là lời răn dạy của thế hệ đi trước về tấm lòng yêu thương, sẻ chia.

Câu tục ngữ mang hai nét nghĩa gồm nghĩa đen và nghĩa bóng. Nếu hiểu theo nghĩa đen, hình ảnh “lá lành đùm lá rách” đã vô cùng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Những chiếc lá thường dùng để gói đồ ăn. Lá lành bọc lên lá rách giúp giữ gìn đồ bên trong. Còn nếu hiểu theo nghĩa bóng, “lá lành” chỉ người có cuộc sống khá giả, giàu có, “lá rách” chỉ người có cuộc sống nghèo khổ, khó khăn. Như vậy, ý nghĩa của câu “Lá lành đùm lá rách” là khuyên nhủ con người cần biết yêu thương, chia sẻ với nhau.

Cuộc sống của con người là những mối quan hệ gắn kết giữa con người với con người. Không ai có thể sống một mình, không có sự giao tiếp với người xung quanh. Chúng ta giúp đỡ lẫn nhau bởi tình yêu thương giữa đồng loại. Cũng như khi giúp đỡ người khác, thì khi gặp khó khăn, chúng ta sẽ nhận được sự giúp đỡ.

Dân tộc Việt Nam cùng chung nguồn gốc “Con Rồng cháu Tiên”. Bởi vậy mà chúng ta vẫn luôn biết giúp đỡ lẫn nhau. Dù là sự chia sẻ về vật chất (cơm ăn, áo mặc, tiền bạc…) hay sẻ chia về tinh thân (những lời nói động viên, ánh mắt an ủi…). Thì cũng đều đáng để người nhận trân trọng, biết ơn. Hình ảnh màu áo xanh tình nguyện chắc chắn đã quá quen thuộc với thế hệ trẻ Việt Nam. Họ đã bước chân đến những vùng miền xa xôi của tổ quốc để giúp đỡ những người khó khăn (dạy chữ cho trẻ em vùng cao, giúp đỡ người vô gia cư…). Hay những doanh nghiệp sẵn sàng thu mua nông sản để giải cứu cho bà con nông dân. Hoặc câu chuyện về chàng sinh viên hai mươi ba tuổi lao xuống biển cứu bốn cô gái, khiến chúng ta thật cảm động… Tất cả đều đã thể hiện được tình yêu thương, cũng như một tấm lòng biết sẻ chia.

Ngược lại, vẫn còn rất nhiều người có lối sống thờ ơ, vô cảm. Họ sống một cách ích kỉ, chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân. Hoặc có người sau khi nhận được sự giúp đỡ của người khác thì chẳng mấy chốc mà quên đi. Những hành động như vậy thật đáng lên án. Bởi vậy mà mỗi người cần sống biết yêu thương, biết chia sẻ để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Trái đất sẽ thật lạnh giá nếu như không có tình yêu thương. Bởi vậy mà câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” là một lời khuyên quý giá dành cho mỗi chúng ta. Hãy biết yêu thương để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Kể về tấm gương lá lành đùm lá rách (mẫu 11)

Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đó là tình yêu thương, đồng cảm giữa con người với nhau. Điều đó đã được khẳng định qua câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.

Ý nghĩa của câu tục ngữ xuất phát từ một thực tế trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta thường sử dụng những chiếc lá để gói bánh hoặc gói đồ ăn… Nhưng chiếc lá lại mềm mỏng, dễ rách. Vì vậy người ta mới dùng nhiều lớp lá bọc lại, lớp lá lành bọc lấy lớp lá rách để không giữ cho đồ ở bên trong nguyên vẹn. Ông cha ta đã mượn hình ảnh trên để nói về cách ứng xử trong cuộc sống của con người. Người có hoàn cảnh tốt đẹp hơn sẽ giúp đỡ những người khó khăn.

Câu tục ngữ xuất phát từ tấm lòng yêu thương đồng loại:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Hay:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Đó cũng chính là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xa xưa cho đến hôm nay.

Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh cho câu tục ngữ trên. Quá khứ vẻ vang đã khắc tên dân tộc Việt Nam. Nhân dân ta đã đoàn kết lại, đùm bọc lẫn nhau để đánh bại hai kẻ thù xâm lược là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Một ví dụ cụ thể nhất là trong năm 1945, khi cả nước phải đối mặt với nạn đói kinh hoàng. Hưởng ứng lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh với động phong trào “Một nắm khi đói, bằng một gói khi no”. Các hũ gạo cứu đói đó đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người dân Việt Nam. Trở về với hiện tại, tinh thần “Lá lành đùm lá rách” lại càng được nâng cao. Nhiều chương trình từ thiện đã thể hiện được tinh thần nhân ái giữa con người. Có thể kể đến những cái tên quen thuộc như “Cặp lá yêu thương” – mỗi câu chuyện về một cặp lá chưa lành sẽ nhận được sự giúp đỡ từ những cặp lá lành trên khắp cả nước. Ngay trong năm 2020 – một năm đầy biến động khi đất nước phải chịu ảnh hưởng của làn sóng đại dịch Covid-19 thì tinh thần ấy lại càng lớn mạnh. Những chính sách hỗ trợ từ Đảng và Nhà nước đến những người nghèo, thất nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Hàng trăm tấn nông sản của bà con nông dân được người dân cứu trợ thành công. Hay những y bác sĩ nguyện xung phong lên tuyến đầu chống dịch. Họ không ngại phải đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh để có thể cứu chữa cho bệnh nhân của mình… Mỗi người dân đều đã đóng góp một phần nhỏ để giúp đỡ “những chiếc lá chưa lành” với tinh thần “không ai bỏ lại phía sau”.

Bên cạnh đó, vẫn có không ít những cá nhân sống vô cảm, thờ ơ với nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác. Họ chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân của bản thân. Các doanh nghiệp làm hàng giả, hàng kém chất lượng mà không nghĩ đến sức khỏe của người tiêu dùng. Nhiều người lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán khẩu trang, các mặt hàng nhu yếu phẩm… Đó là những hành vi đáng lên án, cần tránh xa. Vậy nên, bản thân mỗi học sinh hãy biết sống yêu thương mọi người xung quanh. Những hành động nhỏ bé như ủng hộ các bạn học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ những người già neo đơn… cũng đã thể hiện được tấm lòng nhân ái.

Như vậy, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đã đem đến những ảnh hưởng tích cực đến suy nghĩ của mỗi người. Hãy coi đó là một lời khuyên để bản thân cố gắng rèn luyện và trở nên ngày một tốt đẹp hơn.

Kể về tấm gương lá lành đùm lá rách (mẫu 12)

Những câu tục ngữ được xem là “túi khôn” của nhân loại. Sau những câu văn ngắn gọn, có vần điệu, có lớp nghĩa hiển ngôn hiển hiện rõ ràng là lớp nghĩa hàm ẩn sâu xa. Ở đó, nhân dân ta đã thể hiện kinh nghiệm, tư tưởng, quan điểm, hay đơn giản hơn là những điều quan sát được trong thiên nhiên và sự liên tưởng qua việc quan sát đó. Sự kiện ấy đã xuất hiện trong nhiều câu tục ngữ và nổi bật là câu: “Lá lành đùm lá rách”.

Với những hình ảnh gần gũi, giản dị, câu tục ngữ này dễ dàng tạo nên một ấn tượng riêng trong lòng người đọc. Ngắn gọn thế nhưng câu tục ngữ lại chứa đựng những ba nghĩa chính. Xét về nghĩa đen có người bảo “Lá lành đùm lá rách” là hình ảnh có thật trong cuộc sống. Trên cây, những chiếc lá lành lặn, mạnh mẽ bao giờ cũng vươn lên và cũng luôn ở phía trên những chiếc lá có đôi chút rách nát, yếu ớt như để che chở, bao học. Tuy đó chỉ là một cái nhìn chủ quan của dân gian xưa về một hiện tượng tự nhiên nhưng nó cũng đã thể hiện tình cảm của họ thời đó. Còn có một cách giải thích khác được lưu truyền. Cách giải thích ấy cho rằng “Lá lành đùm lá rách” là để chỉ những lớp lá khi gói luôn là những chiếc lá không mấy lành lặn rồi mới đến những chiếc lá lành lặn, đẹp đẽ. Cái cách gói ấy đã có từ muôn đời, đến nay đã thành cái lệ, cái tập tục, cái thói quen của những người làm bánh.

Nhưng dù lớp nghĩa đen này có là gì đi nữa thì ẩn sâu trong nó vẫn là một lớp nghĩa bóng đẹp đẽ, sâu xa. Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, bao bọc, che chở những con người khó khăn hơn và cả những chiếc lá rách nát, xấu xí để cuộc sống sẽ như một cái cây tươi tốt, đâm chồi nảy lộc. Những ý nghĩ sâu sắc ấy đã dạy cho chúng tôi một bài học về cách làm người, về cách ứng xử trong xã hội, trong cuộc sống này. Qua đó mỗi người cũng đã tự thấy được bổn phận, trách nhiệm của mình là phải bao bọc, chở che cho những con người bất hạnh hơn. Nói đúng ra là phải biết thương yêu, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau để cuộc sống bớt khổ đau, đói nghèo và bất hạnh. Có vậy, mối quan hệ giữa con người trong xã hội mới đúng nghĩa “đồng bào” mà cha ông xưa đã răn dạy.

Những câu tục ngữ luôn như vậy, ngắn gọn mà chứa đựng một bài học sâu sắc. Hy vọng rồi đây, vốn kiến thức của em sẽ ngày một dày hơn lên, biết thêm nhiều những câu ca dao, tục ngữ hay như vậy. Chắc chắn em sẽ cố gắng hết mình để nghe lời và thực hiện tốt những gì đã được đúc kết từ mỗi lời dạy đó.

Kể về tấm gương lá lành đùm lá rách (mẫu 13)

Trong cuộc sống, mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau. Bởi vậy mà ông cha ta mới có câu “Lá lành đùm lá rách” để khuyên nhủ con người về tấm lòng đùm bọc, sẻ chia.

Đầu tiên, xét về nghĩa đen, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình các bà, các mẹ khi gói bánh hay đồ ăn, thường bọc nhiều lớp lá lên nhau, lá rách xếp trước, lá lành xếp sau. Còn xét về nghĩa bóng, “lá lành” chỉ những con người có cuộc sống tốt đẹp, “lá rách” chỉ những con người có cuộc sống khốn khổ, vất vả. Như vậy, câu tục ngữ muốn khuyên răn con người phải có tinh thần đoàn kết, biết đưa tay giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, xuất phát từ tấm lòng nhân ái, yêu thương con người.

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng: có người sung sướng, có người khổ cực. Ngoài kia vẫn còn rất nhiều những mảnh đời bất hạnh, có cuộc sống khó khăn. Những đứa trẻ nghèo khổ không được học hành, những người già cả vất vả mưu sinh, những người phải gánh chịu thiên tai bão lũ… Vậy nên, chúng ta là những con người may mắn có cuộc đời hạnh phúc, cần có tấm lòng yêu thương và sẵn lòng giúp đỡ những phận đời cơ cực đó trong khả năng của mình. Đồng thời, mỗi người cũng không nên có thái độ, dè bỉu coi khinh, xa lánh những người mang phận “lá rách”. Sự thấu hiểu, thông cảm và sẻ chia góp phần làm cho xã hội ngày một tươi sáng hơn, khiến cho những con người cùng khổ có thêm niềm tin, động lực để phấn đấu trong cuộc sống.

Chúng ta có thể bắt gặp những hành động thể hiện tinh thần “lá lành đùm lá rách” trong cuộc sống. Các doanh nghiệp đã chung tay giải cứu nông sản cho bà con nông dân. Những người tình nguyện tham gia hiến máu nhân đạo để cứu giúp các bệnh nhân. Cả xã hội cùng nhau chung tay giúp đỡ những người già neo đơn, trẻ em mồ côi… Một hành động nhỏ bé nhưng đã lan tỏa được tình yêu thương đến mọi người. Bản thân chúng ta khi giúp đỡ người khác chúng ta sẽ có được niềm vui, sự thanh thản trong tâm hồn, khiến cho trái tim chúng ta trở nên tươi sáng và yêu đời hơn.

Như vậy, “Lá lành đùm lá rách” là một câu tục ngữ ngắn gọn nhưng giàu giá trị. Hãy biết trao đi yêu thương, sự sẻ chia để có thể nhận lại những điều tốt đẹp hơn.

Kể về tấm gương lá lành đùm lá rách (mẫu 14)

Ca dao, tục ngữ để lại những lời khuyên quý giá cho con người. Một trong số đó là câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đã gửi gắm bài học về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam – tinh thần tương thân tương ái.

Trước hết “Lá lành đùm lá rách” mượn hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống của hàng ngày. Các bà, các mẹ thường dùng lá chuối, lá rong… để gói bay hay đồ ăn. Hết lớp lá này bọc lên lớp lá khác, lá rách ở bên trong còn lá lành ở bên ngoài. Với hình ảnh này, chúng ta có thể liên tưởng đến sự đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

Con người sinh ra đều có hoàn cảnh riêng. Người được sống trong nhung lụa, giàu sang. Người phải chịu cảnh nghèo khổ, vất vả. Chính bởi vậy, chúng ta cần có tấm lòng tương thân tương ái. “Thương người như thể thương thân” – biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.

Trong những năm chiến tranh, nhân dân ta đã cùng nhau đoàn kết để chống lại kẻ thù xâm lược. Dù bản thân khó khăn, gian khổ vẫn giữ được tấm lòng biết sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau. Khi chiến tranh qua đi, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Đâu đó vẫn còn những mảnh đời bất hạnh. Những chương trình như “Cặp lá yêu thương”, “Trái tim cho em”, “Điều ước thứ bảy”… để đã thể hiện được tấm lòng biết yêu thương của con người Việt Nam. Đặc biệt nhất, khi đất nước ta đang phải gánh chịu ảnh hưởng của làn sóng đại dịch Covid-19, tinh thần đó lại càng được nêu cao. Sự hỗ trợ của nhà nước dành cho những người lao động nghèo. Nhiều người dân đã đóng góp lương thực, thực phẩm đến chuyển đến vùng bị phong tỏa, cách ly. Những bữa cơm miễn phí được đưa đến tận tay người vô gia cư, thất nghiệp… Cả nước cùng chung tay để không ai bị bỏ lại phía sau. Thế mới thấy được tấm lòng nhân ái của người Việt lớn biết bao.

Với một học sinh như em, sự đùm bọc sẻ chia đến từ những hành động nhỏ. Đó có thể là giúp đỡ những bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ một người ăn xin trên đường, quyên góp ủng hộ trẻ em nghèo vùng cao… Dù nhỏ bé nhưng em tin nó cũng đã đóng góp một phần nhỏ vào cho cuộc sống.

Quả thật, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đã đem đến một lời khuyên quý giá cho mỗi người. Chúng ta cần phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn từng ngày.

Kể về tấm gương lá lành đùm lá rách (mẫu 15)

Những câu tục ngữ luôn chứa đựng những bài học nhân văn về cuộc sống. Một trong số đó là câu “Lá lành đùm lá rách” – gửi gắm bài học về tinh thần tương thân tương ái.

Câu tục ngữ đã mượn hình ảnh vô cùng quen thuộc trong sinh hoạt. Đó là con người thường tận dụng những chiếc lá để gói bánh hoặc gói đồ ăn… Chúng rất dễ rách nên cần dùng nhiều lớp lá bọc lại. Lớp lá lành bọc lấy lớp lá rách để không giữ cho đồ ở bên trong nguyên vẹn. Từ đó, ý nghĩa của “Lá lành đùm lá rách” muốn khuyên nhủ những người có cuộc sống tốt đẹp khá giả cần giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, nghèo khổ. Sự giúp đỡ đó xuất phát từ tấm lòng biết đồng cảm, chia sẻ.

“Lá lành đùm lá rách” là một lối sống đúng đắn, tốt đẹp cần được giữ gìn và phát huy. Vì mỗi người đều có một hoàn cảnh khác nhau, không ai giống ai. Có người giàu sang sung sướng. Có người nghèo khó bất hạnh. Nếu con người biết chia sẻ giúp đỡ nhau sẽ xây dựng một xã hội phát triển hơn.

Tinh thần tương thân tương ái chính là cách sống của người dân Việt Nam. Không chỉ là quá khứ hào hùng, mà ngay trong thời điểm hiện tại chúng ta cũng cảm thấy điều đó được phát huy. Những ngày vừa qua, đất nước ta đang phải đối mặt với làn sóng thứ tư của đại dịch Covid-19. Hàng nghìn ca nhiễm mới mỗi ngày, đặc biệt nhiều nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh. Toàn thành phố đã phải thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Chính phủ. Người dân được yêu cầu chỉ ra khỏi nhà khi thực sự cần thiết. Nhiều hàng quán đóng cửa. Nhiều người lao động mất việc làm, đặc biệt là những lao động nghèo. Trong hoàn cảnh đó, tinh thần “lá lành đùm lá rách” lại càng sáng ngời. Những gói hỗ trợ của nhà nước cho những người lao động. Hàng trăm tấm nông sản từ mọi tỉnh thành được chuyển đến thành phố phục vụ nhu cầu của người dân. Nhiều y bác sĩ xung phong vào hỗ trợ miền Nam đánh bại đại dịch… Quả là những hành động cao cả thể hiện một tinh thần Việt Nam.

Còn với một học sinh, tôi luôn ý thức trách nhiệm của mình đối với đất nước. Mỗi người cần tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Hãy biết giúp đỡ nhau trong học tập, cũng như cuộc sống để cùng nhau xây dựng một đất nước văn minh, thịnh vượng hơn.

Tóm lại, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đem đến cho mỗi người một bài học quý giá. Bởi vậy, chúng ta hãy tích cực phát huy truyền thống tốt đẹp này của dân tộc Việt Nam.

Kể về tấm gương lá lành đùm lá rách (mẫu 16)

Dân tộc Việt Nam ta từ bao đời nay vẫn nổi tiếng với nhiều truyền thống và phong tục tập quán tốt đẹp thể hiện nền văn hiến ngàn đời bền vững của nhân dân ta. Không chỉ đơn thuần thể hiện trong nền nếp sinh hoạt của người dân Việt mà các truyền thống, tinh hoa tốt đẹp còn được đúc kết trong các câu tục ngữ, thành ngữ, trong các tác phẩm văn học dân gian như một món ăn tinh thần, với ý nghĩa lưu giữ và răn dạy các thế hệ đi sau phải biết kế thừa và phát huy. Một trong những truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc ta phải kể đến truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn, được thể hiện rất rõ trong câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.

Nói về hình tượng “Lá lành đùm lá rách” có lẽ xuất phát từ câu chuyện gói bánh của dân tộc ta, khi người ta gói bánh chưng thường bằng bốn lớp lá, lớp này chồng lớp khác, có đôi khi trong một phút sơ sẩy người gói bánh vô tình làm rách lá, thì họ sẽ lót tấm lá ấy ở trong cùng rồi mới bọc các lớp lá lành khác ở bên ngoài. Sở dĩ làm vậy là để chiếc bánh có hình thù đẹp đẽ, đồng thời khi luộc bánh không bị vỡ, nứt. Khi áp dụng vào đời sống, thì dễ mường tượng rằng “là lành” tức là những con người có cuộc sống ấm êm, hoàn chỉnh, có của cải, cơm no áo ấm, Còn trái lại “lá rách” là tượng trưng cho những kiếp người tạm bợ, nghèo khó, thiếu thốn điều kiện vật chất, tinh thần, đôi lúc là ở trạng thái, rách nát tàn tạ, vô cùng khó khăn, khốn khổ. Như vậy tổng thể kết hợp giữa hai lớp nghĩa trên ta có thể hiểu rằng câu tục ngữ muốn khuyên răn con người phải có tinh thần đoàn kết, biết đưa tay giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, đáng thương. Xuất phát từ tấm lòng nhân ái, yêu thương con người, đồng thời cũng là sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta từ bao đời nay.

Trong cuộc sống hiện đại, đời sống con người đã vơi dần đi những khó khăn, vất vả, thế nhưng không phải kiếp nhân sinh nào cũng được may mắn, được sinh ra với cuộc sống đầy đủ vật chất, được lớn lên với một thân thể khỏe mạnh, được hưởng nền giáo dục một cách đầy đủ. Trái lại có những đứa trẻ mới năm, sáu tuổi đời đã phải lang thang kiếm sống bên những tờ vé số, những thanh kẹo năm mười ngàn, những tờ báo, và cả những hộp xi đánh giày. Những đứa trẻ bất hạnh ấy đã có một tuổi thơ cơ cực, vất vả không được hưởng tuổi thơ ngây thơ hồn nhiên như những đứa trẻ khác và có lẽ với những những bộ quần áo sặc sỡ, xinh xắn, những ngày cắp sách tới trường chỉ mãi mãi là giấc mơ không thành hiện thực. Rồi cũng có những cụ già đã lớn tuổi, ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy”, đáng lý phải được quây quần bên con cháu, thì trái lại họ vẫn phải lăn lộn vất vả bên mảnh vườn chật hẹp, bên mấy mớ rau, cải quả của vườn nhà để bòn mót từng đồng tiền nuôi thân, nuôi cả con cháu. Hoặc cũng có những phận đời bước ra đi từ những miền quê nghèo đất cày lên sỏi đá, bươn chải nơi thành phố trong những căn trọ chật hẹp, ẩm thấp, mục nát, làm những công việc vôi vữa nặng nhọc, làm công nhân để chắt chiu dành dụm gửi về cho gia đình. Hoặc đó cũng có thể là những người dân hằng năm phải gánh chịu thiên tai bão lũ, họ không chỉ mất mát về tài sản, vật chất và đau đớn hơn họ còn có thể mất đi cả những người thân yêu nhất trong gia đình… Điểm chung ở tất cả những kiếp người ấy là sự tàn tạ, đáng thương và khốn khổ vô cùng, họ cũng muốn tìm cho mình một lối thoát cuộc đời cứ mãi mịt mù như vậy. Chúng ta là những con người may mắn có cuộc đời hạnh phúc, dù rằng chưa đến mức giàu có, đại gia gì nhưng mỗi người sống ở trên đời cần có tấm lòng bao dung, nhân hậu, yêu thương và sẵn lòng giúp đỡ những phận đời cơ cực ấy bằng những khả năng mà chúng ta có. Tránh đi những thái độ, dè bỉu coi khinh, xa lánh những người mang phận “lá rách”, thay vào đó chúng ta phải biết thấu hiểu, thông cảm và sẻ chia đấy mới là hành động đẹp, mang tính nhân văn, góp phần làm cho xã hội ngày một tươi sáng hơn, khiến cho những con người cùng khổ có thêm niềm tin, động lực để phấn đấu trong cuộc sống. Có câu nói rằng “Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm”, có thể hiểu rằng khi chúng ta sẻ chia và cho đi một thứ gì mà không cần nhận lại, nhưng chính bản thân chúng ta cũng đã nhận lại được “hương thơm”, ấy là niềm vui, sự thanh thản trong tâm hồn, khiến cho trái tim chúng ta trở nên tươi sáng và yêu đời hơn hẳn. Hơn thế nữa, việc giúp đỡ một ai đó khi học gặp khó khăn chưa bao giờ là việc khó khăn cả. Nếu một người buồn bã bạn chỉ cần ở bên an ủi và lắng nghe họ, với một đứa bé bán vé số bạn chỉ cần mua giúp nó một vài tờ vé số để đứa bé ấy có thể về nhà sớm hơn. Nếu gặp một bà cụ lang thang bán kẹo, bạn hãy mua giúp bà một thanh kẹo ngọt, hoặc nếu gặp một người ăn xin khốn khổ, thì chỉ một vài ngàn lẻ của bạn có khi cũng đã đủ khiến họ hạnh phúc rồi. Hoặc đối với những nạn nhân của thiên tai bạn có thể đóng góp quần áo cũ, sách vở, lương thực hoặc đơn giản nhất là bạn chỉ cần tiết kiệm năm, mười ngàn tiền một bữa sáng bỏ vào thùng quyên góp. Như vậy là bạn đã chia sẻ được một phần nào khó khăn của họ rồi. Bạn thấy đấy việc chia sẻ và giúp đỡ người khác chưa bao giờ là khó khăn, vấn đề nằm ở chỗ bạn có thực sự muốn thực hiện nó bằng tấm lòng bao dung của mình hay không thôi.

Tóm lại “Lá lành đùm lá rách” là một truyền thống văn hóa vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta, giáo dục cho con người lòng yêu thương con người, tinh thần đoàn kết dân tộc, biết sẻ chia giúp đỡ những người gặp khó khăn bất hạnh. Mà mỗi thế hệ chúng ta cần phải biết kế thừa và phát huy thật tốt truyền thống cha ông để lại, để làm giàu đẹp tâm hồn, để ít đi những cuộc đời khốn khổ, để thế giới này thêm phần ấm áp hơn.

Kể về tấm gương lá lành đùm lá rách (mẫu 17)

Từ bao đời nay dân tộc Việt Nam ta luôn tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Truyền thông tương thân tương ái, bao bọc lấy nhau đúng như câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.

Vậy trước tiên ta phải hiểu thế nào là “Lá lành đùm lá rách’’? “Lá lành” là những người có cuộc sống đầy đủ còn “lá rách” là những con người nghèo khổ có hoàn cảnh kém may mắn hơn những người khác. Từ đó ông cha ta đã nói về tình thương giữa con người, đưa ra một hình ảnh tự nhiên để nhắn nhủ chúng ta phải biết che chở, nhường cơm sẻ áo với những người có hoàn cảnh khó khăn.

Trong cuộc sống ai cũng muốn có một cuộc sống đầy đủ, no ấm nhưng không phải ai cũng đều có được cuộc sống như vậy. Có những người phải chật vật kiếm từng bữa cơm qua ngày, họ lo lắng phải chống chọi với nắng, mưa, bão bùng, lo lắng cho cả cuộc sống tương lai của họ, hay cũng có những người ngày ngày lo lắng về căn bệnh luôn rình rập bản thân mình, giành giật giữa sự sống và cái chết, chính vì vậy mà chúng ta phải biết giúp đỡ, giúp họ vượt qua khó khăn mà họ đang phải gánh chịu.

Nói về tinh thần đoàn kết, tấm lòng tương sinh tương ái ông cha ta đã có câu:

Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Hay:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng

Tất cả đều nói lên truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Để phát huy truyền thống đó rất nhiều chương trình được tổ chức với ước muốn có thể giúp đỡ, chia sẻ với người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn như chương trình “Lục Lạc Vàng” đã tặng trâu cho những gia đình hộ nghèo, tuy là hành động nhỏ nhưng cũng phần nào sẻ chia phần nào về nỗi lo cơm áo. Các chương trình tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung để chia sẻ những mất mát mà bà con phải gánh chịu, đặc biệt các chương trình hỗ trợ học bổng cho các bạn nhỏ không có cơ hội đến trường như bao bạn cùng trang lứa, đó cũng là trao cho các em cơ hội đến trường, cơ hội để bước đến những thành công. “Của ít mà lòng nhiều” đó là tất cả để nói về những người biết nhường cơm sẻ áo, biết lấy cái có của mình để san sẻ cho những người cần nó. Với những người có tấm lòng như vậy là cơ sở để xây dựng một xã hội tốt đẹp, là cơ sở tạo dựng nên sức mạnh đoàn kết dân tộc đẩy lùi được bao cuộc tấn công xâm lược của kẻ thù.

Tuy nhiên cũng có những người vì lợi ích của bản thân mới giúp đỡ người khác hoặc thậm chí còn có những kẻ lợi dụng sự thương cảm của người khác để kiếm lợi cho bản thân mình, luôn ỷ lại, không chịu vươn lên trước những khó khăn.

Chúng ta hãy luôn ý thức rằng mỗi việc làm nhỏ, mỗi lời động viên thăm hỏi đều sẽ trở thành những động lực để họ cố gắng, mỗi lần trao đi yêu thương là giúp họ bước gần đến một cuộc sống tốt đẹp

Kể về tấm gương lá lành đùm lá rách (mẫu 17)

Những ngày lễ Tết, hội hè ở nước ta, bao nhiêu phụ nữ khéo tay đã gói ghém, làm ra những chiếc bánh ngon, đẹp. Trong vườn, bên ao, họ truyền cho nhau một kinh nghiệm giản dị: “Lá lành đùm lá rách”. Câu tục ngữ ngắn gọn mà đầy ý nghĩa.

Trước hết, đây là một câu nói rất gợi hình. Lá lành là những chiếc lá còn tươi tốt, nguyên vẹn, chưa bị gió lay hay giập rách. Ngược lại, lá rách là những chiếc lá tả tơi vì gió hoặc các vật cứng va chạm vào. “Lá lành đùm lá rách” gợi ta liên tưởng đến hành động gói bánh. Nhân dân ta thường đặt lá rách, lá nhỏ vào giữa, trong cùng. Còn bên ngoài chiếc bánh là những chiếc lá tươi xanh, nguyên vẹn.

Nhưng câu “Lá lành đùm lá rách” còn gợi ý nghĩa sâu xa hơn. “Lá lành” tượng trưng cho hình ảnh những người có cuộc sống yên lành: có tiền của, no ấm hoặc mạnh khỏe. Ngược lại, “lá rách” ví với những người nghèo khổ, đói rét, đau ốm hoặc hoạn nạn. Như vậy, cả câu “Lá lành đùm lá rách” là một lời khuyên nhủ của người xưa với chúng ta: Những người may mắn, mạnh khỏe, no ấm hãy biết cưu mang, giúp đỡ người ốm đau, hoạn nạn, thiếu thốn…

Xã hội hôm nay đã phát triển. Nhưng đâu phải bây giờ đã hết kẻ đói nghèo, khốn khổ, hoạn nạn, do vậy, rất cần sự tương thân, tương ái. Đây là đạo lý làm người và lòng nhân ái cao cả đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Trong xã hội, không ai có thể sống tách biệt một mình mà tồn tại được. Dẫu một người có đầy đủ sức khỏe, tiền bạc nhưng cũng có khi gặp hoạn nạn, sống giữa thiên nhiên lại càng rủi ro hơn vì những thiên tai nghiệt ngã. Dù giàu hay nghèo, lành hay rách, trước một quả bom của giặc ngoại xâm hay một trận thiên tai, thì máu nào cũng đỏ, xương nào cũng trắng. Không ai có thể làm ngơ trước những vết thương và tiếng khóc. Lòng thương yêu, đùm bọc lẫn nhau lúc khó khăn hoạn nạn chính là cơ sở tạo tình đoàn kết, thân ái, ràng buộc chặt chẽ các thành viên trong xã hội. Đó là sức mạnh vô song giúp con người sống qua những ngày ác liệt nhất trong đời:

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững vàng bà dặn cháu đinh ninh
Bố ở chiến khu bố còn việc bố
Này chớ viết thư kể này, kể nọ…

(Bếp lửa, Bằng Việt)

Suy rộng hơn nữa, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” không chỉ là lời khuyên “hãy giúp người” mà thực ra, giúp người chính là giúp mình. Khi ta đem lại hạnh phúc, niềm vui cho người khác cũng chính là lúc lòng ta dâng lên một niềm hạnh phúc như câu danh ngôn nổi tiếng: “Niềm hạnh phúc của một người là đem lại niềm vui cho nhiều người”. Thật vậy, qua những lần bão lụt ở miền Trung hoặc lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long, nhiều người đã dành nhiều thời gian, công sức, tiền của để cứu trợ đồng bào gặp nạn. Họ xem đó là niềm vui vì được chia sẻ nỗi đau cùng đồng bào. Tinh thần tự nguyện ấy thật đáng quý.

Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” giản dị mà sâu xa, đơn sơ mà có giá trị lâu bền. Đó là một trong những nền tảng đạo đức của dân tộc Việt Nam, chứa đựng tinh thần nhân ái, nhân bản cao cả. Em sẽ luôn luôn ghi nhớ câu tục ngữ này và thực hiện thật tốt trong mọi hoàn cảnh.

Kể về tấm gương lá lành đùm lá rách (mẫu 18)

Một trái tim còn đập là trái tim biết yêu thương. Yêu thương con người chính là biểu hiện của chữ “tình” trong cuộc sống. “Tình người là đáng quý”. Mọi người sống với nhau là trọng cái “tình”, cái “nghĩa”. Đó là bản sắc của con người Việt Nam mà ai ai cũng phải thừa nhận. Ngay từ khi còn nhỏ, ta đã được giáo dục về cái lẽ sống ấy. Biết yêu thương con người, biết đồng cảm với những người có hoàn cảnh éo le, bất hạnh, thiếu thốn hơn mình, biết giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh khi có thể dù chỉ nhỏ thôi cũng đủ để họ có một hi vọng lớn vào tương lai. Quả là thật đúng với tinh thần của câu nói: “Lá lành đùm lá rách” của thế hệ đi trước để lại.

Đặc điểm chung của dòng văn học dân gian Việt Nam đó là hình ảnh được sử dụng để miêu tả hết sức bình dị, gần gũi với người dân. Trong câu nói này, người dân, những người lao động đã sử dụng hình ảnh “chiếc lá” để ví von, ẩn dụ cho cái ý nghĩa sâu thẳm bên trong. Hình ảnh chiếc “lá lành” và “lá rách” thực sự rất dễ để người nghe liên tưởng, tưởng tượng và thấu hiểu. Lá ở trên cành có cái lành cái rách giống như con người trong xã hội có kẻ giàu người nghèo, có những mảnh đời cơ cực bất hạnh. “Lá rách” là chiếc lá dễ bị tổn thương nhất trên cây. Chỉ cần một chút gió mạnh mưa giông, chiếc lá ấy cũng có thể rớt xuống lìa cành. Cũng giống như những mảnh đời éo le trong xã hội là những thành phần dễ bị tổn thương nhất. Họ không đủ sức để chống chọi với những sóng gió của cuộc đời. Một chiếc lá ngay từ khi mới mọc chồi đâu muốn trở thành chiếc lá rách yếu ớt.

Con người ngay từ khi sinh ra cũng đâu muốn mình trở thành kẻ yếu thế. Nhưng những nhân tố khách quan đã đẩy họ đến bước đường đó. Có thể là họ đã gặp rất nhiều những sóng gió trước đây và không còn đủ sức để chống chọi thêm được nữa. Có thể là ngay từ đầu cuộc sống của họ đã khó khăn nhưng ngày càng khó khăn thêm mà không có lối thoát. Câu nói “lá lành đùm lá rách” được lấy từ hình ảnh những chiếc lá cứ đan xen vào nhau, không tách rời. Cứ tầng tầng lớp lớp lá đan vào nhau che phủ cả một khoảng nắng trên sân. Ít ai có thể thấy được những chiếc lá rách. Từ “đùm” có nghĩa là đùm bọc, chở che và bảo vệ. Câu nói muốn khuyên nhủ con người hãy biết cảm thông, giúp đỡ khi có thể với những người có hoàn cảnh éo le hơn mình. Bởi cuộc sống là cho đi đâu chỉ nhận về.

Con người sống với nhau là để yêu thương. Hơn ai hết, những người bất hạnh cũng muốn mình có một tương lai tốt đẹp. Không ai muốn mình cứ đắm chìm mãi trong bất hạnh, mệt mỏi, chán trường. Nên nếu có thể hay dang rộng vòng tay giúp đỡ họ. Dù chỉ nhỏ thôi như một lời động viên an ủi cũng có thể làm họ cảm thấy vững tin, hy vọng vào tương lai tươi sáng. Ở Việt Nam chúng ta, có rất nhiều hoạt động được thực hiện trên tinh thần đó. Nhỏ nhất có thể nói đến như hoạt động phát cơm tại các bệnh viện của đội sinh viên tình nguyện. Lớn hơn có thể nói đến những mạnh thường quân chung sức ủng hộ cho những mảnh đời cơ cực, bị bệnh cần một khoản tiền lớn để chữa trị. Trong khuôn khổ nhà trường có thể kể đến các hoạt động nhỏ như mua tăm ủng hộ, quyên góp áo ấm…

Những câu truyện cổ tích ngày xưa mẹ thường hay kể đã rất nhiều lần đề cập đến câu nói này. Chắc hẳn không ai có thể quên những hình ảnh bà tiên giả làm người đi đường nghèo khổ để thử lòng con người và cái kết là người đã giúp đỡ bà sẽ được hạnh phúc trong cuộc sống. Một cốt truyện quen thuộc nhưng ở trong đó là cả một triết lý sâu xa. Đó là cho đi sẽ được nhận về xứng đáng. Có cho thì mới có nhận. Hãy biết yêu thương con người, đồng cảm với mọi người. Bởi lẽ có như vậy thì tâm hồn bạn mới được thanh thản.

Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đã được hình thành và truyền đi truyền lại biết bao đời nay. Nhưng nó vẫn chưa từng mất đi giá trị cũng như ý nghĩa của nó. Câu nói giáo dục con người biết cách san sẻ, sẻ chia khó khăn trong cuộc sống. Ngày nay, với nhịp độ phát triển kinh tế, dường như họ đã quên mất câu nói này. Bên cạnh những tấm gương, những hành động cũng như nghĩa cử đẹp thì lại là những mảng tối trong cách cư xử của con người. Một số bộ phận người trong xã hội bị chai lì cảm xúc và trở nên vô cảm. Thấy những người rơi vào hoàn cảnh éo le thì họ lại cười chê khinh miệt. Không những thế còn có thái độ không tốt với người giúp đỡ họ. Những người như vậy thực sự rất đáng phê phán.

Trong cuộc sống này, luôn có kẻ mạnh người yếu. Những người yếu thế trong xã hội là những người cần được bảo vệ, che chở và cần sự giúp đỡ, cảm thông của mọi người. Hơn ai hết, bạn hãy có một cái nhìn đồng cảm với những mảnh đời kém may mắn trong xã hội này. Và đừng bao giờ dễ dàng thốt ra những lời than vãn về cuộc sống của mình. Bởi lẽ còn rất nhiều người mong muốn có một cuộc sống như bạn. Nên hãy tập vươn lên đừng chùn bước và giúp đỡ mọi người xung quanh nếu có thể nhé.

Kể về tấm gương lá lành đùm lá rách (mẫu 19)

Đoàn kết, tương thân tương ái là một tình cảm đặc biệt và nổi bật trong nhân sinh quan của mỗi con người Việt Nam xưa và nay. Nhờ vậy mà dân tộc ta đã vượt qua biết bao nhiêu khó khăn, thử thách, thiên tai, dịch bệnh…, đứng vững vàng giữa năm châu, bốn bể. Đã có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ trong kho tàng ca dao, tục ngữ của dân tộc đề cập đến vấn đề này. Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” là một trong số đó. Câu tục ngữ trên cho ta thấy bài học làm người, phản ánh mối quan hệ tình cảm đậm đà giữa người với người.

Nghĩa đen của câu tục ngữ phản ánh một hiện tượng rất đỗi bình thường trong sinh hoạt hằng ngày của nhân dân ta. Đó là việc dùng lá để gói hàng, ngày xưa thì lá thông dụng được dùng để gói mọi thứ. Khi lá bị rách thì người ta sẽ lấy một tấm lá khác bao bọc bên ngoài cho. thêm phần chắc chắn. Nhưng không chỉ vậy, hình ảnh “lá lành”, “lá rách” ở đây mang ý nghĩa tượng trưng cho con người chúng ta trong những hoàn cảnh, thời điểm khác nhau. “Lá lành” là con người lúc yên ổn, thuận lợi, giàu có. Còn ngược lại “lá rách” là con người lúc sa cơ, thất thế, nghèo khó. Bằng lối nói tượng trưng, dùng hình ảnh cụ thể và giản dị, câu tục ngữ ngụ ý khuyên chứng ta nên biết chia sẻ, giúp đỡ, cảm thông, xót thương những người bị rơi vào cảnh ngộ cùng quẫn, cô đơn.

Câu tục ngữ đã thể hiện mối quan hệ tình cảm tốt đẹp đậm đà của nhân dân ta từ xưa đến nay trong xã hội. Đoàn kết, tương thân tương ái vốn là một truyền thống tốt đẹp đáng tự hào của dân tộc ta. Ngoài câu tục ngữ trên, trong kho tàng ca dao, tục ngữ còn rất nhiềụ^câu tương tự như thế: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người chung một nước phải thương nhau cùng” hay “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”… Các câu trên đều khuyên nhủ ta: Hễ là đồng bào thì nên đoàn kết, hợp tác chặt chẽ với nhau trên tinh thần tương thân tương ái, không nên thờ ơ, ngoảnh mặt, quay lưng trước nỗi bất hạnh của người khác; mà trái lại, phải luôn luôn quan tâm, giúp đỡ, đùm bọc, che chở người khó khăn, thất thế. Những người giàu có nên yêu thương, giúp đỡ cho những người nghèo khổ, nhất là những khi họ gặp hoạn nạn, tai ương. Những người có địa vị cao trong xã hội nên tạo điều kiện giúp đỡ quần chúng được sống một đời sông ấm no, hạnh phúc. Đúng như tinh thần của người xưa đã từng khuyên dạy: “Thấy ai đói rách thì thương, Rét thường cho mặc, đói thường cho ăn”.

Trong đời sống xã hội, hoàn cảnh con người dễ thay đổi thất thường, khi thành công khi thất bại, khi được khi mất, khi giàu có khi nghèo khổ. Vì thế tinh thần tương thân tương ái giúp cho xã hội tránh được mầm móng chia rẽ, xung đột, xây dựng được tình đoàn kết, tương thân tương ái. Điều đó cho thấy rằng lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo chính là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi cá nhân cần phải có để lấy đó làm nền tảng xây dựng nên một xã hội bình đẳng, thân ái, hoà bình, ổn định. Cũng phải nhận ra rằng thờ ơ trước nỗi đau, bất hạnh của ngữời khác là một thói xấu, một thái độ ích kỉ, vô lương tâm.

Trong đời sống còn nhiều khó khăn của xã hội ta hiện nay, hơn lúc nào hết, lòng nhân ái, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, phải được nâng lên thành ý thức tự giác trong mỗi con người chúng ta.

Câu tục ngữ này đã được tiếp nối bao đời trong các thế hệ người Việt, khẳng định truyền thống cao quý trong đạo lí làm người của dân tộc ta. Chính nhờ sự đoàn kết keo sơn, tinh thần tương thân tương ái đậm đà nèn trải qua bao cuộc xâm lược dã man, nhân dân vẫn bảo vệ được nền độc lập, bảo vệ được sự sống còn, vững mạnh của đất nước cho đến ngày nay.

Và một điều quan trọng nữa là “Lá lành đùm lá rách” nghĩa là người khỏe mạnh, bình thường phải giúp đỡ người yếu đuối, khó khăn là một bổn phận cần thiết nhưng không được xuất phát từ động cơ cá nhân thấp hèn và cũng không phải là hành động ban ơn kiểu bố thí; mà nhất thiết là phải bắt nguồn từ lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo thực sự. Và người được giúp đỡ cũng không được ỷ lại, hoàn toàn sống nhờ vào tình thương xót của người khác để trở nên thụ động, biếng nhác, mà phải biết vươn lên hoàn cảnh.

Tóm lại, tình yêu thương, đùm bọc nhau là một truyền thống tốt đẹp về đạo lí làm người của dân tộc ta đã được giữ vững và phát huy qua nhiều thế hệ, giai đoạn lịch sử của đất nước.

Ngày nay truyền thống ấy cần được kế thừa và phát huy manh mẽ hơn nữa. Mỗi người chứng ta phải có ý thức đoàn kết tương ái, tương thân, tương trợ lẫn nhau trong sinh hoạt, học tập, sẵn sàng, tích cực tham gia các công tác cứu trợ xã hội, hoạt động từ thiện. Đồng thời, hơn ai hết, thanh niên chúng ta cần kiên quyết chống tư tưởng ỷ lại, đề cao tinh thần tự lực cánh sinh.

Kể về tấm gương lá lành đùm lá rách (mẫu 20)

Ông cha ta đã gửi gắm những bài học quý giá vào những câu ca dao, tục ngữ. Một trong số đó là câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách” muốn khuyên nhủ con người về bài học của tinh thần tương thân tương ái.

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, chúng ta thường sử dụng những chiếc lá để gói bánh. Lớp lá này bọc lên lớp lá khác gợi liên tưởng đến hình ảnh con người đùm bọc lẫn nhau. Câu tục ngữ đã mượn hình ảnh quen thuộc để khuyên nhủ con người bài học đạo lý về sự yêu thương, sẻ chia.

“Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân” là một truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam. Chúng ta luôn hiểu rằng trong cuộc sống, có người giàu sang sung sướng thì cũng có người nghèo khó bất hạnh. Việc chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau sẽ giúp cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn, xã hội ngày càng văn minh hơn.

Không chỉ là quá khứ hào hùng, mà ngay trong thời điểm hiện tại chúng ta cũng cảm thấy điều đó được phát huy. Những ngày vừa qua, đất nước ta đang phải đối mặt với làn sóng thứ tư của đại dịch Covid-19. Hàng nghìn ca nhiễm mới mỗi ngày, đặc biệt nhiều nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh. Toàn thành phố đã phải thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Chính phủ. Người dân được yêu cầu chỉ ra khỏi nhà khi thực sự cần thiết. Nhiều hàng quán đóng cửa.

Nhiều người lao động mất việc làm, đặc biệt là những lao động nghèo. Trong hoàn cảnh đó, tinh thần “lá lành đùm lá rách” lại càng sáng ngời. Những gói hỗ trợ của nhà nước cho những người lao động. Hàng trăm tấm nông sản từ mọi tỉnh thành được chuyển đến thành phố phục vụ nhu cầu của người dân. Nhiều y bác sĩ xung phong vào hỗ trợ miền Nam đánh bại đại dịch… Quả là những hành động cao cả thể hiện một tinh thần Việt Nam.

Mỗi người, trong đó có thế hệ học sinh hôm nay, cần tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Hãy biết giúp đỡ nhau trong học tập, cũng như cuộc sống để cùng nhau xây dựng một đất nước văn minh, thịnh vượng hơn.

Kể về tấm gương lá lành đùm lá rách (mẫu 21)

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Bài ca dao muốn khuyên nhủ con người về tinh thần tương thân tương ái. Cũng đồng quan điểm với bài ca dao trên, đó là câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.

“Lá lành đùm lá rách” mượn hình ảnh tả thực trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Người xưa thường dùng lá để gói bánh, lớp lá lành bọc lên lớp lá rách. Qua hình ảnh trên để nói về cách ứng xử trong cuộc sống của con người. Những người có cuộc sống tốt đẹp khá giả sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

Ngược về quá khứ, vào năm 1945, sau khi giành được chính quyền từ thực dân Pháp và phát xít Nhật. Nhân dân ta phải đối diện với muôn vàn khó khăn, đặc biệt là nạn đói với hậu quả là hơn hai triệu người bị chết đói. Nhưng rồi, nhờ tình yêu thương, hàng loạt phong trào mang tính nhân đạo đã được khởi xướng và thực hiện như “Hũ gạo cứu đói”, “Một nắm khi đói bằng một gói khi no”… giúp dân tộc ta vượt qua thời kỳ gian nan.

Đến hiện tại, có rất nhiều chương trình như “Tết ấm tình thương”, “Quỹ vì người nghèo”, “Ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam”… đã thể hiện sự đồng cảm và làm cho khoảng cách giữa người với người xích lại gần nhau hơn. Đặc biệt, tình yêu thương sẽ đem lại hạnh phúc cho con người.

Khi biết cho đi và sẻ chia cũng chính là lúc con người đem hơi ấm của tình thương để sưởi ấm trái tim của những mảnh đời bất hạnh. Đồng thời đem lại hạnh phúc cho chính bản thân mình, giống như ai đó đã từng nói rằng: “Được sống trong tình yêu thương là hạnh phúc của con người”.

Như vậy, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” là lối sống hoàn toàn đúng đắn. Sống biết yêu thương, sẻ chia sẽ giúp cho cuộc sống ngày càng hạnh phúc hơn.

Kể về tấm gương lá lành đùm lá rách (mẫu 22)

Nhân dân ta có tinh thần tương thân tương ái. Đó là một truyền thống vô cùng đẹp đẽ. Bởi vậy mà ông cha ta đã để lại lời răn dạy con cháu phải gìn giữ và phát huy truyền thống đó qua câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.

“Lá lành đùm lá rách” mượn hình ảnh tả thực từ những chiếc lá được con người sử dụng trong cuộc sống để gói bánh hoặc gói đồ ăn… Chúng rất dễ rách nên cần dùng nhiều lớp lá bọc lại, lớp lá lành bọc lấy lớp lá rách để không giữ cho đồ ở bên trong nguyên vẹn. Qua đó, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người có cuộc sống tốt đẹp khá giả sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Sự giúp đỡ này không hề có tính toán thiệt hơn hay vụ lợi cho bản thân. Mà điều đó xuất phát từ chính tấm lòng thương người như thể thương thân sâu thẳm bên trong của con người.

Mỗi người sinh ra đều có số phận của riêng mình. Không phải ai cũng có cuộc sống hạnh phúc. Trên thế giới cũng luôn tồn tại những nguy cơ, hiểm họa đe dọa như thiên tai, dịch bệnh… gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của chúng ta. Bởi vậy, những người được sống ấm no, hạnh phúc cần phải biết chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh. Khi giúp đỡ họ, chúng ta sẽ nhận lại tình yêu thương của những người chúng ta giúp đỡ. Bản thân cũng sẽ cảm thấy thanh thản và hạnh phúc.

Một dẫn chứng vô cùng tiêu biểu đó là vào năm 2020 vừa qua, cả thế giới phải đối mặt với đại dịch Covid-19. Nhiều nước phát triển đã phải điêu đứng trước đại dịch. Thì ở Việt Nam, chúng ta thật tự hào khi “chiến thắng đại dịch”. Toàn thể nhân dân đã đoàn kết một lòng và đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau.

Đầu tiên, đó là những chính sách hỗ trợ đến từ Đảng và Nhà nước dành cho người nghèo, người thất nghiệp… do ảnh hưởng của đại dịch. Tiếp đến là những phát minh đầy sáng tạo và tình người như cây ATM gạo, ATM khẩu trang… – ai cần thì đến lấy, tất cả đều miễn phí. Đó chính là tinh thần “lá lành đùm lá rách” thật đáng quý của con người Việt Nam.

Bên cạnh đó, vẫn có những người sống với thái độ coi thường dè bỉu xa lánh những người mang thân phận “lá rách”, thay vào đó là cảm thông và chia sẻ để cuộc sống của họ và bản thân trở nên tốt đẹp hơn. Như vậy, “Lá lành đùm lá rách” là một lời khuyên đúng đắn. Khi chúng ta biết lan tỏa những yêu thương tốt đẹp cho cuộc đời, thì sẽ nhận lại được những điều tốt đẹp hơn.

Kể về tấm gương lá lành đùm lá rách (mẫu 23)

Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu thể hiện được những bài học đạo đức quý giá. Một trong số đó là câu “Lá lành đùm lá rách” là một lời răn dạy của ông cha ta với con cháu. Câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người về tinh thần tương thân tương ái. Con người cần biết chia sẻ, giúp đỡ nhau. Người có cuộc sống hạnh phúc ấm no, đầy đủ hơn cần giúp đỡ cho những người khó khăn, bất hạnh: “Lá lành đùm lá rách”, “Lá rách ít đùm lá rách nhiều”.

Câu tục ngữ thể hiện một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay – tương thân tương ái. Đây là một lối sống đúng đắn, tốt đẹp cần được giữ gìn và phát huy. Bởi trong cuộc sống, không phải ai sinh ra cũng được sống trong nhung lụa, sung sướng. Có những người phải chịu đựng những khổ cực về vật chất lẫn tinh thần. Chính vì vậy, con người cần biết chia sẻ để giúp đỡ, cùng xây dựng một xã hội phát triển hơn.

Từ quá khứ đến hiện tại, điều đó đã được thể hiện trong cách sống của người dân Việt Nam. Trong quá khứ, chúng ta đã đoàn kết lại, đùm bọc lẫn nhau vượt qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Năm 1945, khi nhân dân ta phải đối mặt với “giặc đói”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Một nắm khi đói, bằng một gói khi no” được nhân dân hưởng ứng.

Các hũ gạo cứu đói đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người dân Việt Nam. Đến hiện tại, tinh thần đó lại càng được nêu cao. Nhiều chương trình từ thiện đã thể hiện được tinh thần nhân ái giữa con người. Có thể kể đến những cái tên quen thuộc như “Cặp lá yêu thương”, “Việc tử tế”… của Đài truyền hình Việt Nam đã giúp đỡ được biết bao mảnh đời khó khăn trong xã hội… Ngay trong những ngày đầy sóng gió của năm 2020 vừa qua, khi đất nước phải đối mặt với đại dịch Covid-19 thì tinh thần ấy lại càng lớn mạnh.

Đó là những điểm phát lương thực thực phẩm miễn phí cho những người khó khăn. Những chính sách hỗ trợ từ Đảng và Nhà nước đến những người nghèo. Hay những y bác sĩ nguyện xung phong lên tuyến đầu chống dịch. Họ không ngại phải đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh để có thể cứu chữa cho bệnh nhân của mình. Hình ảnh bác sĩ với những vết hằn đỏ trên mặt vì phải đeo khẩu trang liên tục ngày này qua ngày khác thật sự khiến chúng ta cảm thấy xúc động.

Thế hệ trẻ hôm nay – chủ nhân của đất nước cần tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Chúng ta cần biết giúp đỡ nhau trong học tập, cuộc sống. Giúp đỡ người khác cũng là giúp đỡ bản thân mình. Qua chứng minh trên, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” là một lời răn dạy quý giá của ông cha ta để lại. Đó là một lối sống tốt đẹp mà chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy ở hiện tại, cũng như trong tương lai.

Kể về tấm gương lá lành đùm lá rách (mẫu 24)

Tương thân tương ái – cách sống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Điều đó đã được khẳng định qua câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” mà ông cha ta đã để lại cho con cháu. Ông cha ta đã mượn hình ảnh trên để nói về cách ứng xử trong cuộc sống của con người. Người có hoàn cảnh tốt đẹp hơn sẽ giúp đỡ những người khó khăn. Không chỉ câu tục ngữ trên mà còn có rất nhiều bài ca dao, câu tục ngữ răn dạy điều đó:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”

“Thương người như thể thương thân”

Truyền thống tốt đẹp đã được chứng minh từ quá khứ đến hiện tại. Dân tộc Việt Nam trong quá khứ đã đoàn kết lại, đùm bọc lẫn nhau để đánh bại hai kẻ thù xâm lược là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Một ví dụ cụ thể nhất là trong năm 1945, khi cả nước phải đối mặt với nạn đói kinh hoàng.

Hưởng ứng lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh với động phong trào “Một nắm khi đói, bằng một gói khi no”. Các hũ gạo cứu đói đó đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người dân Việt Nam. Trở về với hiện tại, tinh thần “Lá lành đùm lá rách” lại càng được nâng cao. Nhiều chương trình từ thiện đã thể hiện được tinh thần nhân ái giữa con người. Có thể kể đến những cái tên quen thuộc như “Cặp lá yêu thương” – mỗi câu chuyện về một cặp lá chưa lành sẽ nhận được sự giúp đỡ từ những cặp lá lành trên khắp cả nước.

Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một số bộ phận không nhỏ những cá nhân sống vô cảm, thờ ơ với nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác. Họ chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân của bản thân. Các doanh nghiệp làm hàng giả, hàng kém chất lượng mà không nghĩ đến sức khỏe của người tiêu dùng. Nhiều người lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán khẩu trang, các mặt hàng nhu yếu phẩm… Đó là những hành động đáng lên án, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội, đất nước.

Khi còn là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, em cảm thấy mình cần có trách nhiệm phát huy truyền thống tốt đẹp của ông cha ta. Những hành động như ủng hộ các bạn học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ những người già neo đơn, đi thăm gia đình thương binh, ủng hộ đồng bào miền Trung… đều đã thể hiện được tấm lòng nhân ái. Đôi khi, tình yêu thương đến từ những hành động rất nhỏ bé nhưng thật ý nghĩa.

Câu “Lá lành đùm lá rách” là lời khuyên đúng đắn. Nó đã đem đến những ảnh hưởng tích cực trong lối sống của mỗi người. Chúng ta hãy coi đó là một lời khuyên để bản thân cố gắng rèn luyện và trở nên ngày một tốt đẹp hơn.

Kể về tấm gương lá lành đùm lá rách (mẫu 25)

Từ bao đời nay, nhân dân ta luôn yêu thương, đùm bọc, quan tâm nhau, là một khối đại đoàn kết. Đúng như những gì cha ông ta đã dặn dò “Lá lành đùm lá rách”.

Khi một chiếc lá bị rách, bị hở thì dùng một chiếc lá lành lặn hơn để che lại giúp chiếc lá rách. Điều này thật vô cùng quen thuộc đến hiển nhiên trong cách sống và sinh hoạt của mọi người. Đó cũng là hình ảnh dùng để ẩn dụ trong câu tục ngữ của cha ông. Qua hình ảnh chiếc lá lành và chiếc lá rách, cha ông muốn nhắn nhủ đến chúng ta về sự đùm bọc, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau. Rằng, người có cuộc sống đủ đầy, thì san sẻ cho người thiếu thốn. Người có cuộc sống thoải mái, thì giúp đỡ người đang gặp khó khăn, bất hạnh. Đó chính là tình người.

 

Trong cuộc sống, có muôn ngàn con người, muôn ngàn số phận, muôn ngàn mảnh đời. Mỗi mảnh ghép ấy lại có những trải nghiệm khác nhau. Có người sinh ra đủ đầy về vật chất nhưng thiếu thốn về tình cảm; có người đủ đầy về tình cảm thì lại thiếu thốn về vật chất. Có người sinh ra toàn vẹn, có người khuyết thiếu một số bộ phận.

Và trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, thật chẳng hiếm gì những khó khăn, trắc trở. Vậy nên, sự giúp đỡ, san sẻ từ người khác thực sự rất quý trọng và cần thiết. Khi nhìn thấy người khác gặp khó khăn, nếu có thể giúp thì chúng ta hãy giúp, đừng băn khoăn hay tiếc nuối một điều gì cả. Bởi giúp người khác cũng chính là đang giúp chính mình. Đôi khi chỉ một hành động nhỏ của chúng ta cũng có thể đem đến những điều tốt đẹp cho người khác.

Khi mọi người biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, thì ai cũng sẽ được hạnh phúc. Cơ hội vượt qua những khó khăn thiếu thốn sẽ nhiều hơn cho các mảnh đời bất hạnh. Giống như khi bạn vấp ngã, được một người đỡ dậy và nhặt giúp những món đồ bị rơi vỡ. Hay như vào giờ kiểm tra, bút của bạn hết mực và được một bạn khác cho mượn bút viết để kịp hoàn thành bài thi. Lớn lao hơn nữa, là những hành động quyên góp giúp đồng bào vùng lũ khắc phục các hậu quả nặng nề.

Hay như các chương trình quyên góp ủng hộ hội khuyến học, hội chữ thập đỏ giúp các em nhỏ được đến trường. Tất cả những việc làm ấy đều xuất phát từ tình yêu thương chân thành, từ truyền thống lá lành đùm lá rách.

Tuy nhiên hiện nay, xuất hiện một nhóm người có trái tim vô cảm. Họ chỉ biết giữ cho mình mà không biết chia sẻ hay giúp đỡ người khác. Thậm chí họ còn từ chối những lời nhờ giúp đỡ một cách dứt khoát dù có thể làm được. Thật là đáng buồn. Hay có một bộ phận thường xuyên giả vờ có khó khăn, để lợi dụng sự giúp đỡ của người khác.

Những hiện tượng ấy tuy là thiểu số những vẫn khiến cho xã hội chúng ta có những mảnh tối. Để thay đổi được hiện trạng đáng buồn này, chúng ta cần phải có những chương trình tuyên truyền và giáo dục cụ thể. Đặc biệt là trong các chương trình học, để mọi người đều hiểu rằng hạnh phúc là cho đi. Để ai cũng thấm nhuần được bài học “lá lành đùm lá rách” mà cha ông ta đã để lại.

Là một học sinh, em luôn cố gắng học tập và rèn luyện tốt. Em luôn cố gắng quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh trong khả năng của mình. Em giúp bạn trực nhật khi bạn bị ốm, giúp cô giáo ôm chồng sách về phòng giáo vụ khi cô có quá nhiều đồ, giúp bác lao công quét lá ở trên sân sau giờ học… Điều đó không chỉ giúp đỡ được cho người khác mà còn khiến em cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc nữa.

Em mong rằng, rồi mọi người ai cũng sẽ thấm nhuần bài học Lá lành đùm lá rách mà cha ông vẫn gửi gắm, để ai cũng được giúp đỡ khi cần, hỗ trợ khi thiếu thốn. Như vậy, xã hội sẽ bình yên và hạnh phúc.

Kể về tấm gương lá lành đùm lá rách (mẫu 26)

Từ xa xưa đến nay, dân tộc ta vẫn giữ vẹn nguyên truyền thống tương thân tương ái. Truyền thống tốt đẹp ấy, đi vào từng thế hệ, từng lớp người thông qua câu tục ngữ ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa lớn lao: Lá lành đùm lá rách.

Lá lành ở đây dùng để chỉ những con người, những hoàn cảnh có điều kiện, cuộc sống đầy đủ, khỏe mạnh. Ngược lại, những số phận kém may mắn hơn, gặp khó khăn, bất hạnh, thiếu thốn chính là những chiếc lá rách. Như vậy, qua hai hình ảnh ẩn dụ đó, ông cha muốn gửi gắm tới chúng ta rằng, hãy yêu thương, đùm bọc, chia sẻ với những số phận, cuộc đời kém may mắn hơn mình. Giống như những chiếc lá lành đùm lại bên ngoài cho những chiếc lá rách.

Vậy, vì sao trong cuộc sống, ta lại cần phải giúp đỡ, sẻ chia với người khác? Điều đấy tưởng như khó hiểu, nhưng lại thật dễ hiểu. Bởi, mỗi chúng ta, đều sống với tình yêu thương và nhân ái. Ngay từ khi sinh ra đến khi lớn lên, ta được sống trong tình người, được dạy phải quan tâm đến người khác. Điều đó tạo thành nét truyền thống, tạo thành thói quen, lối sống.

Hành động đùm bọc, san sẻ cho nhau trong cộng đồng dần trở nên bình thường như một lẽ tất yếu. Sâu xa hơn nữa, sự giúp đỡ, san sẻ lại diễn ra thường xuyên và quan trọng đến thế, chính bởi vì chúng ta là con người. Nghĩa là chúng ta không phải là thần thánh, nên sẽ có lúc gặp khó khăn, thiếu thốn, sai lầm và yếu đuối. Ai rồi cũng sẽ có lúc cần được sẻ chia, được giúp đỡ.

Như một chàng trai khỏe mạnh, cũng sẽ có lúc bị ốm, cần người chăm sóc. Như một tiến sĩ tài ba, cũng có lúc gặp khó khăn với một vấn đề cần nhiều người cùng chung sức. Hay như một cậu bé, có ngoan cường, mạnh mẽ đến đâu cũng cần cha mẹ, người thân thương yêu, chăm sóc.

Sự đùm bọc, sẻ chia ấy giúp cho mỗi người trong chúng ta bình tâm hơn, yên lòng hơn trong từng giây phút. Khi ta biết được rằng, nếu gặp khó khăn, đau buồn, thất bại, thì vẫn sẽ có một chỗ dựa nào đấy, vẫn sẽ có một bờ vai nào đó cho ta dựa vào, che chở cho ta. Thật ấm áp và hạnh phúc biết bao. Khi cả cộng đồng này luôn sẵn lòng chở che và giúp đỡ nhau.

Tuy ý nghĩa của sự đùm bọc vô cùng to lớn, nhưng để làm nên nó thì lại chẳng khó khăn chút nào. Thật sai lầm khi cho rằng chỉ có những người giàu có, thành công, mới có thể đùm bọc, chở che cho số phận khác. Vì chỉ cần là một cánh tay đưa ra đã là sự giúp đỡ rồi. Đơn cử, chính là những ngày tháng mười vừa qua, khi khúc ruột miền Trung oằn mình trong mưa lũ. Hàng trăm con người thoi thóp cầu cứu. Cả nước ta đã cùng nhau chung sức giúp đồng bào ra khỏi khổ ải. Ai có gì giúp nấy.

Người có sức giúp sức, người có của giúp của, người có thời gian giúp thời gian. Điều đó thể hiện rõ qua những chuyến xe vận chuyển đồ tiếp tế không lấy tiền. Những người ngư dân đem thuyền của mình ra làm phương tiện di chuyển vùng ngập lụt. Những người dân ngày đêm nấu cơm tiếp tế cho người dân và người cứu hộ. Những bài báo, những bài đăng kêu gọi toàn dân hướng về miền Trung yêu dấu.

Và cả những người dân ra sức ủng hộ tiền, đồ vật, cùng cả những suất cơm nóng hổi tự mình nấu. Không chỉ lá lành đùm lá rách. Trong những ngày ấy, dân ta còn sống theo tôn chỉ lá rách ít đùm lá rách nhiều. Những ngôi nhà hai tầng, cao hơn, khang trang hơn thì sẵn sàng là nơi nương tựa của những hộ gia đình ở nơi thấp trũng, cùng nhau san sẻ khó khăn. Thật ấm áp xiết bao.

Tuy nhiên, cùng với đó, vẫn có những con người sống mà thiếu đi tình thương, thiếu đi sự quan tâm, chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh. Họ sống lạnh lùng và vô cảm. Như những người nhìn thấy tai nạn, có người bị thương vẫn dửng dưng bỏ đi. Hay có người từ chối mọi lời nhờ giúp đỡ của người khác dù nó chẳng là gì với bản thân mình.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phê phán những người luôn cho rằng sự giúp đỡ, đùm bọc của người khác là hiển nhiên, là tất yếu, mà không biết cảm ơn và tự phấn đấu về sau. Luôn chực chờ sự giúp đỡ từ bên ngoài mà chẳng chịu nỗ lực vươn lên. Đó là những trường hợp thật đáng chê trách và cần thay đổi ngay.

Là một học sinh, từ nhỏ, em đã được bố mẹ, thầy cô và người thân nhắn nhủ về tình yêu thương, đùm bọc những số phận khác. Tuy tuổi nhỏ, nhưng em đã luôn nỗ lực hết mình. Em giúp bạn cùng lớp chép bài khi bạn ấy bị ốm, em chở em nhỏ hàng xóm đi học khi mẹ em ấy bận, em giúp cụ già xách đồ… Và bản thân em, cũng đã nhiều lần nhận được sự giúp đỡ của người khác. Như những phần quà ý nghĩa vào đầu năm học, những lần được cô chú hàng xóm đón về nhà, những lần bị ốm được mọi người chăm sóc, yêu thương… Thật là ấm áp và hạnh phúc.

Em mong rằng, dù thế giới có nhiều đổi thay, xoay vần, thì người dân ta vẫn sẽ mãi cùng nhau chung sống trong bầu yêu thương, san sẻ và đùm bọc lẫn nhau như thế này. Giống như là ông cha ta đã dạy:

“Lá lành đùm lá rách
Lá rách ít đùm lá rách nhiều.”

Kể về tấm gương lá lành đùm lá rách (mẫu 27)

Những ngày lễ Tết, hội hè ở nước ta, bao nhiêu phụ nữ khéo tay đã gói ghém, làm ra những chiếc bánh ngon, đẹp. Trong vườn, bên ao, họ truyền cho nhau một kinh nghiệm giản dị: Lá lành đùm lá rách. Ta hãy cùng giải thích câu tục ngữ này nhé.

Trước hết, đây là một câu nói rất gợi hình. Lá lành là những chiếc lá còn tươi tốt, nguyên vẹn, chưa bị gió lay hay giập rách. Ngược lại, lá rách là những chiếc lá tả tơi vì gió hoặc các vật cứng va chạm vào. Lá lành đùm lá rách gợi ta liên tưởng đến hành động gói bánh. Trong lúc thiếu lá, nhân dân ta thường đặt lá rách, lá nhỏ vào giữa, trong cùng. Còn bên ngoài chiếc bánh là những chiếc lá tươi xanh, nguyên vẹn.

Câu “Lá lành đùm lá rách” còn gợi ý nghĩa sâu xa hơn. Lá lành tượng trưng cho hình ảnh những người có cuộc sống yên lành: có tiền của, no ấm hoặc mạnh khỏe. Ngược lại, lá rách ví với những người nghèo khổ, đói rét, đau ốm hoặc hoạn nạn. Như vậy, cả câu “Lá lành đùm lá rách” là một lời khuyên nhủ của người xưa với chúng ta: những người may mắn, mạnh khỏe, no ấm hãy biết cưu mang, giúp đỡ người ốm đau, hoạn nạn, thiếu thốn…

Xã hội hôm nay đã phát triển. Nhưng đâu phải bây giờ đã hết kẻ đói nghèo, khốn khổ, hoạn nạn, do vậy, rất cần sự tương thân, tương ái. Đây là đạo lí làm người và lòng nhân ái cao cả đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Trong xã hội, không ai có thể sống tách biệt một mình mà tồn tại được. Dẫu một người có đầy đủ sức khỏe, tiền bạc nhưng cũng có khi gặp hoạn nạn, sống giữa thiên nhiên lại càng rủi ro hơn vì những thiên tai nghiệt ngã. Dù giàu hay nghèo, lành hay rách, trước một quả bom của giặc ngoại xâm hay một trận thiên tai, thì máu nào cũng đỏ, xương nào cũng trắng.

Không ai có thể làm ngơ trước những vết thương và tiếng khóc. Lòng thương yêu, đùm bọc lẫn nhau lúc khó khăn hoạn nạn chính là cơ sở tạo tình đoàn kết, thân ái, ràng buộc chặt chẽ các thành viên trong xã hội. Đó là sức mạnh vô song giúp con người sống qua những ngáy ác liệt nhất trong đời:

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh.

Vẫn vững vàng bà dặn cháu đinh ninh

Bố ở chiến khu bố còn việc bố

Mày chớ viết thư kể này, kề nọ…

(Bếp lửa – Bằng Việt)

Suy rộng hơn nữa, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” không chỉ là lời khuyên “hãy giúp người” mà thực ra, giúp người chính là giúp mình. Vì sao vậy? Nếu muốn toàn xã hội như một cái bánh thơm ngon thì một chiếc lá lành không làm được gì cả. Chiếc lá lành phải đùm lá rách mới làm cho chiếc bánh chắc và thơm ngon. Vậy khi chiếc lá rách an toàn thì chiếc lá lành cũng bình yên.

Hơn nữa, khi ta đem lại hạnh phúc, niềm vui cho người khác cũng chính là lúc lòng ta dâng lên một niềm hạnh phúc như câu danh ngôn nổi tiếng: “Niềm hạnh phúc của một người là đem lại niềm vui cho nhiều người”. Thật vậy, qua những lần bão lụt ở miền Trung hoặc lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long, nhiều người đã dành nhiều thời gian, công sức, tiền của để cứu trợ đồng bào gặp nạn. Họ xem đó là niềm vui vì được chia sẻ nỗi đau cùng đồng bào. Tinh thần tự nguyện ấy thật đáng quý.

Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” giản dị mà sâu xa, đơn sơ mà có giá trị lâu bền. Đó là một trong những nền tảng đạo đức của dân tộc Việt Nam, chứa đựng tinh thần nhân ái, nhân bản cao cả. Em sẽ luôn luôn ghi nhớ câu tục ngữ này và thực hiện thật tốt trong mọi hoàn cảnh.

Kể về tấm gương lá lành đùm lá rách (mẫu 28)

Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”.

Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.

Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể “che chở” cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen.

Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, hay “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình “Vì người nghèo”, “Lục lạc vàng”, “Vượt lên chính mình” với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.

Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là quyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.

Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.

Kể về tấm gương lá lành đùm lá rách (mẫu 29)

Trong cuộc sống có rất nhiều những số phận bất hạnh và cần sự giúp đỡ của người khác, lòng tương thân tương ái sẽ luôn luôn được mọi người đánh giá cao, con người với con người cần phải yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Dân tộc ta đã có rất nhiều những truyền thống tốt đẹp để thể hiện được điều đó như lá lành đùm lá rách hay bầu ơi thương lấy bí cùng.

Trong câu tục ngữ này nghĩa đen đơn thuần của nó là nói về chiếc lá lành đùm chiếc lá rách, những chiếc lá to đùm bọc chiếc lá nhỏ, nghĩa đen mang ý nghĩa hiện lên trên bề mặt ngôn từ nhưng ý nghĩa ẩn chứa của nó bên trong câu nói này lại mang những ý nghĩa sâu sắc và sự giáo dục con người một cách mạnh mẽ.

Từ xưa đến nay truyền thống này đã được phát huy và ngày càng được củng cố trong đời sống xã hội. Lòng tương thân tương ái giúp đỡ những con người có số phận khó khăn bất hạnh là tấm lòng cao cả và đáng được khen ngợi nhất. Mỗi người chúng ta đã và đang hiểu những điều đó qua cuộc sống và đời sống của mỗi người. Những con người luôn luôn biết yêu thương và chia sẻ đồng cảm với tất cả con người.

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc từ xưa đến nay đã được dân tộc ta phát huy và giữ gìn nó trở thành những hình ảnh đẹp và vô cùng cao quý, những hình ảnh mang đậm nét giá trị và những ý nghĩa xã hội sâu sắc. Lòng thương người của con người phải ngày càng được giữ gìn và cần phải có tấm lòng nhân hậu thân ái, giúp đỡ người khác.

Mỗi người đều cần phải thể hiện được điều đó qua hành động của mình, lòng thương người và sự đối đãi hợp tình hợp lý giữa con người với nhau, mỗi người cần phải làm được điều đó và nó mới mang một ý nghĩa lý tưởng và giúp đỡ tất cả mọi người.

Mỗi chúng ta khi làm được những điều có ích cho xã hội và giúp đỡ được người khác thì tấm lòng của mình sẽ ngày càng được mở ra và nó cải thiện mạnh mẽ mối quan hệ của mình với tất cả mọi người. Câu tục ngữ trên đã được trải nghiệm từ xưa đến nay và nó hoàn toàn đúng, sự giúp đỡ và đùm bọc giữa con người và con người sẽ được làm nên những giá trị ý nghĩa và tốt đẹp nhất.

Trong đó sự yêu thương giúp đỡ giữa con người với nhau sẽ ngày càng được phát triển mạnh mẽ, và ý nghĩa của nó để lại rất nhiều biểu tượng và tượng trưng cho những lý tưởng và ý nghĩa chung cho tất cả mọi người. Những việc làm có giá trị như việc giúp đỡ người khác, từ những hành động nhỏ nhất như việc đưa người già qua đường, hay dành những đồ dùng của mình quyên góp cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn, một cử chỉ và nghĩa cử cao đẹp tạo nên một ý nghĩa lớn lao cho cả một xã hội.

Một việc làm tuy nhỏ nhưng ý nghĩa của nó để lại lại vô cùng to lớn, mỗi người nên dành tình yêu thương của mình cho những người có hoàn cảnh khó khăn, những người có số phận bất hạnh hơn mình, biết yêu thương đùm bọc con người họ sẽ trở thành những con người cao thượng và làm được những điều có giá trị rất lớn lao và để lại cho con người những tình cảm yêu mến nhất.

Hạnh phúc của mỗi con người là làm được nhiều ý nghĩa và việc làm có ích cho xã hội chính vì vậy mỗi chúng ta nên làm những điều có ý nghĩa và giá trị cho cuộc sống của mình. Với lòng nhân ái, sự yêu thương của con người với con người tạo nên những tình cảm chân thành và vô cùng đáng quý, mỗi người chúng ta cần tạo nên những điều đó để cuộc sống của mình có nhiều ý nghĩa hơn, cuộc sống sẽ thực sự nở hoa và tràn đầy nhựa sống cho mỗi người.

Lá lành đùm lá rách đã để lại bài học quý giá cho mỗi con người, nó không chỉ để lại những giá trị to lớn cho cuộc sống mà còn lại những tình cảm chân thành và đáng chân trọng nhất. Trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều những con người có trái tim nhân hậu, lòng nhân hậu đó luôn luôn được thể hiện qua sự thể hiện sự đồng cảm, cảm thông sâu sắc đến mọi người.

Trong xã hội của chúng ta nếu xuất hiện những con người như vậy xã hội này sẽ ngập tràn tình yêu thương và lòng nhân ái, sự trìu mến, đoàn kết vì một xã hội giàu tình yêu thương của con người, sự đoàn kết của một dân tộc giàu truyền thống.

Mỗi người chúng ta nên học hỏi và phát huy được truyền thống quý báu của dân tộc để từ đó phát huy mạnh mẽ được giá trị và truyền thống của dân tộc ta, những truyền thống cao cả và cần thiết trong một xã hội hiện đại ngày nay, câu tục ngữ này đã để lại những bài học vô cùng quý giá và cần thiết ở mỗi con người.

Kể về tấm gương lá lành đùm lá rách (mẫu 30)

Hạnh phúc đôi khi không phải nhận được mà còn là cho đi. Trao đi sẻ chia và yêu thương cho những mảnh đời kém may mắn hơn mình là một hành động đẹp. Hai năm trước, có một câu chuyện đã xảy ra. Dù chỉ là một việc làm nhỏ “Lá lành đùm lá rách” của bản thân nhưng em vẫn còn nhớ mãi.

Những ngày còn bé, mẹ thường cho em tiền tiêu vặt. Số tiền nho nhỏ ấy em dành để mua cái kẹo, cái bánh hay que kem những ngày nắng nóng, đôi khi thì tích cóp lại mua một món đồ chơi yêu thích. Năm ấy, mùa đông chợt lạnh giá hơn những năm trước. Em thích một chiếc khăn len dài, dự định để dành tiền mua về tặng sinh nhật mẹ. Một thời gian sau em đã có đủ tiền mua chiếc khăn ấy. Em tung tăng chạy bộ ra cửa hàng, thầm nghĩ tặng mẹ rồi mẹ chắc chắn sẽ vui lắm.

Trên đường đến cửa hàng, em đi qua công viên nhỏ. Tình cờ, em nhìn thấy một người ăn xin ngồi co ro nơi góc đường. Đó là một cụ bà cụ già yếu, mái tóc bạc trắng như cước. Trời giá rét căm căm, đôi bàn tay để trong túi áo của em đã tê cứng. Vậy mà bà ngồi đó chỉ với một chiếc áo cũ đã sờn màu. Đôi tay gầy gò của bà run run cầm chiếc bát đã sứt ra trước. Người qua lại trên đường, có người dừng chân cũng có người không hề nhìn mà lạnh lung lướt qua. Nhìn khung cảnh đó, em thương bà vô cùng. Bà đã già rồi mà không có con cháu chăm sóc phải lang thang nơi đầu đường xó chợ như thế này.

Em cầm số tiền dành dụm của mình, phân vân một lát rồi chậm rãi tiến lại phía bà. Số tiền này em phải tích cóp bao lâu. Nhưng bây giờ, em nghĩ bà cụ cần nó hơn mình. Em cẩn thận đặt tiền vào trong chiếc bát mẻ và nói:

– Bà ơi, cháu chẳng có bao nhiêu. Cháu mong sẽ giúp được một chút cho bà ạ.

Bà cụ ngạc nhiên rồi nhìn em đầy cảm ơn. Giọng bà vang lên run run mà trìu mến:

– Cảm ơn cháu. Như thế này là cháu giúp bà nhiều rồi. Có số tiền này, cháu bà hôm nay sẽ không bị đói nữa.

Nghe bà cụ nói như vậy, nước mắt em chực trào ra. Thì ra bà đi ăn xin không phải để nuôi sống mình mà vì cháu của bà. Em dừng lại trò chuyện một lát rồi chạy về nhà. Em nghĩ mình nên kể câu chuyện cho mẹ, mẹ chắc chắn sẽ có cách giúp bà cụ tội nghiệp kia. Mẹ nghe toàn bộ câu chuyện rất vui mừng vì hành động của em, mẹ tự hào vì con gái đã biết nghĩ đến mẹ và yêu thương người khác. Sau đó, mẹ chuẩn bị những chiếc áo ấm và đồ ăn, không quên mang theo một số tiền nhỏ rồi cùng em quay lại chỗ bà cụ ăn xin lúc nãy.

Trời đã quá trưa nhưng không ấm áp thêm mà còn lạnh buốt. Bà cụ ăn xin vẫn ngồi đó, co ro trong gió rét. Mẹ bước lại và ngỏ ý muốn giúp đỡ. Bà cụ nhận ra em liền từ chối:

– Bà cảm ơn hai mẹ con. Nhưng lúc trước cháu bé cho bà nhiều rồi. Bà không nhận nữa.

Mẹ em và em càng thương bà hơn. Mẹ kiên trì mãi bà mới nhận. Bà nắm tay mẹ con em, liên tục cảm ơn. Bà bảo hai mẹ con đều là người tốt, bà biết ơn suốt đời. Mẹ em còn mời bà qua nhà ăn cơm nhưng bà từ chối. Cháu gái bà còn đang đợi bà mua thuốc, mua đồ ăn về. Biết chuyện, mẹ cũng không gượng ép, mẹ dặn bà khi nào qua nhà em. Bà cảm ơn rồi ra về.

Một tháng sau đó, có một bé gái đến tận nhà em tìm gặp. Cô bé là cháu bà cụ kia. Bà cụ qua đời và dặn cháu qua cảm tạ hai mẹ con em. Câu chuyện xảy ra đã lâu, dù không giúp được nhiều nhưng em vẫn luôn ghi nhớ. Yêu thương trao đi quả thực là yêu thương giữ được mãi mãi.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 4 hay, chi tiết khác:

Đăng bởi: Trường Tiểu Học Tiên Phương

Chuyên mục: Tài Liệu Học Tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kênh https://xoilaczzh.tv/ trực tiếp bóng đá