Học TậpLớp 5

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 28 có đáp án (5 phiếu)

Thầy cô biên soạn và giới thiệu tiêu đề Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 28 có đáp án (5 phiếu) hay, chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện, biết cách làm các dạng bài tập Tiếng Việt lớp 5 từ đó học tốt Tiếng Việt lớp 5.

Chỉ 100k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 011110002558311 – NGUYEN THANH TUYEN – Ngân hàng Vietcombank

Bạn đang xem: Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 28 có đáp án (5 phiếu)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official – nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 28 có đáp án (5 phiếu)

A- Kiểm tra Đọc

I – Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi (5 điểm)

Đọc một trong số các đoạn trích dưới đây trong bài Tập đọc đã học ( SGK ) và trả lời câu hỏi (TLCH) ; sau đó tự đánh giá, cho điểm theo hướng dẫn ở Phần hai (Giải đáp – Gợi ý)

(1) Thái Sư Trần Thủ Độ (từ Trần Thủ Độ đến ông mới tha cho)

TLCH : Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì ?

(2) Cao Bằng (3 khổ thơ đầu)

TLCH : Tác giả đã sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên lòng mến khách và sự đôn hậu của người Cao Bằng ?

(3) Phong cảnh đền Hùng (từ Lăng của các vua Hùng đến đồng bằng xanh mát)

TLCH : Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng

(4) Nghĩa thầy trò(từ Các môn sinh đến dạy vỡ lòng cho thầy)

TLCH : Những chi tiết nào cho thấy cụ giáo Chu rất kính trọng người thầy đã dạy cụ từ thuở học vỡ lòng ?

(5) Tranh làng Hồ(từ Kĩ thuật tranh làng Hồ đến dáng người trong tranh)

TLCH : Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt ?

II – Đọc thầm và làm bài tập ( 5 điểm )

Người trồng ngô

Tại vùng trang trại xa xôi, có một bác nông dân trồng được những cây ngô rất tốt. Năm nào bác cũng mang ngô đến hội chợ liên bang và ngô của bác luôn đoạt giải Nhất. Ai cũng cho rằng bác có bí quyết trồng ngô. Một lần, một phóng viên phỏng vấn bác nông dân và phát hiện ra rằng bác cho những người hàng xóm ở trang trại xung quanh những hạt giống ngô tốt nhất của mình.

– Tại sao bác lại cho họ những hạt giống tốt nhất, trong khi năm nào họ cũng đem sản phẩm đến hội chợ liên bang để cạnh tranh với ngô của bác ? – Phóng viên hỏi.

– Anh không biết sao ? – Bác nông dân đáp. – Gió luôn thổi phấn hoa và cuốn chúng từ trang trại này sang trang trại khác, từ cánh đồng này sang cánh đồng khác. Nếu những người hàng xóm xung quanh tôi chỉ trồng những cây ngô xấu thì việc thụ phấn do gió sẽ làm giảm chất lượng của trang trại tôi. Cho nên nếu tôi muốn trồng được ngô tốt, tôi cũng phải giúp những người xung quanh trồng được ngô tốt đã !

Cuộc sống cũng như vậy. Những người muốn được hạnh phúc phải giúp những người sống xung quanh mình hạnh phúc. Những người muốn thành công phải giúp những người quanh mình thành công. Giá trị cuộc sống của bạn được đo bằng những cuộc sống mà bạn “chạm” tới.

(Theo báo Điện tử)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Vì sao bác nông dân trồng ngô được phóng viên phỏng vấn ?

a – Vì bác đem ngô từ trang trại rất xa đến dự hội chợ liên bang

b – Vì bác trồng được nhiều cây ngô tốt, đoạt giải Nhất hội chợ liên bang

c – Vì năm nào bác cũng chịu khó đem ngô đến dự hội chợ liên bang

d – Vì bác có bí quyết trồng ngô để năm nào cũng đoạt giải Nhất liên bang

2. Phóng viên phát hiện ra điều gì khi phỏng vấn bác nông dân ?

a – Bác có một bí quyết trồng ngô rất độc đáo không ai biết

b – Bác có một loại ngô giống rất tốt mà không ai có được

c – Bác cho trang trại hàng xóm những hạt ngô giống tốt

d – Năm nào hàng xóm của bác cũng đem ngô đến hội chợ

3. Tại sao bác nông dân cho những người hàng xóm những hạt ngô giống tốt nhất ?

a – Vì bác hiểu rằng những người hàng xóm có được giống ngô tốt thì ngô của bác mới tốt

b – Vì bác cho rằng hạt giống tốt cũng không tạo ra năng suất cao

c – Vì những người xung quanh trả cho bác nhiều tiền để mua hạt giống

d – Vì nhờ những người xung quanh mà ngô của bác có năng suất cao

4. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ?

a – Con người cần biết cách trồng ngô để có năng suất cao

b – Con người phải biết thông cảm với những người khác

c – Người đem hạnh phúc đến cho người khác là người hạnh phúc

d – Cần cung cấp cho những người trồng ngô giống ngô tốt.

5. Dòng nào dưới đây có các từ in nghiêng không phải là từ đồng âm ?

a – Ngọn núi cao ngất trời / Trồng được những cây ngô có năng suất cao

b – Anh không biết sao ? / Sao trên trời có khi mờ khi tỏ

c – Giống ngô của bác rất tốt / Cách trồng ngô của bác không giống ai

d – Bác nông dân trồng ngô / Mẹ em đang bác trứng

6. Câu “Tại / vùng / trang trại / xa xôi /, có / một / bác / nông dân / trồng / được / những / cây / ngô / rất / tốt.” có mấy danh từ ?

a – 4 danh từ. Đó là các từ ……………………………………

b – 5 danh từ. Đó là các từ ……………………………………

c – 6 danh từ. Đó là các từ ……………………………………

7. Câu “Tại / vùng / trang trại / xa xôi /, có / một / bác / nông dân / trồng / được / những / cây / ngô / rất / tốt.” có mấy danh từ ?

a – 2 tính từ. Đó là các từ ………………….

b – 3 tính từ. Đó là các từ …………………

c – 4 tính từ. Đó là các từ …………………

8. Câu nào dưới đây là câu ghép ?

a – Năm nào bác nông dân cũng mang ngô đến hội chợ liên bang và ngô của bác luôn đoạt giải Nhất

b – Ai cũng cho rằng bác có những bí quyết trồng ngô

c – Một phóng viên phát hiệ ra rằng bác cho những người hàng xóm ở trang trại xung quang những hạt giống ngô tốt nhất của mình

d – Những người muốn được hạnh phúc phải giúp những người sống xung quanh mình hạnh phúc

9. Hai vế của câu ghép “Nếu những người hàng xóm xung quanh tôi chỉ trồng những cây ngô xấu thì việc thụ phấn do gió sẽ làm giảm chất lượng của trang trại tôi.” được nối với nhau bằng cách nào ?

a – Nối trực tiếp bằng dấu phẩy

b – Nối bằng một quan hệ từ

c – Nối bằng một cặp quan hệ từ

d – Nối bằng dấu phẩy và một quan hệ từ

10. Dòng nào dưới đây nêu đúng bộ phận chủ ngữ của câu “Người phóng viên phỏng vấn bác nông dân hôm đó đã phát hiện ra bác cho những người hàng xóm những hạt ngô giống tốt nhất của mình”?

a – Người phóng viên

b – Người phóng viên phỏng vấn

c – Người phóng viên phỏng vấn bác nông dân

d – Người phóng viên phỏng vấn bác nông dân hôm đó

B – Kiểm tra Viết

I – Chính tả Nghe – viết ( 5 điểm )

Tôi đi giữa bãi dâu và có cảm giác như đang lội dưới dòng sông cạn. Cát ở rãnh luống mềm lún. Những cành dâu xôn xao đón lấy ánh nắng chói chang, làm cho lớp cát ở dưới chân tôi mát rượi. Những cành dâu lòe xòe theo gió như trăm nghìn cánh tay xòe ra, hứng lấy ánh nắng vàng rực đã che mát cho khoai lang. Những dây khoai lang mập mạp kia, lại có đủ sức đâm chồi lên mơn mởn…

(Dương Thị Xuân Quý)

(Chú ý : HS nhờ người khác đọc từng câu để viết bài chính tả trên giấy kẻ ô li)

II – Tập làm văn ( 5 điểm )

Chọn một trong hai đề sau để viết bài văn (khoảng 15 câu)

Tả một loài hoa, cái cây mà em yêu thích

Tả một người bạn tốt được mọi người quý mến

(Chú ý : HS viết bài tập làm văn vào giấy kẻ ô li)

Đáp án:

A – Đọc  (10 điểm)

I – Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi  (5 điểm)

– Đọc thành tiếng, đúng từ: 1 điểm ( đọc sai từ 2 đến 4 tiếng : 0,5 điểm ; đọc sai quá 5 tiếng : 0 điểm )

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và các cụm từ cho rõ nghĩa : 1 điểm (ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ : 0,5 điểm ; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên : 0 điểm)

– Bước đầu thể hiện cảm xúc trong giọng đọc: 1 điểm ( giọng đọc chưa thể hiện rõ cảm xúc : 0,5 điểm ; giọng đọc khong thể hiện đúng cảm xúc : 0 điểm )

– Tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 1 phút) : 1 điểm (đọc khoảng 2 phút : 0,5 điểm ; đọc trên 2,5 phút : 0 điểm)

– Trả lời đúng ý câu hỏi : 1 điểm (trả lời chưa đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : 0,5 điểm, trả lời sai hoặc không trả lời được : 0 điểm)

VD : (1) Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã yêu cầu chặt một ngón chân người ấy để phân biệt với những câu đương khác.

(2) Những từ ngữ nói lên lòng mến khách của người Cao Bằng : Mận ngọt đón môi ta dịu dàng ( cho biết mận được trồng rất nhiều ở Cao Bằng, người ta thường mời khách nếm loại trái cây nào khi tới thăm )

Những từ ngữ nói lên sự đôn hậu của người Cao Bằng : chị rất thương, em rất thảo, ông lành như hạt gạo, bà hiền như suối trong.

(3) Những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng : Những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn, đỉnh Ba Vì vòi vọi, dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững, những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già che mát, giếng Ngọc trong xanh.

(4) Những chi tiết cho thấy cụ giáo Chu rất kính trọng người thầy đã dạy cụ từ thuở học vỡ lòng : Cụ giáo Chu dẫn các môn sinh của mình đến tận nhà thầy đồ già để tạ ơn thầy. Cụ giáo Chu và các học trò của mình lần lượt vái tạ thầy đồ già.

(5) Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có điểm đặc biệt là chất liệu để tạo ra màu sắc đều được lấy từ thiên nhiên và từ cuộc sống hằng ngày : Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than rơm bếp, lá tre ; màu trắng được làm từ vỏ sò vỏ điệp trộn với hồ loãng.

II – Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)

1.b (0,5 điểm) 2.c (0,5 điểm) 3.a (0,5 điểm) 4.b (0,5 điểm) 5.a (0,5 điểm)

6.c (0,5 điểm) 7.a (0,5 điểm) 8.a (0,5 điểm) 9.c (0,5 điểm) 10.d (0,5 điểm)

B – Viết (10 điểm)

I – Chính tả nghe – viết (5 điểm – 15 phút )

Bài viết được điểm tối đa khi không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đẹp. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định ) trừ 0,5 điểm. Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, kiểu chữ hoặc trình bày không sạch sẽ… bị trừ 1 điểm toàn bài.

II – Tập làm văn (5 điểm – thời gian làm bài khoảng 35 phút)

– Viết đúng kiểu bài văn miêu tả đã đọc ( tả cây cối – Đề 1, tả người – Đề 2 ) . Bài viết có độ dài khoảng 15 câu, đủ 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài ) : nội dung bám sát yêu cầu đề, miêu tả được một vài nét nổi bật về một loài hoa hoặc cái cây mà em yêu thích (Đề 1), hoặc một người bạn tốt được mọi người quý mến (Đề 2). Diễn đạt rõ ý, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả

– Bài làm đạt những yêu cầu nêu trên có thể đánh giá ở mức Giỏi ( 5 – 4,5 điểm ). Tùy theo hạn chế trong bài làm, có thể đánh giá các mức còn lại như sau : Khá (4 – 3,5 điểm) – Trung bình (3 -2,5 điểm) – Yếu (2 – 1,5 điểm) – Kém (1 – 0,5 điểm)

Tham khảo

a) Cây bàng

Những cây bàng về mùa đông thường rụng hết lá. Lá bàng đỏ rơi đầy mặt đất giống như những tấm bưu thiếp màu đỏ báo tin mùa đông đang tàn và mùa xuân sắp đến. Vậy màu xanh trong lá biến đi đâu nhỉ ? Có phải suốt mùa hè, những tán bàng chăm chỉ che mát cho đường phố, chịu đựng cái nắng gay gắt như lửa nên đến mùa đông, nắng đọng lại thành màu đỏ ? Còn màu xanh thì bay lên về với vòm trời. Rồi mùa xuân đến, màu xanh ấy lại biến thành những hạt mưa bụi nhỏ li ti từ từ bay về trái đất, đổ xuống những cành bàng khẳng khiu và lớn dần lên thành những búp bàng ? Đầu tiên, búp bàng cũng có màu đỏ. Không phải màu đỏ chói mà tím hồng, rồi theo độ lớn, biến thành xanh non. Khi những trận mưa xuân đã hết, caaybafng lại xanh rờn màu xanh của lá mùa hè.

Mùa thu, những quả bàng chín thơm lừng cả phố. Quả bàng ngọt chát nhưng mà thơm ngon lạ. Nhân bàng ăn rất bùi. Lấy viên gạch đạp quả bàng già, khều lấy cái nhân, đi đến lớp học rồi mà nhân bàng còn thơm bùi trong miệng.

Những cây bàng già đã trải qua bao nhiêu cơn gió bão, gốc xù xì những bướu những mắt, thân cây mốc thếch, nhưng lá bàng thì năm nào cũng xanh, quả bàngthì năm nào cũng vàng ươm. Thật giống mẹ cha già đi cho chúng ta khôn lớn

(Băng Sơn)

b) Bạn Minh Quang

Tuổi thơ của tôi có biết bao nhiêu kỉ niệm gắn bó với bạn bè, thầy cô, mái trường. Đây là con đường đi học, kia là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của tôi và lũ bạn, đây là những trận bóng dưới trời mưa rào, những đêm trăng sáng cùng nhau chơi trò ú tim, đuổi bắt. Nhưng gần gũi, thân thiết với tôi hơn cả là bạn Minh Quang, người bạn đã cùng tôi chia sẻ những vui buồn trong học tập, những kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ.

Minh Quang cao to hơn cái tuổi mười một của chúng tôi. Cách ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng cùng với dáng to đậm càng làm cho Quang thêm có vẻ người lớn, khỏe mạnh. Mái tóc hớt cao để lộ vầng trán thông minh và gương mặt khôi ngô, tuấn tú. Tôi thích cặp mắt sáng ẩn dưới đôi chân mày đen nhánh của bạn ấy. Cái nhìn thẳng thắn, nụ cười than thiện luôn nở trên môi khiến Quang gây được cảm tình với mọi người. Ở lớp, Quang là một học sinh chăm chỉ, cần cù, một người bạn tốt. Quang học giỏi đều các môn nhưng say mê nhất vẫn là môn Toán. Được cô khen, đôi má Quang đỏ bừng và đôi mắt càng long lanh sáng. Giờ ra chơi, tôi cùng Quang đánh cờ, hay vui chơi ngoài sân trường. Gặp những bài toán khó, hai đứa lại chụm đầu vào bàn học để tìm ra nhiều cách giải. Quang rất hay giúp đỡ ban bè. Bạn nào không hiểu bài, giờ ra chơi Quang chỉ bảo đến nơi đến chốn.

Quang là một người có tấm lòng nhân hậu. Một lần, chúng tôi được giải môn cờ vua chấp quận, được quận, nhà trường khen thưởng. Tôi sung sướng khi nghĩ đến ánh mắt, nụ cười của bố mẹ, cái nhìn đầy ngưỡng mộ của bé Bi khi mang quà tặng về nhà.Khi tan trường, Quang kéo tôi lại nói về việc Quang quyết định mang tất cả quà tặng lại cho Mai. Nhà Mai nghèo nhất lớp, bố bạn ấy lại bị tai nạn lao động. Việc làm ấy khiến tôi càng yêu mến Quang. Hai đứa cùng đến gặp Mai.

Suốt mấy năm học chung trường,chung lớp, ngày ngày đi về với nhau, Quang là người bạn gắn bó với tuổi học trò của tôi. Nhiều lúc, tôi thầm nghĩ : “Cuộc sống sẽ ra sao nếu không có tình bạn”. Tình bạn thật thiêng liêng và cao quý. Tôi mong sao ai cũng có một người bạn thân thiết như tôi có Quang.

(Theo báo Điện tử)

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 28 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: phút

Câu 1: Em hãy nối những bài văn ở cột A với những truyền thống, nét đẹp văn hóa tương ứng ở cột B sao cho hợp lí

A. Bài văn

B

1. Phong cảnh đền Hùng

a. Tôn sư trọng đạo

2. Cửa sông

b. Tình yêu quê hương, đất nước

3. Nghĩa thầy trò

c. Nét đẹp văn hóa dân gian cần được lưu truyền và gìn giữ thông qua những bức tranh dân gian

4. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

d. Tấm lòng chung thủy, luôn hướng về cội nguồn

5. Tranh làng Hồ

e. Nét đẹp văn hóa dân gian nấu cơm cần được lưu truyền và gìn giữ thông qua một hội thi

6. Đất nước

f. Giỗ tổ Hùng Vương, hằng năm dù ăn đâu ở đâu, đi đâu làm gì cũng phải biết cúi đầu hướng về ngày giỗ Tổ

Câu 2: Em hãy ghép nối các bài ở bên trái với ý nghĩa tương ứng ở bên phải:

A. Bài học

 

1. Trí dũng song toàn

a. Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời của Tổ quốc

2. Tiếng rao đêm

b. Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ – một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước

3. Thái sư Trần Thủ Độ

c. Ca ngợi hành động xả thân cao thượng của anh thương binh nghèo, dũng cảm xông vào đám cháy cứu một gia đình thoát nạn

4. Lập làng giữ biển

d. Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài

Câu 3: Em hãy ghép nối các bài ở bên trái với ý nghĩa tương ứng ở bên phải

A. Bài học

 

1. Chú đi tuần

a. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng  thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

2. Hộp thư mật

b.Các chú công an vô cùng yêu thương các cháu học sinh; sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn để bảo vệ cuộc sống bình yên và tương lai tươi đẹp cho các cháu

3. Phong cảnh đền Hùng

c. Thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc.

4. Đất nước

d.Ca ngợi Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch vô cùng kiên định, dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần vào thắng lợi chung của toàn dân tộc.

Câu 4: Điền chữ cái thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau

a. Lan là cô gái xinh đẹp lại …ịu …àng nhất xóm

b. …õ …àng là đang vô cùng sợ hãi nhưng hắn lại cố làm như không có gì

c. Lễ …ước kiệu được tổ chức vào mồng 10 tháng …êng      

d. ..ưới ánh trăng sáng vằng vặc, người dân trong thôn đang hăng say …ã gạo

Câu 5: Phát hiện lỗi sai trong những câu sau và sửa lại cho đúng

            Sau tiếng chuông từ ngoi chùa cỏ một lúc lâu, trăng dần nho lên khõi dặng tre. Trời bây dờ, trông vắt, thăm thẳm và cao. Mặt trăng nhõ lại, sáng vằng vặc trên không và ru ru như sáo giều. Ánh trăng trông chãy khắp cành cây, kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xóa.

Câu 6: Phát hiện lỗi sai trong đoạn văn sau và sửa lại cho đúng

            Gia đình ông Giô-dép lại chuyển về ác-boa để lu-i paxtơ có thể tiếp tục đi học. Ác-Boa là một thị trấn nhỏ, không có những lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy những ngôi nhà bé nhỏ, cổ kính. Dòng sông quy-dăng-xơ hiền hòa lượn quanh thành phố với những chiếc cầu trắng phau

Câu 7: Trong các câu sau, câu nào là câu đơn?

A. Vì trời mưa nên Loan không đi chơi nữa.

B. Vào tháng 5, khi cái nắng như thiêu như đốt ùa về, tôi cũng bắt đầu đợt thi quan trọng nhất trong cuộc đời học sinh.

C. Tuy là Long rất nóng tính nhưng cậu ấy lại là một người vô cùng trượng nghĩa.

D. Giá mà Bình nghe lời khuyên của mọi người thì sự việc đã không đi xa đến thế này

Câu 8: Em đọc kĩ hai cột sau và thực hiện ghép nối sao cho phù hợp

Câu ghép

Mối quan hệ trong câu

1. Lan ngoan ngoãn, chăm chỉ còn Ngọc thì lại lười biếng, nhác học.

a. quan hệ nguyên nhân – kết quả

2. Vì học kém nên Lan luôn tự ti không dám kết bạn với ai.

b. quan hệ điều kiện (giả thiết) – kết quả

3. Trời càng mưa to sấm chớp càng dữ dội

c. quan hệ tương phản

4. Nếu em có một điều ước thì em sẽ ước có thật nhiều điều ước nữa.

d. quan hệ tăng tiến

Câu 9: Gạch dưới những từ dùng để liên kết các câu văn lại với nhau trong đoạn văn sau

            Trong miêu tả, người ta thường so sánh. So sánh thì cũng tùy: Cậu ta mới chừng ấy tuổi mà trông như một cụ già. Đấy là so sánh người với người. Đôi khi so sánh người với con vật: Trông anh ta như một con gấu. Có thể lấy nhỏ so với lớn: Con rệp to kềnh như một chiếc xe tăng. Trái lại có thể lấy lớn so với bé: Trái đất như một giọt nước mắt giữa không trung.

            Cuối cùng chỉ nhằm một mục đích đó là làm sao cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn được người đọc. Song, để so sánh hay thì cần phải quan sát. Như vậy, mới nói ra được điều mình muốn tả.

Câu 10: Em hãy tả lại người bạn thân của em ở trường

Đáp án:

Câu 1:

1 – f: Phong cảnh đền Hùng: Giỗ tổ Hùng Vương, hằng năm dù ăn đâu ở đâu, đi đâu làm gì cũng phải biết cúi đầu hướng về ngày giỗ Tổ

2 – d: Cửa sông: Tấm lòng chung thủy, luôn hướng về cội nguồn

3 – a: Nghĩa thầy trò: Tôn sư trọng đạo

4 – e: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân: Nét đẹp văn hóa dân gian nấu cơm cần được lưu truyền và gìn giữ thông qua một hội thi

5 – c: Tranh làng Hồ: Nét đẹp văn hóa dân gian cần được lưu truyền và gìn giữ thông qua những bức tranh dân gian

6 – b: Đất nước: Tình yêu quê hương, đất nước

Đáp án đúng: 1->f, 2->d, 3->a, 4->e, 5->c, 6->b

Câu 2:

1 – d: Trí dũng song toàn: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài

2 – c: Tiếng rao đêm:Ca ngợi hành động xả thân cao thượng của anh thương binh nghèo, dũng cảm xông vào đám cháy cứu một gia đình thoát nạn

3 – b: Thái sư Trần Thủ Độ: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ – một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước

4 – a: Lập làng giữ biển: Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời của Tổ quốc

Đáp án đúng: 1->b, 2->c, 3->b, 4->a

Câu 3:

1 – b: Chú đi tuần: Các chú công an vô cùng yêu thương các cháu học sinh; sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn để bảo vệ cuộc sống bình yên và tương lai tươi đẹp cho các cháu

2 – d: Hộp thư mật: Ca ngợi Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch vô cùng kiên định, dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần vào thắng lợi chung của toàn dân tộc.

3 – a: Phong cảnh đền Hùng: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng  thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

4 – c: Đất nước: Thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc.

Đáp án đúng: 1->b, 2-> d, 3->a, 4->c

Câu 4:

a. Lan là cô gái xinh đẹp lại dịu dàng nhất xóm

b. Rõ ràng là đang vô cùng sợ hãi nhưng hắn lại cố làm như không có gì

c. Lễ rước kiệu được tổ chức vào mồng 10 tháng giêng         

d. Dưới ánh trăng sáng vằng vặc, người dân trong thôn đang hăng say giã gạo

Câu 5:

Sau tiếng chuông từ ngoi chùa cỏ một lúc lâu, trăng dần nho lên khõidặng tre. Trời bây dờtrông vắt, thăm thẳm và cao. Mặt trăng nhõ lại, sáng vằng vặc trên không và ru ru như sáo giều. Ánh trăng trôngchãy khắp cành cây, kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xóa.

ngoi -> ngôi, cỏ -> cổ, nho -> nhô, khõi -> khỏi, dặng -> rặng, dờ -> giờ, trông -> trong, nhõ -> nhỏ, giều -> diều, trông -> trong, chãy -> chảy

Câu 6:

Gia đình ông Giô-dép lại chuyển về ác-boa để lu-i paxtơ có thể tiếp tục đi học. Ác-Boa là một thị trấn nhỏ, không có những lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy những ngôi nhà bé nhỏ, cổ kính. Dòng sông quy-dăng-xơ hiền hòa lượn quanh thành phố với những chiếc cầu trắng phau

ác-boa -> Ác-boa; lu-i paxtơ -> Lu-i Pa-xtơ; Ác-Boa-> Ác-boa, quy-dăng-xơ -> Quy-dăng-xơ

Câu 7:

– Phân tích các câu trong bài

trời / mưa // nênLoan / không đi chơi nữa

    CN    VN             CN                    VN

Vào tháng 5, khi cái nắng như thiêu như đốt ùa về, // tôi / cũng bắt đầu đợt thi quan trọng nhất                                         Trạng Ngữ                              CN                               VN     

trong cuộc đời học sinh.

TuyLong / rất nóng tính // nhưngcậu ấy / lại là một người vô cùng trượng nghĩa.

         CN          VN                              CN                               VN

Giá màBình / nghe lời khuyên của mọi người thì sự việc / đã không đi xa đến thế này

              CN                                         VN                  CN                   VN

Trong câu trên ta thấy các câu đều có đủ 2 thành phần là CN – VN trừa câu B là một câu đơn đủ các thành phần C- V và có bổ sung phần trạng ngữ

=> Đáp án đúng là B

Đáp án đúng: B. Vào tháng 5, khi cái nắng như thiêu như đốt ùa về, tôi cũng bắt đầu đợt thi quan trọng nhất trong cuộc đời học sinh.

Câu 8:

1. Lan / ngoan ngoãn, chăm chỉ // cònNgọc / thì lại lười biếng, nhác học.

-> Quan hệ tương phản

2. học / kémnên // Lan luôn tự ti không dám kết bạn với ai.

-> Quan hệ nguyên nhân – kết quả

3. Trời / càngmưa to // sấm / chớp càng dữ dội.

-> Quan hệ tăng tiến

4. Nếuem / có một điều ước // thìem / sẽ ước có thật nhiều điều ước nữa.

-> Quan hệ điều kiện (giả thiết) – kết quả

Đáp án đúng: 1->c, 2->a, 3->d, 4->b

Câu 9:

Trong miêu tả, người ta thường so sánh. So sánh thì cũng tùy: Cậu ta mới chừng ấy tuổi mà trông như một cụ già. Đấy là so sánh người với người. Đôi khi so sánh người với con vật: Trông anh ta như một con gấu. Có thể lấy nhỏ so với lớn: Con rệp to kềnh như một chiếc xe tăngTrái lại có thể lấy lớn so với bé: Trái đất như một giọt nước mắt giữa không trung.

Cuối cùng chỉ nhằm một mục đích đó là làm sao cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn được người đọc. Song, để so sánh hay thì cần phải quan sát. Như vậy, mới nói ra được điều mình muốn tả.

Câu 10:

            Em có rất nhiều người bạn nhưng người đã gắn bó với em từ tấm bé là Thủy. Cô bạn ở ngay cạnh nhà em, thân thiết với em ngay từ khi hai đứa còn học mẫu giáo với nhau.

            Thủy có dáng người nhỏ nhắn, xinh xắn. Vóc dáng nhỏ bé nhưng bù lại Thủy rất nhanh nhẹn. Thoắt cái đã làm xong việc đâu ra đấy, thoắt cái đã chạy tới chỗ này, thoắt cái đã bước tới chỗ kia. Thủy có một mái tóc đen mượt, dài tới ngang lưng. Trong khi mà nhiều bạn đã bắt đầu theo đuổi mái tóc ngắn, nhuộm màu thì Thủy vẫn trung thành với nét đẹp truyền thống đó. Mái tóc đen đó càng làm nổi bật làm da trắng của bạn. Đôi mắt của Thủy to, long lanh và đen lay láy. Mỗi lúc nói chuyện đôi mắt ấy sáng lấp láy, linh động khiến ai cũng phải mải miết chú ý mà ngước nhìn. Người ta nói đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của mỗi người, nhìn vào đôi mắt ươn ướt ấy ngay từ đầu em đã cảm nhận được Thủy là cô bạn vô cùng nhạy cảm và sống nội tâm. Khuôn miệng bạn lúc nào cũng mỉm cười vui vẻ, mỗi lần cười tươi lại lộ ra lúm đồng tiền duyên ơi là duyên.

Thủy là một cô bé vô cùng hài hước, ở đâu có bạn ấy thì ở đó sẽ không bao giờ thiếu những tiếng cười. Người ta bảo vui vẻ không phải là một loại tính cách mà nó là một loại năng lực, năng lực khiến cho những người xung quanh mình được vui vẻ. Khi nghe câu này em đã nghĩ đến Thủy, cô bạn sở hữu năng lực vui vẻ cực mạnh. Những câu chuyện của Thủy luôn thu hút mọi người và kéo gần tất cả lại với nhau. Lúc kể chuyện, đôi tay thường khua lên khua xuống, cái đầu lí lắc khiến ai trong chúng em đều cảm thấy vui vẻ. Đừng tưởng Thủy nhỏ con mà coi thường, bạn ấy còn rất thích giúp đỡ và bênh vực bạn bè. Đâu đâu cũng sẵn sàng sẵn tay giúp đỡ bạn bè mình. Còn nhớ hồi lớp 4 có một bạn trong lớp bị bắt nạt, Thủy không ngại đứng ra bênh vực và bảo vệ. Đồng thời Thủy cũng vô cùng  khéo léo, mỗi bức tranh mà Thủy vẽ vào giờ Mĩ thuật luôn sống đống, có hồn và mang một vẻ đẹp riêng chẳng lẫn đi đâu được. Mùa đông vừa rồi, Thủy tặng cho em một chiếc khăn bạn ấy tự đan khiến em thật bất ngờ, hóa ra bạn ấy còn biết đan nữa.

            Em và Thủy chơi với nhau  từ hồi mẫu giáo, chuyện vui buồn gì chúng em cũng cùng nhau trải qua cả. Cả tuổi thơ của em đều  tràn ngập hình dáng Thủy in hằn vào từng  kỉ niệm. Có một lần sinh nhật, vì Thủy đi xa về không kịp mua  quà tặng đúng ngày cho em, vào hôm sinh nhật bạn đã nói “Cậu ước điều gì? Tớ sẽ giúp cậu thực hiện”. Lúc đó em nói bừa rằng “Cậu cõng tớ ra hồ bơi đi” Không ngờ Thủy với vóc dáng nhỏ con khi ấy lại nhất quyết đòi cõng em ra hồ thật. Đó thật sự là món quà mà cả đời này em cũng không thể nào quên được.

            Người ta bảo những người bạn ở bên nhau từ thuở còn nhỏ sẽ ở bên nhau mãi mãi em tin rằng tình bạn của em với Thủy cũng sẽ như vậy.Chúng em sẽ cố gắng cùng nhau học tập thật tốt, chia sẻ với nhau những buồn vui trong cuộc sống và trở thành những người có ích cho xã hội.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 28 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: phút

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt (7 điểm) – (Thời gian 20 phút)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

BẦU TRỜI NGOÀI CỬA SỔ

Đó là khung cửa sổ có bầu trời bên ngoài thật đẹp. Bầu trời ngoài cửa sổ ấy, lúc thì như một bức tranh nhiều màu sắc lúc thì như một trang sách hay. Bầu trời bên ngoài cửa sổ, Hà chỉ nhìn sắc mây thôi cũng có thể đoán biết mưa hay nắng, dông bão hay yên lành.

Bầu trời ngoài của sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cành ấy, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn – chợt bay đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”. Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.

Buổi sáng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vào nhà, in hình hoa lá trên mặt bàn, nền gạch hoa. Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân.

Ôi! Khung cửa sổ nhỏ! Hà yêu nó quá! Hà thích ngồi bên cửa sổ nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích “Ngày xửa, ngày xưa…”

NGUYỄN QUỲNH

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng và làm các bài tập sau:

Câu 1. (0,5 điểm) Khi ngắm bên ngoài bầu trời, Hà có thể đoán biết được thời tiết qua sự vật gì?

A. Sắc mây
B. Ánh nắng
 C. Mặt trăng

Câu 2. (0,5 điểm) Qua khung cửa sổ, Hà cảm nhận được hình ảnh và âm thành nào?

A. Đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ.
B. Bầu trời đầy ánh sáng, màu sắc, đàn vàng anh sắc long óng ánh như dát vàng, tiếng chim hót như những chuỗi vàng lọc nắng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong.
 C. Bầu trời u ám, tiếng những giọt mưa thánh thót, những cành cây vật vã trong gió, tiếng chim hót như những chuỗi vàng lọc nắng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong.

Câu 3. (0,5 điểm) Bầu trời bên ngoài cửa sổ được so sánh với những gì?

A. Như một câu chuyện cổ tích.
B. Như một đàn vàng anh.
 C. Như bức tranh nhiều màu sắc, lúc thì như một trang sách hay.

Câu 4. (0,5 điểm) Trong câu “Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân” Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì?

A. So sánh
B. Nhân hóa
 C. Cả so sánh và nhân hóa

Câu 5. (0,5 điểm) Hà thích làm điều gì bên cửa sổ?

A. Nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích.
B. Ngắm nhìn bầu trời không chán
 C. Ngửi hương thơm của cây trái.

Câu 6. (0,5 điểm) Vì sao nhìn sắc mây thôi Hà cũng có thể đoán biết bầu trời mưa hay nắng, dông bão hay yên lành?

A. Vì Hà xem dự báo thời tiết
B. Vì Hà thường xuyên quan sát bầu trời nên có kinh nghiệm
 C. Vì Hà rất thông minh

Câu 7. (1 điểm) Qua bài đọc trên em hiểu nội dung câu chuyện như thế nào?

Câu 8. (1 điểm) Em hãy viết hai câu thành ngữ hoặc tục ngữ nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta?

Câu 9. (1 điểm). Đặt một câu ghép có sử dụng cặp từ hô ứng ” càng…..càng”?

Câu 10. (1 điểm) Em có thích ngồi bên của sổ nhà mình không? Khi ngồi ở đó em thường làm gì?

B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1. Chính tả nghe – viết (3 điểm) – (Thời gian 15 phút)

Đọc cho học sinh nghe – viết bài: “Mùa vàng”

2. Tập làm văn (7 điểm) – (Thời gian 30 phút)

Đề bài: Em hãy tả một người bạn thân của em ở trường?

Đáp án:

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc: (3 điểm)

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm (1 điểm)

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): (1 điểm)

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc (1 điểm)

Đáp án thăm đọc

+ Thăm 1: Trần Thủ Độ bảo người ấy phải chặt một ngón chân để phân biệt với các câu đương khác, khiến người ấy phải kêu van mãi ông mới tha cho.

+ Thăm 2: Sứ thần Giang Văn Minh đã vờ khóc và than rằng: Hôm nay là ngày giỗ cụ tổ năm đời nhưng không có mặt ở nhà để cúng giỗ. Vậy là bất hiếu với tổ tiên.

+ Thăm 3: Bố muốn đưa dân làng ra đảo để lập một làng mới, nhưng ông Nhụ không đồng ý.

+ Thăm 4: Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử xem ai là chủ nhân + của tấm vải.

Thăm 5: Các môn sinh đến nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy.

2. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm)

 

Câu 1

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

A

C

C

A

B

Điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 7: (1 điểm) Nội dung: Tả cảnh vật, bầu trời, đàn chim qua khung cửa sổ

Câu 8: (1 điểm)

VD: – Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy

– Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy

– Không thầy đố mày làm nên

Câu 9: (1điểm):

VD: – Trời càng mưa to, gió càng lớn

– Em càng học giỏi bao nhiêu, em càng được bạn bè thầy cô quý mến bấy nhiêu.

Câu 10: (1 điểm):

– Trả lời theo ý hiểu

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

1. Chính tả: (3 điểm)

– Tốc độ 95-100 chữ/ 15 phút: 1 điểm; 85-90 chữ/15 phút: 0,5 điểm; dưới 85 chữ/15 phút: 0 điểm.

– Chữ viết rõ ràng, đúng kiểu chữ, cỡ chữ, có thể còn 1-2 lỗi: 1 điểm; còn 3-5 lỗi: 0,5 điểm; còn hơn 5 lỗi: 0 điểm.

– Viết đúng chính tả, có thể còn 1-3 lỗi: 0,5 điểm; còn 4-5 lỗi: 0,25 điểm; còn hơn 5 lỗi: 0 điểm.

– Trình bày đúng quy định, bài viết sạch: 0,5 điểm; trình bày chưa đúng quy định, bài viết sạch hoặc trình bày đúng quy định nhưng bài viết còn tẩy xóa: 0,25 điểm; bài viết trình bày chưa đúng quy định, còn tẩy xóa nhiều: 0 điểm.

2. Tập làm văn (7 điểm)

* Mở bài (1 điểm) Giới thiệu được người định tả.

* Thân bài (3 điểm) Tả được về ngoại hình: khuôn mặt, mái tóc, đôi mắt, làm da,… Tả hoạt động, tính tình,…

* Kết bài (1 điểm) Nêu cảm nghĩ của mình về người đã tả.

* Chữ viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp (1 điểm)

* Dùng từ đặt câu hay và sinh động (0,5 điểm)

* Bài viết có sáng tạo (0,5 điểm)

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 28 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: phút

A. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU:

Đọc thầm bài văn sau, dựa vào nội dung bài đọc và những kiến thức đã học để trả lời câu hỏi và bài tập bên dưới:

Rừng đước

Rừng đước mênh mông. Đước mọc chen nhau trên vùng đất ngập nước. Cây đước mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ. Rễ nó cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất. Tuy mặt đất lầy nhẵn thín nhưng không có một cọng cỏ mọc. Chỉ có vài chiếc lá rụng mà nước triều lên chưa kịp để cuốn đi, và bóng nắng chiếu xuyên qua những tầng lá dày xanh biếc, soi lỗ chỗ trên lượt bùn mượt mà vàng óng li ti vết bàn chân của những con dã tràng bé tẹo.

Những buổi triều lên, nước chỉ ngập quá gối thôi, chúng tôi năm bảy đứa rủ nhau đi bắt vọp, bắt cua. Rồi trên đường về thường đuổi nhau chui qua những cánh tay đước, móc bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ.

Nguyễn Thi

Câu 1: Cây đước có những đặc điểm gì nổi bật so với những cây khác? Hãy khoanh tròn vào trước ý đúng:

A. Rừng đước mênh mông.

B. Đước mọc chen nhau trên vùng đất ngập nước.

C. Chỉ có vài chiếc lá rụng mà nước triều lên chưa kịp để cuốn đi.

D. Cây đước mọc dài tăm tắp, rễ cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay.

Câu 2: Bài văn tả rừng đước lúc nước thủy triều như thế nào? Đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng:

□ Lúc nước triều lên.

□ Lúc nước triều xuống.

□ Cả lúc nước triều lên và lúc nước triều xuống

□ Nước triều không lên không xuống

Câu 3: Hoạt động của con người trong đoạn văn được miêu tả là gì? Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống thích hợp:

Những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất □

Năm bảy đứa rủ nhau đi bắt vọp, bắt cua □

Vết chân của những con dã tràng bé tẹo □

Trên đường về thường đuổi nhau chui qua những cánh tay đước, móc bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ □

Câu 4: Nối yêu cầu so sánh hoặc nhân hóa ở cột A với hình ảnh ở cột B sao cho thích hợp:

A

B

Hình ảnh so sánh

Vết bàn chân của những con dã tràng bé tẹo.

 

Cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ

Hình ảnh nhân hóa

Chúng tôi chui qua những cánh tay đước, móc

bùn ném nhau.

 

Rễ tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất.

Câu 5: Em hãy khoanh vào từ ngữ có tác dụng nối các câu trong đoạn văn sau:

Những buổi triều lên, nước chỉ ngập quá gối thôi, chúng tôi năm bảy đứa rủ nhau đi bắt vọp, bắt cua. Rồi trên đường về thường đuổi nhau chui qua những cánh tay đước, móc bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ.”

Câu 6: Khoanh vào cặp từ chỉ quan hệ, gạch một gạch dưới chủ ngữ, gạch hai gạch dưới vị ngữ trong mỗi vế của câu ghép sau:

Tuy mặt đất lầy nhẵn thín nhưng không có một cọng cỏ mọc.

Câu 7: Tìm từ được lặp lại trong chuỗi câu sau đây và cho biết việc lặp lại đó có tác dụng gì? Viết ý của em vào chỗ chấm.

“Rừng đước mênh mông. Đước mọc chen nhau trên vùng đất ngập nước. Cây đước mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ.”

Từ lặp lại đó là từ: ………………………………………………………………………………….

Việc lặp lại đó có tác dụng: ………………………………………………………………………….

Câu 8: Từ “nó” trong câu thứ hai thay thế cho từ nào trong câu thứ nhất, có thể thay từ “nó” bằng từ nào khác? Viết ý của em vào chỗ chấm.

“Cây đước mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ. Rễ nó cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất.”

Từ “nó” thay thế cho từ: ………………………………………………………….

Có thể thay thừ “nó” bằng từ: ……………………………………………………………………..

Câu 9: Ở núi rừng miền trung không có cây đước, chỉ có tre và những loài giống tre mọc rất nhiều. Theo em, tre mang lại lợi ích gì cho đời sống con người? Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Câu 10: Theo em, chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng đước hay rừng ngập mặn? Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

B. KIỂM TRA VIẾT:

I. Chính tả (Nghe – viết):

II. Tập làm văn: Tả đồ vật

Đề bài: Hãy tả một đồ vật hoặc một món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.

Đáp án:

A. Kiểm tra đọc: 10 điểm

1. Đọc thành tiếng: 3 điểm

Giáo viên kiểm tra trong các tiết ôn tập tuần 28.

Cách tiến hành: Cho học sinh bốc thăm để một chọn bài đọc (là văn xuôi) trong số các bài đã học từ tuần 19 đến tuần 27, tốc độ đọc là 115 tiếng/phút.

Chấm điểm:

– Điểm 9-10: đọc to, rõ ràng, không sai từ, giọng đọc có biểu cảm, đảm bảo tốc độ.

– Điểm 7-8: đọc rõ tiếng, sai không quá 4 từ, giọng đọc có biểu cảm, đảm bảo tốc độ.

– Điểm 5-6: sai 5 đến 7 từ, đảm bảo tốc độ.

– Điểm dưới 5: Không đảm bảo tốc độ, đọc còn ngắt ngứ, sai trên 8 từ.

2. Đọc hiểu: 7 điểm

Thời gian làm bài: 20 phút. Điểm mỗi câu và đáp án như sau:

Câu 1- MĐ1 (0,5 điểm): Khoanh vào D: Cây đước mọc dài tăm tắp……

Câu 2- MĐ1 (0,5 điểm): Đánh X vào ô thứ nhất: Lúc nước triều lên.

Câu 3- MĐ1 (0,5 điểm): Theo thứ tự từ trên xuống dưới: S – Đ – S – Đ

Câu 4- MĐ2 (0,5 điểm):

+) Hình ảnh so sánh là: Cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ.

Rễ tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay …..

+) Hình ảnh nhân hóa là: Vết bàn chân của những con dã tràng bé tẹo

Chúng tôi chui qua những cánh tay đước, móc bùn ném nhau

Câu 5- MĐ1 (0,5 điểm): Khoanh vào từ: Rồi

Câu 6- MĐ2(1 điểm): Tuy mặt đất lầy nhẵn thín nhưng không có một cọng cỏ mọc.

Cặp từ quan hệ là: Tuy, nhưng

Chủ ngữ 1: Mặt đất

Vị ngữ 1: lẫy nhẵn thín

Chủ ngữ 2: một cọng cỏ

Vị ngữ 2: mọc

Câu 7- MĐ2 (0,5 điểm): Từ lặp lại: đước, tác dụng: Liên kết các câu trong đoạn văn.

Câu 8 (1 điểm): Từ “nó” thay thế cho từ “cây đước”, có thể thay từ “nó” bằng từ “chúng”

Câu 9 (1 điểm): Con người dùng tre làm nhà cửa, làm đồ dùng trong gia đình, làm giàn giáo, làm bờ rào và rất nhiều công dụng khác nữa. Tre làm đẹp cảnh quang thiên nhiên, cho bóng mát, ngăn chặn xói lở đất và gió bão…

Câu 10 (1 điểm): Để bảo vệ rừng đước và rừng ngập mặn, chúng ta không nên khai thác rừng bừa bãi, không phá rừng lấy đất nuôi trồng thủy sản,trồng thêm nhiều cây chịu ngập nước, chăm sóc và bảo vệ tốt loại rừng này…

B. Kiểm tra viết: 10 điểm

I. Viết chính tả: 2 điểm

Cho học sinh viết chính tả (Nghe – viết) bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (Sách TV lớp 5, tập 2, trang 83-84), viết đoạn Hội thi bắt đầu … bắt đầu thổi cơm.

Thời gian viết là 15 phút.

Chấm điểm: Bài viết sai không quá 5 lỗi được 2 điểm, sai trên 5 lỗi thì trừ mỗi lỗi 0,5 điểm.

II. Tập làm văn: 8 điểm

Thời gian làm bài: 35 phút. Yêu cầu chung của bài văn là:

Viết đúng đề bài; bố cục rõ ràng; dùng từ đặt câu hợp lý; nội dung chặt chẽ;

Vận dụng các hình ảnh nhân hóa, so sánh, từ gợi tả…

Chữ viết rõ ràng; trình bày sạch sẽ.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 28 có đáp án (Phiếu số 5)

Thời gian: phút

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

– Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 5, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.

– Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.

AI. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Giá trị của tình bạn

Ben là thần đồng âm nhạc. Từ bé, cậu đã được mẹ mình – một nhạc công chuyên nghiệp dạy chơi pi- a- nô. Cậu chơi đàn với một niềm say mê và tình yêu mãnh liệt dành cho âm nhạc. Cậu đã đạt được rất nhiều giải thưởng và trở thành thần tượng của nhiều người.

Khi sự nghiệp của Ben đang lên như diều thì một biến cố lớn xảy ra: mẹ cậu qua đời vì bạo bệnh. Sự ra đi của người thân duy nhất ấy khiến Ben rơi vào đáy sâu tuyệt vọng. Cậu chìm trong đau khổ, đến mức đôi tai không thể cảm nhận được âm thanh tiếng đàn. Cậu dần dần rời bỏ âm nhạc trong sự bế tắc.

La- la là một cô bé vô cùng ngưỡng mộ tài năng âm nhạc của Ben. Cô vẫn dõi theo cuộc sống của thần tượng mình và vô cùng buồn bã khi Ben không thể chơi đàn. Cô quyết tâm vực dậy cuộc sống của Ben, đưa cậu trở lại với âm nhạc. Hàng ngày, cô gặp gỡ, trò chuyện, động viên Ben, cô kề vai sát cánh bên Ben trong những buổi tập nhọc nhằn. Cô cùng Ben nghe những bản nhạc để đưa cậu trở về với âm thanh, cũng chính cô là động lực để Ben đăng kí tham gia cuộc thi pi- a- nô dành cho lứa tuổi 15. Cô hứa với Ben rằng, mình sẽ là một khán giả cổ vũ hết mình cho Ben khi cậu thi.

Vào ngày thi, Ben bước lên sân khấu với một niềm tin mãnh liệt rằng đâu đó trong hàng ngàn khán giả dưới kia, có một đôi mắt tin yêu đang dõi theo mình, có một đôi tai đang chờ đợi bản nhạc của mình. Và cậu đã say mê chơi nhạc… bản nhạc tuyệt đẹp cho tình bạn.

Em hãy trả lời mỗi câu hỏi, làm mỗi bài tập theo một trong hai cách sau:

– Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em chọn.

– Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

1. Điều gì xảy ra đã ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp âm nhạc của Ben? (M1- 0,5 điểm)

A. Mẹ của Ben qua đời.

B. Cậu bị mất thính lực

C. Cậu bị hỏng thi.

D. Gia đình cậu bị phá sản.

2. Sau biến cố đó, cậu trở nên như thế nào? (M1- 0,5 điểm)

A. Cậu không còn muốn tiếp xúc với ai nữa.

B. Cậu không còn dành tình yêu cho âm nhạc nữa.

C. Cậu đau khổ đến mức không thể nghe được âm thanh tiếng đàn.

D. Cậu không còn người hướng dẫn tập đàn nữa.

3. La- la đã làm gì để Ben trở lại với âm nhạc? (M2- 0,5 điểm)

A. Cô hỗ trợ tài chính cho Ben.

B. Cô luôn ở bên và động viên Ben.

C. Cô tìm thầy dạy giỏi cho Ben.

D. Cô đăng kí cho Ben tham dự một cuộc thi âm nhạc.

4. Vì sao bản nhạc Ben chơi trong ngày thi được cho là bản nhạc tuyệt đẹp của tình bạn? (M2- 0,5 điểm)

A. Vì tình bạn là động lực khiến cậu cố gắng.

B. Vì có nhiều người bạn đến cổ vũ cho cậu.

C. Vì cậu chơi bản nhạc nói về tình bạn.

D. Vì bạn bè là người gần gũi nhất với cậu.

5. Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện? (M3- 1,0 điểm)

…………………………………………………………………………………

6. Theo em, tình bạn có vai trò như thế nào trong cuộc sống của con người? (M4- 1,0 điểm)

…………………………………………………………………………………

7. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống. (M3- 0,5 điểm)

Các ca sĩ luôn giữ gìn hình ảnh của mình trước …

A. công dân

B. công chúng

C. công nhân

D. người dân

8. Từ ngữ nào dưới đây có thể thay thế cho từ in đậm để hai câu văn không bị lặp từ? (M2- 0,5 điểm)

Ben là một thần đồng âm nhạc. Ben đã dành rất nhiều thời gian để chơi đàn.

A. Cậu

B. Mình

C. Chàng

D. Nó

9. Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong câu dưới đây: (M3- 1,0 điểm)

a) … Ben chơi nhạc với một niềm say mê … bạn còn chơi với một tình yêu mãnh liệt.

b)… sức mạnh của tình bạn … Ben đã vượt qua nỗi đau để tiếp tục hành trình chinh phục âm nhạc của mình.

10. Thêm một vế câu để tạo thành câu ghép. (M4- 1,0 điểm)

Mẹ là người em yêu thương nhất nên …

B. Kiểm tra viết (10 điểm)

1. Chính tả nghe – viết (2 điểm)

Sức mạnh của Toán học

Toán học có sức mạnh rất to lớn. Nhờ có Toán học, người ta đã phát minh ra những điều thật kì diệu. Niu- tơn đã tìm ra những định luật kì diệu giúp con người vén bức màn bí ẩn của thiên nhiên. La- voa- di- ê đã phát minh ra định luật bảo toàn vật chất vĩ đại. Cô- péc- nic đã xây dựng nên học thuyết cho rằng Trái Đất và các hành tinh khác quay quanh Mặt Trời. Thậm chí, chỉ bằng tính toán, người ta đã tìm ra một hành tinh của Hệ Mặt Trời.

Theo BÁCH KHOA CHUYỆN LẠ THẾ GIỚI

2. Tập làm văn (8 điểm)

Hãy viết một đoạn văn tả một người bạn đang kể chuyện hoặc đang hát, đang chơi đàn.

Đáp án:

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

AI. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

1. Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm

2. Chọn câu trả lời C: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác C: 0 điểm

3. Chọn câu trả lời B: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác B: 0 điểm

4. Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm

5. Gợi ý:

Câu chuyện đề cao tình bạn giữa Ben và La- la. Cô bé đã giúp Ben vượt qua nỗi đau của bản thân để tiếp tục hành trình chinh phục âm nhạc của mình. Tình bạn có sức mạnh thật kì diệu.

6. Gợi ý:

Tình bạn là một trong những thứ tình cảm quý giá nhất của con người. Ai cũng cần phải có bạn bè, đặc biệt là những người bạn tốt, để có thể cùng nhau học hành, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống.

7. Chọn câu trả lời B: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác B: 0 điểm

8. Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm

9.

– Điền đúng cặp quan hệ từ: 1,0 điểm (mỗi ý đúng 0,5 điểm)

– Không xác định được cặp quan hệ từ: 0 điểm

Gợi ý:

a) Cần điền cặp từ biểu thị quan hệ tăng tiến giữa hai vế câu ghép: Chẳng những … mà; Không những … mà

b) Cần điền cặp từ biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa hai vế câu ghép: Nhờ … mà

10.

– Viết thành câu theo yêu cầu: 1,0 điểm

– Viết thành câu nhưng việc dùng từ chưa chính xác: 0,5 điểm

– Viết câu trả lời chưa thành câu: 0 điểm

Gợi ý: Mẹ là người em yêu thương nhất nên em luôn phấn đấu học tốt để mẹ vui lòng.

B. Kiểm tra viết

I. Chính tả nghe – viết (2 điểm)

II. Tập làm văn (8 điểm) Tham khảo:

Trong buổi biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 vừa qua, lớp em đóng góp rất nhiều tiết mục hay và đặc sắc. Trong đó em ấn tượng nhất với tiết mục văn nghệ vừa đàn vừa hát của bạn Phương Anh. Em không những yêu thích giọng hát truyền cảm mà còn đặc biệt ngưỡng mộ tài chơi đàn của bạn. Em say sưa thưởng thức và ngắm nhìn từng cử chỉ, động tác nhẹ nhàng của bạn. Bắt đầu tiết mục, Phương Anh ngồi ngay ngắn, thẳng nốt đồ giữa đàn, hai chân vắt chéo vào nhau. Những ngón tay nhỏ nhắn, mềm mại khum khum tròn lại và nhẹ nhàng lướt trên từng phím đàn. Những âm thanh trong trẻo, nhịp nhàng, điêu luyện vang lên. Bạn vừa đánh đàn vừa đung đưa người và cất lời hát du dương. Bản nhạc trầm bổng dẫn người nghe vào một thế giới đầy cảm xúc. Phương Anh kết thúc tiết mục trong sự cảm phục và ngưỡng mộ của đông đảo thầy cô và bạn bè.

Đăng bởi: Trường Tiểu Học Tiên Phương

Chuyên mục: Tài Liệu Học Tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kênh https://xoilaczzh.tv/ trực tiếp bóng đá