Học TậpLớp 7

Sử dụng thành ngữ “đẽo cày giữa đường”

Thầy cô xin giới thiệu Top 50 mẫu Sử dụng thành ngữ “đẽo cày giữa đường”sách Kết nối tri thức hay nhất, chọn lọc giúp học sinh lớp 7 viết các bài tập làm văn hay hơn. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau:

Sử dụng thành ngữ “đẽo cày giữa đường”

Dàn ý: Sử dụng thành ngữ “đẽo cày giữa đường”

– Về nội dung: Trình bày được nội dung hoàn chỉnh có liên quan trực tiếp đến thành ngữ “đẽo cày giữa đường”.

Bạn đang xem: Sử dụng thành ngữ “đẽo cày giữa đường”

– Về hình thức: Đoạn văn đủ số câu theo yêu cầu, đúng ngữ pháp, tập trung vào chủ đề, đảm bảo sự liền mạch, tránh các lỗi về chính tả và dùng từ. Trong đoạn phải có thành ngữ “đẽo cày giữa đường”.

Sử dụng thành ngữ “đẽo cày giữa đường”

– Mẫu 1

“Đẽo cày giữa đường” là một truyện ngụ ngôn rất độc đáo, ấn tượng có ý răn dạy về việc tiếp thu ý kiến của người khác. Anh chàng thợ mộc nọ bỏ ra ba trăm quan tiền để mua gỗ làm nghề đẽo cày bán. Công việc làm ăn tưởng chừng thông đồng bén giọt, nào ngờ một tình huống đặc biệt xuất hiện: mỗi người đi qua góp ý và ai nói gì anh ta cũng làm theo, nghe theo sự phán xét của nhiều người nên cuối cùng cày không bán được, vốn liếng đi đời nhà ma! Thông qua câu chuyện ông cha ta muốn khuyên nhủ mọi người hãy giữ vững quan điểm lập trường kiên định, bền gan bền trí để đạt được mục tiêu của chính mình, không giao động và phải biết lắng nghe ý kiến người khác một cách chọn lọc, có cân nhắc, có suy nghĩ đúng đắn.

(50 mẫu) Sử dụng thành ngữ

Sử dụng thành ngữ “đẽo cày giữa đường”

– Mẫu 2

Thành ngữ “Đẽo cày giữa đường” muốn phê phán những người không có chính kiến, dễ dàng bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác. Từ đó, thành ngữ này muốn nhắc nhở chúng ta cần có chính kiến của bản thân, khi được góp ý cần suy nghĩ và xem xét, cần xác định được mục tiêu của bản thân. Đối với mỗi học sinh cần phải biết suy nghĩ, chủ động trong mọi việc. Đồng thời, chúng ta cần tích cực học tập, rèn luyện để hoàn thiện bản thân. Như vậy, mỗi người mới đạt được những điều mà bản thân mong muốn.

Sử dụng thành ngữ “đẽo cày giữa đường” – Mẫu 3

Từ truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”, chúng ta đã rút ra một bài học giá trị. Anh chàng thợ mộc trong truyện chỉ vì nghe theo lời khuyên của mọi người, đẽo ra những chiếc cày không thể sử dụng được. Cuối cùng, mọi vốn liếng, của cải đều “đi đời nhà ma”. Bài học ở đây là c on người cần có chính kiến của bản thân, khi được góp ý cần suy nghĩ và xem xét, cần xác định được mục tiêu của bản thân. Câu chuyện ngụ ngôn ngắn gọn, nhưng giàu giá trị.

Hôm nay là ngày lễ hallowen do trường em tổ chức. Trường yêu cầu mỗi học sinh phải chuẩn bị các trang phục phù hợp với nội dung, ý nghĩa của ngày này. Chúng em đều vô cùng háo hức, chuẩn bị từ quần áo, giày dép và các phụ kiện như: đèn bí đỏ, mũ phù thủy, chổi… Em được mẹ chuẩn bị cho rất nhiều quần áo, đúng 7 giờ, Lam và Hoa đã đến nhà rủ. Thấy em mặc bộ quần áo bí đỏ, Lam nói: “Tớ thấy bộ này không hợp với cậu lắm, nó quá màu mè”. Em liền thay bộ thứ hai, Hoa lại nói “Bộ đồ này quá tối, cậu sẽ không được nổi bật”. Thấy vậy, mẹ em nói “Con không nên đẽo cày giữa đường như vậy, con mặc bộ đồ nào cũng được miễn sao con thấy tự tin và thoải mái thì bộ đồ đó chắc chắn sẽ đẹp”.

(50 mẫu) Sử dụng thành ngữ

Sử dụng thành ngữ “đẽo cày giữa đường”

– Mẫu 4

Đẽo cày giữa đường là một thành ngữ có hàm ý chỉ và phê phán những người không có chủ kiến, luôn bị động, hay thay đổi theo quan điểm của người khác. Thành ngữ này cũng khuyên con người ta cần phải biết phân biệt phải trái, đúng sai, có được chính kiến của mình. Không chỉ thời xưa, mà đến ngày nay thành ngữ này vẫn vẹn nguyên giá trị. Đối với các bạn học sinh, để nhìn nhận rõ ràng vấn đề và có quan điểm riêng, không dễ bị lung lay bởi những ý kiến trái chiều của người khác là một thách thức. Muốn trở thành người có chủ kiến, không đẽo cày giữa đường, chúng ta cần phải nỗ lực học hỏi, trau dồi kiến thức. Chỉ có như thế, ta mới có một nền tảng vững vàng, đúng đắn cho những suy nghĩ, quyết định của mình, cũng từ đó mà sẽ không lung lay trước vô vàn ý kiến của người khác.  

Sử dụng thành ngữ “đẽo cày giữa đường”

– Mẫu 5

Thành ngữ là những tập hợp từ cố định, đã được người ta quen dùng mà bản thân nó phản ánh rất nhiều mặt, khía cạnh của đời sống. Đối với thành ngữ Việt Nam, chúng ta có thể kể đến: Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Già néo đứt giây… Trong đó, Đẽo cày giữa đường là một thành ngữ có hàm ý chỉ và phê phán những người không có chủ kiến, luôn bị động, hay thay đổi theo quan điểm của người khác để từ đó khuyên con người nên có được suy nghĩ riêng và sự quyết đoán. Ngày nay, thành ngữ này vẫn còn nguyên giá trị. Bởi lẽ, cuộc sống luôn có những biến động và ngã rẽ, đòi hỏi chúng ta phải có được những quyết định mang tính quyết đoán và bản lĩnh. Khi đó, chắc chắn ta không thể đẽo cày giữa đường.

(50 mẫu) Sử dụng thành ngữ

Sử dụng thành ngữ “đẽo cày giữa đường”

– Mẫu 6

Một khi đã có được chính kiến của mình thì vốn tri thức và bản lĩnh sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu một cách dễ dàng mà không lo không biết rằng mình có đang trong tình trạng “đẽo cày giữa đường không?”. Bản lĩnh là biết nhận định đúng sai, tính logic của từng góp ý cảm nhận để chắt lọc thật chính xác những điều hay lẽ phải, không bị xu hướng hay ảnh hưởng khác tác động đến quyết định của mình. Nhưng một khi đã quyết định làm thì dám chịu trách nhiệm bản thân.

Sử dụng thành ngữ “đẽo cày giữa đường”

– Mẫu 7

Câu chuyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” đã đem đến bài học sâu sắc cho chúng ta. Rằng mỗi người phải học cách chủ động, có chính kiến trong bất cứ công việc nào, đừng để những lời nói bên ngoài ảnh hưởng tới công việc mà bạn là người hiểu rõ nhất. Hãy luôn tin vào chính bản thân mình thành công sẽ chờ bạn ở cuối con đường.

Sử dụng thành ngữ “đẽo cày giữa đường”

– Mẫu 8

Nhiều người ban đầu rất hăm hở thực hiện mục tiêu nhưng do những tác động khiến họ lung lay, dẫn đến thất bại. Ông cha ta đã có chuyện “Đẽo cày giữa đường” để khuyên dạy chúng ta nên tin tưởng vào chính bản thân. Câu chuyện kể về anh nông dân, đã có thể hoàn thiện cày theo ý muốn nhưng ai nói gì cũng làm theo, rồi cái cày chỉ còn một mẩu gỗ bé, mất thời gian, công sức, bị chê cười. Qua đó ông cha ta muốn khuyên ta hãy giữ vững quan điểm để đạt được mục tiêu. Ai cũng phải có chính kiến. Giữ vững lập trường khác với thái độ không chịu tiếp thu đến sự thất bại. Dù vẫn tiếp thu ý kiến nhưng ta cần biết chọn lọc để bổ trợ cho ý tưởng của mình. Khi đã có được chính kiến thì tri thức, bản lĩnh sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu. Bản lĩnh là biết nhận định đúng sai, biết chắt lọc những điều hay lẽ phải, không bị gì làm lung lay. Câu chuyện đã đem đến bài học sâu sắc. Ai cũng phải có chính kiến, đừng để lời nói khác ảnh hưởng tới. Hãy luôn tin vào chính mình! 

Sử dụng thành ngữ “đẽo cày giữa đường”

– Mẫu 9

Trong cuộc sống con người bất kể làm việc gì dù lớn hay nhỏ, dù đại sự hay chuyện vặt vãnh nếu không có chính kiến thì sớm muộn cũng thất bại. Và chẳng nói đâu xa câu chuyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” chính là một ví dụ điển hình về chính kiến khiến nhiều người phải suy ngẫm.Câu chuyện ngụ ngôn kể về một anh chàng có được một khúc gỗ lớn. Anh ta định đẽo nó thành một chiếc cày để tăng năng suất lao động hay bán đi kiếm lời. Thế nhưng chẳng biết do chủ quan hay yếu tố nào đó anh ta quyết định ngồi giữa đường để đẽo cày. Nhưng cũng chính vì không biết giữ chính kiến của mình mà từ một khúc gỗ to anh có đã biến thành một cục gỗ vô dụng. Mỗi người qua đường một ý kiến, và ý kiến nào anh chàng cũng thấy đúng và làm theo. Rồi đến lúc chẳng còn lại gì nữa, và thất bại.Thế mới biết rất chính kiến có vai trò vô cùng quan trọng đối với bất cứ ai và bất cứ việc gì. Con người có chính kiến và bảo vệ chính kiến của mình đến cùng thì mới có thể thành công được. Bởi lẽ trong cuộc sống có rất nhiều ý kiến trái chiều, mới người yêu thì cũng có đến chín người ghét…nếu bạn không giữ vững tư tưởng dễ bị lung lay thì chẳng mấy chốc mà suy sụp.Quay trở lại câu chuyện anh đẽo cày trên giá như anh có chính kiến của mình không chịu tác động của người này người kia thì rất có thể thành quả của anh đã vô cùng ngọt ngào rồi. Con người sinh ra không phải ai cũng có một trí tuệ siêu phàm, một cái nhìn bao quát tất cả. Thế nhưng dù có ở trong bất kì hoàn cảnh nào thì kiên định phải đứng đầu. Phải biết bảo vệ ý kiến của mình đến cùng. Sự bảo vệ ý kiến này không phải mang tính tiêu cực là bảo thủ mà nên biết tiếp thu cái đúng, sửa chữa cho hoàn hảo đồng thời loại bỏ cái sai lệch.Trong một tập thể thì biết dung hòa ý kiến bản thân với tập thể không phải nhất nhất nghe theo ý mình vì nó sẽ biến bạn trở nên chuyên quyền và độc đoán. Những người chuyên quyền độc đáo sẽ khó được thành công và dễ bị cô lập.Cuộc sống của con người chỉ sống có một lần vì thế thật đáng tiếc nếu chúng ta không sống vì mình. Sống chỉ nghe theo ý kiến của người khác sẽ biến chúng ta thành những người thụ động và ỉ lại, thiếu đi sự sáng tạo. Vì vậy chúng ta hãy trở thành những người vừa có chính kiến chủ quan vừa biết tiếp thu những cái mới một cách có chọn lọc nhất.

Sử dụng thành ngữ “đẽo cày giữa đường”

– Mẫu 10

Hôm nay là ngày lễ hallowen do trường em tổ chức. Trường yêu cầu mỗi học sinh phải chuẩn bị các trang phục phù hợp với nội dung, ý nghĩa của ngày này. Chúng em đều vô cùng háo hức, chuẩn bị từ quần áo, giày dép và các phụ kiện như: đèn bí đỏ, mũ phù thủy, chổi… Em được mẹ chuẩn bị cho rất nhiều quần áo, đúng 7 giờ, Lam và Hoa đã đến nhà rủ. Thấy em mặc bộ quần áo bí đỏ, Lam nói: “Tớ thấy bộ này không hợp với cậu lắm, nó quá màu mè”. Em liền thay bộ thứ hai, Hoa lại nói “Bộ đồ này quá tối, cậu sẽ không được nổi bật”. Thấy vậy, mẹ em nói “Con không nên đẽo cày giữa đường như vậy, con mặc bộ đồ nào cũng được miễn sao con thấy tự tin và thoải mái thì bộ đồ đó chắc chắn sẽ đẹp”.

Đăng bởi: Trường Tiểu Học Tiên Phương

Chuyên mục: Tài Liệu Học Tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kênh https://xoilaczzh.tv/ trực tiếp bóng đá