Học TậpLớp 2

Tiếng Việt lớp 2 trang 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122 Bài 32: Người Việt Nam – Cánh diều

Lời giải Tiếng Việt lớp 2 trang 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122 Bài 32: Người Việt Nam sách Cánh diều gồm đầy đủ các phần Chia sẻ và đọc, Viết, Đọc, Nói và nghe, Tự đọc sách báo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 1. Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 2 trang 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122 Bài 32: Người Việt Nam

Tiếng Việt lớp 2 trang 115, 116, 117 Con Rồng cháu Tiên

Bạn đang xem: Tiếng Việt lớp 2 trang 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122 Bài 32: Người Việt Nam – Cánh diều

Chia sẻ

Tiếng Việt lớp 2 trang 115 Câu 1: Quan sát ảnh Đền Hùng ở tỉnh Phú Thọ.

Tiếng Việt lớp 2 trang 115 Câu 2: Đọc câu thơ sau và cho biết các Vua Hùng là ai.

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba.

Phương pháp giải:

Em quan sát ảnh, đọc câu thơ và cho biết các vua Hùng là ai.

Lời giải:

Vua Hùng (còn được gọi là Hùng Vương) là tên gọi của các vị vua nước ta thời xa xưa.

Bài đọc

Con Rồng cháu Tiên

1. Ngày xưa, ở miền Lạc Việt có một vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần nòi rồng, sức khỏe phi thường, đã giúp dân diệt trừ nhiều yêu quái. Cũng thuở ấy, ở vùng núi phía Bắc có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.

2. Âu Cơ gặp Lạc Long Quân rồi nên vợ nên chồng. Nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.

3. Một hôm, Lạc Long Quân bàn với Âu Cơ: “Ta sẽ đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau giữ các phương. Kẻ miền biển, người miền núi, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau.”

4. Âu Cơ cùng năm mươi con sinh sống trên đất liền. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, con cháu càng ngay càng đông đúc.

5. Cũng bởi sự tích này mà người Việt Nam thường được gọi là “con Rồng cháu Tiên”. Người Việt Nam cũng gọi nhau là “đồng bào”, có nghĩa là những người cùng sinh ra từ bọc trứng của bà Âu Cơ.

– Nòi rồng: con cháu của rồng.

– Đóng đô: lập kinh đô.

– Phong Châu: vùng đất bây giờ thuộc tỉnh Phú Thọ.

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 2 trang 117 Câu 1: Nói những điều em biết về Lạc Long Quân và Âu Cơ qua đoạn 1.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

– Lạc Long Quân là một vị thần, nòi rồng, có sức khỏe phi thường và thường xuyên giúp đỡ nhân dân diệt trừ yêu quái.

– Âu Cơ là một người xinh đẹp tuyệt trần.

Tiếng Việt lớp 2 trang 117 Câu 2: Bà Âu Cơ sinh con kì lạ như thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Bà Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con lớn nhanh như thổi.

Tiếng Việt lớp 2 trang 117 Câu 3: Vị vua đầu tiên lập ra nước ta là ai?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Vị vua đầu tiên lập ra nước ta là người con trưởng của Lạc Long Quân và Âu Cơ.

Tiếng Việt lớp 2 trang 117 Câu 4: Theo truyện này thì người Việt Nam là con cháu của ai?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Theo truyện này, người Việt Nam là con Rồng, cháu Tiên.

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 2 trang 117 Câu 1: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Để làm gì?

a. Người Việt Nam lập Đền Hùng để thờ các vị vua đầu tiên lập ra nước ta.

b. Ngày mùng Mười tháng Ba âm lịch hằng năm, người dân cả nước về Đền Hùng để tưởng niệm tổ tiên chung.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ 2 câu và tìm từ ngữ trả lời cho câu hỏi để làm gì? 

Lời giải:

Bộ phận in đậm là bộ phận trả lời cho câu hỏi Để làm gì?

a. Người Việt Nam lập Đền Hùng để thờ các vị vua đầu tiên lập ra nước ta.

b. Ngày mùng Mười tháng Ba âm lịch hằng năm, người dân cả nước về Đền Hùng để tưởng niệm tổ tiên chung.

Tiếng Việt lớp 2 trang 117 Câu 2: Đặt một câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Để làm gì?

Phương pháp giải:

Em dựa vào 2 câu ở bài tập 1 để đặt.

Lời giải:

– Em chăm chỉ học tập để đạt được kết quả cao.

Tiếng Việt lớp 2 trang 117, 118 Con Rồng cháu Tiên 

Tiếng Việt lớp 2 trang 117 Câu 1: Nghe – viết:

Con Rồng cháu Tiên

Âu Cơ cùng năm mươi con sinh sống trên đất liền. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, con cháu càng ngay càng đông đúc.

Cũng bởi sự tích này mà người Việt Nam thường được gọi là “con Rồng cháu Tiên”.

Tiếng Việt lớp 2 trang 117 Câu 2: Tìm chữ phù hợp vào ô trống:

a. Chữ l hay n?

– Một cây □àm chẳng nên □on

Ba cây chụm lại □ên hòn □úi cao.

                                               Tục ngữ

– Nhiễu điều phủ □ấy giá gương

Người trong một □ước phải thương nhau cùng.

                                                   Tục ngữ

b. Chữ v hay d?

□ườn nhà tôi trắng nhiều cây trái: □ú sữa xanh bóng điểm sắc tím, ăn vào ngọt □ịu. Sầu riêng múi □àng ươm, thơm lừng. Những trái xoài □àng tươi, ứa mật. Cây cối được trồng thành □ãy thật đẹp mắt.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các câu và đoạn để hoàn thành bài tập.

Lời giải:

a. Chữ l hay n?

– Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Tục ngữ

– Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Tục ngữ

b. Chữ v hay d?

Vườn nhà tôi trắng nhiều cây trái: vú sữa xanh bóng điểm sắc tím, ăn vào ngọt dịu. Sầu riêng múi vàng ươm, thơm lừng. Những trái xoài vàng tươi, ứa mật. Cây cối được trồng thành dãy thật đẹp mắt.

Tiếng Việt lớp 2 trang 118 Câu 3: Tìm các tiếng:

a. Bắt đầu bằng l hay n, có nghĩa như sau:

– Vật dùng để nấu cơm.

– Đi bộ trên mặt nền ngập nước.

– Sai sót, khuyết điểm.

b. Bắt đầu bằng v hay d, có nghĩa như sau:

– Ngược lại với buồn.

– Mềm những bền, khó làm đứt.

– Bộ phận cơ thể nối cánh tay với thân mình.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ yêu cầu của đề bài và tìm tiếng phù hợp.

Lời giải:

a. Bắt đầu bằng l hay n, có nghĩa như sau:

– Vật dùng để nấu cơm: nồi

– Đi bộ trên mặt nền ngập nước: lội

– Sai sót, khuyết điểm: lỗi

b. Bắt đầu bằng v hay d, có nghĩa như sau:

– Ngược lại với buồn: vui

– Mềm những bền, khó làm đứt: dai

– Bộ phận cơ thể nối cánh tay với thân mình: vai

Tiếng Việt lớp 2 trang 118 Câu 4: Tập viết:

a) Viết chữ hoa (kiểu 2):

b) Viết ứng dụng: Quê hương tươi đẹp biết bao

Phương pháp giải:

* Cấu tạo:

– Nét 1: Nét cong trái

– Nét 2: Nét cong phải

– Nét 3: Nét lượn ngang

* Cách viết:

Đặt bút giữa đường kẻ 4 và đường kẻ 5 viết nét cong trái nhỏ đến đường kẻ 6. Viết tiếp nét cong phải (to) xuống tới đường kẻ 1 thì lượn vòng trở lại. Tiếp tục viết nét lượn ngang từ trái sang phải (cắt ngang nét cong phải) tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ. Dừng bút ở đường kẻ 2.

Tiếng Việt lớp 2 trang 118, 119, 120 Thư Trung thu

Bài đọc

Thư Trung thu

(Trích)

Mỗi năm, đến tết Trung thu, Bác càng nhớ các cháu.

Các cháu gửi thư cho Bác nhiều lắm. Bác rất vui. Nhưng vì Bác bận quá, không trả lời riêng cho từng cháu được. Nhân dịp tết Trung thu, Bác gửi các cháu thư này

Ai yêu nhi đồng

Bằng Bác Hồ Chí Minh?

Tính các cháu ngoan ngoãn

Mặt các cháu xinh xinh.

Mong các cháu cố gắng

Thi đua học và hành,

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ

Tùy theo sức của mình,

Để tham gia kháng chiến,

Để gìn giữ hòa bình.

Các cháu hãy xứng đáng

Cháu Bác Hồ Chí Minh.

Hôn các cháu

Hồ Chí Minh

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 2 trang 119 Câu 1: Bác Hồ gửi bức thư trên cho ai?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời các câu hỏi.

Lời giải:

Bác Hồ gửi bức thư cho các cháu thiếu nhi.

Tiếng Việt lớp 2 trang 119 Câu 2: Tìm những câu thơ thể hiện các ý sau:

a. Bác Hồ rất yêu thiếu nhi.

b. Thiếu nhi rất đáng yêu.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời các câu hỏi.

Lời giải:

a. Ai yêu nhi đồng

Bằng Bác Hồ Chí Minh?

b. Tính các cháu ngoan ngoãn

Mặt các cháu xinh xinh.

Tiếng Việt lớp 2 trang 119 Câu 3: Bác Hồ khuyên thiếu nhi điều gì?

Học thuộc lòng bài thơ trong bức thư của Bác Hồ.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời các câu hỏi.

Lời giải:

Bác Hồ khuyên thiếu nhi cố gắng học hành.

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 2 trang 120 Câu 1: Những từ nào trong câu sau cho biết câu đó là một lời đề nghị, lời khuyên:

a. Mong các cháu cố gắng.

b. Các cháu hãy cố gắng.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đề bài và hoàn thành bài tập.

Lời giải:

a. Mong các cháu cố gắng.

b. Các cháu hãy cố gắng.

Tiếng Việt lớp 2 trang 120 Câu 2: Đặt một cây với từ mong hoặc từ hãy để nói lời đề nghị của em với người khác.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đề bài và hoàn thành bài tập.

Lời giải:

– Mong cậu cho tớ mượn chiếc bút chì này.

– Cậu hãy nhặt mẩu giấy đó lên đi.

Tiếng Việt lớp 2 trang 120 Con Rồng cháu Tiên

Tiếng Việt lớp 2 trang 120 Câu 1: Dựa vào tranh và câu hỏi, kể từng đoạn câu chuyện Con Rồng cháu Tiên.

Phương pháp giải:

Em đọc đề bài, quan sát tranh và thực hiện yêu cầu của đề bài.

Lời giải:

– Tranh 1 – Đoạn 1:

Ngày xưa, ở miền Lạc Việt có một vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần nòi rồng, sức khỏe phi thường, đã giúp dân diệt trừ nhiều yêu quái. Cũng thuở ấy, ở vùng núi phía Bắc có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.

– Tranh 2 – Đoạn 2:

Âu Cơ gặp Lạc Long Quân rồi nên vợ nên chồng. Nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.

– Tranh 3 – Đoạn 3:

Một hôm, Lạc Long Quân bàn với Âu Cơ: “Ta sẽ đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau giữ các phương. Kẻ miền biển, người miền núi, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau.”

– Tranh 4 – Đoạn 4:

Âu Cơ cùng năm mươi con sinh sống trên đất liền. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, con cháu càng ngay càng đông đúc.

– Tranh 5 – Đoạn 5:

Cũng bởi sự tích này mà người Việt Nam thường được gọi là “con Rồng cháu Tiên”. Người Việt Nam cũng gọi nhau là “đồng bào”, có nghĩa là những người cùng sinh ra từ bọc trứng của bà Âu Cơ.

Tiếng Việt lớp 2 trang 120 Câu 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện.

Phương pháp giải:

Em dựa vào bài tập 1 để kể lại câu chuyện.

Lời giải:

Ngày xưa, ở miền Lạc Việt có một vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần nòi rồng, sức khỏe phi thường, đã giúp dân diệt trừ nhiều yêu quái. Cũng thuở ấy, ở vùng núi phía Bắc có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.

Âu Cơ gặp Lạc Long Quân rồi nên vợ nên chồng. Nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.

Một hôm, Lạc Long Quân bàn với Âu Cơ: “Ta sẽ đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau giữ các phương. Kẻ miền biển, người miền núi, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau.”

Âu Cơ cùng năm mươi con sinh sống trên đất liền. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, con cháu càng ngay càng đông đúc.

Cũng bởi sự tích này mà người Việt Nam thường được gọi là “con Rồng cháu Tiên”. Người Việt Nam cũng gọi nhau là “đồng bào”, có nghĩa là những người cùng sinh ra từ bọc trứng của bà Âu Cơ.

Tiếng Việt lớp 2 trang 121 Viết về đất nước, con người Việt Nam

Tiếng Việt lớp 2 trang 121 Câu 1: Tìm từ thích hợp với mỗi dòng theo gợi ý dưới đây. Viết vào mỗi ô trống một chữ cái. Sau đó, đọc chữ trên cột dọc màu cam.

Gợi ý:

(1) Tên nước ta, bắt đầu bằng chữ V

(3) Tên vị thần là ông tổ của nước ta, bắt đầu bằng tiếng LẠC

(4) Tên người mẹ đẻ trăm trứng, bắt đầu bằng chữ Â.

(6) Tên vùng đất các vua Hùng đóng đô, bắt đầu bằng chữ P.

Phương pháp giải:

Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.

Lời giải:

(1) VIỆT NAM

(3) LẠC LONG QUÂN

(4) ÂU CƠ

(6) PHONG CHÂU

Chữ trên cột dọc là: TỔ QUỐC

Tiếng Việt lớp 2 trang 121 Câu 2: Viết 4 – 5 câu kể những điều em biết về đất nước và con người Việt Nam.

Phương pháp giải:

Em dựa vào hiểu biết của mình để hoàn thành bài tập.

Lời giải:

Việt Nam là một đất nước hình chữ S. Việt Nam được chia thành ba miền là Bắc, Trung, Nam. Mỗi vùng miền lại có những đặc điểm khác nhau. Dù có sự khác nhau, nhưng theo truyền thuyết, người Việt Nam có cùng nòi giống là con Rồng cháu Tiên.

Tiếng Việt lớp 2 trang 121, 122 Đọc sách báo viết về người Việt Nam

Tiếng Việt lớp 2 trang 121 Câu 1: Em hãy mang đến lớp một quyển sách (tờ báo) viết về người Việt Nam. Giới thiệu sách (báo) với các bạn.

Tiếng Việt lớp 2 trang 122 Câu 2: Tự đọc một truyện hoặc một bài báo, bài thơ em yêu thích.

Chuyện quả bầu

Ngày xưa, có hai vợ chồng đi rừng bắt được một con dúi. Dúi xin tha mạng, hứa sẽ nói một điều bí mật. Hai vợ chồng thương tình tha cho. Dúi báo sắp có trận lụt lớn. Nó khuyên họ lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn, rồi chui vào đó, sau bảy ngày hãy ra.

Hai vợ chồng làm theo. Họ khuyên mọi người cùng làm nhưng không ai tin. Chẳng bao lâu, trời làm mưa lớn, nước ngập mênh mông. Muôn loài đều chết chìm trong biển nước. Nhờ sống trong khúc gỗ nổi, hai vợ chồng thoát nạn. Sau bảy ngày, họ chui ra. Cỏ cây vàng úa. Mặt đất không một bóng người.

Ít lâu sau, người vợ sinh ra một quả bầu. Thấy chồng buồn, chị cất quả bầu lên giàn bếp.

Một lần, hai vợ chồng đi làm nương về, nghe thấy tiếng cười đùa trong quả bầu. Người vợ lấy que đốt thành cái dùi, rồi nhẹ nhàng dùi quả bầu. Từ trong quả bầu, những con người bé nhỏ nhảy ra. Người Khơ mú nhanh nhảu ra trước. Tiếp đến là người Thái, người Mường, người Dao, người Mông, người Ê-đê, người Ba-na, người Kinh….

Đó là tổ tiên của các dân tộc anh em trên đất nước ta ngày nay.

Truyện dân gian Khơ-mú

– Con dúi: loài thú nhỏ, ăn củ và rễ cây, sống trong hang đất.

– Khơ-mú, Thái, Mường, Dao, Mông (Hmông), Ê-đê, Ba-na, Kinh: tên một số dân tộc anh em ở nước ta.

Tiếng Việt lớp 2 trang 122 Câu 3: Đọc lại (hoặc kể lại) cho các bạn nghe những gì em vừa đọc. Nói về một nhân vật em yêu thích. Cho biết vì sao em thích nhân vật đó.

Lời giải:

Em rất thích đọc truyện về Bác Hồ. Bác Hồ không chỉ tài giỏi mà còn rất yêu thương trẻ em.

Đăng bởi: Trường Tiểu Học Tiên Phương

Chuyên mục: Tài Liệu Học Tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kênh https://xoilaczzh.tv/ trực tiếp bóng đá