Học TậpLớp 2

Tiếng Việt lớp 2 trang 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137 Bài 34: Thiếu nhi đất Việt – Cánh diều

Lời giải Tiếng Việt lớp 2 trang 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137 Bài 34: Thiếu nhi đất Việt sách Cánh diều gồm đầy đủ các phần Chia sẻ và đọc, Viết, Đọc, Nói và nghe, Tự đọc sách báo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 1. Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 2 trang 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137 Bài 34: Thiếu nhi đất Việt

Tiếng Việt lớp 2 trang 130, 131, 132 Bóp nát quả cam

Bạn đang xem: Tiếng Việt lớp 2 trang 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137 Bài 34: Thiếu nhi đất Việt – Cánh diều

Chia sẻ

Tiếng Việt lớp 2 trang 130 Câu 1: Nhìn tranh, cho biết các bạn nhỏ trong mỗi tranh đang làm gì?

Phương pháp giải:

Em quan sát kĩ các bức tranh và thực hiện theo yêu cầu của đề bài.

Lời giải:

– Tranh 1: các bạn đang cùng nhau đi học.

– Tranh 2: Các bạn đang mặc áo cờ tổ quốc, hát quốc ca.

– Tranh 3: các bạn đang cùng chơi trò lộn cầu vồng.

Tiếng Việt lớp 2 trang 130 Câu 2: Em biết gì về người anh hùng nhỏ tuổi trong những truyện dưới đây?

Phương pháp giải:

Em quan sát kĩ các bức tranh và thực hiện theo yêu cầu của đề bài.

Lời giải:

Cả 2 cuốn truyện đều kể về người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản. Dù còn nhỏ tuổi nhưng Trần Quốc Toản rất yêu nước, xung phong tham gia bảo vệ đất nước. Đó là một vị anh hùng dân tộc.

Đọc

Bóp nát quả cam

1. Giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Thấy sứ giặc ngang ngược đủ điều, Trần Quốc Toản vô cùng căm giận.

2. Sáng nay, biết Vua họp bàn việc nước ở dưới thuyền rồng, Quốc Toản quyết đợi gặp Vua để nói hai tiếng “xin đánh”. Đợi từ sáng đến trưa, vẫn không gặp được, cậu bèn liều chết xô mấy người lính gác ngã chúi, xăm xăm xuống bến. Quân lính ập đến vây kín. Quốc Toản mặt đỏ bừng bừng, tuốt gươm, quát lớn:

– Ta xuống xin bệ kiến Vua, không kẻ nào được giữ ta lại.

3. Vừa lúc ấy, cuộc họp dưới thuyền rồng tạm nghỉ, Vua cùng các vương hầu ra ngoài mui thuyền.

Quốc Toản bèn chạy đến, quỳ xuống tâu:

– Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin Bệ hạ cho đánh!

Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội.

 Vua truyền cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo:

– Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng xét thấy em còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen. 

Nói rồi, Vua ban cho Quốc Toản một quả cam.

4. Quốc Toản tạ ơn Vua, chân bước lên bờ mà lòng ấm ức: “Vua ban cho cam quý nhưng xem ta như trẻ con, vẫn không cho dự bàn việc nước”. Nghĩ đến quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, cậu nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt.

Thấy Quốc Toản trở ra, mọi người ùa tới. Cậu xòe bàn tay phải cho họ xem cam quý Vua ban. Nhưng quả cam đã nát từ bao giờ.

Theo NGUYỄN HUY TƯỞNG

– Giặc Nguyên: giặc từ phương bắc (Mông Cổ – Trung Quốc), ba lần xâm lược nước ta đều bị thất bại.

– Ngang ngược: bất chấp lẽ phải, tỏ ra không sợ gì.

– Trần Quốc Toản (1267 – 1285): một thiếu niên anh hùng, em vua Trần Nhân Tông, tham gia kháng chiến chống giặc Nguyên.

– Vương hầu: những người có tước vị cao do vua ban.

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 2 trang 132 Câu 1: Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta.

Tiếng Việt lớp 2 trang 132 Câu 2: Quốc Toản quyết gặp vua để nói gì?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Quốc Toản quyết gặp vua để xin bệ hạ cho đánh.

Tiếng Việt lớp 2 trang 132 Câu 3: Nhà vua khen và ban thưởng cho Quốc Toản như thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Nhà vua khen Quốc Toản còn trẻ mà đã biết lo việc nước và ban cho Quốc Toản một quả cam.

Tiếng Việt lớp 2 trang 132 Câu 4: Chi tiết Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam nói lên điều gì?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Chi tiết Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam nói lên sự căm thù giặc của Quốc Toản.

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 2 trang 132 Câu 1: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm:

a. Nhà vua họp bàn việc nước nhà ở dưới thuyền rồng.

b. Sáng nay, Quốc Toản quyết đến gặp vua.

c. Vừa lúc ấy, vua cùng các vương hầu bước ra.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các câu và chú ý phần in đậm để hoàn thành bài tập

Lời giải:

a. Nhà vua họp bàn việc nước nhà ở đâu?

b. Khi nào Quốc Toản quyết đến gặp vua?

c. Khi nào vua cùng các vương hầu bước ra?

Tiếng Việt lớp 2 trang 132 Câu 2: Hãy nói lời ngạc nhiên, thán phục của em khi đọc câu chuyện trên.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời.

Lời giải:

Mặc dù còn rất trẻ nhưng Trần Quốc Toản đã biết lo toan việc nước. Trần Quốc Toản quả là một người anh hùng!

Tiếng Việt lớp 2 trang 132, 133 Bé chơi. Ôn các chữ hoa A, M, N, Q, V

Tiếng Việt lớp 2 trang 132 Câu 1: Nghe – viết:

Bé chơi

(Trích)

Bé chơi làm thợ nề

Xây nên bao nhà cửa

Bé chơi làm thợ mỏ

Đào lên thật nhiều than

Bé chơi làm thợ hàn

Nối nhịp cầu đất nước

Bé chơi làm thầy thuốc

Chữa bệnh cho mọi người…

                        YẾN THẢO

Tiếng Việt lớp 2 trang 133 Câu 2: Chọn chữ hoặc dấu thanh phù hợp:

a. Chữ ch hay tr?

Em nhìn □ăng □ở dậy

Từ mặt biển □ân □ời

Khi triều dâng căng ngực

Biển bạc đầu □ăng soi.

                       NHƯ MẠO

b. Dấu hỏi hay dấu ngã?

Trường em ngói mới đo hồng

Mọc lên tươi thắm giưa đồng lúa xanh

Gió về đồng lúa reo quanh

Vây chào nhưng bước chân nhanh tới trường.

                                       NGUYỄN BÙI VỢI

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các câu và đoạn để hoàn thành bài tập.

Lời giải:

a. Chữ ch hay tr?

Em nhìn trăng chở dậy

Từ mặt biển chân trời

Khi triều dâng căng ngực

Biển bạc đầu trăng soi.

                          NHƯ MẠO

b. Dấu hỏi hay dấu ngã?

Trường em ngói mới đỏ hồng

Mọc lên tươi thắm giữa đồng lúa xanh

Gió về đồng lúa reo quanh

Vẫy chào những bước chân nhanh tới trường.

                                            NGUYỄN BÙI VỢI

Tiếng Việt lớp 2 trang 133 Câu 3: Tìm tiếng:

a. Bắt đầu bẳng chữ ch hoặc tr có nghĩa như sau:

– Đồ dùng bằng vải, len, dạ,… để đắp cho ấm.

– Trái ngược với méo.

– Trái ngược với nhanh.

b. Có dấu hỏi hay dấu ngã có nghĩa như sau:

– Cây nhỏ, thân mềm, làm thức ăn cho trâu, bò, ngựa,…

– Đập nhẹ vào vật cứng cho kêu thành tiếng.

– Vật dùng để quét nhà.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đề bài và hoàn thành bài tập.

Lời giải:

a. Bắt đầu bẳng chữ ch hoặc tr có nghĩa như sau:

– Đồ dùng bằng vải, len, dạ,… để đắp cho ấm: chăn

– Trái ngược với méo: tròn

– Trái ngược với nhanh: chậm

b. Có dấu hỏi hay dấu ngã có nghĩa như sau:

– Cây nhỏ, thân mềm, làm thức ăn cho trâu, bò, ngựa,…: cỏ

– Đập nhẹ vào vật cứng cho kêu thành tiếng: gõ

– Vật dùng để quét nhà: chổi

Tiếng Việt lớp 2 trang 133 Câu 4: Tập viết:

a) Ôn các chữ hoa (kiểu 2):

b) Viết ứng dụng: Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh

Phương pháp giải:

Học sinh tự thực hiện.

Tiếng Việt lớp 2 trang 134, 135 Những ý tưởng sáng tạo

Đọc

Những ý tưởng sáng tạo

Ý tưởng trẻ thơ là một cuộc thi dành cho học sinh tiểu học. Cuộc thi được tổ chức từ năm 2008, mỗi năm một lần. Hằng năm, học sinh các trường tiểu học trong cả nước đã gửi đến cuộc thi hàng trăm nghìn bức tranh hoặc mô hình thể hiện những ý tưởng sáng tạo rất độc đáo.

– Ý tưởng: điều mới mẻ nảy ra trong đầu.

– Sáng chế: tạo ra vật mới (máy mới, thuốc mới, chất mới,…)

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 2 trang 135 Câu 1: Cuộc thi Ý tưởng trẻ thơ dành cho ai?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Cuộc thi Ý tưởng trẻ thơ dành cho học sinh tiểu học.

Tiếng Việt lớp 2 trang 135 Câu 2: Học sinh cả nước hưởng ứng cuộc thi như thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Hằng năm, học sinh các trường tiểu học trong cả nước đã gửi đến cuộc thi hàng trăm nghìn bức tranh hoặc mô hình thể hiện những ý tưởng sáng tạo rất độc đáo.

Tiếng Việt lớp 2 trang 135 Câu 3: Mỗi bức tranh trong bài thể hiện một ý tưởng sáng tạo độc đáo. Em thích ý tưởng nào? Vì sao?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Em thích ý tưởng Mực cứu hộ nhất. Vì khi ý tưởng này thành hiện thực thì sẽ không còn người bị thiệt mạng vì đắm tàu nữa.

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 2 trang 135 Câu 1: Hãy nói 1 – 2 câu thể hiện sự thích thú của em đối với cuộc thi Ý tưởng trẻ thơ.

Phương pháp giải:

Em dựa vào bài đọc để hoàn thành bài tập.

Lời giải:

Cuộc thi Ý tưởng trẻ thơ là một cuộc thi rất hay và hấp dẫn. Em rất muốn tham gia cuộc thi đó.

Tiếng Việt lớp 2 trang 135 Câu 2: Hãy nói 1 – 2 câu thể hiện sự tán thành của em đối với sáng kiến của các bạn nhỏ được giới thiệu trong bài Những ý tưởng sáng tạo.

Phương pháp giải:

Em dựa vào bài đọc để hoàn thành bài tập.

Lời giải:

Những sáng kiến của các bạn nhỏ được giới thiệu trong bài đọc rất sáng tạo và có ý nghĩa. Mỗi ý tưởng đều mang đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Tiếng Việt lớp 2 trang 135 Thần đồng Lương Thế Vinh 

Tiếng Việt lớp 2 trang 135 Câu 1: Nghe và kể lại mẩu chuyện sau:

Phương pháp giải:

Em thực hiện yêu cầu của đề bài.

Lời giải:

(1) Từ nhỏ, Lương Thế vinh đã nổi tiếng thông minh.

(2) Có lần, cậu bé Vinh đang chơi bên gốc đa cùng các bạn thì thấy một bà cụ gánh bưởi đi qua. Đến gần gốc đa, bà bán bưởi vấp ngã, bưởi lăn tung toé dưới đất. Có mấy trái lăn xuống một cái hố sâu bên đường.

(3) Bà bán bưởi lo lắng, không biết làm cách nào lấy bưởi lên Lương Thế Vinh bèn bảo các bạn cùng đi lấy nước đổ vào hố. Nước dâng lên đên đâu, bưởi nổi lên đến đó. Chỉ một chốc, bà gánh bưởi đã thu lại được đủ số bưởi. Mọi người xuýt xoa khen cậu bé Vinh thông minh.

(4) Về sau, Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên. Ông được gọi là “Trạng Lường” vì rất giỏi tính toán. Ông đã tìm ra nhiều quy tắc tính toán, viết thành một cuốn sách Cuốn sách toán của ông được dạy trong nhà trường Việt Nam gần 400 năm.

Tiếng Việt lớp 2 trang 135 Câu 2: Nói 1 – 2 câu thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú hoặc thán phục của em khi nghe câu chuyện trên.

Phương pháp giải:

Em thực hiện yêu cầu của đề bài.

Lời giải:

Lương Thế Vinh thật là tài giỏi! Ông thật xứng với danh hiệu thần đồng!

Tiếng Việt lớp 2 trang 136 Viết về một thiếu nhi Việt Nam

Tiếng Việt lớp 2 trang 136 Câu 1: Chọn 1 trong 2 đề:

a. Kể về một nhân vật thiếu nhi trong các truyện em đã học hoặc đã đọc, đã xem qua phim ảnh, qua chương trình truyền hình…

b. Kể về một bạn cùng xóm phố.

Gợi ý:

– Nhân vật đó (bạn đó) là ai?

– Nhân vật đó (bạn đó) có gì đáng yêu, đáng quý?

– Nêu một hành động cụ thể của nhân vật đó (bạn đó) khiến em nhớ mãi.

– Tình cảm của em đối với nhân vật đó (bạn đó).

Phương pháp giải:

Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.

Lời giải:

– Ngọc là bạn cùng bàn của em.

– Ngọc có má lúm đồng tiền rất xinh, bạn ấy còn rất tốt bụng nữa.

– Có lần Ngọc đã cho em mượn bút trong giờ kiểm tra.

– Em rất quý Ngọc và mong chúng em mãi thân với nhau.

Tiếng Việt lớp 2 trang 136 Câu 2: Dựa vào những điều đã nói, viết 4 – 5 câu về nhân vật thiếu nhi mà em biết hoặc về bạn của em.

Phương pháp giải:

Em dựa vào bài tập 1 để viết đoạn văn.

Lời giải:

Người bạn cùng bàn mà em vô cùng yêu quý là bạn Ngọc. Ngọc có má lúm đồng tiền rất xinh. Bạn ấy còn rất tốt bụng nữa. Có lần, vào giờ kiểm tra, bút của em bị hết mực. Em đang loay hoay không biết phải làm thế nào thì Ngọc lấy chiếc bút trong hộp bút của bạn ra cho em mượn. Nhờ có Ngọc mà em mới có thể tiếp tục làm bài kiểm tra. Em rất quý Ngọc và mong chúng em mãi thân thiết với nhau.

Tiếng Việt lớp 2 trang 136, 137 Đọc sách báo viết về thiếu nhi

Tiếng Việt lớp 2 trang 136 Câu 1: Em hãy mang đến lớp một quyển sách (tờ báo) viết về thiếu nhi Việt Nam. Giới thiệu với các bạn quyển sách (tờ báo) của em; tên sách, tên tác giả, tên nhà xuất bản, tranh bìa,…

Phương pháp giải:

Em chủ động hoàn thành bài tập.

Lời giải:

Tiếng Việt lớp 2 trang 137 Câu 2: Tự đọc một truyện (bài thơ, bài báo) em thích.

Lời giải:

Em tham khảo bài thơ sau:

Mẹ

Lặng rồi cả tiếng con ve,
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
Nhà em vẫn tiếng ạ ời,
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.
Lời ru có gió mùa thu,
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.
Những ngôi sao thức ngoài kia,
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn,
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

                                               Trần Quốc Minh

Tiếng Việt lớp 2 trang 137 Câu 3: Đọc lại (hoặc kể lại) cho các bạn nghe một truyện (hoặc một bài thơ, bài báo) em vừa đọc.

Lời giải:

Em tự hoàn thành bài tập trên lớp.

Tiếng Việt lớp 2 trang 137 Em đã biết những gì, làm được những gì

Tiếng Việt lớp 2 trang 137 Câu hỏi: Sau các bài 32,33 và 34 em đã biết thêm được những gì ? Hãy hoàn chỉnh bảng dưới 

Tự đánh giá trang 137 Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 | Cánh diều

Lời giải:

Học sinh đánh dấu vào những gì đã biết làm và đã làm được.

Đăng bởi: Trường Tiểu Học Tiên Phương

Chuyên mục: Tài Liệu Học Tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kênh https://xoilaczzh.tv/ trực tiếp bóng đá