Học TậpLớp 2

Tiếng Việt lớp 2 trang 13,14,15,16,17 Bài 2: Con suối bản tôi – Chân trời sáng tạo

Lời giải Tiếng Việt lớp 2 trang 13,14,15,16,17 Bài 2: Con suối bản tôi – Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ các phần Đọc, Nói và nghe, Nghe – Viết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 2.

Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 2 trang 13,14,15,16,17 Bài 2: Con suối bản tôi – Chân trời sáng tạo

Bạn đang xem: Tiếng Việt lớp 2 trang 13,14,15,16,17 Bài 2: Con suối bản tôi – Chân trời sáng tạo

Tiếng Việt lớp 2 trang 13, 14 Con suối bản tôi

Tiếng Việt lớp 2 trang 13, 14 Nội dung: Con suối đã đem lại cho bản vẻ thanh bình, trù phú với biết bao nhiêu điều hữu ích.

Tiếng Việt lớp 2 trang 13 Khởi động: Giới thiệu với bạn một cảnh vật nơi em ở.

Phương pháp giải:

Em lựa chọn một cảnh vật ví dụ: công viên, cây cầu, cánh đồng, đường làng, dòng sông,.. ở nơi mình ở rồi giới thiệu những điểm đặc biệt.

Lời giải:

Cạnh nhà em có một dòng sông. Nước sông nặng màu phù sa. Dòng sông uốn lượn hiền hòa giống như một dải lụa. Hai bên bờ cây cối tươi tốt. Em cùng các bạn rất yêu con sông quê hương.

Tiếng Việt lớp 2 trang 13 Đọc 

Con suối bản tôi

Con suối chảy qua bản tôi bốn mùa nước xanh trong. Những ngày lũ, suối cũng chỉ đục vài ba ngày. Để tiện đi lại, dân bản tôi bắc nhiều cầu qua suối. Khách đến thăm bản thường đứng hai bên thành cầu nhìn xuống nước xem những con cá lườn đỏ, cá lưng xanh… Cá bơi lượn lấp loáng như hàng trăm, hàng nghìn ngôi sao rơi xuống lòng suối.

Đoạn suối chảy qua bản tôi có hai cái thác, nước chảy khá xiết. Nước gặp những tảng đá ngầm chồm lên thành những con sóng bạc đầu. Hết đoạn thác lại đến vực. Vực khá sâu, nước lững thững như kẻ nhàn rỗi dạo xuôi dòng.

Con suối đã đem lại cho bản tôi vẻ thanh bình, trù phú với bao nhiêu điều hữu ích.

Theo Vi Hồng, Hồ Thuỷ Giang

• Lũ: nước sông, suối lên cao, chảy mạnh quá mức bình thường.

Con suối bản tôi trang 13, 14 Tiếng Việt lớp 2 -Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Tiếng Việt lớp 2 trang 14 Cùng tìm hiểu

Câu 1: Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm của con suối vào ngày thường và ngày lũ.

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn văn thứ nhất.

Lời giải:

– Ngày thường: nước xanh trong

– Ngày lũ: chỉ đục vài ba ngày

Câu 2: Khách đến thăm bản thường đứng hai bên thành cầu để làm gì?

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn văn thứ nhất.

Lời giải:

Khách đến thăm bản thường đứng hai bên thành cầu để nhìn xuống nước xem những con cá lườn đỏ, cá lưng xanh,…

Câu 3: Đoạn suối chảy qua bản có gì đặc biệt?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn thứ hai.

Lời giải:

Đoạn suối chảy qua bản có hai thác, nước chảy xiết. Nước gặp những tảng đá ngầm chồm lên thành những con sóng. Hết đoạn thác là đến vực sâu, nước lững thững trôi.

Câu 4: Câu văn cuối bài cho em biết điều gì?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ câu văn cuối bài.

Lời giải:

Câu văn cuối bài cho em biết con suối là một phần không thể thiếu đối với những người dân bản, nó đem lại nhiều điều hữu ích cả về vật chất và tinh thần.

Tiếng Việt lớp 2 trang 14, 15 Con suối bản tôi

Tiếng Việt lớp 2 trang 14 Câu a:  Nghe – viết: Con suối bản tôi (từ Đoạn suối đến xuôi dòng).

Con suối bản tôi

Đoạn suối chảy qua bản tôi có hai cái thác, nước chảy khá xiết. Nước gặp những tảng đá ngầm chồm lên thành những con sóng bạc đầu. Hết đoạn thác lại đến vực. Vực khá sâu, nước lững thững như kẻ nhàn rỗi dạo xuôi dòng.

Tiếng Việt lớp 2 trang 14 Câu b: Tìm từ ngữ chứa tiếng có vần eo hoặc vần oe gọi tên từng sự vật, hoạt động dưới đây:

Con suối bản tôi trang 14,15 Tiếng Việt lớp 2 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Em quan sát kĩ bức tranh rồi trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Con suối bản tôi trang 14,15 Tiếng Việt lớp 2 - Chân trời sáng tạo (ảnh 2)

Tiếng Việt lớp 2 trang 14, 15 Câu c: Tìm từ ngữ gọi tên từng sự vật dưới đây chứa tiếng có:

• Vần iêu hoặc vần ươu.

Con suối bản tôi trang 14,15 Tiếng Việt lớp 2 - Chân trời sáng tạo (ảnh 3)

• Vần ui hoặc vần uôi.

Con suối bản tôi trang 14,15 Tiếng Việt lớp 2 - Chân trời sáng tạo (ảnh 4)

Phương pháp giải:

Em quan sát kĩ các bức tranh.

Lời giải:

– Vần iêu hoặc vần ươu: con hươu, đà điểu, ốc bươu

– Vần ui hoặc vần uôi: buồng chuối, dãy núi, ruộng muối

Tiếng Việt lớp 2 trang 15 Mở rộng vốn từ nơi thân quen 

Tiếng Việt lớp 2 trang 15 Câu 3: Thực hiện các yêu cầu dưới đây:

a. Chọn lời giải nghĩa phù hợp với mỗi từ:

Mở rộng vốn từ nơi thân quen trang 15 Tiếng Việt lớp 2 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

b. Tìm 2 – 3 từ ngữ chỉ nơi thân quen với em.

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải:

a.

Mở rộng vốn từ nơi thân quen trang 15 Tiếng Việt lớp 2 - Chân trời sáng tạo (ảnh 2)

b. Những từ khác chỉ nơi thân quen với em là: ban công, cổng nhà, con đường tới trường,….

Tiếng Việt lớp 2 trang 15 Câu 4: Chọn từ ngữ trong khung phù hợp với mỗi hoa:

Mở rộng vốn từ nơi thân quen trang 15 Tiếng Việt lớp 2 - Chân trời sáng tạo (ảnh 3)

Mở rộng vốn từ nơi thân quen trang 15 Tiếng Việt lớp 2 - Chân trời sáng tạo (ảnh 4)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ rồi làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải:

Thanh bước lên thềm nhà, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ  không có gì thay đổi.

Nghe tiếng Thanh, bà chống gậy trúc đi từ ngoài vườn vào. Bà nhìn Thanh âu yếm:

– Đi vào trong nhà kéo nắng, cháu!

Tiếng Việt lớp 2 trang 16 Nói và đáp lời đề nghị, lời đồng ý

Tiếng Việt lớp 2 trang 16 Câu a: Đọc lời của các nhân vật trong tranh.

Nói và đáp lời đề nghị, lời đồng ý trang 16 Tiếng Việt lớp 2 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Em đọc chữ trong các bóng nói.

Lời giải:

– Cho chúng mình chơi Thi đoán tên đồ vật với!

– Mời các bạn cùng chơi.

Tiếng Việt lớp 2 trang 16 Câu b: Cùng bạn đóng vai, nói và đáp lời đồng ý phù hợp với mỗi tình huống.

Nói và đáp lời đề nghị, lời đồng ý trang 16 Tiếng Việt lớp 2 - Chân trời sáng tạo (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải:

* Tình huống 1:

– Kể cho mình nghe về các loài cây trong khu vườn nhà bạn được không?

– Được chứ! Vườn nhà mình có rất nhiều loài cây như táo, bưởi, ổi,… Mẹ mình còn trồng thêm các loại rau như su hào, cải bắp, rau cải,… nữa.

* Tình huống 2:

– Lan ơi, cho tớ mượn quyển truyện Bầu trời ngoài cửa sổ nhé!

– Được chứ, mai tớ đem đi cho cậu mượn nhé!

Tiếng Việt lớp 2 trang 16, 17 Thuật việc được chứng kiến 

Tiếng Việt lớp 2 trang 16, 17 Câu a: Dựa vào từ ngữ gợi ý, nói lại nội dung mỗi bức tranh bằng một câu.

Thuật việc được chứng kiến trang 16, 17 Tiếng Việt lớp 2 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Thuật việc được chứng kiến trang 16, 17 Tiếng Việt lớp 2 - Chân trời sáng tạo (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Em đọc gợi ý kết hợp quan sát tranh để hoàn thành bài tập.

Lời giải:

– Tranh 1: Đầu tiên, bác Huấn chắt màu từ các loại cây như gấc, nghệ, cây nhọ nồi, lá riềng biếc.

– Tranh 2: Tiếp theo, bác Huấn nhuộm màu cho bột tạo thành những khối bột nhiều màu sắc.

– Tranh 3: Sau đó, bác Huấn bắt đầu tạo hình những sự vật sinh động từ những khối bột ấy.

– Tranh 4: Cuối cùng, bác Huấn bày biện từng sản phẩm thật bắt mắt.

Tiếng Việt lớp 2 trang 17 Câu b: Viết 4 – 5 câu về việc nặn tò he của bác Huấn.

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải:

Công việc nặn tò he của bác Huấn đòi hỏi rất nhiều sự tỉ mỉ và tận tâm. Đầu tiên, bác Huấn chắt màu từ các loài cây như màu đỏ của quả gấc, màu vàng từ củ nghệ, màu đen của cây nhọ nồi, màu xanh của lá riềng biếc,… Tiếp theo, bác nhuộm màu cho bột tạo thành những khối bột nhiều màu sắc. Sau đó, bác Huấn bắt đầu tạo hình những sự vật từ những khối bột ấy. Những con vật như cá, gà, chó mèo,… qua bàn tay khéo léo nhào nặn của bác đều trở nên thật sinh động như thật. Cuối cùng, bác Huấn bày biện những sản phẩm của mình thật bắt mắt.

Tiếng Việt lớp 2 trang 17 Chủ đề Nơi thân quen gắn bó

Tiếng Việt lớp 2 trang 17 Câu 1: Đọc một truyện về nơi thân quen, gắn bó:

a. Chia sẻ về truyện đã đọc.

b. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ.

Chủ đề Nơi thân quen gắn bó trang 17 Tiếng Việt lớp 2 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải:

a. Câu chuyện mà em đã đọc là Chuyện một khu vườn nhỏ của tác giả Vân Long

b.

– Tên truyện: Chuyện một khu vườn nhỏ

– Nhân vật: Ông nội, bé Thu

– Việc làm: Bé Thu thích ra ban công nghe ông kể về những loài cây.

– Lời nói: “Đất lành chim đậu”

Tiếng Việt lớp 2 trang 17 Câu 2: Chia sẻ với người thân về một dòng sông hoặc ao, hồ mà em biết.

Lời giải:

Gần nhà em có con sông xanh biếc. Nước sông trong xanh in bóng cây hai bên bờ xuống. Lũ trẻ con chúng em thường theo các anh lớn ra đây câu cá vào mỗi buổi chiều.

Đăng bởi: Trường Tiểu Học Tiên Phương

Chuyên mục: Tài Liệu Học Tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kênh https://xoilaczzh.tv/ trực tiếp bóng đá