Học TậpLớp 2

Tiếng Việt lớp 2 trang 37, 38, 39, 40, 41 Bài 4: Mùa đông ở vùng cao – Chân trời sáng tạo

Lời giải Tiếng Việt lớp 2 trang 37, 38, 39, 40, 41 Bài 4: Mùa đông ở vùng cao – Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ các phần Đọc, Nói và nghe, Nghe – Viết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 2.

Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 2 trang 37, 38, 39, 40, 41 Bài 4: Mùa đông ở vùng cao – Chân trời sáng tạo

Bạn đang xem: Tiếng Việt lớp 2 trang 37, 38, 39, 40, 41 Bài 4: Mùa đông ở vùng cao – Chân trời sáng tạo

Tiếng Việt lớp 2 trang 37, 38 Mùa đông ở vùng cao

Tiếng Việt lớp 2 trang 37, 38 Nội dung: Miêu tả vẻ đẹp của mùa đông ở vùng núi cao, bày tỏ tình yêu vẻ đẹp thanh bình của thiên nhiên đất nước.

Tiếng Việt lớp 2 trang 37 Khởi động: Nói với bạn về những hình ảnh em thấy trong bức tranh.

Mùa đông ở vùng cao trang 37, 38 Tiếng Việt lớp 2 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Em quan sát tranh và cho biết em thấy loài hoa nào trong tranh? Những người trong tranh trang phục của họ có gì đặc biệt?

Lời giải:

Em nhìn thấy có hoa tam giác mạch đang nở vô cùng tươi đẹp. Trong tranh có 3 người, một người đàn ông miền xuôi mặc trang phục mùa đông ấm áp, ngoài ra còn có hai mẹ con dân tộc miền núi đang đeo gùi trên lưng.

Tiếng Việt lớp 2 trang 37 Đọc

Mùa đông ở vùng cao

Ở vùng núi bao giờ mùa đông cũng đến sớm.

Khi những chiếc lá đào, lá mận đầu tiên rụng xuống thì dòng suối bắt đầu cạn nước. Gió từ trong khe núi ùa ra, mang theo hơi lạnh của núi đá. Thân cây ngải đắng bắt đầu khô lại. Rễ cây bám chặt lấy lớp đất chai cứng và ngả sang màu nâu đen vì sương muối.

Nhiều ngày, nhiều tuần, có khi cả tháng trời không có nắng. Ngoài nương chỉ còn trồng tam giác mạch. Đợi cây ngô thu hoạch xong, trời bắt đầu rét thì gieo tam giác mạch. Cỏ không mọc nổi nhưng tam giác mạch thì nảy mầm lên xanh mướt. Hạt tam giác mạch ăn không ngon như hạt ngô, hạt lúa nhưng hoa tam giác mạch thì đẹp.

Trời càng rét thì sắc biếc, sắc hồng càng rực rỡ. Cả dải núi, nương nhà này nối với nương nhà kia cứ bừng lên một màu tam giác mạch ngợp trời.

Đỗ Bích Thuý

• Sương muối: hơi nước đóng băng thành các hạt nhỏ, trắng như muối.

• Tam giác mạch: một loại cây lương thực được trồng ở miền núi.

Tiếng Việt lớp 2 trang 38 Cùng tìm hiểu

Câu 1: Bài đọc nói về mùa nào? Ở đâu?

Phương pháp giải:

Em đọc câu văn đầu tiên trong bài.

Lời giải:

Bài văn nói về mùa đông ở vùng núi.

Câu 2: Các sự vật ở đoạn 2 thay đổi như thế nào khi mùa đông đến?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn thứ 2.

Lời giải:

Những thay đổi của sự vật khi mùa đông đến:

– Khi những chiếc lá đào, lá mận đầu tiên rụng xuống thì dòng suối bắt đầu cạn nước.

– Gió từ trong khe núi ùa ra, mang theo hơi lạnh của núi đá.

– Thân cây ngải đắng bắt đầu khô lại. Rễ cây bám chặt lấy lớp đất chai cứng và ngả sang màu nâu đen vì sương muối.

Câu 3: Câu văn “Cỏ không mọc nổi nhưng tam giác mạch thì nảy mầm lên xanh mướt.” nói lên điều gì?

• Tam giác mạch mọc chậm hơn cả.

• Tam giác mạch mọc nhanh hơn cả.

• Tam giác mạch có sức sống mạnh mẽ.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các ý rồi trả lời.

Lời giải:

Câu văn “Cỏ không mọc nổi nhưng tam giác mạch thì nảy mầm lên xanh mướt” cho biết tam giác mạch có sức sống mạnh mẽ.

Câu 4: Cây tam giác mạch có gì đẹp?

Phương pháp giải:

Em chú ý đọc đoạn văn cuối bài.

Lời giải:

Trời càng rét thì sắc biếc, sắc hồng của tam giác mạch càng rực rỡ.

Tiếng Việt lớp 2 trang 38, 39 Mưa cuối mùa 

Tiếng Việt lớp 2 trang 38 Câu a: Nghe – viết:

Mưa cuối mùa

Nửa đêm, bé chợt thức giấc vì tiếng động ầm ầm. Mưa xối xả. Cây cối trong vườn nghiêng ngả trong ánh chớp sáng loà và tiể sấm ì ầm lúc gần lúc xa. Mưa mỗi lúc một to. Hơi nước mát lạnh phả vào ngập gian phòng.

Theo Trần Bắc Quỳ

Tiếng Việt lớp 2 trang 38 Câu b: Chọn chữ d hoặc chữ gi thích hợp với mỗi ô hoa:

Mưa cuối mùa trang 38, 39 Tiếng Việt lớp 2 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu bài tập.

Lời giải:

Đồng ruộng, vườn tược và cây cỏ như biết giữ lại hạt phù sa ở quanh mình, nước lại trong dần. Ngồi trong nhà, ta thấy cả những đàn cá ròng ròng, từng đàn, từng đàn theo cả mẹ xuôi theo dòng nước, vào tận đồng sâu.

Theo Nguyễn Quang Sáng

Tiếng Việt lớp 2 trang 38, 39 Câu c: Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với mỗi :

Mưa cuối mùa trang 38, 39 Tiếng Việt lớp 2 - Chân trời sáng tạo (ảnh 2)

Mưa cuối mùa trang 38, 39 Tiếng Việt lớp 2 - Chân trời sáng tạo (ảnh 3)

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải:

(diệu, dịu): mát dịu, kì diệu

(liếu, líu): chim liếu điếu, hót líu lo

(ngoằn, ngoằng): dài ngoằng, ngoằn ngoèo

(thoăn, thoắng): nhanh thoăn thoắt, nói liến thoắng

Tiếng Việt lớp 2 trang 39 Mở rộng vốn từ Bốn mùa (tiếp theo) 

Tiếng Việt lớp 2 trang 39 Câu 3: Tìm trong 2 khổ thơ sau từ ngữ:

a. Chỉ mùa

b. Chỉ hoa, quả và màu sắc

Mùa xuân hoa bắp

Nở trắng trên đồng

Hoa bầu như bông

Hoa mơ như tuyết.

Mùa hè đỏ rực

Hoa phượng, hoa vông

Mùa thu mênh mông

Vàng cam vàng quýt.

Võ Quảng

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ rồi làm theo yêu cầu của bài.

Lời giải:

a. Chỉ mùa: mùa xuân, mùa hè

b. Chỉ hoa, quả và màu sắc: hoa bắp, trắng, hoa bầu, hoa mơ, đỏ rực, hoa phượng, hoa vông, vàng, cam, quýt.

Tiếng Việt lớp 2 trang 39 Câu 4: Thực hiện các yêu cầu dưới đây:

a. Đặt câu hỏi cho các từ ngữ in đậm:

• Mùa xuân, hoa mơ nở trắng như tuyết.

• Hoa phượng đỏ rực khi mùa hè đến.

• Mùa thu, cam quýt chín vàng.

• Cúc hoạ mi nở rộ khi mùa đông sắp về.

b. Chọn từ ngữ ở thẻ màu xanh phù hợp với từ ngữ ở thẻ màu hồng:

Mở rộng vốn từ Bốn mùa (tiếp theo) trang 39 Tiếng Việt lớp 2- Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

c. Sắp xếp các câu vừa ghép được ở bài tập b thành đoạn văn.

Phương pháp giải:

a. Em sử dụng các từ để hỏi chỉ thời gian khi nào, bao giờ, lúc nào để đặt câu hỏi.

b. Em lựa chọn các sự vật với đặc điểm tương ứng của chúng.

c. Em làm theo yêu cầu của bài.

Lời giải:

• Mùa xuân, hoa mơ nở trắng như tuyết.

=> Khi nào hoa mơ nở trắng như tuyết?

• Hoa phượng đỏ rực khi mùa hè đến.

=> Khi nào hoa phượng đỏ rực?

• Mùa thu, cam quýt chín vàng.

=> Khi nào cam quýt chín vàng?

• Cúc hoạ mi nở rộ khi mùa đông sắp về.

=> Khi nào cúc họa mi nở rộ?

b.

Mở rộng vốn từ Bốn mùa (tiếp theo) trang 39 Tiếng Việt lớp 2- Chân trời sáng tạo (ảnh 2)

c. Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực rỡ. Vườn cây đâm chồi, nảy lộc. Rồi vườn cây ra hoa.

Tiếng Việt lớp 2 trang 40 Sự tích mùa xuân và bộ lông trắng của thỏ

Tiếng Việt lớp 2 trang 40 Câu a. Nghe kể chuyện.

SỰ TÍCH MÙA XUÂN VÀ BỘ LÔNG TRẮNG CỦA THỎ

1. Ngày xưa chỉ có ba mùa hạ, thu, đông và mọi loài thỏ đều có bộ lông màu xám. Có hai mẹ con nhà nhỏ sống trong khu rừng nọ. Mỗi khi chuyển từ mùa đông rét buốt sang mùa hạ nóng nực, thỏ mẹ lại bị ốm. Nó ao ước có một mùa ấm áp.

2. Thỏ con nghe nói mùa ấm áp đó là mùa xuân. Nhưng mùa xuân chỉ đến khi có cầu vồng cùng muôn hoa chào đón. Thương mẹ, nó bàn với bác gấu:

– Ta làm một chiếc cầu vồng để đón mùa xuân…

– Nhưng bằng cách nào? – Bác gấu hỏi.

-Cháu sẽ rủ các bạn góp những chiếc lông đẹp nhất…

Tin truyền đi khắp nơi, chim muông góp những chiếc lông đẹp nhất, chim sâu kết lại làm cầu vồng bảy sắc.

3. Con thỏ con đi tìm gặp từng loài hoa xin giúp đỡ. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của thỏ, các loài hoa đều hứa khi chị gió báo tin sẽ cùng nở. Một buổi sáng cuối mùa đông, khi chim sâu dệt xong những mảng màu cuối cùng, cầu vồng xuất hiện. Chị gió nhanh chóng báo tin cho các loài hoa cùng nở. Thế là mùa xuân ấm áp về.

4. Từ đó, mặt đất có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Còn chú thỏ hiếu thảo, biết kết nối chim muông và các loài hoa để cùng đón xuân về được mùa xuân tặng một chiếc áo trắng tinh, mềm mại. Chiếc áo đó còn mãi đến bây giờ.

Theo Truyện cổ tích Việt Nam

Chim muông: chim và thi (nói khái quát).

Tiếng Việt lớp 2 trang 40 Câu b:Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.

Sự tích mùa xuân và bộ lông trắng của thỏ

Theo Truyện cổ tích Việt Nam

Sự tích mùa xuân và bộ lông trắng của thỏ trang 40 Tiếng Việt lớp 2- Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Em quan sát kĩ tranh và trả lời các câu hỏi dưới mỗi tranh.

Lời giải:

– Tranh 1: Thỏ mẹ ao ước có một mùa ấm áp. Bởi vì khi ấy chỉ có ba mùa hạ, thu, đông. Mỗi khi chuyển từ mùa đông rét buốt sang mùa hạ nóng nực thì thỏ mẹ thường bị ốm.

– Tranh 2: Cầu vồng được làm bằng những chiếc lông đẹp nhất của muôn loài. Do chim sâu kết lại thành cầu vồng bảy sắc.

– Tranh 3: Vào buổi sáng cuối cùng của mùa xuân, khi chim sâu đã hoàn thành việc kết cầu vồng bảy sắc từ bộ lông muôn loài. Chị gió nhanh chóng báo tin cho các loài hoa biết. Hoa giữ lời hứa với thỏ con nên đã thi nhau đua nở, khoe sắc thật rực rỡ. Thế là mùa xuân ấm áp đã về.

– Tranh 4: Thỏ con được tặng chiếc áo trắng tinh mềm mại bởi vì xuất phát từ lòng hiếu thảo mà thỏ con đã biết kết nối chim muông và các loài hoa để cùng đón xuân về.

Tiếng Việt lớp 2 trang 40 Câu c: Kể lại toàn bộ câu chuyện.

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải:

Ngày xưa, mặt đất chỉ có ba mùa hạ, thu, đông. Mọi chú thỏ sống trên đời chỉ có bộ lông màu xám. Trong một khu rừng nọ, có hai mẹ con nhà thỏ sống với nhau. Thỏ mẹ ao ước có một mùa ấm áp. Bởi vì mỗi khi chuyển từ mùa đông rét buốt sang mùa hạ nóng nực thì thỏ mẹ thường bị ốm.

Thỏ con rất thương mẹ, biết được mong ước của mẹ nó càng cố gắng tìm cách thực hiện hơn. Thỏ con nghe nói mùa ấm áp đó gọi là mùa xuân. Nhưng mùa xuân chỉ tới khi có cầu vồng và muôn hoa chào đón. Nghĩ vậy, thỏ con đến gặp bác gấu để bàn chuyện. Cuối cùng, nó quyết định sẽ tới nhờ sự góp sức của chim muông và các loài hoa. Tin này được truyền đi khắp nơi. Các loài vật đều nhiệt liệt hưởng ứng. Những chú chim và muông thú cùng nhau góp những chiếc lông đẹp nhất. Chim sâu chịu trách nhiệm kết lại thành cầu vồng bảy sắc.

Nhưng làm sao để các loài hoa cùng nở vào cùng một thời điểm bây giờ? Thỏ con bèn đến tìm các loài hoa để trò chuyện. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của thỏ con, các loài hoa đều hứa khi chị gió báo tin chúng sẽ cùng nhau nở rộ.

Vào buổi sáng cuối cùng của mùa xuân, khi chim sâu đã hoàn thành việc kết cầu vồng bảy sắc từ bộ lông muôn loài. Chị gió nhanh chóng báo tin cho các loài hoa biết. Hoa giữ lời hứa với thỏ con nên đã thi nhau đua nở, khoe sắc thật rực rỡ. Thế là mùa xuân ấm áp đã về.

Từ đó, mặt đất đã có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Thỏ con được tặng chiếc áo trắng tinh mềm mại bởi vì xuất phát từ lòng hiếu thảo mà thỏ con đã biết kết nối chim muông và các loài hoa để cùng đón xuân về. Chiếc áo đó còn mãi đến tận bây giờ.

Tiếng Việt lớp 2 trang 41 Luyện tập Thuật việc được chứng kiến (tiếp theo) 

Tiếng Việt lớp 2 trang 41 Câu a: Nói 4 – 5 câu về việc làm tốt của một người bạn dựa vào gợi ý:

• Bạn em đã làm việc tốt đó khi nào? Ở đâu?

• Bạn ấy đã thực hiện việc đó như thế nào?

• Em nghĩ gì về việc làm tốt của bạn?

Luyện tập Thuật việc được chứng kiến (tiếp theo) trang 41 Tiếng Việt lớp 2 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Em làm theo gợi ý.

Lời giải:

– Bạn Thắng đã làm việc tốt đó vào giờ ra chơi. Ở sân trường.

– Bạn Thắng trông thấy một em học sinh lớp một bị ngã nên đã chạy lại gần. Bạn đỡ em nhỏ dậy rồi phủi bụi quần áo cho em ấy. Bạn ấy ân cần hỏi thăm em: “Em có đau không?”. Sau đó, bạn Thắng đã cõng em nhỏ vào phòng y tế để các cô khám và băng bó vết thương cho em.

– Em cảm thấy bạn Thắng là một người rất tốt bụng.

Tiếng Việt lớp 2 trang 41 Câu b: Viết 4 – 5 câu về nội dung em vừa nói.

Phương pháp giải:

Em viết theo phần đã nói trước đó.

Lời giải:

Thắng là bạn cùng lớp với em. Giờ ra chơi ngày hôm qua, ở sân trường, bạn Thắng đã làm một việc tốt khiến em nhớ mãi. Lúc ấy, Thắng trông thấy một em học sinh lớp một bị ngã nên đã vội chạy lại gần. Thắng đỡ em nhỏ dậy rồi phủi bụi quần áo cho em ấy. Bạn còn ân cần hỏi thăm em bé: “Em có đau không? Anh đưa em vào phòng y tế nhé!”. Sau đó, bạn Thắng đã cõng em nhỏ vào phòng y tế để các cô khám và băng bó vết thương cho em nhỏ. Em cảm thấy Thắng là một người rất tốt bụng. Việc làm của bạn ấy thật đáng khen và đáng để mọi người học tập.

Tiếng Việt lớp 2 trang 41 Chủ đề Bốn mùa (tiếp theo)

Tiếng Việt lớp 2 trang 41 Câu 1: Đọc một bài văn về bốn mùa:

a. Chia sẻ về bài văn đã đọc.

b. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ.

 Chủ đề Bốn mùa (tiếp theo) trang 41 Tiếng Việt lớp 2 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải:

a. Bài “Mùa nước nổi” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng

b. Phiếu đọc sách:

– Tên bài văn : Mùa nước nổi

– Tác giả: Nguyễn Quang Sáng

– Tên mùa: Mùa nước nổi

– Nét riêng: Nước dâng lên hiền hòa không giống nước lũ.

Tiếng Việt lớp 2 trang 41 Câu 2: Chia sẻ điều em biết về một mùa trong năm.

Lời giải:

Mùa xuân gắn liền với Tết, thường bắt đầu vào tháng 1 và kết thúc vào tháng 3. Mùa xuân thời tiết êm dịu, ấm áp, vẫn còn se se lạnh nhưng có ánh nắng mặt trời. Cảnh vật mùa xuân luôn tràn đầy sức sống. Những cánh hoa đào của miền bắc và hoa mai của miền nam đua nhau khoe sắc. Cây cối mùa xuân cao vút bắt đầu nhú những mầm non xanh nõn, mượt mà. Buổi sáng mùa xuân thật trong lành, ấm áp, gió chỉ thổi thật khẽ. Bầu trời dường như thoáng đãng, từng đám mây xanh trắng nối đuôi nhau trôi đi thật chậm rãi.

Đăng bởi: Trường Tiểu Học Tiên Phương

Chuyên mục: Tài Liệu Học Tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kênh https://xoilaczzh.tv/ trực tiếp bóng đá