Học TậpLớp 2

Tiếng Việt lớp 2 trang 48, 49, 50 Bài 11: Cái trống trường em – Kết nối tri thức

Lời giải Tiếng Việt lớp 2 trang 48, 49, 50 Bài 11: Cái trống trường em sách Kết nối tri thức với cuộc sống gồm đầy đủ các phần Đọc, Nói và nghe, Nghe – Viết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 1. Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 48, 49, 50 Bài 11: Cái trống trường em

Đọc: Cái trống trường em

Bạn đang xem: Tiếng Việt lớp 2 trang 48, 49, 50 Bài 11: Cái trống trường em – Kết nối tri thức

Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 48 Khởi động: Tiếng trống trường báo cho em biết điều gì?

Phương pháp giải:

Em quan sát tranh hoặc dựa vào thực tế việc học ở trường của em.

Lời giải:

Tiếng trống trường báo cho em biết giờ vào học, giờ ra chơi, giờ ra về.

Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 48 Bài đọc:

CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM

Cái trống trường em

Mùa hè cũng nghỉ

Suốt ba tháng liền

Trống nằm ngẫm nghĩ.

Buồn không hả trống

Trong những ngày hè

Bọn mình đi vắng

Chỉ còn tiếng ve?

Cái trống lặng im

Nghiêng đầu trên gia

Chắc thấy chúng em

Nó mừng vui quá!

Kìa trống đang gọi:

Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!

Vào năm học mới

Giọng vang tưng bừng.

(Thanh Hào)

Từ ngữ

Ngẫm nghĩ: nghĩ đi nghĩ lại kĩ càng.

Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 49 Trả lời câu hỏi:

Câu 1: Bạn học sinh kể gì về trống trường trong những ngày hè?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn thơ thứ 1 và 2.

Lời giải:

Bạn học sinh đã kể về trống trường trong những ngày hè là: Ngày hè, học sinh được nghỉ học. Trường học chỉ còn trống và tiếng ve. Trống nằm ngẫm nghĩ suốt ba tháng liền.

Câu 2: Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối bảo hiệu điều gì?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ khổ thơ cuối đặc biệt là hai câu cuối cùng.

Lời giải:

Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối báo hiệu một năm học mới đến.

Câu 3: Khổ thơ nào cho thấy bạn học sinh trò chuyện với trống trường như với một người bạn?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các khổ thơ.

Lời giải:

Khổ thơ thứ 2 cho thấy bạn học sinh trò chuyện với trống trường như đối với một người bạn.

Câu 4: Em thấy tình cảm của bạn học sinh với trống trường như thế nào?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời.

Lời giải:

Tình cảm của bạn học sinh đối với trống trường như đối với một người bạn thân thiết.

Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 49 Luyện tập theo văn bản đã học

Câu 1: Những từ ngữ nào dưới đây nói về trống trường như nói về con người?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ lại bài thơ để tìm từ ngữ phù hợp.

Lời giải:

Những từ ngữ nói về trống trường như nói về con người là: ngẫm nghĩ, vui mừng, buồn.

Câu 2: Nói và đáp:

a. Lời tạm biệt của bạn học sinh với trống trường

b. Lời tạm biệt bạn bè khi bắt đầu nghỉ hè

Phương pháp giải:

Em tập cách nói và đáp lời tạm biệt.

Lời giải:

a.

– Học sinh: Trống ơi, tạm biệt cậu nhé! Bọn mình về nghỉ hè đây. Cậu đừng buồn quá nhé!

– Trống: Tạm biệt mọi người! Hẹn gặp lại vào năm học mới nhé!

b.

– Tôi: Tạm biệt mọi người nhé! Nghỉ hè vui vẻ nhé!

– Bạn: Tạm biệt mọi người! Hẹn gặp lại vào năm học mới nhé!

Ghi nhớ:

– Nội dung chính: Tình cảm yêu thương, gắn bó của các bạn học sinh đối với cái trống trường.

– Liên hệ bản thân: Cảm nhận được niềm vui được đến trường, bồi dưỡng tình cảm gắn bó, yêu quý trường lớp.

Viết: Chữ hoa Đ

Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 50 Câu 1: Viết chữ hoa Đ

Phương pháp giải:

Em quan sát chữ viết mẫu trong sách, chú ý thứ tự viết các nét.

Lời giải:

– Cấu tạo: gồm nét móc ngược trái, nét thắt, nét cong phải, nét cong trái và nét ngang.

– Cách viết:

+ Bước 1: Đặt bút dưới ĐK ngang 4, trước ĐK dọc 3, viết một nét móc ngược trái sát ĐK dọc 2 và hơi lượn vòng khi bắt đầu đến ĐK ngang 1 và kết hợp viết nét thắt tiếp xúc với ĐK ngang 1.

+ Bước 2: Không nhấc bút, viết liền mạch nét cong phải (lưng của nét cong phải tiếp xúc với đường kẻ dọc 3) tiếp tục viết liền mạch nét cong trái và dừng bút tại ĐK ngang 3, trước ĐK dọc 2 (Lưng của nét cong trái tiếp xúc với ĐK dọc 1)

+ Bước 3: Lia bút đến điểm trên ĐK ngang 2, trước ĐK dọc 2, viết nét ngang rồi dừng bút sao cho đối xứng qua nét móc ngược trái.

Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 50 Câu 2: Viết ứng dụng:

Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

Phương pháp giải:

Em đọc trước câu ứng dụng

Lời giải:

Em viết lần lượt các từ trong câu ứng dụng

Nói và nghe: Ngôi trường của em

Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 50 Câu 1: Nói những điều em thích về trường của em.

G:

– Trường em tên là gì? Ở đâu?

– Điều gì khiến em cảm thấy yêu thích, muốn đến trường hằng ngày?

Phương pháp giải:

Em chia sẻ về trường của mình dựa vào những gợi ý ở đề bài.

Lời giải:

* Bài tham khảo 1:

Trường em là Trường Tiểu học Ban Mai ở Hà Nội. Điều em cảm thấy yêu thích ở trường đó là trường có rất nhiều cây xanh và ghế đá. Chúng em thường ngồi ở ghế đá, dưới những tán cây xanh để trò chuyện, đọc sách. Em muốn đến trường hằng ngày để gặp thầy cô, bạn bè và học tập những điều bổ ích.

* Bài tham khảo 2:

Em là học sinh lớp 2A Trường Tiểu học Quang Trung ở Hà Nội. Ở trường, em thích nhất là được gặp thầy cô, bạn bè. Mỗi ngày đi học, em được học những bài mới. Giờ ra chơi, em được cùng các bạn trong lớp chơi rất nhiều trò hay.

Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 50 Câu 2: Em muốn trường mình có những thay đổi gì?

Phương pháp giải:

Em tự suy nghĩ và trả lời.

Lời giải:

– Em muốn thư viện trường rộng hơn, có nhiều cuốn sách đa dạng hơn để chúng em có thể tìm kiếm và đọc sách ở đó.

– Em muốn trường mình sẽ có nhiều cây xanh hơn để chúng em có thật nhiều bóng mát khi vui chơi trên sân trường.

– Em muốn trường sẽ có nhiều ghế đá hơn để chúng em được ngồi trò chuyện vào mỗi giờ ra chơi.

Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 50 Vận dụng: Nói với người thân những điều em muốn trường mình thay đổi.

Phương pháp giải:

Em nói theo suy nghĩ của bản thân.

Lời giải:

* Bài tham khảo 1:

Bố mẹ ơi, thư viện trường con bây giờ hơi nhỏ và ít sách quá. Con thích đọc những sách về những danh nhân trên thế giới. Bạn Thắng lại muốn đọc sách về vũ trụ,… Con hi vọng trong tương lai thư viện trường có thể rộng hơn, có nhiều cuốn sách đa dạng hơn.

* Bài tham khảo 2:

Mẹ ơi, con thấy trường con vẫn còn ít cây xanh quá. Con ước gì trường sẽ trông thêm nhiều cây xanh hơn để khi ra chơi chúng con sẽ có nhiều chỗ có bóng mát đê vui chơi.

Đăng bởi: Trường Tiểu Học Tiên Phương

Chuyên mục: Tài Liệu Học Tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kênh https://xoilaczzh.tv/ trực tiếp bóng đá