Học TậpLớp 2

Tiếng Việt lớp 2 trang 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96 Bài 29: Con người với thiên nhiên – Cánh diều

Lời giải Tiếng Việt lớp 2 trang 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96 Bài 29: Con người với thiên nhiên sách Cánh diều gồm đầy đủ các phần Chia sẻ và đọc, Viết, Đọc, Nói và nghe, Tự đọc sách báo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 1. Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 2 trang 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96 Bài 29: Con người với thiên nhiên

Tiếng Việt lớp 2 trang 88, 89, 90, 91 Ông Mạnh thắng Thần Gió

Chia sẻ

Bạn đang xem: Tiếng Việt lớp 2 trang 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96 Bài 29: Con người với thiên nhiên – Cánh diều

Tiếng Việt lớp 2 trang 88 Câu 1: Em làm gì để phòng tránh mưa, nắng, nóng, lạnh?

Phương pháp giải:

Em quan sát tranh để trả lời câu hỏi

Lời giải:

– Để tránh mưa, em dùng ô hoặc áo mưa.

– Để tránh nắng, em dùng ô, mũ hoặc áo chống nắng.

– Để tránh nóng, em dùng quạt hoặc điều hòa.

– Để tránh lạnh, em mặc quần áo thật ấm.

Tiếng Việt lớp 2 trang 88 Câu 2: Em hoạt động, vui chơi như thế nào trong mỗi mùa?

Phương pháp giải:

Em dựa vào kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

– Mùa xuân: em đi chúc Tết cùng với bố mẹ.

– Mùa hè: em thả diều, tập bơi.

– Mùa thu: em rước đèn vào đêm trung thu.

– Mùa đông: em tập thể dục làm ấm người.

Bài đọc

Ông Mạng thắng Thần Gió

1. Ngày xưa, loài người chưa biết làm nhà, phải ở hang núi. Về sau, nhiều người về đồng bằng và ven biển sinh sống. Đây là nơi Thần Gió hoành hành.

2. Một hôm, Thần Gió gặp một người tên là Mạnh. Thần xô ông ngã lăn quay, rồi bay đi với tiếng cười ngạo nghễ.

3. Từ đó, ông Mạnh quyết chống trả. Ông vào rừng lấy gỗ dựng nhà. Cả ba lần, nhà đều bị quật đổ. Cuối cùng, ông đẵn những cây gỗ lớn nhất làm cột, chọn những viên đá thật to làm tường, dựng một ngôi nhà thật vững chãi.

4. Ngôi nhà đã làm xong. Đêm ấy, Thần Gió đến đạp cửa, thét:

– Mở cửa ra!

– Không! Sáng mai ta sẽ mời ông vào.

Thần Gió giận dữ, lồng lộn suốt đêm nhưng không thể xô đổ ngôi nhà.

5. Mấy tháng sau, Thần Gió đến nhà ông Mạnh, tỏ vẻ ăn năn. Ông Mạnh an ủi và mời Thần thỉnh thoảng tới chơi. Từ đó, Thần Gió thường đến thăm ông, đem cho ngôi nhà không khí mát lành từ biển cả và hương thơm ngào ngạt của các loài hoa.

Phỏng theo A-NHÔNG (Hoàng Ánh dịch)

– Đồng bằng: vùng đất rộng, bằng phẳng.

– Hoành hành: làm nhiều điều ngang ngược trên khắp một vùng rộng, không kiêng nể ai.

– Ngạo nghễ: coi thường tất cả.

– Đẵn: chặt

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 2 trang 90 Câu 1: Truyện có những nhân vật nào?

Phương pháp giải:

Em đọc tiêu đề của bài đọc để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Truyện có 2 nhân vật là: ông Mạnh và Thần Gió.

Tiếng Việt lớp 2 trang 90 Câu 2: Trong hai nhân vật:

a. Nhân vật nào tượng trưng cho sức mạnh của con người?

b. Nhân vật nào tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc và trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Trong 2 nhân vật:

– Ông Mạnh tượng trưng cho sức mạnh của con người.

– Thần Gió tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên.

Tiếng Việt lớp 2 trang 90 Câu 3: Chi tiết nào nói lên sức mạnh của con người?

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn 3, 4 và 5 để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Chi tiết nói lên sức mạnh của con người là: Ông Mạnh dẫn những cây gỗ lớn nhất làm cột, chọn những viên đá thật to làm tường, dựng một ngôi nhà vững chãi. Thần Gió lồng lộn suốt đêm những không thể xô đổ ngôi nhà.

Tiếng Việt lớp 2 trang 90 Câu 4: Ông Mạnh trong câu chuyện đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình?

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn cuối để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Khi Thần Gió đến nhà ông Mạnh tỏ vẻ ăn năn, ông Mạnh đã an ủi và mời Thần Gió thỉnh thoảng tới chơi. Vì vậy, ông Mạnh đã trở thành bạn của Thần Gió.

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 2 trang 91 Câu 1: Sử dụng câu hỏi Vì sao? để hỏi đáp với bạn về nội dung câu chuyện.

M: – Vì sao Thần Gió phải chịu thua ông Mạnh?

      – Vì ông Mạnh đã làm một ngôi nhà rất vững chãi.

Phương pháp giải:

Em dựa vào mẫu để đặt câu hỏi và trả lời.

Lời giải:

– Vì sao ông Mạnh phải xây một căn nhà vững chãi?

– Vì những ngôi nhà trước đó liên tiếp bị Thần Gió quật đổ.

Tiếng Việt lớp 2 trang 91 Câu 2: Nói 1 – 2 câu thể hiện sự đồng tình của em với ông Mạnh:

a. Khi ông quyết làm một ngôi nhà thật vững chãi.

b. Khi ông kết bạn với Thần Gió.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ để hoàn thành bài tập.

Lời giải:

a. Khi ông quyết làm một ngôi nhà thật vững chãi

Quyết định của ông rất đúng đắn đấy ạ. Phải xây một ngôi nhà thật vững chãi thì Thần Gió mới không thể quật đổ được ạ.

b. Khi ông kết bạn với Thần Gió.

Ông Mạnh làm vậy là rất đúng. Thần Gió đã biết ăn năn rồi thì ông Mạnh không nên trách Thần Gió nữa.

Tiếng Việt lớp 2 trang 91, 92 Buổi trưa hè. Chữ hoa Q

Tiếng Việt lớp 2 trang 91 Câu 1: Nghe – viết:

Buổi trưa hè

Buổi trưa lim dim

Nghìn con mắt lá

Bóng cũng nằm im

Trong vườn êm ả

Bò ơi, bò nghỉ

Sau buổi cày mai

Có gì ngẫm nghĩ

Nhai mãi, nhai hoài…

Hoa đại thơm hơn

Giữa giờ trưa vắng

Con bướm chập chờn

Vờn đôi cánh năng.

Tiếng Việt lớp 2 trang 91 Câu 2: Tìm chữ hoặc dấu thanh phù hợp:

a. Chữ r, d  hay gi?

Mùa gì □ịu nắng

Mây nhẹ nhàng bay

□ó khẽ □ung cây

Lá vàng □ơi rụng?

Khuyết danh

b. Dấu hỏi hay dấu ngã?

Gió ơ rất xa, rất rất xa

Gió thích chơi thân với mọi nhà

Gió cù khe khe anh mèo mướp

Ru đàn ong mật đến thăm hoa…

                       NGÔ VĂN PHÚ

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các đoạn thơ và điền chữ hoặc dấu phù hợp vào ô trống.

Lời giải:

a. Chữ r, d  hay gi?

Mùa gì dịu nắng

Mây nhẹ nhàng bay

Gió khẽ rung cây

Lá vàng rơi rụng?

Khuyết danh

b. Dấu hỏi hay dấu ngã?

Gió ở rất xa, rất rất xa

Gió thích chơi thân với mọi nhà

Gió cù khe khẽ anh mèo mướp

Rủ đàn ong mật đến thăm hoa…

                             NGÔ VĂN PHÚ

Tiếng Việt lớp 2 trang 91 Câu 3: Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với ô trống:

a. (ra, da, gia):

□ đình

□ vào

□ sức

cặp □

b. (vỏ, võ):

□ cam

múa □

□ trứng

□ sĩ

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các tiếng trong ngoặc đơn để điền vào ô trống cho phù hợp.

Lời giải:

a. (ra, da, gia):

gia đình

ra vào

ra sức

cặp da

b. (vỏ, võ):

vỏ cam

múa võ

vỏ trứng

võ sĩ

Tiếng Việt lớp 2 trang 92 Câu 4: Tập viết:

a) Viết chữ hoa (kiểu 2):

b. Viết ứng dụng: Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi

Phương pháp giải:

* Cấu tạo:

– Nét 1 cong kín, cuối nét lượn vào trong (giống nét viết chữ hoa O)

– Nét 2 móc ngược phải, giống nét 2 ở chữ hoa U.

* Cách viết:

– Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 6. Đưa bút sang trái viết nét cong kín. Phần cuối nét lượn vào trong bụng chữ đến đường kẻ 4 thì lượn lên một chút rồi dừng bút.

– Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút thẳng lên đường kẻ 6. Sau đó chuyển hướng bút ngược lại để viết nét móc ngược phải từ trên xuống dưới. Dừng bút ở đường kẻ 2.

Tiếng Việt lớp 2 trang 92, 93 Mùa nước nổi

Bài đọc

– Cửu Long: dòng sông lớn, chảy qua nhiều tỉnh ở miền Nam nước ta.

– Cá ròng ròng: cá lóc (cá chuối, cá quả) nhỏ.

– Lắt lẻo: đung đưa, do không có điểm tựa chắc chắn.

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 2 trang 93 Câu 1: Bài văn tả mùa nước nổi ở vùng nào?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Bài văn tả mùa nước nổi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Tiếng Việt lớp 2 trang 93 Câu 2: Vì sao người ta gọi đó là mùa nước nổi? Chọn ý đúng:

a. Vì nước dâng lên hiền hòa

b. Vì nước lũ đổ về dữ dội

c. Vì mưa dầm dề

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Người ta gọi đó là mùa nước nổi vì nước dâng lên hiền hòa.

Tiếng Việt lớp 2 trang 93 Câu 3: Tìm một vài hình ảnh về mùa nước nổi trong bài

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Một vài hình ảnh về mùa nước nổi trong bài:

– Nước mỗi ngày dâng lên, cuồn cuộn đầy bờ.

– Mưa dầm dề, mưa sướt mướt ngày này qua ngày khác.

– những đàn cá ròng ròng, từng đàn, từng đàn xuôi theo nước, vào tận đồng sâu.

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 2 trang 93 Câu 1: Tìm một bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Thế nào?

a. Nước dâng lên cuồn cuộn.

b. Mưa dầm dề ngày này qua ngày khác.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ 2 câu và tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Thế nào?

Lời giải:

Bộ phận in đậm là bộ phận trả lời cho câu hỏi Thế nào?

a. Nước dâng lên cuồn cuồn.

b. Mưa dầm dề ngày này qua ngày khác.

Tiếng Việt lớp 2 trang 93 Câu 2: Đặt một câu nói về mùa nước nổi theo mẫu Ai thế nào?

Phương pháp giải:

Em dựa vào bài đọc để đặt câu.

Lời giải:

Mùa nước nổi, nước dâng lên hiền hòa.

Tiếng Việt lớp 2 trang 93 Dự báo thời tiết

Tiếng Việt lớp 2 trang 93 Câu hỏi: Nghe bản tin dự báo thời tiết của địa phương em và trả lời câu hỏi.

– Dự báo: báo trước

– Lốc: gió xoáy mạnh.

a. Nhắc lại những thông tin chính em nghe được:

– Nhiệt độ (cao nhất, thấp nhất)

– Nắng, mưa

– Hiện tượng bất thường

b. Em và mọi người cần biết dự báo thời tiết để làm gì?

Phương pháp giải:

Em nghe một bản tin dự báo thời tiết hoặc dựa vào bản tin dự báo trong sách để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

a. Nhắc lại những thông tin chính em nghe được:

– Nhiệt độ

+ Cao nhất: 26 độ

+ Thấp nhất: 23 độ

– Nắng, mưa

+ Ngày nắng nóng

+ Chiều tối và đêm có mưa rào và dông.

– Hiện tượng bất thường

+  Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

b. Em và mọi người cần biết dự báo thời tiết để chuẩn bị những đồ dùng thiết yếu trước khi ra đường.

Tiếng Việt lớp 2 trang 94 Viết, vẽ về thiên nhiên

Tiếng Việt lớp 2 trang 94 Câu 1: Sưu tầm tranh (ảnh) hoặc vẽ tranh về cảnh vật thiên nhiên. Giới thiệu tranh (ảnh) đó.

Gợi ý:

– Tranh (ảnh) vẽ (chụp) cảnh gì?

– Cảnh vật trong tranh (ảnh) như thế nào?

– Đặt tên cho tranh (ảnh) đó.

Phương pháp giải:

Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài học.

Lời giải:

Đây là bức tranh vẽ cầu vồng. Cầu vồng xuất hiện sau cơn mưa vô cùng sặc sỡ sắc màu.

Tiếng Việt lớp 2 trang 94 Câu 2: Dựa vào những điều vừa nói, hãy viết 4 – 5 câu về tranh (ảnh) cảnh vật.

Phương pháp giải:

Em dựa vào bài tập 1 để hoàn thành.

Lời giải:

Bức tranh vẽ cảnh cầu vồng sau cơn mưa. Cầu vồng xuất hiện cuối chân trời với nhiều màu sắc rực rỡ. Cầu vồng vắt ngang bầu trời tạo thành hình vòng cung mềm mại.

Tiếng Việt lớp 2 trang 95, 96 Giữ lấy màu xanh

Tiếng Việt lớp 2 trang 95 Câu 1: Hãy cho biết mỗi bức tranh, tấm ảnh dưới đây nói về điều gì.

Phương pháp giải:

Em quan sát kĩ các bức tranh và cho biết chúng nói về điều gì.

Lời giải:

– Tranh 1: bàn tay con người bảo vệ trái đất.

– Tranh 2: biển nhắc nhở chúng ta đừng hái hoa

– Tranh 3: chim bồ câu tự do bay trên bầu trời, thể hiện sự tự do

– Tranh 4: trồng cây để tạo môi trường xanh cho trái đất

– Tranh 5: các bạn học sinh quét dọn sân trường

Tiếng Việt lớp 2 trang 95 Câu 2: Viết 4 – 5 câu về một việc em đã chứng kiến hoặc đã tham gia thể hiện sự thân thiện với thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

G:

– Đó là hoạt động gì?

– Hoạt động đó diễn ra như thế nào?

Phương pháp giải:

Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.

Lời giải:

Mỗi ngày cuối tháng, khu tập thể em đều cùng nhau dọn dẹp đường làng, ngõ xóm. Khoảng 4 giờ chiều, bác trưởng thôn sẽ đọc loa kêu gọi mọi người ra dọn dẹp. Mỗi người làm một việc, các bác gái lớn tuổi thì tập trung làm cỏ, các chú, các anh tỉa bớt những cành cây xòe ra đường, còn trẻ con chúng em được giao nhiệm vụ nhặt những rác thải nhựa bỏ vào một túi riêng. Em rất thích tham gia dọn dẹp cùng mọi người ở khu.

Tiếng Việt lớp 2 trang 96 Câu 3: Trưng bày và giới thiệu sản phẩm; bình chọn những sản phẩm đẹp, có nội dung hay.

Lời giải:

Em tự hoàn thành bài tập.

Tiếng Việt lớp 2 trang 96 Em đã biết những gì, làm được những gì

Tiếng Việt lớp 2 trang 96 Câu hỏi: Sau bài 28 và 29 em biết thêm được những gì ? Đã làm thêm được những gì ? Hãy hoàn chỉnh và đánh giá theo bảng.

Tự đánh giá trang 96 Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 | Cánh diều

Lời giải:

Em đánh dấu và những điều chưa làm hoặc đã làm được.

Đăng bởi: Trường Tiểu Học Tiên Phương

Chuyên mục: Tài Liệu Học Tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kênh https://xoilaczzh.tv/ trực tiếp bóng đá