Học TậpLớp 2

Tiếng Việt lớp 2 trang 93,94,95,96,97 Bài 4: Cái bàn học của tôi- Chân trời sáng tạo

Lời giải Tiếng Việt lớp 2 trang 93,94,95,96,97 Bài 4: Cái bàn học của tôi- Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ các phần Đọc, Nói và nghe, Nghe – Viết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 1.

Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 2 trang 93,94,95,96,97 Bài 4: Cái bàn học của tôi- Chân trời sáng tạo

Bạn đang xem: Tiếng Việt lớp 2 trang 93,94,95,96,97 Bài 4: Cái bàn học của tôi- Chân trời sáng tạo

Tiếng Việt lớp 2 trang 93,94 Cái bàn học của tôi

Tiếng Việt lớp 2 trang 93 Nội dung: Hình dáng, công dụng của cái bàn học, tình cảm của bạn nhỏ đối với bàn học và bố mình.

Tiếng Việt lớp 2 trang 93 Khởi động: Nói với bạn về cái bàn học của em theo gợi ý

Cái bàn học của tôi trang 93,94 Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Em hãy nói về cái bàn học của em theo các gợi ý: màu sắc, chất liệu, các bộ phận, công dụng,…

Lời giải :

Cái bàn học của em có màu nâu sậm. Chiếc bàn được làm bắt chất gỗ tốt. Bàn gồm có mặt bàn nhẵn bóng, phía dưới có một ngăn kéo và một chiếc tủ nhỏ có khóa. Em thường ngồi vào bàn để học tập vào mỗi buổi tối.

 Tiếng Việt lớp 2 trang 93 Đọc

Cái bàn học của tôi

Bố tôi làm nghề thợ mộc. Ngày tôi chuẩn bị vào lớp Một, bố tặng tôi một món quà đặc biệt. Đó là một cái bàn nhỏ xinh tự tay bố đóng.

Năm nay, tôi đã lên lớp Hai nhưng màu gỗ vẫn còn vàng óng, mặt bàn nhẵn và sạch sẽ. Mặt bàn không quá rộng nhưng đủ để tôi đặt một chiếc đèn học và những quyển sách. Bên dưới bàn có hai ngăn nhỏ để tôi đựng đồ dùng học tập. Tôi rất thích hai ngăn bàn này vì nó giống như một kho báu bí mật. Dưới chân bàn, bố còn đóng một thanh gỗ ngang để tôi gác lên mỗi khi mỏi chân. Ở một góc bàn, bố khắc dòng chữ “Tặng con trai yêu thương!”.

Với tôi, đây là cái bàn đẹp nhất trên đời. Mỗi khi ngồi vào bàn học, tôi lại thấy thân quen và ấm áp như có bố ngồi bên cạnh.

Cao Nguyệt Nguyên

Cái bàn học của tôi trang 93,94 Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 (ảnh 2)

Tiếng Việt lớp 2 trang 94 Cùng tìm hiểu

Câu 1: Món quà đặc biệt mà bố tặng bạn nhỏ là gì?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn đầu tiên.

Lời giải:

Món quà đặc biệt mà bố tặng cho bạn nhỏ là một cái bàn nhỏ xinh tự tay bố đóng.

Câu 2: Món quà có đặc điểm gì?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn thứ hai.

Lời giải:

Đặc điểm của món quà đó là:

– Màu gỗ vàng óng

– Mặt bàn không quá rộng, nhẵn và sạch sẽ

– Bên dưới bàn có hai ngăn nhỏ

– Dưới chân bàn có thanh gỗ để gác chân

– Ở một góc bàn, bóo khắc dòng chữ “Tặng con trai yêu thương”

Câu 3: Vì sao bạn nhỏ rất thích hai ngăn bàn?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn thứ 2, nửa sau cuối

Lời giải:

Bạn nhỏ rất thích hai ngăn bàn vì nó giống như một kho báu bí mật.

Câu 4: Bạn nhỏ cảm thấy thế nào mỗi khi ngồi vào bàn học?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn thứ 3.

Lời giải:

Mỗi khi ngồi vào bàn học, bạn nhỏ cảm thấy thân quen và ấm áp như có bố ngồi bên cạnh.

Tiếng Việt lớp 2 trang 94 Chị tẩy và em bút chì

Tiếng Việt lớp 2 trang 94 Câu a: Nghe – viết: Chị tẩy và em bút chì

Bút chì ngồi vẽ dãy núi và dòng sông dưới vầng mặt trời tỏa sáng. Chị tẩy giúp em xóa những nét vẽ thừa. Bức tranh vẽ xong, cả hai chị em cùng ngắm và mỉm cười.

Theo Trần Hoài Dương

Tiếng Việt lớp 2 trang 94 Câu b: Tìm từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng chữ c hoặc chữ k gọi tên từng sự vật, hoạt động dưới đây:

Chị tẩy và em bút chì trang 94 Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Em quan sát kĩ tranh.

Lời giải:

Chị tẩy và em bút chì trang 94 Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 (ảnh 2)

* kéo cưa lừa xẻ: tên một trò chơi dân gian Việt Nam

Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 94 Câu c: Chọn tiếng ở bút chì phù hợp bới tiếng ở tẩy   

Chị tẩy và em bút chì trang 94 Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 (ảnh 3)

Phương pháp giải:

Em đọc thật kĩ để ghép nối sao cho phù hợp.

Lời giải:

Chị tẩy và em bút chì trang 94 Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 (ảnh 4)

Tiếng Việt lớp 2 trang 95 Mở rộng vốn từ đồ vật

Tiếng Việt lớp 2 trang 95 Câu 3: Giải ô chữ sau

(1) Đồ vật có dây hoặc bàn phím khi đánh phát ra tiếng nhạc.

(2) Đồ vật có lòng sâu, để nấu thức ăn.

(3) Đồ vật để uống nước, có quai, thành đứng.

(4) Đồ vật để quét nhà, sân,…

(5) Đồ vật thường làm bằng vải, lụa, để cài hoặc buộc tóc.

(6) Đồ vật thường làm bằng nhựa, khi thổi hoặc ấn vào thì phát ra tiếng để báo hiệu.

Mở rộng vốn từ đồ vật trang 95 Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các câu hỏi để giải đố.

Lời giải:

Mở rộng vốn từ đồ vật trang 95 Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 (ảnh 2)

Tiếng Việt lớp 2 trang 95 Câu 4: Thực hiện các yêu cầu dưới đây

a. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:

– Chiếc nơ đỏ thắm.

– Mặt bàn nhẵn bóng, thơm mùi gỗ mới.

M: – Cái hộp bút xinh xắn.

     -> Cái gì xinh xắn?

b. Đặt 1 – 2 câu về đồ dùng học tập (theo mẫu)

Mở rộng vốn từ đồ vật trang 95 Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 (ảnh 3)

Phương pháp giải:

Em làm bài dựa vào mẫu đã cho.

Lời giải:

a. – Cái gì đỏ thắm?

  – Cái gì nhẵn bóng, thơm mùi gỗ mới?

b.

Ai (cái gì, con gì)

Thế nào?

Cặp sách

đáng yêu.

Hộp bút

nhỏ nhắn.

Cuốn sách Tiếng Việt 2

bổ ích.

Hộp chì màu

xinh xinh.

Tiếng Việt lớp 2 trang 96 Con chó nhà hàng xóm

Tiếng Việt lớp 2 trang 96 Câu a: Xem tranh, nói 1 – 2 câu về nội dung từng bức tranh.

Xem-kể Con chó nhà hàng xóm trang 96 Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

– Em quan sát kĩ các bức tranh xem có những nhân vật nào xuất hiện trong tranh, họ đang làm gì?

– Đọc kĩ các bóng nói và phần gợi ý.

– Kể lại từng bức tranh bằng 1 – 2 câu

Lời giải:

* Tranh 1: Bé thích chơi với cún bông nhà hàng xóm.

* Tranh 2: Một lần, bé đang chơi với cún thì vấp phải khúc gỗ bị sưng mắt cá chân. Bạn bè đến thăm bé. Nhưng khi các bạn về thì bé lại buồn. Bé nhớ cún.

* Tranh 3: Bác hàng xóm đưa cún đến chơi với bé. Cún chơi với bé và làm bé vui. Bé và cún càng thêm thân thiết hơn.

* Tranh 4: Bác sĩ hài lòng khi vết thương của bé đã lành hẳn. Chính cún đã giúp vết thương của bé mau lành.

Tiếng Việt lớp 2 trang 96 Câu b: Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợi ý dưới tranh.

Con chó nhà hàng xóm

Theo Thúy Hà

Xem-kể Con chó nhà hàng xóm trang 96 Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 (ảnh 2)

Phương pháp giải:

– Em dựa vào phần a để phát triển phần kể cho từng đoạn.

Lời giải:

* Tranh 1:

Bé rất thích chó những nhà bé không nuôi con nào. Bé đành chơi với cún bông, con chó của hàng xóm. Bé và củn thường nhảy nhót tung tăng khắp vườn.

* Tranh 2:

Một hôm, mải chạy theo cún, bé vấp phải một khúc gỗ và ngã đau, không đứng dậy được. Bé khóc. Cún nhìn bé rồi chạy đi tìm người giúp. Mắt cá chân của bé sưng to, vết thương khá nặng nên bé phải bó bột, nằm bất động trên giường. Bè bạn thay nhau đến thăm, kể chuyện, mang quà cho bé. Nhưng khi các bạn về, bé lại buồn. Thấy vậy, mẹ lo lắng hỏi:

– Con muốn mẹ giúp gì nào?

– Con nhớ cún, mẹ ạ!

* Tranh 3:

Ngày hôm sau, bác hàng xóm dẫn củn sang với bé. Bé và cún càng thân thiết. Cún mang cho bé khi thì tờ báo hay cái bút chì, khi thì con búp bê… Bé cười, cún sung sướng vẫy đuôi rối rít. Thỉnh thoảng, cúm muốn chạy nhảy và nô đùa cùng bé. Nhưng con vật thông minh hiểu rằng chưa đến lúc làm như vậy được.

* Tranh 4:

Ngày tháo bột đã đến. Bác sĩ rất hài lòng vì vết thương của bé đã lành hẳn. Nhìn bé vuốt ve cún, bác sĩ hiểu chính cún đã giúp bé mau lành.

Tiếng Việt lớp 2 trang 96 Câu c: Kể lại toàn bộ câu chuyện

Phương pháp giải:

Em dựa vào phần kể chuyện theo đoạn.

Lời giải:

Tham khảo:

CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM

1. Bé rất thích chó những nhà bé không nuôi con nào. Bé đành chơi với cún bông, con chó của hàng xóm. Bé và củn thường nhảy nhót tung tăng khắp vườn.

2. Một hôm, mải chạy theo cún, bé vấp phải một khúc gỗ và ngã đau, không đứng dậy được. Bé khóc. Cún nhìn bé rồi chạy đi tìm người giúp. Mắt cá chân của bé sưng to, vết thương khá nặng nên bé phải bó bột, nằm bất động trên giường. Bè bạn thay nhau đến thăm, kể chuyện, mang quà cho bé. Nhưng khi các bạn về, bé lại buồn. Thấy vậy, mẹ lo lắng hỏi:

– Con muốn mẹ giúp gì nào?

– Con nhớ cún, mẹ ạ!

3. Ngày hôm sau, bác hàng xóm dẫn củn sang với bé. Bé và cún càng thân thiết. Cún mang cho bé khi thì tờ báo hay cái bút chì, khi thì con búp bê… Bé cười, cún sung sướng

vẫy đuôi rối rít. Thỉnh thoảng, cúm muốn chạy nhảy và nô đùa cùng bé. Nhưng con vật thông minh hiểu rằng chưa đến lúc làm như vậy được.

4. Ngày tháo bột đã đến. Bác sĩ rất hài lòng vì vết thương của bé đã lành hẳn. Nhìn bé vuốt ve cún, bác sĩ hiểu chính cún đã giúp bé mau lành.

Theo Thúy Hà

Tiếng Việt lớp 2 trang 97 Luyện tập giới thiệu đồ vật quen thuộc

 Tiếng Việt lớp 2 trang 97  Câu a: Nói 3 – 4 câu giới thiệu một đồ dùng trong nhà quen thuộc với em theo gợi ý:

– Đó là đồ vật gì?

– Đồ vật đó có những bộ phận nào?

– Đồ vật đó có đặc điểm gì nổi bật?

– Đồ vật đó giúp ích gì cho em?

Luyện tập Giới thiệu đồ vật quen thuộc trang 97 Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 (ảnh 1)

Tiếng Việt lớp 2 trang 97 Câu b: Viết vào vở nội dung em vừa nói.

Phương pháp giải:

Em dựa vào các gợi ý để giới thiệu về các đồ dùng trong nhà.

Lời giải:

Đồ vật quen thuộc trong nhà em là “tủ sách yêu thương”. Đây là nơi bố mẹ đặt những cuốn sách để hai chị em chúng em đọc. Tủ sách gồm có ba ngăn trên cùng để sách. Phía dưới cùng là hai ngăn tủ nhỏ. Bố dán chữ Trang vào ngăn tủ thứ nhất và chữ Linh vào ngăn tủ thứ hai. Mỗi ngăn tủ hai chị em chúng em sẽ ghi lại những điều lí thú mà mình đọc được trong mỗi cuốn sách rồi đặt vào đó. Tủ sách không chỉ là nơi để cất giữ những cuốn sách mà còn là nơi kết nối yêu thương trong gia đình em.

Tiếng Việt lớp 2 trang 97 Đọc một bài đọc về đồ vật hoặc con vật

Tiếng Việt lớp 2 trang 97 Câu 1: Đọc một bài đọc về đồ vật hoặc con vật

a. Chia sẻ về bài đã đọc.

b. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ.

Đọc một bài đọc về đồ vật hoặc con vật con trang 97 Tiếng Việt lớp 2 - Chân trời sáng tạo (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Em chia sẻ về bài tập đọc về đồ vật và con vật dựa trên các ý:

– Tên bài đọc

– Tên đồ vật hoặc con vật

– Đặc điểm

– Ích lợi hoặc công dụng

Lời giải:

Gần đây, em được đọc một bài đọc có tên là “Chiếc bàn học của tôi” của tác giả Cao Nguyệt Nguyên. Đồ vật được nhắc tới trong bài chính là chiếc bàn học do chính tay bố tác giả tự làm. Bàn học đã dùng được 2 năm nhưng vẫn còn vàng óng, nhẵn và sách sẽ. Chi tiết mà em thích nhất ở chiếc bàn đó là ở góc bàn có khắc dòng chữ “Tặng con trai yêu thương”. Chiếc bàn học này không chỉ là nơi để học tập của bạn nhỏ mà còn là nơi trao gửi bao yêu thương của người bố đến con của mình.

Tiếng Việt lớp 2 trang 97 Câu 2: Chơi trò chơi Đi tìm kho báu

– Thi tìm những đồ vật có trong kho báu.

– Nói về những đồ vật có trong kho báu em tìm được.

Lời giải chi tiết:

(Em cùng các bạn chơi trò chơi theo hướng dẫn)

Đăng bởi: Trường Tiểu Học Tiên Phương

Chuyên mục: Tài Liệu Học Tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kênh https://xoilaczzh.tv/ trực tiếp bóng đá