Tiểu sử

Tiểu sử Lý Tử Cấu – Cuộc đời của Lý Tử Cấu

Lý Tử Cấu

Lý Tử Cấu (? – ?) hiệu Hạ Trai, là một cao sĩ và nhà thơ sống ẩn dật vào đầu thời Lê.

Thân thế

Lý Tử Cấu là người Hồng Châu (Hải Dương), hiệu là Hạ Trai.

Bạn đang xem: Tiểu sử Lý Tử Cấu – Cuộc đời của Lý Tử Cấu

Sự nghiệp

Theo Lịch triều hiến chương loại chí, ông thường dạo chơi ở các nơi sông núi và hay ngâm vịnh, làm thơ.

Thời nhà Hồ ông đã từ chối khi được bổ nhiệm làm hữu dụ đức để dạy thái tử. Theo Lịch triều hiến chương loại chí, ông “không đến” khi người Minh chọn người học văn ra làm quan và khoảng đầu thời Lê, khi được Nguyễn Mộng Tuân đề cử lúc vua đang cầu hiền tài thì ông cũng từ chối.

Tác phẩm

Ông có sáng tác một số bài thơ như:

  • Gửi tiên sinh Vũ.[a][b] Theo Phan Huy Chú thì Vũ Mộng Nguyên “rất khen ngợi” bài thơ này.

Đánh giá

Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí có nhận xét ông là “phong cách trong sạch, tiết tháo cao thượng” và nhận xét thơ của ông là “hào mại, thanh tao”.[a]Lê Quý Đôn nhận xét rằng ông đã “giữ tiết tháo trong trắng, không mơ tưởng đến giàu sang”. Ông thường được người đương thời tôn trọng.

Ghi chú

  1. ^ aăTheo bản dịch Lịch triều hiến chương loại chí xuất bản bởi Nhà xuất bản Trẻ vào năm 2014.
  2. ^ Chỉ Vũ Mộng Nguyên.

Tham khảo

  1. ^ aăBùi Văn Vượng 2012, tr. 391
  2. ^ aăâbcdPhan Huy Chú 2014, tr. 338-342
  3. ^ aăĐinh Công Vĩ & Nguyễn Quốc Khánh 2005, tr. 13
  4. ^ Trần Văn Giàu và đồng nghiệp 2001, tr. 178.

Thư mục

  1. Trần Văn Giàu; Trần Bạch Đằng; Mạc Đường; Viện khoa học xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh (2001), Lịch sử Việt Nam, tập 3, Nhà xuất bản Trẻ 
  2. Đinh Công Vĩ; Nguyễn Quốc Khánh (2005), Nguyễn Trực: Từ cội nguồn tới ngôi sao rực sáng trên văn đàn Thăng Long, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin 
  3. Bùi Văn Vượng (2012), Tổng tập dư địa chí Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Thanh niên 
  4. Phan Huy Chú (2014), Nguyễn Minh Nhựt; Nguyễn Thế Truật; Trần Đình Việt; Đào Thị Tú Uyên; Võ Thị Ngọc Phượng, biên tập, Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, Nhân vật chí, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam: Nhà xuất bản Trẻ, ISBN 978-604-1-03015-2 

Đọc thêm

  • Ngô Thì Sĩ; Viện nghiên cứu Hán Nôm (Việt Nam) (2011). Đại Việt sử ký tiền biên. Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. tr. 528, 702. 

(Nguồn: Wikipedia)

Đăng bởi: Trường Tiểu Học Tiên Phương

Chuyên mục: Tiểu sử

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kênh https://xoilaczzh.tv/ trực tiếp bóng đá