Tiểu sử

Tiểu sử Ngô Miễn – Cuộc đời của Ngô Miễn

Ngô Miễn

Ngô Miễn (chữ Hán: 吳勉, 1371 – 1407) hoặc Ngô tướng công (chữ Hán: 吳相公) là một danh thần nhà Hồ. Hành trạng của ông được xác thực bởi hai cuốn Nam Ông mộng lụcĐại Việt sử ký toàn thư.

Tiểu sử

Ngô Miễn có tự là Minh Đức (明德), sinh năm Tân Hợi (1371) triều Trần Nghệ Tông, nguyên quán tại hương Xuân Hi (tục gọi làng Hẹ), huyện Kim Hoa, châu Tam Đái, lộ Đông Đô (nay là thôn Xuân Phương, phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc). Ông vốn là thư sinh của một vọng tộc lâu đời, từ nhỏ đã được người trong vùng vị nể vì tư chất thông minh, dung mạo tuấn tú và đức tính khoan hòa rộng rãi.

Bạn đang xem: Tiểu sử Ngô Miễn – Cuộc đời của Ngô Miễn

Vào năm Quý Dậu (1393) triều Trần Thuận Tông, Ngô Miễn thi đỗ Thái học sinh (Theo Toàn thư, khoa này lấy đỗ được 30 người). Triều đình cử ông làm nội nhân (chức Đặc tiến quân sử Vinh lộc đại phu) coi quân Thiên Cương, rồi lại bổ chức Xương phủ Tổng quản chi lăng kiêm coi các lăng tẩm vua Trần ở phủ Thiên Trường. Trong thời gian trấn nhậm ở đất thang mộc, Ngô Miễn thường khảo sát tình hình đất đai và phong hóa miền này. Nhận thấy đất Thiên Trường tuy trù phú nhưng còn hoang vu, trong khi bản quán của mình người đã đông mà đất mỗi lúc một ít, ông dâng tấu lên vua xin được bố trí các cuộc di dân, hệ quả là người hương Xuân Hi kéo đến rất đông, lập nên 10 dòng họ Ngô, Đỗ, Trần, Hoàng, Nguyễn, Phạm, Vũ, Đinh, Đào và Tạ khai hoang các bãi bồi. Chỉ trong vài năm đã khởi tạo được 200 mẫu ruộng, chỗ ấy được gọi là hương Nhật Hi, nghĩa là đất mặt trời lên khi hòa ấm (nay là làng Thi, xã Xuân Thùy, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định).

Nhưng ở mấy năm cuối triều Trần, do tình thế chính trị bi đát, Ngô Miễn cáo quan về quê dạy học, người các nơi biết danh tiếng và chí khí của ông nên đưa con em theo học rất đông. Ông cũng dành thì giờ để ngao du khắp nước. Theo thế phả họ Ngô, ông đã bàn với song thân và vợ đem tiền của ruộng đất nhà mình chia cho một số hộ nghèo, sau lại đem cả số ruộng 72 mẫu mua của bà chúa hương Khả Do chia cho người bốn thôn Mai, Thượng, Triền và Bến, mỗi thôn có 8 giáp thành 32 giáp, mỗi giáp một phần cày cấy, thả cá. Đến khi nhà Hồ soán vị, Ngô Miễn lại được vời ra làm quan, triều đình phong chức Hành khiển Thượng thư lệnh Hữu Tham tri chính sự Đồng bình chương quân quốc trọng sự – tương đương tể tướng. Vào năm Đinh Hợi (1407), nhà Minh dụng chiêu bài phù Trần diệt Hồ, phái đại quân sang gây chiến. Ngô Miễn lại về quê đốc thúc dân phu rào làng kháng cự. Đến lúc cha con vua nhà Hồ bị đuổi ra hải khẩu Ki Lê (nay đọc trại là Kỳ La), Ngô Miễn cũng đem vợ con chạy theo. Sau khi tông thất nhà Hồ đều bị bắt cả, Ngô Miễn và thuộc hạ Kiều Biểu cùng tuẫn tiết, vợ ông là bà Nguyễn Thị (khuyết danh) cũng tự trầm chết theo . Về sự kiện này, Đại Việt sử ký toàn thư chép:

Trước Toàn thư, tác phẩm của ông Lê Trừng cũng viết thiên truyện Phu thê tử tiết (夫妻死節) để vinh danh Ngô Miễn:

Danh trạng

Sau khi vợ chồng Ngô Miễn tuẫn quốc, người hai hương Xuân Hi – Nhật Hi thương tiếc lập đền thờ, hàng năm thường có lễ hội tôn vinh tướng ông và tướng bà nhằm ngày 9 tháng Giêng âm lịch. Dân gian húy kị chỉ gọi ông là Ngô tướng công .

Đền thờ Ngô tướng công ở thôn Xuân Phương được xếp hạng di tích quốc gia vào năm 1991, trong chính điện có ba cặp đối liễn:

明德如聲恰與春芳留萬古,Minh Đức như thanh kháp dữ Xuân Phương lưu vạn cổ (Minh Đức còn vang cùng với Xuân Phương lưu vạn thuở),
至成可格長邀天福萃斯民。Chí thành khả cách trường yêu Thiên Phúc tuỵ tư dân (Lòng thành để đó mong sao Thiên Phúc họp cho dân).

功則祀之今亦古,Công tắc tự chi kim diệc cổ (Công với cúng thờ xưa nay vậy),
德其盛矣址而南。Đức kỳ thịnh hĩ chỉ Nam thiên (Đức hiền thịnh lắm ở Nam thiên).

千秋英氣洋如在,Thiên thu anh khí dương như tại (Ngàn năm khí tốt như bể cả),
萬古芳名儼拓思。Vạn cổ phương danh nghiễm thác tư (Vạn thuở danh thơm gửi lại sau).

Xem thêm

  • Chiến tranh Minh-Đại Ngu
  • Nguyễn Lệnh
  • Kiều Biểu
  • Hoàng Hối Khanh
  • Ngụy Thức

Tham khảo

  1. ^ Danh tướng Ngô Miễn
  2. ^ Danh nhân đất Việt: Phu thê tử tiết
  3. ^ Trước họ Hồ đến Kỳ La là định chạy vào Tân Bình. Dân ở đó có một phụ lão ra bái yết thưa rằng: “Xứ này tên là Ki Lê, trên có núi Thiên Cầm là điềm không lành. Xin chớ lưu lại !”. [Quý Ly] liền chém người ấy. Đến đây, quả nhiên bị bắt trói ở chổ ấy (初,二胡之到奇羅也,欲奔新平,民有父老拜謁曰:「此處名覊黎,上有天擒山,其兆不祥,願勿留。」斬之。至是果於此就縛).
  4. ^ Nhân vật liệt nữ trong Nam Ông mộng lục – sự gặp gỡ của văn chương với đạo lý và chính trị
  5. ^ 吳相公勉
  6. ^ Đền thờ Ngô tướng công ở phường Phúc Thắng
  • Tiểu sử đức ông Ngô Miễn
  • Danh tướng Ngô Miễn
  • Lễ hội đền Ngô tướng công, xuân 2012
  • Khai mạc lễ hội đền Ngô tướng công 2015
  • Lễ hội đền Ngô tướng công 2015

(Nguồn: Wikipedia)

Đăng bởi: Trường Tiểu Học Tiên Phương

Chuyên mục: Tiểu sử

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kênh https://xoilaczzh.tv/ trực tiếp bóng đá