Tiểu sử

Tiểu sử Nguyễn Đình Trụ – Cuộc đời của Nguyễn Đình Trụ

Nguyễn Đình Trụ

Nguyễn Đình Trụ (1626 hoặc 1627 -1703) là một viên quan và nhà Nho thời Lê trung hưng, từng đỗ tiến sĩ vào thời vua Lê Thần Tông.

Thân thế

Nguyễn Đình Trụ hiệu là Chỉ Đường, người làng Nguyệt Áng,huyện Thanh Trì (nay thuộc xã Đại Áng, Thanh Trì, Hà Nội), thuộc dòng họ Nguyễn Đình. Theo một nguồn thì ông sinh năm 1626, mất năm 1703, cũng có nguồn cho là ông sinh năm 1627.

Bạn đang xem: Tiểu sử Nguyễn Đình Trụ – Cuộc đời của Nguyễn Đình Trụ

Sự nghiệp

Ông đậu tiến sĩ Hội nguyên khoa Bính Thân niên hiệu Thịnh Đức (năm 1656) dưới thời vua Lê Thần Tông, ông đỗ đồng tiến sĩ cùng với năm người là Vũ Đăng Long, Lê Vinh, Vũ Trác Lạc, Hoàng Đức Đôn và Vũ Công Lương. Khi vào thì ứng chế đỗ đầu, sau làm quan đến Lại khoa cấp sự trung. Sau này bị giáng làm hiệu thảo việc Hàn lâm vào tháng 7 năm Giáp Tuất (1694) do bộ Lại lúc đó bị triều đình cho là tuyển người bừa bãi, khiến chức vụ của ông bị xem xét lại.

Ông được phong tước nam năm 70 tuổi rồi về hưu. Do rảnh rỗi nên ông dạy học, có đến hàng ngàn người theo học và đỗ đại khoa có hơn 70 người.

Nguyễn Đình Trụ mất năm 77 tuổi, vào năm 1703.

Gia đình

Theo một số nguồn thì ông có anh ruột là Nguyễn Quốc Trinh (1625-1674), đỗ trạng nguyên khoa Kỷ Hợi (1659). Các con ông như Nguyễn Đình Bách (là con trưởng, sinh năm 1659) và Nguyễn Đình Úc (em Nguyễn Đình Bách) đều đỗ đạt, Nguyễn Đình Bách đỗ năm 1683, Nguyễn Đình Úc đỗ thám hoa.

Nhận định

Ông được Phan Huy Chú đánh giá là “bậc khuôn mẫu trong làng nho”. Theo Lịch triều hiến chương loại chí, ông thường được gọi là “bậc tôn sư”.

Tham khảo

  1. ^ aăâbcdNguyễn… 2007, tr. 373-374, 376
  2. ^ aăâbcdđBùi Hạnh Cẩn, Minh Nghĩa & Việt Ánh 2002, tr. Page 417, 718-719
  3. ^ aăâbcdPhan Huy Chú 2014, tr. 374
  4. ^ aăâViện văn hóa dân gian (Việt Nam) 2002, tr. 26
  5. ^ Đỗ Văn Ninh 2000, tr. 350
  6. ^ aăViện khoa học xã hội Việt Nam 2011, tr. 280
  7. ^ aăNguyễn Mạnh Cường & Nguyễn Thị Hồng Hà 2007, tr. 323
  8. ^ aăLê Trung Vũ Lê Hồng Lý, tr. 96
  9. ^ aăâLê Trung Vũ 2006, tr. 599, 601
  10. ^ Nguyễn Hữu Hiệp (ngày 8 tháng 7 năm 2014). “Những ngôi sao khoa cử xưa của nước Việt khiến “láng giềng phương Bắc” phải kiêng nể”. danviet.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2017. 
  11. ^ aăViện dân tộc học (Việt Nam) 2010, tr. 9
  12. ^ Trịnh Khắc Mạnh và đồng nghiệp 2004, tr. 375, 378-379.
  13. ^ aăBùi Xuân Đính & Nguyễn Viết Chức 2004, tr. 43, 154, 157
  14. ^ Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên & Ngô Sĩ Liên 1993.
  15. ^ Vũ Ngọc Khánh & Phạm Minh Thảo 2005, tr. 85.
  16. ^ “Vụ chạy chức chấn động triều chính thời Lê Trịnh”. www.doisongphapluat.com. Ngày 30 tháng 11 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2017. 

Thư mục

  1. Lê Văn Hưu; Phan Phu Tiên; Ngô Sĩ Liên (1993), “Đại Việt sử ký bản kỷ tục biên, quyển 18”, Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản Khoa học xã hội 
  2. Đỗ Văn Ninh (2000), Văn bia Quốc tử giám Hà Nội, Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin 
  3. Bùi Hạnh Cẩn; Minh Nghĩa; Việt Ánh (2002), Trạng nguyên, Tiến sĩ, Hương cống Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin 
  4. Viện văn hóa dân gian (Việt Nam) (2002), Văn hóa dân gian, Viện văn hóa dân gian (Việt Nam), Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam 
  5. Bùi Xuân Đính; Nguyễn Viết Chức (2004), Các làng khoa bảng Thăng Long – Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 
  6. Trịnh Khắc Mạnh; Đào Thái Tôn; Mai Xuân Hải; Viện nghiên cứu Hán Nôm (Việt Nam) (2004), Thông báo Hán nôm học năm 2004, Nhà xuất bản Khoa học xã hội 
  7. Vũ Ngọc Khánh; Phạm Minh Thảo (2005), Việt Nam văn hóa tín ngưỡng phong tục, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin 
  8. Lê Trung Vũ (2006), Hội làng Hà Nội, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Viện văn hóa 
  9. Nguyễn Mạnh Cường; Nguyễn Thị Hồng Hà (2007), Nho giáo – Đạo học trên đất kinh kỳ: Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Viện văn hóa 
  10. Nguyễn… (2007), Lược sử Hà Nội, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa 
  11. Viện dân tộc học (Việt Nam) (2010), Tạp chí dân tộc học, số 163-168, Viện dân tộc học (Việt Nam), Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam 
  12. Viện khoa học xã hội Việt Nam (2011), Nhà nước phong kiến Việt Nam với việc sử dụng các đại khoa học vị tiến sĩ, (1075-1919), Nhà xuất bản Khoa học xã hội 
  13. Phan Huy Chú (2014), Nguyễn Minh Nhựt; Nguyễn Thế Truật; Trần Đình Việt; Đào Thị Tú Uyên; Võ Thị Ngọc Phượng, biên tập, Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, Nhân vật chí, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam: Nhà xuất bản Trẻ, ISBN 978-604-1-03015-2 
  14. Lê Trung Vũ; Lê Hồng Lý, Lễ hội Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin 

Đọc thêm

  • Trần Công Hiến; Viện nghiên cứu Hán Nôm (Việt Nam) (2009). Hải Dương phong vật chí. Nhà xuất bản Lao động. tr. 133. 
Tiến trình Nam tiến của người Việt.png Lịch sử Việt Nam

(Nguồn: Wikipedia)

Đăng bởi: Trường Tiểu Học Tiên Phương

Chuyên mục: Tiểu sử

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *