Tiểu sử

Tiểu sử Trần Khang – Cuộc đời của Trần Khang

Trần Khang

Trần Thiêm Bình (陳添平, ? – 1406) là nhân vật chính trị cuối thời Trần tới thời Hồ trong lịch sử Việt Nam. Ông kêu gọi nhà Minh mang quân đánh nhà Hồ và cuối cùng bị nhà Hồ tiêu diệt.

Nguồn gốc

Về tên thật của Trần Thiêm Bình, sử sách đề cập khác nhau. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Thiêm Bình có tên là Nguyễn Khang (阮康), Khâm định Việt sử thông giám cương mục thì ghi Thiêm Bình vốn có tên là Trần Khang (陳康). Ông vốn là gia nô của Trần Tông, một thổ hào ở vùng biên cương giữa Đại Việt và Chiêm Thành.

Bạn đang xem: Tiểu sử Trần Khang – Cuộc đời của Trần Khang

Cuối thế kỷ 14, cuộc chiến Việt-Chiêm bùng nổ ác liệt. Sau khi chiến tranh tạm lắng, nhà Trần hạ lệnh bắt trị tội nhiều thổ hào ở Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và các tướng từng theo Chiêm Thành, trong số đó có Trần Tông.

Sau khi Trần Tông bị bắt, Nguyễn Khang (hay Trần Khang) đổi tên là Trần Thiêm Bình và bỏ trốn sang Ai Lao, rồi đi theo đường Vân Nam chạy sang Trung Quốc. Minh thực lục gọi ông là Trần Thiên Bình (陳天平 Chen Tian-ping).

Cầu viện nhà Minh

Đến năm 1400, nhân sự kiện Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, lập ra nhà Hồ, Trần Thiêm Bình mạo xưng là con vua Trần Nghệ Tông , chạy sang Yên Kinh cầu viện nhà Minh xin giúp binh đánh nhà Hồ báo thù. Thiêm Bình khẩn khoản nói với Minh Thành Tổ ra quân, chỉ cần vài ngàn người có thể thắng lợi, vì đi tới đâu sẽ có người hưởng ứng .

Năm 1404, nhà Minh sai Lý Ỷ sang hỏi nhà Hồ về việc Trần Thiêm Bình. Lý Ỷ đến công quán sai người do thám tình hình Đại Ngu. Sau khi Lý Ỷ về, vua mới nước Đại Ngu là Hồ Hán Thương sai Nguyễn Cảnh Chân dâng biểu tạ tội và xin rước Trần Thiêm Bình về nước và tôn làm chúa .

Bị giết

Tháng 4 năm 1406, lấy cớ đưa Trần Thiêm Bình về nước, Minh Thành Tổ sai Hàn Quan và Hoàng Trung mang 5.000 quân hộ tống để lập Trần Thiêm Bình làm vua.

Ngày 8 tháng 4, Hoàng Trung đánh vào cửa Lãnh Kinh . Hai cánh quân thuỷ bộ nhà Hồ đụng độ với quân Minh. Quân Đại Ngu khinh địch nên bị bại trận đầu tiên.

Nhưng đúng lúc đó, tướng Hồ Vấn mang quân từ Vũ Cao (Bắc Giang) đánh úp quân Minh. Hoàng Trung không chống nổi, đến đêm bèn rút quân về. Song các tướng Đại Ngu là Hồ Xạ và Trần Đĩnh mang quân đóng chặn ở ải Chi Lăng. Quân Minh bị mất đường về, buộc phải chấp nhận giao nộp Trần Thiêm Bình và sai Cao Cảnh đưa hàng thư, đề nghị mở đường cho về nước:

“Quan tổng binh Hoàng sai tiểu nhân tới đây trình bày ngài biết việc này: Trước vì Thiêm Bình chạy sang triều đình tâu rằng hắn chính là con của quốc vương An Nam, vì thế mới sai đại binh sang chiêu dụ. Không ngờ trăm họ xứ này đều không phục, rõ ràng là hắn nói bậy. Nay lui quan quân về tâu với triều đình thì bị quan ải dọc đường ngăn giữ, nghẽn lối không qua được. Nay đem Thiêm Bình tới nộp, xin thả cho đi thì may lắm”.

Hồ Xạ nhận hàng thư bằng lòng nhận Thiêm Bình và mở vòng vây cho quân Minh rút lui. Trần Thiêm Bình bị quân Đại Ngu bắt mang về.

Khi bị tra hỏi gốc tích quê quán thuộc tổng nào, Trần Thiêm Bình im lặng không chịu nói. Kết quả Thiêm Bình bị nhà Hồ xử tội lăng trì. Những thuộc hạ đi cùng Thiêm Bình được xá tội và đưa vào Nghệ An cho làm ruộng .

Việc Trần Thiêm Bình bị giết khiến nhà Minh tức giận và dùng làm cớ tiến đánh nhà Hồ.

Bình luận

Trần Xuân Sinh nói về Trần Thiêm Bình như sau :

Trần Thiêm Bình không rõ có phải tông thất nhà Trần hay không, muốn tranh giang sơn với nhà Hồ, không đường hoàng chiêu tập tướng sĩ phất cờ khởi nghĩa, lại đi cầu cứu nước người, để nhà Minh có cớ sang đánh nước ta, rước voi về giày mồ, bị bắt giết là đáng. Nếu việc thành mà làm vua thì cũng chỉ có hư vị.

Xem thêm

  • Hồ Quý Ly
  • Chiến tranh Minh-Đại Ngu

Tham khảo

  • Viện Sử học (2007), Lịch sử Việt Nam, tập 3, Nhà xuất bản Giáo dục
  • Trần Xuân Sinh (2006), Thuyết Trần, Nhà xuất bản Hải Phòng
  • Khâm định Việt sử thông giám cương mục
  • Đại Việt sử ký toàn thư
  • Ming Shi-lu, Vol 10

Chú thích

  1. ^ Geoff Wade, translator, Southeast Asia in the Ming Shi-lu: an open access resource, Singapore: Asia Research Institute and the Singapore E-Press, National University of Singapore, http://epress.nus.edu.sg/msl/reign/yong-le/year-2-month-8-day-28, accessed January 23, 2017
  2. ^ Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 45
  3. ^ Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 411
  4. ^ Hồ Quý Ly lên ngôi không lâu thì lên làm thượng hoàng, nhường ngôi cho con là Hán Thương
  5. ^ Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 46
  6. ^ Ming Shi-lu, Vol 10, trang 0740-41
  7. ^ Geoff Wade, translator, Southeast Asia in the Ming Shi-lu: an open access resource, Singapore: Asia Research Institute and the Singapore E-Press, National University of Singapore, http://epress.nus.edu.sg/msl/reign/yong-le/year-4-month-3-day-16, accessed January 23, 2017
  8. ^ Cửa sông Cầu, khoảng Đáp Cầu hiện nay
  9. ^ aăTrần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 412
  10. ^ Geoff Wade, translator, Southeast Asia in the Ming Shi-lu: an open access resource, Singapore: Asia Research Institute and the Singapore E-Press, National University of Singapore, http://epress.nus.edu.sg/msl/reign/yong-le/year-4-month-4-day-11, accessed January 23, 2017

(Nguồn: Wikipedia)

Đăng bởi: Trường Tiểu Học Tiên Phương

Chuyên mục: Tiểu sử

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *