Tiểu sử

Tiểu sử Trần Văn Phương – Cuộc đời của Trần Văn Phương

Trần Văn Phương

Trần Văn Phương (1965 – 14 tháng 3 năm 1988) là một trung úy, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân quân đội Việt Nam. Ông tử trận tại đá Gạc Ma trong Hải chiến Trường Sa 1988.

Trong quân ngũ

Trần Văn Phương lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, có truyền thống cách mạng. Học xong lớp 10, ông vào bộ đội, được cử đi học lớp kế toán trinh sát pháo binh của quân chủng. Tháng 1 năm 1984, Trần Văn Phương được bổ sung về làm khẩu đội trưởng pháo thuộc tiểu đoàn 562 lữ đoàn 146, vùng 4 hải quân. Qua rèn luyện và công tác, Trần Văn Phương luôn tỏ ra một cán bộ có năng lực và trách nhiệm, được đơn vị cử đi học trường Quân chính Quân khu 7. Tháng 1 năm 1986, Trần Văn Phương trở về đơn vị được bổ nhiệm trung đội trưởng và đề bạt quân hàm thiếu úy.

Bạn đang xem: Tiểu sử Trần Văn Phương – Cuộc đời của Trần Văn Phương

Trong sự kiện Hải chiến Trường Sa 1988

Đầu tháng 3 năm 1988, hải quân Trung Quốc cho nhiều tàu chiến khiêu khích và chiếm đóng đá Chữ Thập và Châu Viên. Lúc này Trần Văn Phương được trên bổ nhiệm phó chỉ huy trưởng đá Gạc Ma (thuộc cụm đảo Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa).

17 giờ ngày 13 tháng 3 năm 1988, tàu chiến hải quân Trung Quốc kéo đến, gọi loa, buộc tàu Hải Quân Nhân dân Việt Nam rời đá.

Mờ sáng ngày 14 tháng 3, hải quân Trung Quốc hạ xuồng cho lính tiến về phía lá cờ Việt Nam. Trần Văn Phương tổ chức lực lượng, động viên chiến sĩ bình tĩnh, quyết bảo vệ cờ Tổ quốc.

Khi quân Trung Quốc xông vào cướp cờ, không sợ hy sinh, Trần Văn Phương lao vào giằng giật lại lá cờ Tổ quốc. Thấy tính mạng một chiến sĩ bị uy hiếp, ông xông vào cứu và trúng đạn [cần dẫn nguồn].

Gương anh dũng hy sinh của Trần Văn Phương đã cổ vũ cán bộ, chiến sĩ trên đá kiên quyết bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc mình [cần dẫn nguồn], tuy nhiên Trung Quốc đã chiếm giữ đá Gạc Ma từ ngày 14 tháng 3 năm 1988 đến nay.

Ngày 6 tháng 1 năm 1989, liệt sĩ Trần Văn Phương đã được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân .

Câu nói nổi tiếng

Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo. Hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng hải quân anh hùng.

Tham khảo

  • Lịch sử Hải Quân Nhân dân Việt Nam 1955-2005. Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân. 2005. 

Chú thích

  1. ^ Lá cờ của cha, lá đơn của con

(Nguồn: Wikipedia)

Đăng bởi: Trường Tiểu Học Tiên Phương

Chuyên mục: Tiểu sử

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kênh https://xoilaczzh.tv/ trực tiếp bóng đá