Tiểu sử

Tiểu sử Trần Xuân Soạn – Cuộc đời của Trần Xuân Soạn

Trần Xuân Soạn

Trần Xuân Soạn (陳春撰, 1849-1923), là tướng nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Đầu tháng 4 năm 1885, thời vua Hàm Nghi, ông cùng tướng Tôn Thất Thuyết đánh Pháp đóng ở đồn Mang Cá trong trận Kinh thành Huế. Sau khi thất bại, ông lãnh nhiệm vụ tổ chức phong trào Cần vương kháng Pháp ở Thanh Hóa.

Tiểu sử

Trần Xuân Soạn là người làng Thọ Hạc (nay là phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa), tỉnh Thanh Hóa.

Bạn đang xem: Tiểu sử Trần Xuân Soạn – Cuộc đời của Trần Xuân Soạn

Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, tòng quân thay cho con một phú hào trong làng để lấy tiền nuôi gia đình. Trong thời gian đi lính, do có công lớn trong việc tiễu phỉ ở đất Bắc nên ông được thăng chức phó lãnh binh và sau đó là phó đề đốc Bắc Ninh, phó đề đốc Kinh thành .

Ngày 30 tháng 10, năm Quý Mùi, tức 29 tháng 11 năm 1883, Trần Xuân Soạn có tham gia cùng nhóm người sát hại vua Hiệp Hòa.

“(Hiệp Hòa) còn chần chờ không uống, Ông Ích Khiêm bèn lấy nước chè ấy (đã cho thuốc độc vào) đổ vào miệng vua. Lập tức phát lên như người phải gió. Một lúc lâu Trần Xuân Soạn ra truyền rằng nếu để lâu quá sẽ phải tội nặng, lập tức lấy tay bóp họng vua lè lưỡi, lồi mắt ra, rồi vua mới chết. Đến lúc đưa về phủ, thấy chỗ họng vua sưng như cái cung giương lên, ai cũng thấy làm lạ”

Sau khi vua Kiến Phúc mất, ngày 2 tháng 8 năm 1884, vua Hàm Nghi nối ngôi, Trần Xuân Soạn được điều về Huế để cùng phái kháng chiến lo phòng giữ kinh thành.

Đêm 4 rạng ngày 5 tháng 7 năm 1885, ông cùng phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đứng đầu, lệnh cho binh sĩ đồng loạt nả đại bác vào tòa Khâm Sứ và đồn Mang Cá, là hai địa điểm đóng quân của quân Pháp. Bị đánh bất ngờ, đối phương chỉ lo cố thủ. Đến khi trời sáng, họ mới tổ chức đánh trả. Mặc dù, quân đội nhà Nguyễn chống cự quyết nhưng cuối cùng, quân Pháp cũng tiến được vào thành, rồi mặc sức cướp phá và chém giết.

Thất bại, Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi chạy ra sơn phòng Quảng Trị, ban dụ Cần Vương; còn Trần Xuân Soạn cùng Phạm Bành, Đinh Công Tráng đi xây dựng cứ điểm Ba Đình (Thanh Hoá), tiếp tục chỉ đạo cuộc kháng chiến. Theo sự phân công, ông đóng quân ở phủ Quảng Hóa để hỗ trợ cho căn cứ Ba Đình, và giữ mối hiện hệ giữa Ba Đình và Mã Cao.

Đầu năm 1887, Ba Đình và Mã Cao thất thủ ông rút quân lên Điềm Lư, châu Quan Hoá (nay là huyện Bá Thước) xây dựng lại lực lượng.

Thấy Trần Xuân Soạn cứng cỏi quá, quân Pháp đào mồ lấy cốt cha ông thiêu hủy ở giữa đường, cốt để lung lạc ông ra hàng, nhưng không thành công. Ít lâu sau, ông sang Long Châu (Quảng Tây, Trung Quốc) gặp Tôn Thất Thuyết để bàn chuyện xin viện trợ và tổ chức lại lực lượng, nhưng rồi bị mắc kẹt luôn ở bên đó .

Ở Long Châu, được sự giúp đỡ của một số sĩ phu Hoa Nam, ông đã tổ chức được mấy toán quân, và nhiều lần về hoạt động ở biên giới .

Năm Quý Hợi (1923), Trần Xuân Soạn mất tại Long Châu, thọ 74 tuổi.

Em trai ông là Trần Xuân Huấn hy sinh trong cuộc kháng chiến, và con trai ông là Trần Xuân Kháng cũng đều hy sinh vì nước.

Thơ Trần Xuân Soạn

Phiên âm Hán-Việt:
Thuật hoài
Ly hương khứ quốc thậm quai kỳ,
Nam Bắc lưỡng hồi thảo mộc tri.
Biến tính, cảm ngôn thiên quỷ quyệt,
Thu trung, tạm dĩ tỵ hiềm nghi.
Hiền thê mạc quái phu tình bạc,
Hiếu tử hưu đàm phụ đạo khuy.
Tận phó biệt hoài đông thủy khứ,
Hậu tiên lưu lạc nhất tâm tư.
Dịch nghĩa:
Tỏ chí mình
Bỏ làng xa nước thật trái với ước hẹn,
Nam Bắc hai phen đi về, cỏ cây đều biết.
Đổi họ đâu dám nói là quỷ quyệt,
Dấu tông tích để tạm tránh sự ngờ vực.
Vợ hiền chớ trách chồng là phụ bạc,
Con hiếu đừng chê cha là trái đạo.
Bao nỗi ly biệt phó cho dòng nước chảy về đông,
Trong bước lưu lạc trước sau chỉ một tấm lòng

Ghi công

Ở quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh có con đường mang tên Trần Xuân Soạn.

Ở Hà Nội, cũng có đường mang tên ông ở quận Hai Bà Trưng.

Ở Thanh Hóa, quê ông, cũng có con đường mang tên ông.

Sách tham khảo

  • Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược. Nhà xuất bản Tân Việt, Sài Gòn, 1968.
  • Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Hà Nội, 1992.
  • Đinh Xuân Lâm-Nguyễn Văn Khánh-Nguyễn Đình Lễ, Đại cương lịch sử Việt Nam (Tập 2). Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.
  • Hoàng Hữu Yên (chủ biên), Văn học thế kỷ XIX. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1004.

Chú thích

  1. ^ Việt Nam sử lược/Quyển II/Cận kim thời đại/Chương XIV
  2. ^ Đại Nam thực lục, bản dịch của Viện Sử học liên kết với nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 2007, tập tám: Chính biên-Kỷ thứ tư (từ 1877 đến 1883), trang 364, 658, 680, 697.
  3. ^ Đại Nam thực lục (Quyển 8), tr. 611.
  4. ^ Ba Đình thất thủ ngày 21 tháng 1 năm 1887; đến ngày 2 tháng 2 năm 1887, thì quân Pháp tấn công Mã Cao và chiếm lấy sau đó. Xem Đinh Công Tráng và Khởi nghĩa Ba Đình.
  5. ^ Biên theo Từ điển bách khoa toàn thư (bản điện tử) và Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (tr. 903). Nhưng theo Việt Nam sử lược (tr. 557), thì Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn cùng đi một lượt sang Trung Quốc.
  6. ^ Theo Văn học thế kỷ XIX, tr. 819.
  7. ^ Theo Văn học thế kỷ XIX, tr. 819-820.

(Nguồn: Wikipedia)

Đăng bởi: Trường Tiểu Học Tiên Phương

Chuyên mục: Tiểu sử

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kênh https://xoilaczzh.tv/ trực tiếp bóng đá