Tiểu sử

Tiểu sử Trọng Thủy – Cuộc đời của Trọng Thủy

Trọng Thủy

Trọng Thủy (chữ Hán: 仲始), tên đầy đủ là Triệu Trọng Thủy (chữ Hán: 趙仲始), là hoàng tử nước Nam Việt, con trai của Triệu Đà.

Mẹ Trọng Thủy là Trình thị người làng Đường Xâm, quận Giao Chỉ. Miếu thờ Triệu Đà ở làng Đồng Xâm, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, và Trình thị được tòng tự ở miếu ấy.

Bạn đang xem: Tiểu sử Trọng Thủy – Cuộc đời của Trọng Thủy

Con rể Âu Lạc

Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục, sau nhiều lần giao tranh với An Dương Vương không thắng được, Triệu Đà sai Trọng Thủy sang nước Âu Lạc, hầu trong cung An Dương Vương làm túc vệ, rồi cầu hôn công chúa Mỵ Châu . An Dương Vương bằng lòng, cho Trọng Thủy lấy con gái mình.

Trong thời gian ở Âu Lạc gửi rể, Trọng Thủy đánh cắp các bí mật quân sự của Âu Lạc. Đại Việt sử ký toàn thư viết về việc này mang màu sắc thần thoại: Trọng Thủy dỗ Mỵ Châu để xem trộm nỏ thần, rồi ngầm bẻ gãy lẫy nỏ, thay cái khác vào .

Phá được bí mật quân sự của Âu Lạc, Trọng Thủy xin An Dương Vương về thăm cha mẹ. An Dương Vương bằng lòng. Trọng Thủy báo lại cho Triệu Đà mọi việc.

Cái chết

Tập tin:Trọng Thủy Well (Giếng Trọng Thủy), Cổ Loa Citadel, Hanoi.jpg Giếng Trọng Thủy hay còn gọi là Giếng Ngọc nằm ở giữa hồ tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Tương truyền Trọng Thủy đã nhảy xuống giếng này mà chết vì nhìn thấy Mỵ Châu ở dưới giếng.

Triệu Đà lại phát binh đánh Âu Lạc, sai Trọng Thủy cầm quân. Đại Việt sử ký toàn thư ghi việc này xảy ra năm 208 TCN . An Dương Vương chủ quan vì có vũ khí “nỏ thần”, khi ra trận mới biết vũ khí không còn hiệu nghiệm, thua trận mang Mỵ Châu chạy về phía nam.

Trọng Thủy theo lời dặn của Mỵ Châu trước khi chia tay, cứ theo dấu lông ngỗng mà Mỵ Châu rắc ra đường làm dấu mà đuổi theo. An Dương Vương nhận ra chính con gái tiếp tay cho họ Triệu, liền giết chết Mỵ Châu rồi tự vẫn. Trọng Thủy đuổi theo đến nơi, thấy Mỵ Châu đã chết, thương khóc ôm xác đem về chôn ở Loa Thành. Vì thương tiếc nhớ tiếc Mỵ Châu, Trọng Thủy trở lại chỗ Mỵ Châu tắm gội trang điểm khi trước, cuối cùng nhảy xuống giếng mà chết .

Cũng theo Đại Việt sử ký toàn thư, Trọng Thủy có người con trai là Triệu Hồ, sau này trở thành người nối ngôi Triệu Đà vào năm 137 TCN và qua đời năm 124 TCN, thọ 52 tuổi . Như vậy Triệu Hồ sinh năm 175 TCN.

Ghi chép của Đại Việt sử ký toàn thư về cuộc đời Trọng Thủy mang tính truyền thuyết và không logic: Một mặt Trọng Thủy được xác định chết khi diệt xong Âu Lạc (208 TCN), mặt khác ông lại có người con ra đời sau đó tới 33 năm (175 TCN).

Các sử gia Việt Nam hiện đại căn cứ theo Sử ký Tư Mã Thiên xác định Nam Việt diệt phía Tây nước Âu Lạc khoảng năm 179 TCN . Tuy vậy, nếu Trọng Thủy chết theo Mỵ Châu lúc này thì ông cũng không thể là cha của Triệu Hồ, vì khoảng cách từ khi ông qua đời tới khi Triệu Hồ ra đời là 4 năm.

Với giả thuyết năm sinh của Triệu Hồ là 175 TCN, có thể xác định Trọng Thủy còn sống ít nhất tới năm 175 TCN chứ không tự sát vì Mỵ Châu; và Triệu Hồ chắc chắn là con người vợ khác, không phải là con của Mỵ Châu.

Mặt khác, qua kết quả khảo cổ lăng mộ Triệu Văn Đế được khai quật ở thành phố Quảng Châu thuộc Quảng Đông, Triệu Hồ được xác định là người qua đời khi 35-40 tuổi, không phải là người ngoài 50 tuổi như ghi chép của Đại Việt sử ký toàn thư . Các sử gia cho rằng có thể Triệu Hồ là con thứ của Trọng Thủy; còn người cháu nội mà Triệu Đà đề cập trong thư viết gửi cho Hán Văn Đế (“Lão phu ở đất Việt 49 năm, đến nay đã ẵm cháu rồi” ) là người con sinh ra trước Triệu Hồ . Với giả thuyết Triệu Hồ mất năm 124 TCN và chỉ thọ khoảng 35-40 tuổi, có thể xác định Trọng Thủy còn sống ít nhất tới năm 164 TCN-159 TCN và mất trước năm 137 TCN (năm mất của Triệu Đà), không phải là người kế vị.

Sử ký Tư Mã Thiên chỉ cho biết Triệu Hồ là cháu nội Triệu Đà, không nhắc tới Trọng Thủy. Sử sách đề cập tới Trọng Thủy, ngoài ông ra không nói tới một người con trai nào khác của Triệu Đà. Khâm định Việt sử thông giám cương mục của nhà Nguyễn soạn sau Đại Việt sử ký toàn thư của nhà Hậu Lê chỉ nhắc tới việc Trọng Thủy đi ở rể và tráo nỏ thần, không nói tới việc ông tự vẫn chết theo Mỵ Châu và cũng không nói tới tuổi thọ của Triệu Hồ.

Xem thêm

  • Mỵ Châu
  • An Dương Vương
  • Triệu Đà
  • Triệu Văn Vương

Tham khảo

  • Đại Việt sử ký toàn thư, Kỷ nhà Thục, Kỷ nhà Triệu
  • Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Kỷ nhà Triệu
  • Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh (1991), Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Đại học và giáo dục chuyên nghiệp
  • Đào Duy Anh (2005), Lịch sử cổ đại Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  • Nguyễn Việt (2010), Hà Nội thời tiền Thăng Long, Nhà xuất bản Hà Nội
  • Sử ký Tư Mã Thiên, thiên:
    • Nam Việt Úy Đà liệt truyện

Chú thích

  1. ^ Việt Sử Tiêu Án. Ngoại thuộc nhà Triệu: Triệu Đà
  2. ^ aăâbĐại Việt sử ký toàn thư, Ngoại kỷ quyển 1
  3. ^ aăĐại Việt sử ký toàn thư, ngoại kỷ quyển 2
  4. ^ Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh, sách đã dẫn, tr 144
  5. ^ aăNguyễn Việt, sách đã dẫn, tr 648

(Nguồn: Wikipedia)

Đăng bởi: Trường Tiểu Học Tiên Phương

Chuyên mục: Tiểu sử

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kênh https://xoilaczzh.tv/ trực tiếp bóng đá