Tiểu sử

Tiểu sử Trương Khánh Châu – Cuộc đời của Trương Khánh Châu

Trương Khánh Châu

Trương Khánh Châu (1934–2019), là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Giám đốc Trung tâm Khoa học và Công nghệ Quân sự, Chủ nhiệm kiêm Bí thư Đảng ủy Tổng cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng, Phó Tư lệnh Quân chủng Không quân kiêm Viện trưởng Viện Kỹ thuật Không quân.[1][2][3][4]

Thân thế sự nghiệp

Ông sinh ngày 15 tháng 1 năm 1934, quê ở thôn Khánh Hòa, xã Châu Phú, huyện Châu Đốc, tỉnh An Giang. Ông sớm tham gia cách mạng và vươn lên từ một người lính kỹ thuật bình thường trở thành tướng lĩnh trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật hàng không.

Tháng 11 năm 1949, ông là thư ký Văn phòng Tỉnh đoàn Cứu quốc Long Châu Hà

Bạn đang xem: Tiểu sử Trương Khánh Châu – Cuộc đời của Trương Khánh Châu

Tháng 5 năm 1950, nhập ngũ vào quân đội là chiến sĩ thuộc Tỉnh đội Hà Tiên

Tháng 1 năm 1952, là học viên Trường Kỹ thuật Nam Bộ

Tháng 9 năm 1952, là thợ nguội Công binh xưởng 141 miền Tây Nam Bộ.

Tháng 3 năm 1955, ông chuyển ngành là thợ đặc thiết sân bay Gia Lâm

Tháng 12 năm 1959, học tại Trường Văn hoá Quân đội, học tiếng Trung Quốc, tiếng Nga tại Cục Không quân

Tháng 8 năm 1961, tái ngũ, học Đại học Hàng không ở Kiép Liên Xô. 

Năm 1965, ông học kỹ thuật tại Trường Kỹ thuật Không quân Trung Quố

Năm 1966, thực tập tại Trung đoàn Không quân 923 Quân chủng Phòng không – Không quân

Tháng 5 năm 1967, Trợ lý kỹ thuật Phòng Kỹ thuật Bộ Tư lệnh Không quân, Quân chủng Phòng không – Không quân

Tháng 12 năm 1971, làm nghiên cứu sinh tại Trường Kỹ thuật không quân Giucốpki Liên Xô, sau đó về công tác tại Phòng Kỹ thuật Sư đoàn 371, Bộ tư lệnh Phòng không

Tháng 10 năm 1976, ông là Trưởng phòng Máy bay Cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không – Không quân

Tháng 4 năm 1978, Trưởng phòng Nghiên cứu Cục Kỹ thuật Quân chủng Không quân

Tháng 8 năm 1979, Viện trưởng Viện Kỹ thuật Không quân. 

Từ tháng 7 năm 1980 đến tháng 8 năm 1990, ông là Phó tư lệnh về Trang bị kỹ thuật, kiêm Chủ nhiệm Kỹ thuật, kiêm Viện trưởng Viện Kỹ thuật Không quân.

Từ tháng 9 năm 1990 đến tháng 10 năm 1996, Phó chủ nhiệm thứ nhất, sau đó là Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật, Bí thư Đảng uỷ Tổng cục.

Ngày 29 tháng 11 năm 1996, bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, kiêm Giám đốc Trung tâm Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ Quân sự bộ Quốc phòng.

Năm 2002, ông được Nhà nước cho nghỉ hưu

Ngày 11 tháng 9 năm 2019, ông từ trần tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108[5]

Thiếu tướng (6.1988), Trung tướng (6.1992).

Danh hiệu và tặng thưởng

  • Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. (1973), Tiến sĩ Khoa học kỹ thuật., Tiến sĩ khoa học danh dự đại học tổng hợp hàng không Quốc gia Ukraina, Viện sĩ chính thức Viện Hàn lâm các khoa học tự nhiên Nga, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Hàng không và Không hành Nga.
  • Huân chương Quân công hạng Nhì
  • Huân chương Chiến thắng (chống Pháp) hạng Nhì
  • Huân chương Chiến công (hạng Nhì, Ba)
  • Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì
  • Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (Nhất, Nhì, Ba)
  • Huy chương Quân kỳ quyết thắng
  • Huy chương Vì sự nghiệp Khoa học Công nghệ.

Chú thích

  1. ^ “Trung tướng Trương Khánh Châu được bầu làm Viện sĩ Hàn lâm LB Nga”. 
  2. ^ “Trung tướng Trương Khánh Châu được bầu làm Viện sĩ Hàn lâm LB Nga”. 
  3. ^ “Việt kiều đầu tiên giúp nước nhà sản xuất máy bay”. 
  4. ^ “Tổng cục Kỹ thuật đón nhận Huân chương Quân công hạng Nhất”. 
  5. ^ “Tin buồn – Trương Khánh Châu từ trần”. https://www.qdnd.vn. 2019. 

(Nguồn: Wikipedia)

Đăng bởi: Trường Tiểu Học Tiên Phương

Chuyên mục: Tiểu sử

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kênh https://xoilaczzh.tv/ trực tiếp bóng đá