Học TậpLớp 6

Toán lớp 6 Bài 4: Phép cộng và phép trừ số tự nhiên | Kết nối tri thức

Thầy cô giới thiệu Giải bài tập Toán lớp 6 Bài 4: Phép cộng và phép trừ số tự nhiên sách Kết nối tri thức giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 6 Tập 1.

Giải bài tập Toán lớp 6 Bài 4: Phép cộng và phép trừ số tự nhiên

Trả lời câu hỏi giữa bài:

Bạn đang xem: Toán lớp 6 Bài 4: Phép cộng và phép trừ số tự nhiên | Kết nối tri thức

Vận dụng 1 trang 15 SGK Toán lớp 6 Tập 1: Diện tích gieo trồng lúa vụ Thu Đông năm 2019 vùng Đồng bằng sông Cửu Long ước tính đạt 713 200 ha, giảm 14 500 ha so với vụ Thu Đông năm 2018. (Theo Tổng cục Thống kê 10/2019)

Hãy tính diện tích gieo trồng lúa vụ Thu Đông năm 2018 của Đồng bằng sông Cửu Long.

Phương pháp giải:

Diện tích gieo trồng lúa vụ Thu Đông năm 2018 = Diện tích gieo trồng lúa vụ Thu Đông năm 2019 – Diện tích giảm so với vụ Thu Đông năm 2018.

Lời giải:

Diện tích gieo trồng lúa vụ Thu Đông năm 2018 của Đồng bằng sông Cửu Long là:

713 200 + 14 500 = 727 700 (ha)

Đáp số: 727 700 ha

Hoạt động 1 trang 15 SGK Toán lớp 6 Tập 1: Cho a = 28 và b = 34.

a) Tính a + b và b + a.

b) So sánh các kết quả nhận được ở câu a).

Phương pháp giải:

Thực hiện phép tính rồi so sánh kết quả

Lời giải:

a) a + b = 28 + 34 = 62

    b + a = 34 + 28 = 62

b) Kết quả của 2 phép tính ở câu a bằng nhau.

Hoạt động 2 trang 15 SGK Toán lớp 6 Tập 1: Cho a = 17, b = 21, c = 35.

a) Tính (a + b) + c và a + (b + c).

b) So sánh các kết quả nhận được ở câu a).

Phương pháp giải:

Tính rồi so sánh kết quả

Lời giải:

a) (a + b) + c = (17 +21) + 35 = 38 + 35 = 73

     a + (b + c) = 17 + (21 + 35) = 17 +56 = 73.

b) Kết quả của 2 phép tính ở câu a bằng nhau.

Luyện tập 1 trang 16 SGK Toán lớp 6 Tập 1: Tính một cách hợp lí:

117+68+23

Phương pháp giải:

Nhóm các số hạng có tổng là số tròn chục rồi tính

Sử dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng

Lời giải:

117+68+23=(117+23)+68=140+68=208

Luyện tập 2 trang 16 SGK Toán lớp 6 Tập 1: Tính 865 279 – 45 027.

Phương pháp giải:

Đặt tính rồi tính

Lời giải:

865 279 – 45 027 = 820 252

Vận dụng 2 trang 16 SGK Toán lớp 6 Tập 1: Giải bài toán mở đầu:

Mai đi chợ mua cà tím hết 18 nghìn đồng, cà chua hết 21 nghìn đồng và rau cải hết 30 nghìn đồng. Mai đưa cho cô bán hàng 100 nghìn đồng thì được trả lại bao nhiêu tiền?

Phương pháp giải:

Tính số tiền Mai đã mua

=> Tính số tiền Mai được trả lại

Lời giải:

Tổng số tiền Mai đã mua là:

18 000 + 21 000 + 30 000 = 69 000 (đồng)

Số tiền Mai được trả lại là:

100 000 – 69 000 = 31 000 (đồng)

Đáp số: 31 000 đồng

Bài tập trang 16 SGK Toán lớp 6 Tập 1:

Bài 1.17 trang 16 SGK Toán lớp 6 Tập 1: Tính:

a) 63 548 + 19 256

b) 129 107 – 34 693

Phương pháp giải:

Đặt tính rồi tính

Lời giải:

a) 63 548 + 19 256 = 82 804

b) 129 107 – 34 693 = 94 414

Bài 1.18 trang 16 SGK Toán lớp 6 Tập 1: Thay “?” bằng số thích hợp:

? + 2 895 = 2 895 + 6 789

Phương pháp giải:

Áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng

Lời giải:

Áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng ta có:

? + 2 895 = 2 895 + 6 789. Suy ra “?” có giá trị 6 789

Bài 1.19 trang 16 SGK Toán lớp 6 Tập 1: Tìm số tự nhiên x thỏa mãn:

a) 7 + x = 362

b) 25 – x = 15

c) x – 56 = 4

Phương pháp giải:

a) Muốn tìm số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng còn lại.

b) Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu

c) Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng số trừ

Lời giải:

a) 7 + x = 362 => x= 362 – 7 =>x= 355

Vậy x = 355

b) 25 – x = 15 => x = 25 – 15 =>x = 10

Vậy x = 10

c) x – 56 = 4 => x = 56 + 4 =>x = 60.

Vậy x = 60

Bài 1.20 trang 16 SGK Toán lớp 6 Tập 1: Dân số Việt Nam năm 2019 là 96 462 106 người. Năm 2020, dân số Việt Nam tăng 876 473 người so với năm 2019. Tính dân số Việt Nam năm 2020. (Theo danso.org)

Phương pháp giải:

Dân số Việt Nam năm 2020 = Dân số Việt Nam năm 2019 + dân số Việt Nam tăng so với năm 2019.

Lời giải:

Dân số Việt Nam năm 2020 là:

96 462 106 + 876 473 = 97 338 579 (người)

Đáp số: 97 338 579 người.

Bài 1.21 trang 16 SGK Toán lớp 6 Tập 1: Nhà ga số 1 và nhà ga số 2 của một sân bay có thể tiếp nhận tương ứng khoảng 6 526 300 và 3514 500 lượt hành khách mỗi năm. Nhờ đưa vào sử dụng nhà ga số 3 mà mỗi năm sân bay này có thể tiếp nhận được khoảng 22 851 200 lượt hành khách. Hãy tính số lượt hành khách mà nhà ga số 3 có thể tiếp nhận mỗi năm.

Phương pháp giải:

Tính tổng số lượt hành khách mà nhà ga số 1 và số 2 có thể tiếp nhận mỗi năm.

=> Số lượt hành khách mà nhà ga số 3 có thể tiếp nhận mỗi năm.

Lời giải:

Tổng số lượt hành khách mà nhà ga số 1 và số 2 có thể tiếp nhận mỗi năm là:

6 526 300 + 3 514 500 = 10 040 800 (lượt)

Số lượt hành khách mà nhà ga số 3 có thể tiếp nhận mỗi năm là:

22 851 200 – 10 040 800 = 12 810 400 (lượt)

Đáp số: 12 810 400 lượt hành khách.

Bài 1.22 trang 16 SGK Toán lớp 6 Tập 1: Tính một cách hợp lí:

a) 285 + 470 + 115 + 230

b) 571 +216 + 129 + 124

Phương pháp giải:

Sử dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng

Nhóm các số hạng có tổng là số tròn trăm hoặc tròn chục.

Lời giải:

a) 285 + 470 + 115 + 230

= (285 + 115) + (470 + 230)

= 400 + 700

= 1 100

b) 571 +216 + 129 + 124

= (571 + 129) + (216 + 124)

= 700 + 340

= 1 040.

Lý thuyết phép cộng và phép trừ số tự nhiên Toán 6

1. Phép cộng

a+b=c

(số hạng) + (số hạng) = (tổng)

Minh họa trên tia số:

Tính chất của phép cộng:

Giao hoán: a+b=b+a

Kết hợp: (a+b)+c=a+(b+c)=a+b+c

 a+b+c được gọi là tổng của ba số a,b,c

Cộng với số 0: a+0=0+a=a

Lưu ý: Khi cộng nhiều số, ta nên nhóm các số hạng có tổng là số chẵn tròn chụctròn trăm,…(nếu có).

Ví dụ:

Tính một cách hợp lí: 12+25+15+28

Nhận xét: Ta thấy nếu tính riêng 12+28 và 25+15 thì được: 12+28=40 và 25+15=40 kết quả của hai phép tính này là tròn chục nên ta thực hiện phép tính sau:

12+25+15+28

= 12+28+25+15 (Đổi vị trí của các số 25, 15, 28: Tính chất giao hoán)

= (12+28)+(25+15) (Kết hợp)

= 40+40

= 80

2. Phép trừ

Cho hai số tự nhiên a và b,  nếu có số tự nhiên x sao cho b+x=a thì ta có phép trừ

ab=x

(số bị trừ) – (số trừ) = (hiệu)

Chú ý: Điều kiện để thực hiện được phép trừ là số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ.

Minh họa trên tia số:


Các dạng toán về phép cộng và phép trừ số tự nhiên
 
I. Tìm số chưa biết trong một đẳng thức (phép cộng)

Phương pháp:

+ Để tìm số chưa biết trong một phép tính, ta cần nắm vững quan hệ giữa các số trong phép tính. Chẳng hạn: số hạng = tổng – số hạng đã biết

Ví dụ:

Tìm số tự nhiên x biết: x+17=513

Giải:

x+17=513

x=51317

x=496

Vậy x=496

II. Tìm số chưa biết trong một đẳng thức (phép trừ)

Phương pháp:

+ Muốn tìm một số hạng trong phép cộng hai số, ta lấy tổng trừ số hạng kia.

+ Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.

+ Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.

III. Áp dụng tính chất tổng và hiệu để tính nhanh

Phương pháp:

  Áp dụng một số tính chất sau đây:

+ Tính chất của phép cộng: giao hoán, kết hợp, cộng với số 0.

+ Tổng của hai số không đổi nếu ta thêm vào ở số hạng này và bớt đi ở số hạng kia cùng một số đơn vị.

Ví dụ 1:

99+46=(99+1)+(461)=100+45=145.

– Hiệu của hai số không đổi nếu ta thêm vào một số bị trừ và số trừ cùng một số đơn vị.

Ví dụ 2:

31597=(315+3)(97+3)=318100=218

IV. So sánh hai tổng mà không tính cụ thể giá trị của chúng

Phương pháp:

Nhận xét, phát hiện và sử dụng các đặc điểm của các số hạng trong tổng. Từ đó dựa vào các tính chất của phép cộng để rút ra kết luận.

Ví dụ:

So sánh hai tổng 1367+5472 và 5377+1462 mà không tính giá trị cụ thể của chúng.

Giải:

Đặt A=1367+5472 và B=5377+1462

A=1367+5472

A=1000+300+67+5000+400+62+10

A=5000+1000+400+300+67+62+10

B=5377+1462

B=5000+300+67+10+1000+400+62

B=(5000+1000)+(400+300)+67+62+10

Như vậy, A=B

Đăng bởi: Trường Tiểu Học Tiên Phương

Chuyên mục: Tài Liệu Học Tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kênh https://xoilaczzh.tv/ trực tiếp bóng đá