Học TậpLớp 6

Tóm tắt Hoa bìm hay, ngắn gọn (Chân trời sáng tạo )

Thầy cô xin giới thiệu Tóm tắt Hoa bìm hay, ngắn gọn (Chân trời sáng tạo ) giúp học sinh lớp 6 nắm được trọng tâm văn bản Hoa bìm từ đó học tốt môn Ngữ văn 6.

Tóm tắt Hoa bìm hay, ngắn gọn (Chân trời sáng tạo )

Bạn đang xem: Tóm tắt Hoa bìm hay, ngắn gọn (Chân trời sáng tạo )

Video Tóm tắt Hoa bìm

Tóm tắt Hoa bìm (mẫu 1)

Là một bài thơ lục bát điển hình tiêu biểu kết hợp các biện pháp điệp từ, liệt kê,… “Hoa bìm” của tác giả Nguyễn Đức Mậu đã thể hiện nỗi nhớ da diết và mong ước được trở về quê hương của tác giả thông qua việc nhắc lại những kỉ niệm tuổi thơ, những hình ảnh giản dị của quê hương. 

Tóm tắt Hoa bìm hay, ngắn gọn (Chân trời sáng tạo ) (ảnh 1)

Tóm tắt Hoa bìm (mẫu 2)

Bài thơ phác họa khung cảnh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động với người đọc. Qua đó cho độc giả thấy được cảm xúc chân thành, nỗi nhớ da diết của mình với quê hương tuổi thơ.

Tóm tắt Hoa bìm (mẫu 3)

Bằng thể thơ lục bát, ngôn ngữ bình dị, điệp từ “có” kết hợp với biện pháp liệt kê để gợi nhắc những hình ảnh thân thuộc gắn bó với tuổi thơ: có con chuồn ớt lơ ngơ, có cây hồng trĩu cành sai, có con mắt lá lim dim, có con thuyền giấy… Tác giả đã vẽ lên một khung cảnh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động với người đọc và bộc lộ được cảm xúc, nỗi nhớ của mình với quê hương tuổi thơ. 

Tóm tắt Hoa bìm hay, ngắn gọn (Chân trời sáng tạo ) (ảnh 2)

Tóm tắt Hoa bìm (mẫu 4)

Bài thơ “Hoa bìm” của tác giả Nguyễn Đức Mậu đã thể hiện nỗi nhớ da diết và mong ước được trở về quê hương của tác giả thông qua việc nhắc lại những kỉ niệm tuổi thơ, những hình ảnh giản dị của quê hương. Thể hiện tình yêu của tác giả với quê hương đất nước.

T

óm tắt Hoa bìm (mẫu 5)

Bằng thể thơ lục bát, ngôn ngữ bình dị, điệp từ “có” kết hợp với biện pháp liệt kê để gợi nhắc những hình ảnh thân thuộc gắn bó với tuổi thơ: có con chuồn ớt lơ ngơ, có cây hồng trĩu cành sai, có con mắt lá lim dim, có con thuyền giấy…

Tóm tắt Hoa bìm hay, ngắn gọn (Chân trời sáng tạo ) (ảnh 3)

Tóm tắt Hoa bìm (mẫu 6)

Bài thơ gợi nhắc lại những kỉ niệm của tuổi thơ, những hình ảnh giản dị, đời thường gắn với cuộc sống thường ngày. Qua đó thể hiện nỗi nhớ da diết và mong ước được trở về quê hương.

Bố cục Hoa bìm

Có thể chia văn bản thành 2 đoạn:

– Đoạn 1 (Từ đầu đến …kêu nhàu ngày mưa): Hình ảnh thiên nhiên.

– Đoạn 2 (Còn lại): Cảm xúc khi nghĩ về thơ ấu.

Nội dung chính Hoa bìm

Bằng thể thơ lục bát, ngôn ngữ bình dị, điệp từ “có” kết hợp với biện pháp liệt kê để gợi nhắc những hình ảnh thân thuộc gắn bó với tuổi thơ. Tác giả đã vẽ lên một khung cảnh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động với người đọc và bộc lộ được cảm xúc, nỗi nhớ của mình với quê hương tuổi thơ.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

I. Tác giả

– Nguyễn Đức Mậu sinh năm 1948 tại Nam Ninh, Nam Hà. Các bút danh ông dùng Hương Hải Hưng, Hà Nam Ninh. 

– Ông nhập ngũ năm 1966, chiến đấu trong đội hình Sư đoàn 312 ở chiến trường Lào. 

– Sau chiến tranh, ông làm biên tập viên rồi đi học Trường Viết văn Nguyễn Du, khóa I; sau đó làm Trưởng ban Thơ, Tạp chí Văn nghệ quân đội, Chủ tịch Hội đồng Thơ-Hội Nhà văn Việt Nam.

– Hiện ông nghỉ hưu với quân hàm Đại tá và sống cùng vợ con tại Hà Nội.

– Phong cách nghệ thuật: Nguyễn Đức Mậu thuộc lớp nhà thơ trưởng thành thời chống Mỹ. Với những sáng tác mang dấu ấn riêng về chiến tranh với những người lính và những kỷ niệm về quê hương suốt một thời đánh giặc, Nguyễn Đức Mậu đã xác định được vị trí của mình trên thi đàn, từ người lính làm thơ trở thành nhà thơ khoác áo lính.

– Tác phẩm chính: Thơ người ra trận(thơ in chung – 1975), Cây xanh đất lửa(thơ – 1973), Áo trận (thơ – 1976), Mưa trong rừng cháy (thơ – 1976), Trường ca sư đoàn(thơ – 1980), Hoa đỏ nguồn sông (thơ – 1987), Từ hạ vào thu (thơ – 1992), Bão và sau bão (thơ – 1994), Cánh rừng nhiều đom đóm bay (thơ – 1998),Con đường rừng không quên(truyện ngắn – 1984), Tướng và lính(tiểu thuyết – 1990),Chí Phèo mất tích (tiểu thuyết – 1993), Người đi tìm chân trời (truyện thơ thiếu nhi – 1982),Ở phía rừng Lào (truyện ngắn thiếu nhi – 1984). 

– Nguyễn Đức Mậu đã được tặng Giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1972 – 1972 với chùm thơ Ghi ở chiến trường, Đôi mắt, Đất; Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn nghệ quân đội1981; Giải thưởng văn học Bộ quốc phòng: tập thơ Hoa đỏ nguồn sôngnăm 1989; Giải thưởng văn học về để tài chiến tranh – Hội nhà văn: tập thơ Từ hạ vào thu1995; tặng thưởng Ban văn học quốc phòng an ninh Hội nhà vẫn 1996: tập thơ Bão và sau bão. 

II. Tác phẩm

1. Thể loại: Thể thơ lục bát gồm các cặp câu lục bát gồm một dòng 6 tiếng và một dòng 8 tiếng.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: trích từ tập Thơ lục bát, NXB Quân đội nhân dân, năm 2007.

3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm 

4. Giá trị nội dung: Bài thơ phác họa khung cảnh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động với người đọc. Qua đó cho độc giả thấy được cảm xúc chân thành, nỗi nhớ da diết của mình với quê hương tuổi thơ.

5. Giá trị nghệ thuật: 

– Thể thơ lục bát, nhịp điệu uyển chuyển, ngôn ngữ bình dị.

– Điệp từ có kết hợp với biện pháp liệt kê các hình ảnh ở bờ giậu hoa bìm.

Xem thêm các bài Tóm tắt Ngữ văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Tóm tắt Việt Nam quê hương ta

Tóm tắt Về bài ca dao Đứng bên ni đồng ngó bên tên đồng

Tóm tắt Bài học đường đời đầu tiên

Tóm tắt Giọt sương đêm

Tóm tắt Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Đăng bởi: Trường Tiểu Học Tiên Phương

Chuyên mục: Tài Liệu Học Tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kênh https://xoilaczzh.tv/ trực tiếp bóng đá