Học TậpLớp 6

Tóm tắt Về bài ca dao Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng hay, ngắn gọn (Chân trời sáng tạo )

Thầy cô xin giới thiệu Tóm tắt Về bài ca dao Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng hay, ngắn gọn (Chân trời sáng tạo ) giúp học sinh lớp 6 nắm được trọng tâm văn bản Về bài ca dao Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng từ đó học tốt môn Ngữ văn 6.

Tóm tắt Về bài ca dao Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng hay, ngắn gọn (Chân trời sáng tạo )

Bạn đang xem: Tóm tắt Về bài ca dao Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng hay, ngắn gọn (Chân trời sáng tạo )

Video Tóm tắt Về bài ca dao Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng

Tóm tắt Về bài ca dao Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng (mẫu 1)

Bài ca dao gây ấn tượng ngay từ những dòng thơ đầu. Dòng thơ này kéo dài 12 tiếng, lại dùng nhiều biện pháp tu từ: đối xứng, điệp từ, điệp ngữ, … rồi những từ chỉ vị trí, địa điểm rất hồn nhiên, mộc mạc. Tất cả gợi sự mênh mông, rộng lớn của cánh đồng. Cô gái được so sánh với “chẽn lúa đòng đòng”, lại “phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai” làm nổi bật lên sức sống thanh xuân, tươi trẻ của cô gái. So với cánh đồng rộng lớn thì cô gái nhỏ bé nhưng chính bàn tay con người nhỏ bé đã làm ra cánh đồng mênh mông. Hai hình ảnh – cánh đồng và cô gái – hợp thành một bức tranh đồng quê, con người tươi sáng, sinh động. Bài ca có thể là lời tự khen thầm kín, hồn nhiên của cô gái hay bài ca cũng có thể là lời của một chàng trai ngợi ca cô gái mà mình thầm yêu một cách kín đáo, tế nhị. Bài ca dao chỉ với bốn dòng ngắn ngủi nhưng đã mở ra không gian bao la của đồng quê và thế giới cảm xúc của người dân quê.

Tóm tắt Về bài ca dao Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng hay, ngắn gọn (Chân trời sáng tạo ) (ảnh 1)

Tóm tắt Về bài ca dao Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng (mẫu 2)

Văn bản là một bài văn nghị luận văn học, trong đó, tác giả trình bày những cách hiểu khác nhau về bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng”. Tác giả Bùi Mạnh Nhị đã chỉ ra những nét độc đáo của bài ca dao: Diễn tả tình yêu quê hương, đất nước một cách bình dị, sâu sắc; gây ấn tượng về sự khác thường của dòng thơ; sử dụng các biện pháp tu từ: đối xứng, điệp từ, điệp ngữ, so sánh,… Bài ca dao là lời của cô gái, cũng có thể là của một chàng trai làng nào đó. Chỉ với bốn dòng ngắn ngủi, bài ca dao này đã mở ra một không gian bao la của đồng quê và một thế giới cảm xúc của người dân quê, vừa thiết tha, vừa sâu lắng. 

Tóm tắt Về bài ca dao Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng (mẫu 3)

Với lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Tác giả trình bày những cách hiểu khác nhau về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng… qua đó thể hiện niềm tự hào, yêu quý dành cho vẻ đẹp quê hương trong bài ca dao.

Tóm tắt Về bài ca dao Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng hay, ngắn gọn (Chân trời sáng tạo ) (ảnh 2)

Tóm tắt Về bài ca dao Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng (mẫu 4)

Bài viết là sự cảm nhận mới của tác giả về bài ca dao Đứng bên ni đồng,  ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát. Theo tác giả cảm nhận hình ảnh cô gái không chỉ xuất hiện trong hai câu thơ cuối mà hình ảnh cô gái xuất hiện trong cả bài thơ. Trong hai câu thơ đầu hình ảnh cô gái đang ngắm cánh đồng thể hiện sự năng nổ, tích cực của người con gái muốn ngắm cánh đồng từ nhiều phía để thâu tóm, nắm bắt. Hai câu thơ sau cô gái tập trung miêu tả chẽn lúa đòng đòng và liên hệ so sánh với bản thân mình rất hồn nhiên và đầy sinh động. Qua đó thấy được giá trị của bài ca dao, là một bức tranh tuyệt đẹp và giàu ý tưởng.

Tóm tắt Về bài ca dao Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng (mẫu 5)

Bài viết giới thiệu về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng… Đầu tiên bài ca dao gây ấn tượng với 12 tiếng hai dòng thơ đầu. Với những biện pháp tu từ, thay đổi sự quan sát, ta thấy được sự rộng lớn, mênh mông, trù phú của cánh đầu. Ở hai dòng cuối, tác giả nhìn thấy cô gái đáng yêu, mảnh mai trong cánh đồng rộng lớn. Phải chăng đây là nhân tố giúp cánh đồng trở nên trù phú. Bài ca dao có thể là lời của cô gái bộc lộ lời tự khen thầm kín và hồn nhiên mà cũng có thể là lời của một anh trai làng nào đó bày tỏ tình cảm của mình. Chỉ với bốn dòng ngắn ngủi nhưng bài ca dao đã mở ra một không gian bao la của đồng quê và một thế giới cảm xúc của người dân quê.

Tóm tắt Về bài ca dao Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng hay, ngắn gọn (Chân trời sáng tạo ) (ảnh 3)

Bố cục Về bài ca dao Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng

Có thể chia văn bản thành 4 đoạn:

– Đoạn 1 (Từ đầu đến …nắng hồng ban mai): Giới thiệu bài ca dao.

– Đoạn 2 (Tiếp theo đến …đầy sức sống): Hai dòng đầu của bài ca dao

– Đoạn 3 (Tiếp theo đến …cánh đồng kia?): Hai dòng cuối của bài ca dao

– Đoạn 4 (Còn lại): Giá trị của bài ca dao.

Nọi dung chính Về bài ca dao Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng

Văn bản là một bài văn nghị luận văn học, trong đó, tác giả trình bày những cách hiểu khác nhau và những nét độc đáo về bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng”. Bài ca dao diễn tả tình yêu quê hương, đất nước một cách bình dị, sâu sắc; gây ấn tượng về sự khác thường của dòng thơ; sử dụng các biện pháp tu từ: đối xứng, điệp từ, điệp ngữ, so sánh,… vừa là lời của cô gái, cũng có thể là của một chàng trai làng nào đó. Chỉ với bốn dòng ngắn ngủi, bài ca dao này đã mở ra một không gian bao la của đồng quê và một thế giới cảm xúc của người dân quê, vừa thiết tha, vừa sâu lắng. 

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

I. Tác giả

– PGS. TS Bùi Mạnh Nhị sinh ngày 21 – 2 – 1955, quê quán ở xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. 

– Hiện nay, ông đang là Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh; Ủy viên Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương. 

– Chuyên ngành chính của ông là Văn học dân gian Việt Nam.

– Một số tác phẩm đã xuất bản:

+ Sen Tháp Mười (Ca dao miền Nam về Chủ tịch Hồ Chí Minh) (1980)

+ Ca dao Dân ca Nam Bộ (Đồng tác giả), (1985)

+ Văn học dân gian: Những công trình nghiên cứu (Chủ biên) (1995) 

+ Phân tích tác phẩm văn học dân gian (2012)

– Danh hiệu giải thưởng, huân huy chương: Nhà giáo Ưu tú Huân chương Lao động hạng Nhất.

II. Tác phẩm

1. Thể loại: Nghị luận văn học là loại văn bản nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về các vấn đề văn học.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: trích Phân tích tác phẩm văn học dân gian, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012.

3. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

4. Giá trị nội dung: Tác giả trình bày những cách hiểu khác nhau về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng… qua đó thể hiện niềm tự hào, yêu quý dành cho vẻ đẹp quê hương trong bài ca dao.

5. Giá trị nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.

Xem thêm các bài Tóm tắt Ngữ văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Tóm tắt Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương

Tóm tắt Việt Nam quê hương ta

Tóm tắt Hoa bìm

Tóm tắt Bài học đường đời đầu tiên

Tóm tắt Giọt sương đêm

Đăng bởi: Trường Tiểu Học Tiên Phương

Chuyên mục: Tài Liệu Học Tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *