Học TậpLớp 7

Top 50 bài Bình luận câu Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau hay nhất

Thầy cô xin giới thiệu 50 bài văn Bình luận câu Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau hay nhất, chọn lọc giúp học sinh lớp 7 viết các bài tập làm văn hay hơn. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau:

Bình luận câu Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau

Dàn ý Bình luận câu Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau

I. Mở bài: giới thiệu vấn đề” ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”

Kho tàn ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phông phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “ ăn cỗ di trước, lội nước theo sau”. Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.

Bạn đang xem: Top 50 bài Bình luận câu Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau hay nhất

II. Thân bài

1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ

a. Nghĩa đen

– Ăn cỗ đi trước: ăn cỗ là được ăn ngon, đi trước để dành chỗ tốt, để bàn cỗ còn sạch sẽ, thức ăn dồi dào. Nếu đi sau, đi trễ, bàn cỗ không còn tươm tất, đôi khi còn bị thiếu phần, sẽ không an được nhiều.

– Lội nước theo sau: lội nước là công việc nguy hiểm, nước sông luôn có hố trũng, mô trơn, nơi nào đá ghềnh cọc nhọn. chính vì thế mà đi sau sẽ tránh dược những hiểm họa mà người trước gặp phải khi qua sông.

b. Nghĩa bóng

– Khi có lợi lộc, thời cơ phải nhanh hơn người khác để có được những điều tốt đjep về cho mình.

– Những diều khó khăn, nguy hiểm luôn để người khác làm trước, nguy hiểm thì mình không làm, người khác sẽ dành hết những nguy hiểm khó khăn.

– Chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân, không nghĩ đến người khác.

– Khi cảm thấy không an toàn, bất trắc sẽ đùn đẩy cho người khác, mình hưởng lợi.

2. Bình luận vấn đề nghị luận

– Là quan điểm của những kẻ lợi dụng cơ hội, ích kỉ, chỉ nghĩ cho riêng mình

– Chỉ biết dành lợi về cho bản thân mình, không suy nghĩ đến sự khó khăn của người khác.

– Lối sống đi ngược đạo lí dân tộc

– Lên án những kẻ sống lợi dụng, ích kĩ,…

3. Nêu ra phương châm sống hợp lí

– Sống làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, lời dạy của Bác: mình vì mọi người, mọi người vì mình.

– Luôn có tư tưởng cống hiến cho gia đình, xã hội.

– Biết gắn lợi ích của bản thân với lợi ích xã hội

– Bỏ thói lợi dụng, ích kỉ

– Nêu lợi ích của việc sống yêu thương, quan tâm người khác.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ về câu tục ngữ “ ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”

Câu tục ngữ “ ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” có tính phê phán những kẻ hèn nhát, lọc lừa, cơ hội, lúc nào cũng mang nặng tư tưởng ngồi chờ. Đó là một tư tưởng , trái với đạo lý và truyền thống của ông cha ta đã có từ ngàn xưa. Chính vì thế ta hãy sống có ích và yêu thương mọi người, không vì lợi ích cá nhân mà không nghĩ đến người khác.

Video Bình luận câu Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau

Video Bình luận câu Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau

Bình luận câu Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau – Mẫu 1

Ca dao tục ngữ được hình thành trong dân gian qua nhiều thế hệ nhân dân truyền dạy cho nhau hoặc cho đời sau những đạo lý, những kinh nghiệm sống để thích nghi với thiên nhiên, hòa hợp với xã hội, để đối nhân xừ thế. “Ãn cỗ đi trước, lội nước theo sau” cũng nhằm mục đích ấy. Tuy vậy, ta hãy xét xem ý nghĩa và giá trị tinh thần câu tục ngữ này như thế nào đối với cá nhân và cộng đồng xã hội chúng ta.

“Ăn cỗ đi trước” là khi có lễ hội, đình đám có tổ chức ăn uống thi phải đến trước để bàn cỗ còn sạch sẽ, thức ăn dồi dào. Nếu đi sau, đi trễ, bàn cỗ không còn tươm tất, đôi khi còn bị thiếu phần. “Lội nước theo sau” là đường đi dưới nước ta không thấy được nơi nào hố trũng, mô trơn, nơi nào đá ghềnh cọc nhọn. Người đi trước gặp nhiều rủi ro nguy hiểm. Người theo sau cứ nhìn người đi trước mà đi, tất phải an toàn hoặc không quá nhiều rủi ro.

Những câu tục ngữ còn có nghĩa xa hơn là khi có những điều lợi lộc, những dịp may mắn cần phải nhanh hơn người để nắm bắt thời cơ cho mình. Khi có những việc khó khăn, nặng nhọc, hiểm nguy cho đồng bào, cho xã hội thì cứ chờ hoặc đùn đẩy cho những người khác đi trước xông pha, gánh chịu, mình cứ tà tà đi sau để tránh tổn thất cho bản thân. Nói tóm lại đây là câu nói chỉ sự khôn, dại, cái mánh khóe ở đời.

Ca dao tục ngữ thường có ý khuyên dạy, dận dò nhưng không hoàn toàn là lời hay, ý đẹp vi nó được hình thành từ dân gian vào những thời đại trước, ta cần phải gạn đục khơi trong. Từ bao đời nay cái thiện mĩ không chấp nhận cái độc ác, xấu xa. Nhưng thực tế cái ác vẩn tồn tại bên cái thiện, người cao thượng, quảng đại vẫn phải sống giữa đám thấp hèn, nhỏ nhen. Chính vì thế trong tục ngữ không khỏi lẫn lộn vàng, thau. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau đã lộ rõ cái bản chất láu cá, so đo thấp hèn của kẻ chuyên: “Ăn thì lựa hết miếng ngon, làm thì lựa cái cỏn con mà làm”.

Câu tục ngữ có tính phê phán những kẻ hèn nhát, lọc lừa, cơ hội, lúc nào cũng mang nặng tư tưởng ngồi chờ. Tư tưởng ấy thật trái với đạo lý và truyền thống của ông cha ta đã có từ ngàn xưa.

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Dù muốn, dù không tục ngữ này vẫn hiện diện và tồn tại trong dân gian, nhưng với tuổi trẻ đầy nhiệt huyết và lý tưởng trong sáng, cao đẹp, học sinh chúng em phải sống hùng, sống mạnh, xung phong đi đầu với mọi gian lao vì hạnh phúc của mọi người theo khẩu hiệu: “Đâu cần thanh niên có đâu khó có thanh niên” để sống làm sao cho có nghĩa, làm sao cho “thân thể không là cỏ cây” và coi câu tục ngữ trên chỉ là một lời nói có ý mỉa mai, chê trách cái hèn mọn, xấu xa “há miệng chờ sung” của một số người.

Tục ngữ “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau” - Gõ Tiếng Việt

Bình luận câu Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau – Mẫu 2

Ca dao tục ngữ muôn đời bấy lâu nay bên cạnh ca ngợi , đề cao những đức tính tốt đẹp trong cuộc sống, còn phê phán những thói xấu ở con người. Một trong số đó là sự ích kỷ, lợi dụng người khác, được phản ánh rất rõ nét qua câu tục ngữ “ Ăn cỗ đi trước lội nước đi sau”.

Vậy câu tục ngữ muốn nói với chúng ta cụ thể điều gì? Trước hết, xét theo nghĩa đen, “ăn cỗ đi trước” tức là luôn chọn thời điểm đến sớm khi bàn cỗ còn đầy đủ, ngon miệng, tươm tất thì sẽ ăn được nhiều, ăn ngon, nếu đến muộn thì sẽ dễ thiếu phần, đồ ăn sẽ không còn ngon nữa. Còn “lội nước đi sau” là theo sau lưng người khác để tránh được những nguy hiểm khi đi qua những vùng trũng nước , có vấn đề gì thì người đằng trước sẽ chịu đầu tiên còn mình sẽ bước theo người ta. Tất nhiên, ông cha ta không chỉ muốn dừng lại ở tầng ý nghĩa như vậy mà còn đưa ta đến với một tầng nghĩa sâu xa hơn. Mượn hình ảnh của việc “ăn cỗ” và “lội nước”, người xưa đã phê phán những kẻ luôn lợi dụng người khác, chỉ biết nghĩ đến lợi ích của bản thân mình, chọn phần tốt, phần an toàn và đẩy phần xấu, phần nguy hiểm cho người khác. Từ đó đặt ra bài học về cách sống, cách xử sự đối với mỗi người.

Có thể nói, câu tục ngữ đã phản ánh hoàn toàn đúng đắn về hiện tượng của một số lớp người trong xã hội hiện nay. Những con người chỉ biết nghĩ cho bản thân, không biết gắn mình vào tập thể, chỉ chăm chăm muốn mình được hưởng lợi mà không nghĩ đến cảm xúc, đến công sức của người khác. Gặp khó khăn, thử thách thì dễ nhụt chí, ngại khó và đùn đẩy hết cho mọi người xung quanh, nhưng khi có lợi ích, thành quả thì lại nhận hết công lao về mình, không màng đến sự giúp đỡ, công lao của người đã vì mình mà làm ra. Đó cũng là biểu hiện của căn bệnh thành tích mà một số người trong xã hội vẫn đã và đang mang trong mình. Quả thực, một tập thể vững mạnh chỉ được xây dựng và tồn tại được lâu bền khi những người trong tập thể ấy biết vì mọi người, hy sinh một chút lợi ích cá nhân để hướng đến một cái chung to lớn, thay vì ai cũng ích kỷ , muốn hưởng lợi ích thì tập thể ấy sẽ khó mà duy trì được.

Từ xa xưa, dân tộc ta luôn mang trong mình một ý chí kiên cường, mạnh mẽ đánh đuổi biết bao kẻ thù xâm lược nhờ có Đảng, chính quyền nhà nước, bộ đội, chiến sĩ, nhân dân cùng đồng lòng, quyết tâm đánh giặc. Ngày nay cũng vậy, một quốc gia đang trên đà phát triển, muốn đạt được những thành tựu lớn, phát triển về mọi mặt thì cũng cần có sự chung tay, giúp sức và hơn hết là đồng lòng của mỗi người dân trong mảnh đất hình chữ S này. Nếu ai cũng chỉ biết nghĩ đến lợi ích của bản thân, không biết hy sinh một chút công sức, mất mát thì liệu đất nước có thể phát triển được hay không? Vậy nên lối sống ích kỷ, ngại khó luôn đáng bị phê phán. Những kẻ có lối sống “Ăn cỗ đi trước lội nước đi sau” sẽ luôn bị người đời ghét bỏ, mất thiện cảm và chỉ trích .

Là một công dân nói chung và một cá nhân trong mỗi tập thể nói riêng, mỗi người cần luôn ý thức được tầm quan trọng của lợi ích chung và sống cống hiến, sống vì tập thể. Không nên sống một cách ích kỷ, lợi dụng lòng tốt của người khác, thay vào đó hãy sống vị tha “một người vì mọi người”, luôn yêu thương mọi người xung quanh vì “cho đi là nhận lại”. Và cần lên án mạnh mẽ những kẻ có lối sống “Ăn cỗ đi trước lội nước đi sau”.

Câu tục ngữ của ông cha ta đã phê phán hoàn toàn đúng đắn về những lớp người còn mang trong mình bệnh thành tích, ích kỷ, ngại khó trong cuộc sống hôm nay. Mỗi người hãy giữ cho mình một thái độ sống đúng đắn để phù hợp với tập thể, với xã hội

Bình luận câu Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau – Mẫu 3

Trong xã hội này, luôn tồn tại đồng thời hai loại người. Có những người luôn sống vì người khác, lấy cống hiến làm niềm vui, lại có những người sống ích kỷ, chỉ biết khôn lõi, hưởng thụ, luôn tìm cách né tránh khó khăn, đùn đẩy cho người khác. Có ý kiến cho rằng: Người Việt Nam hiện nay có tư tưởng sống:”Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”.

“Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” Bốn chữ “đi trước” và “đi sau” tưởng là đối lập, nhưng thật ra nhất quán cả trong suy nghĩ, trong hành động, trong ứng xử của một số người nào đó trong xã hội. Họ biết tìm cái lợi riêng cho bản thân mình trong: “ăn” -ăn cỗ, trong hưởng thụ. Và họ lại còn biết giành lấy phần hơn, phần an toàn cho cuộc đời mình trong mọi việc làm -lội nước.Về nghĩa đen, nghĩa cụ thể, câu tục ngữ nêu lên hai cách sống rất khôn khéo của một số người nào đó trong xã hội. “Ăn cỗ đi trước” là để được ăn nóng, ăn những miếng ngon. Trong mâm cỗ xưa nay đều có định lượng khẩu phần nên ăn cỗ, dù có đi trước hay đi sau cũng chỉ có thế thôi. Người lịch sự, không tham lam sẽ không chú ý đến những việc như vậy.”Lội nước theo sau”.Qua sông qua suối, băng thác vượt ghềnh, mưa to lũ lớn, đường sá ngập nước, ào ào cuốn trôi… “Đi trước” rất nguy hiểm, có thể sa chân vào hố sâu, giẫm đạp phải gai góc, có thể bị ngã què, bị nước cuốn đi. Vì thế kẻ “khôn ngoan” ranh ma mới hành xử theo cách riêng của mình: “lội nước đi sau”, để được an toàn.

Ý kiến cho rằng, người Việt Nam có tư tưởng” Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”, chúng ta đều thấy rõ một thực trạng có rất nhiều thành phần như vậy nhưng đó chỉ là những “con sâu làm rầu nồi canh”. Có những con người làm bất việc gì cũng chỉ muốn giành thuận lợi về mình và đẩy khó khăn, vất vả, thậm chí hiểm nguy cho người khác.Đây là quan điểm sống của những kẻ cơ hội. Đây là những con người ” Ăn thì chọn những món ngon, Làm thì chọn việc cỏn con mà làm”. XÃ hội tồn tại đầy rẫy những con người như vậy. Khi tới dự đám cưới, mừng tân gia hay phúng viếng chia buồn…thì nhanh chân đi trước, ấy là tránh cái việc phải ăn những mâm cỗ thừa, cỗ dồn. Không chỉ “ăn” mới đi trước để có được miếng ngon mà cái sự nhanh chân để hưởng lợi tồn tại với đủ hình, đủ vẻ. Nhiều vị thủ trưởng nhờ rò rỉ thông tin biết được mảnh đất nọ sắp được quy hoạch, giá nâng lên thì lập tức biến nó thành của riêng. Người dân khi bán đất xong mới vỡ lẽ bị “hớt tay trên”. Hay cơ quan đang có đợt tuyển nhân viên, thế là các bậc cha mẹ vội vàng “đi trước”. Và việc thi tuyển chỉ còn là hình thức. Chọn việc dễ, dù mất mát tiền của, nhưng rõ ràng an toàn hơn so với “lội nước”.

Đây là quan điểm sống của những kẻ cơ hội Cách sống ấy đi ngược với đạo lí dân tộc. Chúng ta thử suy ngẫm xem: nếu ai cũng ích kỉ như vậy thì cuộc đời sẽ ra sao? Xã hội loài người được phát triển như ngày nay là do công sức của bao thế hệ xây dựng, vun đắp. Những sản phẩm vật chất, tinh thần to lớn là kết quả của mồ hôi, nước mắt, thậm chí cả máu xương của nhiều người đổ xuống mới có được. Rõ ràng phải có cống hiến trước mới có quyền hưởng thụ.Cách sống Ăn cỗ đi trước lội nước đi sau không phải là cách sống của con người chân chính. Nó chỉ là sự ranh mãnh, láu cá vặt dễ dàng đẩy người ta đến những hành vi tội lỗi như vô trách nhiệm, dối trá, lừa gạt… Những kẻ sống theo kiểu khó có thể làm nên sự nghiệp lớn vì thiếu hẳn nền tảng đạo đức là tấm lòng nhân ái, dám hi sinh vì người khác. Trước sau thì cái bản chất cơ hội, ích kỉ của họ cũng bộc lộ và họ sẽ bị dư luận lên án, bị mọi người xung quanh coi thường và xa lánh.

Những con người ấy, sống ích kỉ, vị kỉ tham lam, ranh ma, chi cố sao thu vén cho riêng mình, cho gia đình mình một số lợi lộc nhất định, càng nhiều càng thích, mà không hề bị thiệt thòi dù chỉ “chút mảy may lông” ! Họ quan niệm một góc chiếu ngồi trên, giữa chốn đình trung là vẻ vang. Họ sống theo triết lí “Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”. Cái đầu gà, cái thủ lợn, cái mâm cỗ ngói trên giữa họ, ngoài làng được những kẻ ấy lấy làm hãnh diện về sự cao sang, đắc chí rung đùi vuốt râu cười trước bàn dân thiên hạ. Câu tục ngữ “ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau” đã phản ánh lối sống, cách hành xử vị kỉ, vụ lợi của một số người hèn kém trong xã hội xưa nay.Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau” là cách sống khôn vặt, tinh quái của phường giá áo túi cơm, là tâm lí của tiểu nông, của người sản xuất nhỏ trong xã hội cũ.

“Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau” tuy khôn vặt, ích kỉ nhưng không phải là ích kỉ hại nhân. Họ đáng bị đồng loại coi thường, chê cười nhưng chưa đến nỗi bị xã hội khinh bỉ ghê tởm như đối với những kẻ đạo đức giả “miệng nam mô bụng một bồ dao găm”, thủ đoạn nham hiểm, chà đạp hãm hại đồng loại để giành quyền lực. Xã hội loài người là cuộc đấu tranh sinh tồn theo xu thế đi lên không ngừng của lịch sử, từ man dã đến văn minh. Trong sản xuất và chiến đấu, thời nào và ở đâu cũng có những người tiên phong, dám xả thân vì hạnh phúc của nhân dân, vì độc lập tự do của đất nước. Họ dũng cảm chống thiên tai bão tố, lũ lụt để cứu tài sản, tính mạng của nhân dân. Khoa học là con đường đầy gai góc, gian nan. Nhiều nhà khoa học đã nêu cao tấm gương sáng chói.

Bài văn mẫu lớp 9: Nghị luận câu tục ngữ Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau

Bình luận câu Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau – Mẫu 4 

Trong xã hội có rất nhiều loại người. Bên cạnh những người tốt lấy lao động, cống hiến làm niềm vui, còn có không ít kẻ chỉ biết thủ lợi cho riêng mình, khi hưởng thụ thì có mặt trước nhưng lúc khó khăn, nguy hiểm thì tìm cách né tránh, đùn đẩy cho người khác. Cách sống cá nhân, ích kỉ ấy đã bị nhân dân ta phê phán qua câu tục ngữ: Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau.

Nghĩa hiển ngôn của câu tục ngữ này tương đối dễ hiểu bởi nó nêu lên hai sự việc khá quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Thường thường nếu được mời đi ăn cỗ (dự đám giỗ, đám tiệc…), người đi trước (đến sớm) sẽ được chủ nhân mời ngồi chỗ tốt ở bàn trên, mâm trên, thức ăn đầy đủ, ngon lành. Ai chậm chân đến sau tất nhiên sẽ bị thiệt thòi. Còn lội nước đi sau để còn biết nông sâu ra sao mà tránh, vì đi trước sẽ không lường được nguy hiểm.

Nhưng ý nghĩa câu tục ngữ không dừng ở đó mà nó còn nêu lên quan điểm sống thực dụng ở những kẻ tham lam và ích kỉ. Khi hưởng thụ, họ sẽ có mặt đầu tiên để tranh giành quyền lợi, vơ vét phần hơn về mình. Khi cảm thấy có sự bất trắc, không thuận lợi cho bản thân thì né tránh, nhất là lúc gian truân, vất vả, hiểm nguy thì chẳng thấy mặt họ đâu.

Đây là quan điểm sống của những kẻ cơ hội chỉ muốn giành thuận lợi về mình và đẩy khó khăn, vất vả, thậm chí hiểm nguy cho người khác. Cách sống ấy đi ngược với đạo lí dân tộc. Chúng ta thử suy ngẫm xem: nếu ai cũng ích kỉ như vậy thì cuộc đời sẽ ra sao? Xã hội loài người được phát triển như ngày nay là do công sức của bao thế hệ xây dựng, vun đắp. Những sản phẩm vật chất, tinh thần to lớn là kết quả của mồ hôi, nước mắt, thậm chí cả máu xương của nhiều người đổ xuống mới có được. Rõ ràng phải có cống hiến trước mới có quyền hưởng thụ.

Cách sống Ăn cỗ đi trước lội nước đi sau không phải là cách sống của con người chân chính. Nó chỉ là sự ranh mãnh, láu cá vặt dễ dàng đẩy người ta đến những hành vi tội lỗi như vô trách nhiệm, dối trá, lừa gạt… Những kẻ sống theo kiểu khó có thể làm nên sự nghiệp lớn vì thiếu hẳn nền tảng đạo đức là tấm lòng nhân ái, dám hi sinh vì người khác. Trước sau thì cái bản chất cơ hội, ích kỉ của họ cũng bộc lộ và họ sẽ bị dư luận lên án, bị mọi người xung quanh coi thường và xa lánh.

Vậy thì sống như thế nào là đúng đắn nhất?

Sinh thời, Bác Hồ đã dạy chúng ta cách sống: Mình vì mọi người, mọi người vì mình. Quan điểm này của Bác là sự kế thừa có sáng tạo quan điểm tiến bộ của Nguyễn Trãi – vị anh hùng dân tộc: Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc. (Lo trước mọi người, vui sau mọi người). Mình hãy cứ lo cống hiến cho quyền lợi chung trước đã thì mọi người tất sẽ quan tâm đến mình. Nếu ai cũng coi việc làm, cống hiến cho gia đình, xã hội là niềm vui, là hạnh phúc của bản thân, biết gắn quyền lợi cá nhân với quyền lợi của cộng đồng thì cách sống ích kỉ, tiêu cực sẽ bị đẩy lùi và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau là quan điểm sống thực dụng đến mức ích kỉ, không thể chấp nhận được. Thái độ của nhân dân ta đối với cách sống này là phê phán và lên án. Trong hoàn cảnh đổi mới hiện nay, đất nước và nhân dân đang rất cần đến đội ngũ đông đảo của những người dám nghĩ, dám làm, đi đầu trong mọi lĩnh vực khó khăn, gian khổ nhất. Đội ngũ ấy chính là lực lượng rường cột của đất nước – thế hệ thanh niên có đức, có tài. Mỗi chúng ta hãy tự rèn luyện cho mình một quan điểm đúng đắn về cống hiến và hưởng thụ, một lí tưởng sống đẹp để trở thành người hữu ích cho xã hội.

Bình luận câu Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau – Mẫu 5 

Từ xưa đến nay “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau” đã được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân, như một lời khuyên mà cha ông để lại về kinh nghiệm ứng xử trong cuộc sống. Câu tục ngữ không chỉ là lời khuyên mà nó còn là một sự chỉ trích những con người chỉ biết lựa miếng ngon để ăn, việc nhàn hạ để làm.

Đây là câu tục ngữ phản ánh cách xử thế của xã hội cũ. Về nghĩa đen ta hiểu khi nào có người mời đi ăn cỗ thì nên đi trước, như vậy sẽ được ăn trước, ngồi ăn đàng hoàng không lo thiếu chỗ, thậm chí có những mâm cỗ dành cho khách đến trước thường đầy đủ các món ăn hơn. Nhưng khi phải lội nước thì nên đi theo sau để tránh những gì có thể nguy hiểm xảy ra như vấp phải cọc, phải đá, hoặc sa xuống hố sâu. Bằng hai từ đi câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc.

Một ý nghĩa mang tính xã hội là cách ứng xử ở đời được gửi gắm qua câu tục ngữ. Đó là những con người khi được hưởng bổng lộc, quyền lợi thì nên tìm cách hưởng trước, họ luôn nhanh tay hơn người khác để chớp thời cơ tốt nhất. Còn nếu khi được giao nhiệm vụ hay công việc đi vào chỗ khó khăn thì tìm cách lùi lại đi theo sau mọi người để tránh những gian khổ, tai họa buổi đầu có thể xảy ra. Nếu đặt câu tục ngữ này vào hoàn cảnh xã hội cũ, có thể đó là một cách xử thế khôn ngoan vì ở trong xã hội ấy, đó là sự đấu tranh sinh tồn, là thủ đoạn ranh mãnh của người đời nhưng chỉ là một thói hư, tật xấu, không có ý nghĩa gì tốt đẹp.

Như vậy đây là câu tục ngữ mang ý nghĩa phê phán thói sống láu cá, ranh mãnh, hoặc ích kỉ, tham lam mà trong kho tàng văn học dân gian còn khá nhiều câu có ý nghĩa gần gũi hay tương đương với câu tục ngữ. Ví dụ:

“Được voi đòi tiên 

Khôn sống mống chết” 

Nếu trong xã hội chúng ta luôn ứng xử theo lối ích kỉ cá nhân thì đất nước sẽ bị trì trệ, nghèo nàn, lạc hậu. Ai cũng làm theo như thế thì làm gì có những chiến sĩ cách mạng dám đi vào cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ hy sinh ở những buổi đầu dựng nước, giữ nước và thực hiện phương châm: Gian khổ đi trước, hạnh phúc hưởng sau.

Dĩ nhiên quá trình thực hiện còn có nhiều khó khăn nhưng ai cũng phải công nhận các chiến sĩ như cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và bao nhiêu chiến sĩ yêu nước khác cho đến các chiến sĩ cộng sản trước hết là Bác Hồ và những người đồng chí, người học trò của Bác mà chúng ta đã biết, nói theo nghĩa tục ngữ tình nguyện đi trước khi lội nước.

Do vậy, là người học sinh của thế hệ tương lai cần rèn luyện, phấn đấu và phê phán không khoan nhượng lối sống Ăn cỗ đi trước lội nước theo sau. Đó là lối sống nhỏ nhen ti tiện không thể chấp nhận. Nếu suy xét kĩ ta có thể rút ra kết luận: nếu ta thực hiện theo lối sống này thì ngay những người thân yêu trong gia đình cũng không chịu nổi ta huống chi đối với bạn bè, xã hội.

Đó chẳng qua là lối sống khôn vặt, chăm chăm hưởng lợi, đùn đẩy khó khăn cho người khác. Khi tới dự đám cưới, mừng tân gia hay phúng viếng chia buồn…thì nhanh chân đi trước, ấy là tránh cái việc phải ăn những mâm cỗ thừa, cỗ dồn. Không chỉ “ăn” mới đi trước để có được miếng ngon mà cái sự nhanh chân để hưởng lợi tồn tại với đủ hình, đủ vẻ.

Nhiều vị thủ trưởng nhờ rò rỉ thông tin biết được mảnh đất nọ sắp được quy hoạch, giá nâng lên thì lập tức biến nó thành của riêng. Người dân khi bán đất xong mới vỡ lẽ bị “hớt tay trên”. Hay cơ quan đang có đợt tuyển nhân viên, thế là các bậc cha mẹ vội vàng “đi trước”. Và việc thi tuyển chỉ còn là hình thức. Chọn việc dễ, dù mất mát tiền của, nhưng rõ ràng an toàn hơn so với “lội nước”. Còn khi phải đối diện với những việc không lường được nguy hiểm, thì cứ từ từ, chờ xem người đi trước, có qua được an toàn hay không, rồi mới “liệu cơm gắp mắm”.

Sự khôn vặt nguy thay, được người lớn truyền lại cho trẻ em- những chủ nhân tương lai của đất nước. Khi lớp có lao động, hay một hoạt động ngoại khoá quét dọn đường phố, không ít bậc phụ huynh vì thương, vì xót mà bảo con đến muộn một chút, khi các bạn làm gần xong.

Hay khi mấy đứa trẻ cùng phạm lỗi, thầy cô giáo hỏi, bạn nào đứng ra “tự thú” rồi, thì thôi. Dần dần, các em sinh thói ỷ lại, chỉ muốn đùn việc cho người khác. Bắt đầu từ việc nhỏ đến việc lớn hơn. Như thế, việc tránh khó, chọn dễ vẫn diễn ra từng ngày. Nó hình thành thói quen ứng xử ích kỷ, chỉ lo lắng cho bản thân, không mảy may để tâm đến lợi ích mọi người. Nếu tất cả công dân trong xã hội đều nấn ná, chờ người khác “lội” trước thì cái vũng nước kia bao giờ mới được lấp đi. Thời chiến, thanh niên nô nức tòng quân. Có người vì muốn ra chiến trường mà phải khai gian tuổi, trốn gia đình. Nếu ai cũng sợ đổ máu, không dám hi sinh thì làm sao có được cuộc sống hoà bình hôm nay.

Nếu không có những con người chẳng ngại đổ mồ hôi, chẳng quản nắng mưa, dùng bàn tay khối óc đi mở đất thì làm sao những vùng đất giàu tiềm năng mới được khai phá?

Mùa hè, màu áo tình nguyện của sinh viên lại phủ xanh khắp những mảnh đất xa xôi, còn nhiều khó khăn. Các cử nhân tương lai, đã tạm gác bỏ mấy tháng nghỉ ngơi để cùng bà con nông dân cuốc đất trồng rau, kèm cặp trẻ em không có điều kiện đến trường. Chấp nhận mọi thiếu thốn, khó khăn.

Người Việt mình, không phải ai cũng “ăn trước thiên hạ, làm sau thiên hạ”. Vẫn còn  rất nhiều người không ngại ngần trước bất cứ công việc gì, miễn đem lại ích lợi cho xã hội.Nhưng thói quen cứ thấy việc gì hưởng lợi cho bản thân mới làm, khó khăn thì tìm cách tránh né vẫn tồn tại. Nó đã trở thành căn bệnh trong cuộc sống thường nhật. Có thay đổi thói quen cố hữu ấy thì cuộc sống mới tốt lên được.

Câu tục ngữ tuy chỉ có vài từ ngắn ngủi nhưng chứa đựng ý nghĩa thật sâu sắc. Mỗi chúng ta nên rèn luyện bản thân, từ bỏ lối suy nghĩ ích kỷ, cá nhân, chỉ nhận lợi ích trước mắt về phía. Một xã hội văn minh hiện đại khi tất cả mọi người đều có ý thức chung, ý thức vì sự phát triển của cộng đồng.

Từ xưa đến nay “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau” đã được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân, như một lời khuyên mà cha ông để lại về kinh nghiệm ứng xử trong cuộc sống. Câu tục ngữ không chỉ là lời khuyên mà nó còn là một sự chỉ trích những con người chỉ biết lựa miếng ngon để ăn, việc nhàn hạ để làm.

Đây là câu tục ngữ phản ánh cách xử thế của xã hội cũ. Về nghĩa đen ta hiểu khi nào có người mời đi ăn cỗ thì nên đi trước, như vậy sẽ được ăn trước, ngồi ăn đàng hoàng không lo thiếu chỗ, thậm chí có những mâm cỗ dành cho khách đến trước thường đầy đủ các món ăn hơn. Nhưng khi phải lội nước thì nên đi theo sau để tránh những gì có thể nguy hiểm xảy ra như vấp phải cọc, phải đá, hoặc sa xuống hố sâu. Bằng hai từ đi câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc.

Một ý nghĩa mang tính xã hội là cách ứng xử ở đời được gửi gắm qua câu tục ngữ. Đó là những con người khi được hưởng bổng lộc, quyền lợi thì nên tìm cách hưởng trước, họ luôn nhanh tay hơn người khác để chớp thời cơ tốt nhất. Còn nếu khi được giao nhiệm vụ hay công việc đi vào chỗ khó khăn thì tìm cách lùi lại đi theo sau mọi người để tránh những gian khổ, tai họa buổi đầu có thể xảy ra. Nếu đặt câu tục ngữ này vào hoàn cảnh xã hội cũ, có thể đó là một cách xử thế khôn ngoan vì ở trong xã hội ấy, đó là sự đấu tranh sinh tồn, là thủ đoạn ranh mãnh của người đời nhưng chỉ là một thói hư, tật xấu, không có ý nghĩa gì tốt đẹp.

Như vậy đây là câu tục ngữ mang ý nghĩa phê phán thói sống láu cá, ranh mãnh, hoặc ích kỉ, tham lam mà trong kho tàng văn học dân gian còn khá nhiều câu có ý nghĩa gần gũi hay tương đương với câu tục ngữ. Ví dụ:

“Được voi đòi tiên 

Khôn sống mống chết” 

Nếu trong xã hội chúng ta luôn ứng xử theo lối ích kỉ cá nhân thì đất nước sẽ bị trì trệ, nghèo nàn, lạc hậu. Ai cũng làm theo như thế thì làm gì có những chiến sĩ cách mạng dám đi vào cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ hy sinh ở những buổi đầu dựng nước, giữ nước và thực hiện phương châm: Gian khổ đi trước, hạnh phúc hưởng sau.

Dĩ nhiên quá trình thực hiện còn có nhiều khó khăn nhưng ai cũng phải công nhận các chiến sĩ như cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và bao nhiêu chiến sĩ yêu nước khác cho đến các chiến sĩ cộng sản trước hết là Bác Hồ và những người đồng chí, người học trò của Bác mà chúng ta đã biết, nói theo nghĩa tục ngữ tình nguyện đi trước khi lội nước.

Do vậy, là người học sinh của thế hệ tương lai cần rèn luyện, phấn đấu và phê phán không khoan nhượng lối sống Ăn cỗ đi trước lội nước theo sau. Đó là lối sống nhỏ nhen ti tiện không thể chấp nhận. Nếu suy xét kĩ ta có thể rút ra kết luận: nếu ta thực hiện theo lối sống này thì ngay những người thân yêu trong gia đình cũng không chịu nổi ta huống chi đối với bạn bè, xã hội.

Đó chẳng qua là lối sống khôn vặt, chăm chăm hưởng lợi, đùn đẩy khó khăn cho người khác. Khi tới dự đám cưới, mừng tân gia hay phúng viếng chia buồn…thì nhanh chân đi trước, ấy là tránh cái việc phải ăn những mâm cỗ thừa, cỗ dồn. Không chỉ “ăn” mới đi trước để có được miếng ngon mà cái sự nhanh chân để hưởng lợi tồn tại với đủ hình, đủ vẻ.

Nhiều vị thủ trưởng nhờ rò rỉ thông tin biết được mảnh đất nọ sắp được quy hoạch, giá nâng lên thì lập tức biến nó thành của riêng. Người dân khi bán đất xong mới vỡ lẽ bị “hớt tay trên”. Hay cơ quan đang có đợt tuyển nhân viên, thế là các bậc cha mẹ vội vàng “đi trước”. Và việc thi tuyển chỉ còn là hình thức. Chọn việc dễ, dù mất mát tiền của, nhưng rõ ràng an toàn hơn so với “lội nước”. Còn khi phải đối diện với những việc không lường được nguy hiểm, thì cứ từ từ, chờ xem người đi trước, có qua được an toàn hay không, rồi mới “liệu cơm gắp mắm”.

Sự khôn vặt nguy thay, được người lớn truyền lại cho trẻ em- những chủ nhân tương lai của đất nước. Khi lớp có lao động, hay một hoạt động ngoại khoá quét dọn đường phố, không ít bậc phụ huynh vì thương, vì xót mà bảo con đến muộn một chút, khi các bạn làm gần xong.

Hay khi mấy đứa trẻ cùng phạm lỗi, thầy cô giáo hỏi, bạn nào đứng ra “tự thú” rồi, thì thôi. Dần dần, các em sinh thói ỷ lại, chỉ muốn đùn việc cho người khác. Bắt đầu từ việc nhỏ đến việc lớn hơn. Như thế, việc tránh khó, chọn dễ vẫn diễn ra từng ngày. Nó hình thành thói quen ứng xử ích kỷ, chỉ lo lắng cho bản thân, không mảy may để tâm đến lợi ích mọi người. Nếu tất cả công dân trong xã hội đều nấn ná, chờ người khác “lội” trước thì cái vũng nước kia bao giờ mới được lấp đi. Thời chiến, thanh niên nô nức tòng quân. Có người vì muốn ra chiến trường mà phải khai gian tuổi, trốn gia đình. Nếu ai cũng sợ đổ máu, không dám hi sinh thì làm sao có được cuộc sống hoà bình hôm nay.

Nếu không có những con người chẳng ngại đổ mồ hôi, chẳng quản nắng mưa, dùng bàn tay khối óc đi mở đất thì làm sao những vùng đất giàu tiềm năng mới được khai phá?

Mùa hè, màu áo tình nguyện của sinh viên lại phủ xanh khắp những mảnh đất xa xôi, còn nhiều khó khăn. Các cử nhân tương lai, đã tạm gác bỏ mấy tháng nghỉ ngơi để cùng bà con nông dân cuốc đất trồng rau, kèm cặp trẻ em không có điều kiện đến trường. Chấp nhận mọi thiếu thốn, khó khăn.

Người Việt mình, không phải ai cũng “ăn trước thiên hạ, làm sau thiên hạ”. Vẫn còn  rất nhiều người không ngại ngần trước bất cứ công việc gì, miễn đem lại ích lợi cho xã hội.Nhưng thói quen cứ thấy việc gì hưởng lợi cho bản thân mới làm, khó khăn thì tìm cách tránh né vẫn tồn tại. Nó đã trở thành căn bệnh trong cuộc sống thường nhật. Có thay đổi thói quen cố hữu ấy thì cuộc sống mới tốt lên được.

Câu tục ngữ tuy chỉ có vài từ ngắn ngủi nhưng chứa đựng ý nghĩa thật sâu sắc. Mỗi chúng ta nên rèn luyện bản thân, từ bỏ lối suy nghĩ ích kỷ, cá nhân, chỉ nhận lợi ích trước mắt về phía. Một xã hội văn minh hiện đại khi tất cả mọi người đều có ý thức chung, ý thức vì sự phát triển của cộng đồng.

Bài văn mẫu lớp 9: Nghị luận câu tục ngữ Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau

Bình luận câu Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau – Mẫu 6 

Nghĩa tường minh của câu tục ngữ này tương đối dễ hiểu bởi nó nêu lên hai sự việc khá quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Thường thường, nếu được mời đi ăn cỗ (dự đám giỗ, đám tiệc…), người đi trước (đến sớm) sẽ được chủ nhân mời ngồi chỗ tốt ở bàn trên, mâm trên, thức ăn đầy đủ, ngon lành. Ai chậm chân đến sau tất nhiên sẽ thiệt thòi hơn. Còn lội nước thì đi sau để còn biết nông sâu ra sao mà tránh, vì đi trước sẽ không lường được nguy hiểm.

Nhưng câu tục ngữ không dừng ở đó. Nó nêu lên quan điểm sống thực dụng của những kẻ tham lam và ích kỉ. Khỉ hưởng thụ, họ sẽ có mặt đầu tiên để tranh giành quyền lợi, vơ vét phần hơn về mình. Khi cảm thấy có sự bất trắc, không thuận lợi cho bản thân thì né tránh, nhất là lúc gian nan, vất vả, nguy hiểm thì chẳng thấy mặt họ đâu.

Đây là quan điếm sống của kẻ cơ hội. Họ chỉ giành thuận lợi về mình và đẩy khó khăn, vất vả, thậm chí hiểm nguy cho người khác. Đó là cách sống đi ngược lại với đạo lí dân tộc. Chúng ta thử suy ngẫm xem: nếu ai cũng có cách sống như vậy thì sẽ ra sao? Xã hội loài người được phát triển như ngày nay là do công sức của bao thế hệ xây dựng, vun đắp. Những sản phẩm vật chất, tinh thần to lớn là kết quả của mồ hôi, nước mắt, thậm chí cả xương máu của nhiều người đổ xuống mới có được. Rõ ràng là phải có cống hiến trước rồi mới có quyền hưởng thụ.

Cách sống trên không phải là cách sống của con người chân chính. Nó chỉ là sự ranh mãnh, láu cá vặt. Nó dễ dàng đẩy con người ta đến những hành vi tội lỗi, vô trách nhiệm, dối trá, lừa gạt… Những kẻ sống theo kiểu này khó có thể làm nên sự nghiệp lớn vì thiếu hẳn nền tảng đạo đức là tấm lòng nhân ái, dám hi sinh vì người khác. Trước sau thì cái bản chất cơ hội, ích kỉ của họ sẽ bộc lộ và họ sẽ bị dư luận lên án, mọi người xung quanh coi thường và xa lánh.

Vậy thì sống thế nào mới là đúng đắn nhất?

Sinh thời, Bác Hồ đã dạy chúng ta cách sống: Mình vì mọi người, mọi người vì mình. Quan điểm này của Bác là sự kế thừa có sáng tạo quan điểm tiến bộ của Nguyễn Trãi – vị anh hùng dân tộc: “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc” (Lo trước mọi người, vui sau mọi người). Mình hãy cứ lo cống hiến cho quyền lợi chung trước đã thì mọi người tất cả sẽ quan tâm đến mình. Nếu ai cũng coi làm việc, cống hiến cho gia đình và xã hội là mục đích sông, là hạnh phúc của bản thân, biết gắn quyền lợi cá nhân với quyền lợi cộng đồng thì cách sống ích kỉ, tiêu cực sẽ bị đẩy lùi và xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.

“Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau” là quan điểm sông cá nhân ích kỉ không thể chấp nhận. Thái độ của nhân dân ta đối với cách sống này là phê phán và lên án. Trong hoàn cảnh đổi mới hiện nay, đất nước ta, nhân dân ta đang rất cần đến đội ngũ đông đảo của những người dám nghĩ, dám làm, đi đầu trong mọi lĩnh vực khó khăn, gian khổ nhất. Đội ngũ ấy chính là lực lượng rường cột của đất nước – thế hệ thanh niên có đức có tài. Mỗi chúng ta hãy tự rèn luyện cho mình một quan điểm đúng đắn về cống hiến và hưởng thụ, một lí tưởng sống đẹp đẽ trở thành người hữu ích cho xã hội.

Bình luận câu Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau – Mẫu 7 

Cuộc sống xung quanh chúng ta luôn là sự tổng hoà giữa những mối quan hệ giữa người với người, giữa con người với giới tự nhiên. Bởi vậy, trong những mối quan hệ đó, con người cần học cách đối nhân xử thế, có lối sống hài hoà, tốt đẹp trong ứng xử của đời sống hằng ngày. Câu nói dân gian:” Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” là một kinh nghiệm mà ông cha ta đã để lại nhằm dặn dò con cháu mai sau phát huy những nét đẹp của đạo đức và phê phán cách sống ích kỷ, hẹp hòi, vụ lợi bản thân mà không quan tâm đến người khác.

“Ăn cỗ” là việc chúng ta đi dự một bữa tiệc hay bữa ăn mang tính chất long trọng vào một dịp đặc biệt nào đó của gia đình hoặc cộng đồng, như cỗ cưới, cỗ giỗ,… “Lội nước” là hành động đi qua chỗ nước ngập, thường có nhiều bùn gây khó khăn cho việc đi lại. “Ăn cỗ đi trước” tức là việc mà khi được mời ăn cỗ linh đình, sung sướng, vui vẻ thì giành đi trước, đến trước để tận hưởng cuộc vui, được ăn miếng ngon. Nếu đến sau sợ bị thiếu phần, khó tranh giành, thức ăn không còn được tươi ngon nữa. Còn “lội nước theo sau” là khi gặp vùng trũng, khó khăn thì người ta theo sau, vì không biết chỗ nào nông sâu để lội, không dám lội trước mà đi sau người khác để biết, nếu gặp bất trắc thì người đi trước phải chịu còn người theo sau sẽ không có hề gì. Câu tục ngữ nhằm phê phán lối sống của kẻ tranh thủ để vụ lợi, hưởng những điều tốt đẹp về mình, thấy phần ngon, điều đẹp thì giành giật, thì chọn, thấy khó khăn phần xấu thì đùn đẩy cho người khác, lợi dụng người khác để giữ an toàn cho bản thân, chỉ biết nghĩ đến mình. Đó là cách sống ranh mãnh, lợi lộc, thực dụng. Lối sống đó được phản ánh rất rõ trong xã hội phong kiến xưa. Khi mà bọn địa chủ chỉ biết ngồi không hưởng lợi, cướp bóc những của ngon vật lạ, những thành quả lao động của nhân dân, trong khi người dân phải làm lũ, cực nhọc, chúng không hề đồng cảm, cố tình không quan tâm làm khổ nhân dân. Là những tên lí trưởng, cường hào cậy quyền thế, lấy người lương thiện gánh nạn, chịu tội thay cho những tội ác mà chúng gây ra.

Trong xã hội ngày nay, dù phát triển, con người ngày một văn minh hơn, nhưng đâu đây vẫn còn tồn tại những kẻ tư lợi hưởng thụ cho riêng mình. Họ chỉ biết được lợi cho mình, thấy điều gì tư lợi được thì nhanh chóng thực hiện, thấy công việc khó khăn thì đùn đẩy trách nhiệm, chuyển công việc cho người khác xử lí. Nhiệm vụ có phần thách thức, đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại thì họ lẩn tránh, không màng, tôn thờ bản thân, giành giật từng miếng lợi về mình. Thấy lợi ích thì gom nhận hết, không màng đến công lao, sự hi sinh, những giọt mồ hôi đắng cay của người khác. Đây là một căn bệnh nguy hiểm trong đời sống cần được loại bỏ, bởi trong một cộng đồng, tập thể, một đất nước không thể vì sự ích kỷ cá nhân mà làm ảnh hưởng đến xã hội, đến cộng đồng. Đó là những kẻ: “Ăn thì lựa những miếng ngon. Làm thì lựa việc cỏn con mà làm” trục lợi riêng cho bản thân.

Chúng ta là những con người của xã hội chủ nghĩa văn minh và giàu đẹp, cần có một lối sống đẹp và văn hoá, sống phải biết nghĩ cho người khác, biết cống hiến mới có quả ngọt lành mà hưởng thụ. Sống phải có trách nhiệm với việc mình làm, không thoái thác công việc, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác khi thấy khó khăn. Cùng nhau hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ. Sống phải biết vị tha, bao dung, biết cho đi rồi mới nhận lại. Đặc biệt là những thế hệ trẻ, đoàn viên thanh niên trong xã hội mới, phải nêu gương những người đi trước, học tập gương Bác muôn năm, biết nghĩ cho dân, lo cho dân, vui vì niềm vui của dân, buồn với nỗi buồn của dân, hãy sống và cống hiến hết mình vì cộng đồng. Với tinh thần nhiệt huyết, tiên phong đi đầu, xứng đáng với lời ca “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên” .

Câu nói dân gian tuy ngắn gọn nhưng chứa đựng ý nghĩa sâu xa. Cho đến bây giờ, nó vẫn còn nguyên giá trị khuyên nhủ con người về một thái độ sống lành mạnh, đúng đắn và trách nhiệm.

Bình luận câu Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau – Mẫu 8 

Nếu là con chim chiếc lá

Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh 

       Lẽ nào vay mà không có trả 

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.

(Tố Hữu)

Với mấy câu thơ trên, nhà thơ Tố Hữu nêu lên quan niệm của mhh sống là cống hiến. Đông đảo thanh niên ta lâu nay đặc biệt là trong thời kì chống Mĩ cứu nước cũng đã dấy lên phong trào thi đua “Đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần”. Các anh đà xung phong gương mẫu sẵn sàng lao đến những điểm nóng gian khổ nhất, những công việc nặng nề khó khăn nhất và cũng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.

Lẽ sống cao đẹp này hoàn toàn trái ngược với câu tục ngữ quen thuộc: “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau.”

Câu đó có giá trị như một lời khuyên nhủ, răn dạy hay một lời phê phán thói khôn ranh hư lợi.

Chúng ta hiểu và tiếp nhận câu tục ngữ này như thế nào?

Nghĩa đen của câu này là khi được mời đi ăn cỗ thì đi trước mọi người để dành lấy món ngon. Đến trước sẽ được ăn trước các món ăn nóng sốt và đầy đủ không lo ai tranh giành. Nhưng khi nào phải lội nước thì phải đi sau, nhường cái khó khăn, nguy hiểm lại cho người khác. Đi sắc chắc chắn sẽ biết rõ chỗ cạn chỗ sâu, không khi nào phải sa xuống hố cả.

Ai cũng biết câu tục ngữ không bao giờ dừng lại ở nghĩa đen cả. Bởi vậy, ta dễ dàng nắm bắt ngay nghĩa bóng. Câu này ý nói khi hướng quyền lợi thì tranh thủ để đến nhanh nhất, trước nhất để khỏi mất phân nhưng trước khó khăn, gian khổ, nguy hiểm thì tụt lại sau nhường cho người khác làm trước.

Như thế câu tục ngữ này đã nói về vấn đề hưởng thụ và cống hiến. Cụ thể hơn, cần phản ánh và phê phán một cách sống khôn ranh, thực dụng xưa nay trong xã hội. Chúng ta cần khẳng định là câu này chỉ đúng khi dùng mục đích phê phán nhằm chê bai chỉ trích cái thói khôn vặt, láu cá, một lối sống thực dung chỉ chăm chăm vào việc thủ lợi cho riêng mình.

Nhưng nếu được dùng làm một lời khuyên bảo, răn dạy về một cách sòng thì câu này hoàn toàn sai trái. Chúng ta không sao chấp nhận được ý nghĩa dó. Vì sao? Ai cũng biết tục ngữ là của cha ông ta, là lời hay, ý đẹp, cỏ, hoa thơm tư tưởng từ ngàn xưa lắng đọng, đúc kết lại nhằm nêu ra những bài học có ý nghĩa sâu sắc về lẽ sống ở đời, về đạo lí làm người, nhất định là không thể cổ vũ cho lối sống thấp hèn như thế. Do đó mà câu tục ngữ chỉ có mục đích phê phán.

Ai lại không tán thành thái độ phê phán cách sống “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”? Đó chính là lối xử thế của những người chỉ biết có quyền lợi cá nhân của mình nên sẵn sàng lấy đó là xuất phát điểm để hành động. Không bao giờ họ chịu mở mắt ra, nới tầm suy nghĩ ra để nghĩ cho người khác, mở rộng lòng để quan tâm đến người khác. Họ là hạng người tự tư tự lơi, vi kí, hèn kém chi biết có hưởng thụ không hề nghĩ đến cống hiến, chỉ biết nhận chứ không biết cho. Trước một nhiệm vụ khó khăn, họ sẵn sàng lẩn tránh, không chút ý thức trách nhiệm nào cả. Đó là những kẻ ăn thì ăn những miếng ngon. Làm thì chọn việc cỏn con mà làm, vi tôn thờ chủ nghĩa cá nhân nén họ cố vun vén, giành giật quyền lợi, bổng lộc về riêng cho mình. Số người ấy thời nào cũng có nhưng không nhiều bởi lẽ nếu xưa nay ai cũng Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau cả thì chúng ta làm sao có được cuộc sống như ngày hôm nay.

Lối sống ranh ma, khôn vặt vừa phân tích trên hoàn toàn đối lập với đạo đức xã hội chú nghĩa của chúng ta ngày nay. Sống trong xã hội mìi này, chúng ta mồi người đều là thành viên, nghĩa là đều có trách nhiệm phải đóng góp công sức để xây dựng cuộc sống xã hội mới ngày một tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Với lẽ sống cao đẹp: Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người khi đời sống của xã hội được nâng cao lên thì đời sống mỗi cá nhân cũng được nâng cao.

Hiểu được ý nghĩa sâu sắc của câu tục ngữ này, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải ra sức rèn luyện phân đâu để có được một lối sống vị tha, cao đẹp, biết nhận nhưng cũng biết cho, biết hưởng thụ nhưng cùng sẵn sàng cống hiến. Là cán bộ, là đảng viên, là đoàn viền, hơn ai hết, chúng ta phái tám niệm lời dạy của người xưa. Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ và sẵn sàng làm theo lời Bác dạy: Đảng nên đi trước, làng nước đi sau.

Tóm lại, hai quan niệm sống: Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau và “Đi trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ” đối lập hoàn toàn. Chúng ta không thể nào chấp nhận thái độ sống ích kỉ, cá nhân vụ lợi . Nói theo nhà thơ Thanh Hải, mỗi con người chúng ta phải là một mùa xuân nho nhỏ cống hiến sức lực và cuộc đời của mình để góp phần làm nên mùa xuân chung của đất nước, của toàn dân tộc.

Đăng bởi: Trường Tiểu Học Tiên Phương

Chuyên mục: Tài Liệu Học Tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kênh https://xoilaczzh.tv/ trực tiếp bóng đá