Học TậpLớp 7

Top 50 bài Cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi hay nhất

Thầy cô xin giới thiệu 14 bài văn Cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi hay nhất, chọn lọc giúp học sinh lớp 7 viết các bài tập làm văn hay hơn. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau:

Cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi

Dàn ý cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi

I. Mở bài

Bạn đang xem: Top 50 bài Cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi hay nhất

Giới thiệu về tác giả, đôi nét về văn bản Mẹ tôi.

II. Thân bài

1. Lời bộc bạch của En-ri-cô khi nhận được thư của bố

Bức thư được mở đầu một cách trực tiếp:

– Lý do viết bức thư:

  • “Bố để ý là sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ, tôi có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ”.
  • Để cảnh cáo En-ri-cô, người bố đã viết bức thư.

– Thái độ của En-ri-cô khi nhận thư: xúc động vô cùng.

=> Bức thư giống như “một món quà” về bài học ứng xử nhẹ nhàng mà sâu sắc dành cho En-ri-cô.

2. Nội dung bức thư

– Thái độ của bố trước hành động của con:

  • Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy.
  • Tức giận khi nhớ lại hành động của con.
  • Ngạc nhiên về thái độ của con: “Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư?”

– Hình ảnh người mẹ của En-ri-cô qua lời kể của bố:

  • Thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng con.
  • Sẵn sàng bỏ một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn.
  • Có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hy sinh tính mạng để cứu sống con.

=> Đó là một người mẹ vĩ đại với tình yêu thương con vô bờ bến.

– Tưởng tượng về tương lai:

  • Khi đã khôn lớn trưởng thành, chắc chắn sẽ có lúc con mong ước được nghe tiếng nói của mẹ, được mẹ ôm vào lòng.
  • Con sẽ cay đắng khi nhớ lại day dứt khi nhớ lại hành động ngày hôm nay.

=> Khẳng định vai trò của gia đình: Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả.

– Lời khuyên răn của bố:

  • “Trước mặt cô giáo con đã thiếu lễ độ với mẹ. Việc như thế không bao giờ được tái phạm nữa”.
  • “Từ nay con không được thốt ra một lời nói nặng với mẹ.
  • Yêu cầu con phải xin lỗi mẹ.
  • “Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa” .

=> Một lời khuyên nhủ quyết liệt nhưng thuyết phục, không gây cảm giác nặng nề, ép buộc.

3. Ý nghĩa của bức thư

– Đề cao vai trò của tình cảm gia đình.

– Khuyên nhủ con người phải biết kính trọng và yêu thương cha mẹ.

III. Kết bài

Cảm nhận chung về văn bản Mẹ tôi.

Video cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi

Video cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi

Cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi – Mẫu 1

“Mẹ tôi” là bài văn dưới dạng một bức thư của nhà văn Ét-môn-đô đơ A-mi-xi . Thư của người bố gửi cho con trai là En-ri-cô. Chỉ một lá thư ngắn ngủi mà chứa đựng bao nhiêu nỗi niềm, bao nhiêu tâm trạng. Đọc bài văn, lá thư của người bố gửi cho con, chúng ta hiểu và thấm thía bao nhiêu bài học về tình cảm gia đình, nhất là về thái độ ứng xử của con cái đối với mẹ, cha.

Khi cô giáo đến thăm, En-ri-cô nói với mẹ đã “nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ”. Người cha đã để ý đến điều đó và ông vô cùng tức giận. Ngay ở phần đầu bức thư, ông đã răn đe: “Việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa”. Rồi ông bày tỏ tâm trạng: “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”. Nỗi đau tinh thần – sự buồn bã và tức giận – được ví với một tình huống khốc liệt: “nhát dao đâm vào tim”, chứng tỏ nỗi lòng người cha vô cùng đau đớn, buồn bã; vừa xót xa, thất vọng vì đứa con đã không xứng với tình yêu và niềm trông đợi của ông. Trái tim ông như rỉ máu. Ông đau đớn tưởng chừng không sống nổi.

Nhưng người cha ấy vẫn cố giữ bình tĩnh, giảng giải cho con điều hay, lẽ phải. Qua lời thư của ông, chúng ta hiểu mẹ của En-ri-cô rất mực yêu thương con: “Cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con… Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hy sinh tính mạng để cứu sống con!”. Rõ ràng, mẹ của En-ri-cô cũng như bao người mẹ khác trên thế gian này đã yêu thương, chăm sóc nuôi dạy con cái bằng tất cả tấm lòng, sức lực, hi sinh tất cả hạnh phúc và cuộc sống của mình cho con cái. Tình mẫu tử của con người thật thiêng liêng, cao cả biết nhường nào.

Vì thế, sau những dòng thư vừa kể chuyện vừa ngợi ca tình yêu của người mẹ với En-ri-cô, bố của chú bé đã phân tích sâu sắc mối quan hệ ruột thịt, gắn bó sâu nặng giữa hai mẹ con En-ri-cô: “Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ. Khi đã khôn lớn…, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khoẻ mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che…”. Người cha của En-ri-cô đã dự cảm, giả định bao tình huống để khẳng định một chân lí, một quy luật muôn đời rằng tình mẹ con, sự gắn bó giữa mẹ và con vô cùng khăng khít, bền vững mãi mãi trong thời gian và suốt cuộc đời con người. Thật düng như lời một bài hát quen thuộc mà tuổi trẻ Việt Nam ta thường hát: “Cha mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con…”. Công lao nuôi nấng, dạy dỗ cũng như tình cảm yêu thương của cha mẹ, trước nhất là người mẹ đối với con cái thật không bút nào tả xiết được.

Vì thế, bố của En-ri-cô đã nghiêm khắc cảnh tỉnh lỗi lầm của cậu con trai bằng những lời thật da diết: “Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng… Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh…”. Thậm chí ông nói cực đoan rằng: “Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ… nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ…”. Lời thư nhẹ nhàng mà tha thiết, không quát tháo, không mắng mỏ, nhưng đọc lên nghe đau nhói cả cõi lòng. Điều thú vị là những điều răn dạy quý báu ấy người bố của En-ri-cô không trực tiếp nói bằng lời mà lại nói qua một bức thư.

Văn bản “Mẹ tôi” đã để lại cho mỗi người đọc một bài học sâu sắc về tình cảm gia đình thiêng liêng.

Cảm nghĩ về văn bản Mẹ tôi - Văn 7 (4 mẫu)

Cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi – Mẫu 2

Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có vai trò lớn lao và tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất, nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức được điều đó. Bài văn “Mẹ tôi” của nhà văn Ét-môn-đô đơ A-mi-xi trích trong cuốn sách Những tấm lòng cao cả được viết dưới hình thức một bức thư là một bài học sâu sắc và cảm động về đạo làm con.

Truyện kể về chú bé En-ri-cô đã tỏ ra thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm nhà. Buồn bã và tức giận, bố chú đã viết cho chú lá thư này. Bức thư thể hiện thái độ, tình cảm và suy nghĩ của người bố. Đó là thái độ bất bình trước lỗi lầm của đứa con và tình cảm trân trọng mà ông dành cho vợ mình nói riêng và những người mẹ nói chung. Qua đó, tác giả khẳng định sự thiêng liêng của tình mẫu tử. Dù ở bất cứ đâu, bất cứ thời đại nào, tình mẫu tử cũng làm cho cuộc sống nhân loại trở nên bất diệt.

Tác giả không thuật lại cụ thể việc En-ri-cô đã thiếu lễ độ với mẹ ra sao, nhưng chắc là cậu bé đã xúc phạm đến mẹ nên người bố mới viết thư để cảnh cáo và dạy bảo con trai mình. Trước hết, người bố tỏ thái độ buồn bực vì cảm thấy sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim và tức giận vì đứa con trong phút chốc đã quên công lao sinh thành dưỡng dục của người mẹ kính yêu.

Để những lời dạy bảo thêm thấm thía, người bố đã nhắc lại lần En-ri-cô bị ốm nặng mẹ đã phải thức suốt đêm chăm sóc, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!… Ông nhấn mạnh đến tình thương yêu con vô hạn của người mẹ. Công lao của mẹ đối với con thật lớn lao! Cha thương con nhưng nghiêm khắc. Còn mẹ thương con bằng tấm lòng hiền hậu, bao dung. Vì thế mà con cái thường quyến luyến với mẹ hơn. Từ thuở còn trứng nước, mẹ cưu mang con chín tháng mười ngày. Rồi lúc sinh con, mẹ phải một mình vượt cạn với nguy hiểm khôn lường. Tháng ngày, mẹ chắt chiu dòng sữa nuôi con đến hao gầy thân xác. Con khỏe mẹ vui, con trái gió trở trời, mẹ thức trắng đêm chăm sóc cho con từng miếng ăn viên thuốc. Bằng lời ru ngọt ngào, mẹ đưa con vào giấc ngủ say nồng giữa những trưa hè oi ả hay trong những đêm đông lạnh giá. Đứa con lớn dần lên trong vòng tay ấp ủ của mẹ hiền. Mẹ dạy con tiếng nói đầu tiên. Mẹ dìu con những bước đi chập chững đầu tiên. Công lao sinh thành, dưỡng dục của mẹ sánh ngang với sông sâu, biển rộng.

Điều người bố không ngờ là đứa con dám xúc phạm đến mẹ, người sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hy sinh tính mạng để cứu sống con: “Khi đã trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm mẹ đau lòng… Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ… tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó…”

Đây là đoạn văn hay nhất, cảm động nhất trong bức thư. Người bố viết cho con trai mình nhưng cũng chính là viết cho bao người con khác trong cuộc đời. Đến lúc trưởng thành, các con dần dần xa mẹ, nhưng trong cách nghĩ của mẹ thì; Con dẫu lớn vẫn là con của mẹ, Đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con (Chế Lan Viên). Mẹ vẫn âm thầm dõi theo từng bước trên đường kiếm sống và tạo dựng sự nghiệp của con. Lúc con gặp sóng gió thì lòng mẹ là bến đậu an lành nhất. Một lời chia sẻ, động viên, khuyên nhủ chí tình của mẹ sẽ làm cho tâm hồn con thanh thản lại. Hiểu rõ điều đó nên người bố khẳng định sự thiệt thòi và đau khổ nhất trong cuộc đời của một con người là không còn mẹ.

Thật hạnh phúc cho những đứa con được ấp ủ, khôn lớn trong vòng tay nâng niu của mẹ. Mẹ là người che chở, đùm bọc, là chỗ dựa đáng tin cậy nhất của các con trong mọi thành công hay thất bại trên đường đời. Nếu đứa con nào đó vô tình hay cố ý chà đạp lên tình mẫu tử thì không xứng đáng làm người và chắc chắn sẽ phải ân hận suốt đời.

Người bố khuyên con bằng lời lẽ chí tình: Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ. Con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố, mà do sự thành khẩn trong lòng. Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con. Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hy vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ. Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố: bô sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được.

Giọng văn ở đoạn này dịu dàng, tha thiết, lắng sâu. Người cha lấy cái lí để phê phán và lấy cái tình để khuyên nhủ, dạy dỗ, khiến đứa con không thể không thấm thía. En-ri-cô xúc động thật sự vì nội dung bức thư của bố. Cậu kính yêu cha mẹ vô cùng nên đã rất ân hận về lỗi lầm của mình.

Tại sao người bố không trực tiếp dạy bảo con mà lại dùng hình thức viết thư? Bởi vì có những điều tế nhị và phức tạp của tình cảm khó có thể nói ra bằng lời. Hơn nữa, viết thư tuy là cách giao tiếp gián tiếp nhưng lại có tác dụng rất lớn. Nó vừa thể hiện được mục đích của người viết, vừa không làm cho người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm.. Đây chính là bài học về cách ứng xử khéo léo trong quan hệ gia đình nói riêng và ngoài xã hội nói chung.

Bài văn đề cập đến khía cạnh quan trọng của đạo làm con. Kính yêu cha mẹ là tình cảm tự nhiên. Bổn phận, trách nhiệm và lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ là thước đo phẩm chất đạo đức của mỗi người.

Trong kí ức của mỗi chúng ta, mẹ luôn chiếm một vị trí quan trọng. Mẹ gắn liền với những hình ảnh thân thuộc của quê hương như mái đình, gốc đa, bến nước, con đò, cầu tre lắt lẻo, hoa cau rụng trắng đêm trăng, bữa cơm đầm ấm, sum vầy… Kỉ niệm về mẹ mãi mãi theo ta suốt cả cuộc đời. Nếu trong hành trình tiến lên phía trước, có lúc nào mỏi gối chùn chân, ta hãy quay về miền thơ ấu ở đó, hình ảnh mẹ kính yêu sẽ tiếp thêm sức mạnh cho ta vững bước.

Cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi – Mẫu 3

Văn bản “Mẹ tôi” được trích từ tiểu thuyết nổi tiếng “Những tấm lòng cao cả” của nhà văn tài ba người Ý Ét-môn-đô đơ A-mi-xi.

Cậu bé En-ri-cô đã có thái độ vô lễ với mẹ khi cô giáo đến thăm khiến cho bố rất phiền lòng. Chính vì vậy, bố đã viết thư cho em để bày tỏ thái độ và khuyên nhủ con. Bố cũng kể lại những việc làm, sự hy sinh và tình cảm của mẹ dành cho con. Cuối cùng là lời yêu thương và hy vọng En-ri-cô không tái phạm lại lỗi lầm.

Hình ảnh mẹ En-ri-cô hiện lên trong bức thư chỉ trong vài dòng văn ngắn ngủi, thế nhưng đã bộc lộ một cách tinh tế và cảm động nỗi lòng của người mẹ. Bà là người yêu thương con cái hết mực, bố En-ri-cô đã viết những dòng đầy tha thiết, xúc động khi nhớ về chuyện cũ: “Mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con…”. Đứa con là tài sản quý giá nhất của người mẹ, là miếng thịt từ trên người rơi xuống, con đau, con ốm có lẽ người đau nhất là mẹ. Nếu có thể thay con gánh chịu những nỗi đau ấy, mẹ cũng sẵn sàng hy sinh mà không hề oán thán, mà mẹ En-ri-cô cũng vậy, đó là “người mẹ sẵn sàng bỏ một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hy sinh tính mạng để cứu sống con”. Có thể nói, sự hy sinh của mẹ là vô bờ bến, còn ai có thể hy sinh cho con nhiều hơn thế nữa?

Với tư cách là một người con, một người chồng thế nên bố En-ri-cô lại càng thấu hiểu điều ấy hơn bất cứ ai, đó chính là nguyên nhân khiến ông cảm thấy tức giận và đau đớn “như một nhát dao đâm vào tim” khi cậu con trai của mình lại hỗn hào với mẹ của mình. Hơn ai hết ông mong muốn rằng sau khi đọc bức thư này En-ri-cô sẽ nhận ra lỗi lầm mà mình đã phạm phải và thể hiện sự hối lỗi đối với mẹ, để En-ri-cô mãi là một đứa con ngoan chứ không phải là một đứa trẻ hư hỏng, sẵn sàng quên công lao dưỡng dục của đấng sinh thành. Bằng trải nghiệm của một người trưởng thành, bố En-ri-cô đã viết trong thư một câu nói vô cùng sâu sắc và thấm thía: “Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm nhưng ngày buồn thảm nhất tất là ngày mà con mất mẹ”. Có lẽ cậu bé chưa đủ lớn để hiểu điều ấy, nhưng bố cậu phải nhắc nhở và cảnh báo cho cậu bé, trước khi mọi chuyện đi quá xa.

Bằng tình yêu và sự thấu hiểu cha En-ri-cô đã dành cho cậu bé những lời phân tích, cũng có thể là những lời dự báo về ngày cậu mất mẹ, giọng văn nhuốm buồn, day dứt và nghiêm khắc dễ dàng đi vào lòng một đứa trẻ như En-ri-cô, khiến cho cậu thật sự cảm thấy những mối nguy cơ mà cha nói có thể trở thành sự thật nếu bản thân cứ tiếp tục phạm sai lầm. Trong thư cũng có những câu văn hết sức dịu dàng và nhân văn, đó là lời của người cha nhắc nhở muốn con ghi vào lòng: “Con hãy nhớ rằng: Tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó”.

Cuối cùng quay lại với hình ảnh một người cha nghiêm khắc cha En-ri-cô đã nhấn mạnh một điều rằng “con là là niềm hy vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng bố thà không có con còn hơn thấy con bội bạc với mẹ”. Ở chi tiết này trước hết ta thấy hiện tình cảm tha thiết của người cha đối với con, nó cũng mãnh liệt và sâu sắc là niềm tin, là sự sống ươm mầm của người cha, thế nhưng bản lĩnh của người đàn ông ông cha phép bất kỳ ai được làm tổn thương vợ, nếu như sự có mặt của En-ri-cô làm vợ ông tổn thương thì chi bằng không có, bởi đó là minh chứng cho sự thất bại của ông trong việc nuôi dạy con cái và bảo vệ người phụ nữ của mình. Hơn thế nữa, nếu như En-ri-cô liên tiếp phạm lỗi với đấng sinh thành, trở thành kẻ vô ơn thì đối với xã hội nó lại là một gánh nặng, tư duy của một người đàn ông từng trải và có trách nhiệm không bao giờ mong muốn điều ấy xảy ra.

Xét lại cả bức thư có thể thấy rằng En-ri-cô là một cậu bé hạnh phúc, có một người mẹ hết lòng yêu thương, một người cha thấu hiểu và trách nhiệm, luôn dõi theo từng bước chân của con cái. Cha En-ri-cô là một người nghiêm khắc, nhưng ông không cứng nhắc, dọa nạt con trẻ bằng đòn roi, mà thay vào đó ông chọn cách viết thư, dùng những lời lẽ tâm huyết, giàu sức thuyết phục, đánh động đến tâm hồn của đứa trẻ mới lớn, khiến nó ngộ ra được nhiều điều. Đó là một cách dạy con tuyệt vời và rất nhân văn mà nhiều bậc cha mẹ cần học tập.

“Mẹ tôi” là một bức thư cảm động của người viết cho con trai của mình, trong đó ta vừa thấy hiện lên hình ảnh của người mẹ, vừa thấy được bóng dáng và tâm tư của người cha. Họ có cách yêu thương con của riêng mình, nhưng mục đích sau cùng vẫn luôn là đem đến cho con những điều tốt đẹp nhất, mẹ mang cho con sự chăm sóc, âu yếm, cha mang đến cho con sự giáo dục, và những tình cảm thầm lặng.

Cảm nghĩ về mẹ của em hay chọn lọc (12 mẫu) - Cảm nghĩ về mẹ lớp 7 -  VnDoc.com

Cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi – Mẫu 4

Văn bản Mẹ tôi của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi đã đề cao giá trị của tình cảm gia đình, nhất là tình cảm kính trọng yêu thương dành cho cha mẹ.

Nội dung chính của tác phẩm kể về việc cậu bé En-ri-cô đã có thái độ vô lễ với mẹ khi cô giáo đến thăm khiến cho bố rất phiền lòng. Chính vì vậy, bố đã viết thư cho em để bày tỏ thái độ và khuyên nhủ con. Bố cũng kể lại những việc làm, sự hy sinh và tình cảm của mẹ dành cho con. Cuối cùng là lời yêu thương và hy vọng En-ri-cô không tái phạm lại lỗi lầm.

Bức thư được mở đầu một cách trực tiếp khi nêu ra lí do viết thư:“Bố để ý là sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ, tôi có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ”.Thái độ của En-ri-cô khi nhận thư cảm thấy vô cùng xúc động vô cùng. Bức thư giống như “một món quà” về bài học ứng xử nhẹ nhàng mà sâu sắc dành cho En-ri-cô.

Sau đó, người bố đã bày tỏ thái độ của bố trước hành động của con. Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy. Và người bố cảm thấy tức giận khi nhớ lại hành động của con. Không chỉ vậy, bố còn ngạc nhiên về thái độ của con: “Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư?”. Sau đó, người bố kể lại những hy sinh của mẹ dành cho En-ri-cô: Thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng con. Sẵn sàng bỏ một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn. Có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hy sinh tính mạng để cứu sống con. Có thể thấy, đó là một người mẹ vĩ đại với tình yêu thương con vô bờ bến.

Cuối cùng, người bố đã đưa ra lời khuyên răn: “Trước mặt cô giáo con đã thiếu lễ độ với mẹ. Việc như thế không bao giờ được tái phạm nữa”, “Từ nay con không được thốt ra một lời nói nặng với mẹ. “Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa”. Một lời khuyên nhủ quyết liệt nhưng thuyết phục, không gây cảm giác nặng nề, ép buộc.

Như vậy, “Mẹ tôi” quả là một bức thư cảm động về tình cảm gia đình. Sau khi đọc xong, người đọc sẽ rút ra được những bài học quý giá, thêm yêu thương và trân trọng những người thân của mình.

Cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi – Mẫu 5

Đọc nhiều câu ca dao tục ngữ nói về tình cảm của cha mẹ dành cho con cái như “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gian khổ cuộc đời không nặng gánh bằng cha” hay “Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” ta luôn nhận thấy một điều rằng tình mẫu tử hay tình phụ tử đều vô cùng thiêng liêng cao quý, mà dường như chẳng có một thứ gì trên đời có thể đong đếm cho hết được. Nếu như hình ảnh người cha luôn gắn liền với sự kiên cường, mạnh mẽ thì tình cảm của người mẹ lại luôn được thể hiện ở những phương diện dịu dàng mềm mại, mẹ mang tất cả lòng bao dung, tình yêu thương sâu sắc gói trọn dành cho con, vì con mẹ có thể hy sinh tất cả mà không hề hối tiếc một điều gì.

Thế nhưng có phải đứa trẻ nào cũng thấu hiểu được nỗi khó nhọc vất vả, những nỗi đau đớn, những lo lắng mà mẹ phải gánh chịu trong quá trình nuôi con trưởng thành. Đoạn trích Mẹ tôi trích từ cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Những tấm lòng cao cả của nhà văn thiên tài người Ý Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, đã cho độc giả thấy được hình ảnh một người mẹ rất đỗi hiền từ, yêu thương con vô bờ bến, đại diện cho tất cả các bà mẹ trên thế giới này, thông qua lời của người bố, một người đàn ông từng trải. Với một tấm lòng yêu thương trân trọng ông đã để cho cậu con trai nhận ra rằng mẹ đã yêu thương cậu đến nhường nào, rằng bản thân cậu bé đã sai lầm thế nào khi cãi lại mẹ.

Một điều đặc biệt rằng hình ảnh người mẹ trong đoạn trích không phải hiện lên thông qua lời người con, hay lời của tác giả mà lại hiện lên thông qua ánh nhìn và cảm nhận của người bố. Đó là một điều rất hay và đặc sắc, bởi trước hết bố cũng đã từng là một người con, sau bố lại trở thành người chồng và cũng đã trở thành một người cha, hơn ai ai hết bố của En-ri-cô là người thấu hiểu sâu sắc những nỗi vất vả, cùng với những tình cảm sâu nặng mà mẹ En-ri-cô đã dành cho đứa con của mình. Ông từng ở bên vợ lúc cô ấy sinh con, cũng từng nhìn thấy vợ mình thức hằng đêm để chăm con ốm, ông hiểu hết, bằng đôi mắt từng trải và tấm lòng yêu thương gia đình tha thiết ông nhìn rõ tất cả. Mẹ của En-ri-cô không hề được miêu tả kỹ càng, có lẽ bà cũng giống như bao người phụ nữ ngoài kia, có một diện mạo bình thường, một gia cảnh bình thường.

Thế nhưng nổi bật và tô vẽ cho hình ảnh của bà lại chính là tình mẫu tử sâu nặng mà bà đã dành cho con của mình. Trong thư bố En-ri-cô đã nhắc về kỷ niệm cách đó mấy năm, trong một lần mà cậu bị bệnh với lời lẽ rất thiết tha “mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con,…”. Hình ảnh người mẹ hiện lên thật thật tội nghiệp, đó là một người mẹ đang đau khổ, đang trằn trọc lo lắng đến mất ăn mất ngủ cho đứa con bé bỏng, và có lẽ rằng con đau một nhưng có khi mẹ còn đau gấp trăm lần con.

Người ta thường ví von rằng con là cục thịt trong tim mẹ, con đau một chút thôi là mẹ đã chẳng thể nào chịu nổi, huống chi nhìn con vật vã với bệnh tật, có mẹ nào không lo lắng, khổ sở. Mẹ của En-ri-cô không ngủ được bởi bà không dám ngủ, bà sợ rằng một khi nhắm mắt lại thì con sẽ vụt mất, đó là một cơn ác mộng khủng khiếp. Người phụ nữ ấy nơm nớp lo sợ, khóc cạn nước mắt vì nghĩ rằng đứa con bé bỏng có thể sẽ rời xa mình dù đó chỉ là trong suy nghĩ, thì có thể hiểu được rằng mẹ En-ri-cô yêu thương cậu đến nhường nào, đến mức ông bố phải thốt lên rằng “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”.

Có một câu nói rất cảm động “người vợ mất chồng thì gọi là góa bụa, người con mất cha mẹ thì gọi là mồ côi, thế nhưng người mẹ mất con thì không gọi là gì cả, bởi nỗi đau ấy quá lớn, quá khủng khiếp để có thể thốt thành lời, đó là nỗi đau không tên, sâu sắc và dai dẳng vô cùng…”, tình mẫu tử vĩnh viễn thiêng liêng như thế, có lẽ rằng trên đời này chẳng có ai yêu thương con bằng mẹ, cũng chẳng có vòng tay nào ấm áp hơn vòng tay của mẹ nữa.

Mẹ En-ri-cô không chỉ hiện lên với lòng yêu thương con nồng nàn, tha thiết mà còn hiện lên với một tấm lòng hy sinh cao cả mà tiền đề xuất phát từ lòng yêu con. Bố En-ri-cô viết trong thư rằng “Người mẹ sẵn sàng bỏ một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hy sinh tính mạng để cứu sống con”, thiên chức làm mẹ mà thượng đế ban cho người phụ nữ quả thật vô cùng vĩ đại, suy cho cùng con người có ai mà không ích kỷ, ai không mong hạnh phúc, ai không mong được sống, thế nhưng so với con dường như những thứ đó chẳng còn quan trọng, bởi con chính là hạnh phúc của mẹ, mất đi con thế giới dường như tối lại.

Bố của En-ri-cô đã rất buồn lòng và “không thể nén lại nỗi tức giận đối với con” chỉ đơn giản rằng mẹ En-ri-cô, vợ ông đáng lý phải nhận được sự đáp đền cho những hy sinh mà bà đã bỏ ra cho cậu, chứ không phải là những lời lẽ thiếu lễ độ của cậu bé. Hơn ai hết ông thấu hiểu những nỗi vất vả của vợ và ông cũng lo lắng rằng rồi mai sau con trai của mình sẽ phải hối hận về những gì cậu đã đối xử với mẹ ngày hôm nay.

Lá thư là một bài học cảm động của người cha dành cho con, đó không phải là lời đe dọa, chỉ trích mà đó chính là những lời tâm huyết từ tận đáy lòng của một người cha hết mực yêu thương gia đình, của một người đàn ông từng trải. Ông nhận ra rằng mình phải có trách nhiệm khiến En-ri-cô hiểu những gì mẹ đã hi sinh cho cậu, để khiến cậu càng thêm yêu thương và trân trọng người phụ nữ vĩ đại ấy trong những ngày tháng sau này. Lá thư không đề cập nhiều đến người mẹ, thế nhưng chỉ bằng vài dòng thư đầy cảm xúc khi nhắc về mẹ En-ri-cô của người bố, ta cũng nhận thấy được hình ảnh một người mẹ bao dung, yêu thương con vô bờ bến, thậm chí có thể hy sinh tất cả vì con hiện lên thật sâu sắc và cảm động.

Qua câu chuyện của cha trong văn bản “Mẹ tôi”, hình ảnh người mẹ hiện lên cảm động với tình thương và đức hi sinh cao cả dành cho con. Để có những cảm nhận trọn vẹn về cái hay, nét đặc sắc của văn bản, bên cạnh bài Phân tích nhân vật người mẹ trong Mẹ tôi, các em có thể tham khảo thêm: Cảm nghĩ về nhân vật người bố trong văn bản Mẹ tôi của A-mi-xi, Phân tích những bài học được rút ra từ văn bản Mẹ tôi, Phát biểu cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét-môn-đô dờ A-mi-xi, Suy nghĩ về tình cảm gia đình qua bài Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, Cuộc chia tay của những con búp bê. 

MẸ... - KẾT NỐI CẢM XÚC

Cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi – Mẫu 6

Mẹ tôi là văn bản được trích trong cuốn truyện dành cho thiếu nhi Những tấm lòng cao cả của Ét-môm-đô đơ A-mi-xi, đây đồng thời cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Văn bản thể hiện tấm lòng cao cả của ngưởi mẹ đối với đứa con thân yêu của mình.

Bức thư do bố En-ri-cô viết trong hoàn cảnh En-ri-cô đã có thái độ vô lễ với mẹ, người bố viết thư này giúp En-ri-cô suy nghĩ, nhận ra và sửa chữa lỗi lầm của mình. Để En-ri-cô nhận ra lỗi lầm của mình trước hết người cha thể hiện thái độ đau buồn, giận dữ và có phần thất vọng. Thái độ đó được thể hiện rõ qua những lời văn gay gắt, từ ngữ mạnh mẽ: “con đã thiếu lễ độ với mẹ” “bố không thể nén cơn tức giận”.

Trong đoạn đầu bức thư ông đã hết sức nghiêm khắc trước những lỗi lầm của con, thậm chí ông còn cảnh cáo: “Việc như thế con không bao giờ được tái phạm nữa”. Lời lẽ nghiêm khắc, thái độ dứt khoát dù có đôi chút nặng nề nhưng đã tác động phần nào đến nhận thức của En-ri-cô. Để En-ri-cô nhận ra sự thiếu lễ độ với mẹ là hoàn toàn sai trái, bức thư đã gợi lên hình ảnh dịu dàng, hiền hậu của mẹ, một hình ảnh bình dị mà vô cùng lớn lao.

Trước hết, mẹ của En-ri-cô có tình yêu thương con sâu sắc, cao cả. Bà tận tụy, lo lắng cho En-ri-cô suốt ngày đêm trong những ngày cậu ốm: “thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con” bà cũng giống như bao bà mẹ khác, luôn quan tâm, săn sóc và hết mình vì con. Thậm chí bà còn có thể hi sinh vì con “bỏ hết một năm hạnh phúc” để “tránh cho con một giờ đau đớn” hình ảnh tương phản kết hợp với “mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con” càng làm nổi bật rõ hơn sự hi sinh, tình yêu thương của bà dành cho đứa con yêu quý của mình.

Không chỉ yêu thương con, mẹ còn có vị trí vô cùng quan trọng với con. Mẹ là điểm tựa, là sự cưu mang, che chở trong suốt cuộc đời con: “mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay đón vào lòng”, dù có khôn lớn trưởng thành thì cũng sẽ cảm thấy yếu đuối nếu không có mẹ ở bên che chở. Nỗi bất hạnh, đau đớn nhất đối với con là không còn mẹ: “ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ”. Bằng những lời lẽ vừa tha thiết, xúc động vừa nghiêm khắc, cảnh tỉnh người cha đã cho thấy vai trò to lớn của mẹ trong cuộc đời mỗi con người và “thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó” .

Văn bản đã cho thấy chân dung của một người mẹ có tình yêu thương con tha thiết, sâu nặng. Qua hình ảnh người mẹ của En-ri-cô, ta thấy người mẹ với tình yêu thương bao la, cao cả có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần phải yêu quý, kính trọng cha mẹ, đền đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ đối với mình.

Cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi – Mẫu 7

Cuốn truyện dành cho thiếu nhi “Những tấm lòng cao cả” của tác giả Ét-nôm-đô đơ A-mi-xi là một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông, văn bản “Mẹ tôi” là một đoạn trích trong tác phẩm, nói lên tấm lòng yêu thương cao cả, vô bờ bến của người mẹ dành cho đứa con của mình.

Hoàn cảnh tạo ra bức thư chính là khi En-ri-cô đã có thái độ vô lễ với mẹ, bố của En-ri-cô đã viết bức thư này, nhằm giúp cho En-ri-cô nhận ra được lỗi sai của mình và biết sửa lỗi lầm mình đã gây ra. Và để làm được điều đó đối với những đứa trẻ là điều không hề dễ dàng, bố của En-ri-cô trước lỗi lầm của con đã bộc lộ thái độ giận dữ, nhưng ẩn sau đó là sự đau buồn và nỗi thất vọng của mình. Cụ thể những thái độ đó được biểu hiện rất cụ thể qua giọng văn lên án gay gắt, từ ngữ mạnh mẽ, đanh thép như: “con đã thiếu lễ độ với mẹ”. “bố không thể nén cơn tức giận”.

Đoạn đầu của bức thư, bố En-ri-co đã có những lời nói vô cùng nghiêm khắc trước lỗi lầm của En-ri-cô và đưa ra những lời cảnh cáo đối với con “Việc như thế con không bao giờ được tái phạm nữa”. Chính nhờ những lời lẽ thể hiện sự nghiêm khắc đã có phần tác động vào nhận thức của En-ri-co. Bức thư còn là hình ảnh của người mẹ, mẹ En-ri-co hiện lên với sự dịu dàng, hiền hậu và bao dung, tuy rất bình dị nhưng ẩn sâu trong đó lại vô cùng lớn lao. Khi En-ri-co ốm, người mẹ đã luôn tận tụy, sốt sắng lo lắng ngày đêm, chăm sóc cho cậu bé “thức suốt đêm, chông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con”.

Đây cũng là hỉnh ảnh thân quen của tất cả những bà mẹ khác, những người mẹ cao cả, hi sinh và yêu thương con vô bờ bến “bỏ hết một năm hạnh phúc” để có thể “tránh cho con một giờ đau đớn”, hay là “mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”. Tất cả những người mẹ nói chung và mẹ của En-ri-co nói riêng đều mang một ý nghĩa và vai trò đặc biệt sâu sắc, mẹ chính là cội nguồn sinh thành, là sự cưu mang, che chở, lớn lên rồi mẹ lại là điểm tựa bên cạnh con trong cuộc đời “mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay đón vào lòng”. Dù chúng ta có lớn lên, mạnh mẽ bao nhiêu thì cũng sẽ cảm thấy yếu đuối khi không còn mẹ, và có lẽ đối với mỗi người con, nỗi bất hạnh và đau khổ nhất chính là không còn mẹ nữa. “ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ”.

Văn bản đã phác họa cho người đọc một chân dung của người mẹ với tình yêu thương con tha thiết, sâu sắc và cao cả. Bức thư của người cha nói về mẹ của En-ri-cô nhưng qua đó chúng ta lại thấy được người mẹ – người phụ nữ tuyệt vời đều mang những vai trò cực kì quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Chính vì vậy, những người con cần phải biết kính trọng, hiếu thảo và cố gắng đền đáp công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.

Cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi – Mẫu 8

Trong trái tim mỗi chúng ta luôn tồn tại những tình cảm cao đẹp. Lòng nhân ái, tình phụ tử hay tình bà cháu,… nó khiến cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn. Nhưng có lẽ tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và gắn kết khó có thể tách rời. Viết về tình mẫu tử, bức thư mà người bố gửi cho Enrico trong bài văn “Mẹ tôi” có lẽ thể hiện được sâu sắc nhất.

Văn bản “Mẹ tôi” được trích trong tác phẩm “Những tấm lòng cao cả” của nhà văn Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, một nhà văn của nước Ý. Câu chuyện được kể dưới hình thức một bức thư, tạo nên hiệu ứng thú vị cho người đọc. Theo lời của người cha, Enrico đã có những lời nói và hành động thiếu lễ độ với mẹ trước mặt cô giáo. Điều ấy làm cho người bố phải phiền lòng và suy nghĩ nên đã viết thư răn bảo đứa con trai. Qua nội dung ấy, toát lên là tình mẫu tử thiêng liêng và cũng là tình cảm cha con đầy gắn bó.

Trước hết, văn bản để lại cho chúng ta dấu ấn đậm nét về một người mẹ tần tảo hi sinh vì con. Người mẹ ấy, trong lúc con bị bệnh đã thức suốt đêm, lo lắng đến quằn quại chỉ vì sợ sẽ mất đi đứa con của mình. Cũng chính người mẹ ấy, sẵn sàng đổi lấy một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, chỉ mong sao con được an lành. Và bạn có biết không, có một người mẹ sẵn sàng đi ăn xin để nuôi sống con, sẵn sàng đánh đổi cả tính mạng vì con. Đó có lẽ chính là biểu hiện cao nhất của tình mẫu tử. Dường như, ta nhận ra mỗi người mẹ của mình trong bức tượng đài sừng sững ấy. Nhân hậu và bao dung, mẹ sẵn sàng tha thứ cho con những sai lầm, mẹ sẵn sàng đánh đổi để đem đến điều tốt đẹp cho con. Chúng ta có thể phủ định mọi thứ, nhưng tình mẫu tử không bao giờ hết thiêng liêng. Bố của Enrico đã kể về người mẹ với tất cả sự ngưỡng mộ, đáng kính, để đứa con hiểu được rằng, mẹ quan trọng như thế nào.

Trước thái độ vô lễ với mẹ của Enrico, người bố đã thể hiện rõ sự nghiêm khắc của mình. Ông kể về sự hi sinh của người mẹ như một lời nhắc nhở, để khắc sâu hơn lòng biết ơn trong tâm trí Enrico. Người bố đã nói một cách rõ ràng rằng, sự hỗn láo của Enrico như một nhát dao đâm vào trái tim người bố vậy, và ông không thể nén cơn tức giận mỗi khi nghĩ đến điều ấy. Rõ ràng, trước sai lầm của con trai, ông đã thể hiện rõ sự nghiêm khắc tôn kính của một người cha, để đứa con nhận ra sai lầm của mình.

Ông cũng khuyên con đừng hôn bố nữa, vì bố không thể chấp nhận nụ hôn ấy. Đứa con nào nghe những câu ấy mà không khỏi đau lòng sợ hãi? Nhưng trong bức thư ấy, ta vẫn thấy rõ tình yêu thương và thái độ mềm mỏng của người cha. Ông nhắc đến hình ảnh, khi mẹ chết, đứa con sẽ đau khổ và hụt hẫng đến nhường nào? Đó như một đòn tâm lí mạnh mẽ, để đứa con thức tỉnh mà sửa sai. Ở người cha ấy, ta cũng thấy tràn đầy một tình yêu thương con, luôn muốn con sống có tình có nghĩa, sống cho phải đạo làm người.

Cuối cùng, người bố khuyên nhủ Enrico, cũng là lời khuyên đối với mỗi chúng ta. Người bố khuyên con rằng, tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Con không bao giờ được vô lễ với mẹ một lần nữa, hãy cầu xin sự tha thứ và xin mẹ hôn lên trán con. Mỗi đứa con cũng tự nhìn thấy mình trong đó. Đã bao nhiêu lần bạn có lỗi với cha mẹ? Bao nhiêu lần bạn phớt lờ lời xin lỗi? Nếu đã từng là Enrico, hãy sửa sai lỗi lầm của mình bằng những hành động thiết thực nhất. Hãy yêu thương và tôn kính cha mẹ, hãy biết xin lỗi và cảm ơn khi cần. Đừng để đau lòng những đấng sinh thành!

Một bài văn thôi nhưng để lại cho ta những ý nghĩa sâu xa không tưởng. Ta nhận thức về tình mẫu tử, ta biết tôn kính cha mẹ mình. Có lẽ bởi vậy mà đến bây giờ, “Mẹ tôi” vẫn mãi trường tồn cùng thời gian.

Cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi – Mẫu 9

“Mẹ” thật thiêng liêng và cao đẹp biết bao, tiếng gọi “mẹ ơi” vẫn là tiếng gọi thân thương nhất đối với mỗi đứa con.Mẹ chính là người yêu thương con vô bờ bến, sẵn sàng hi sinh tất cả để chở che cho con.Tình mẫu tử là tình cảm tự nhiên trong sáng và cao đẹp nhất. Nhắc đến tình mẫu tử, ta không thể không nhắc đến tác phẩm “Mẹ tôi” của Ét-môn-đô dờ A-mi-xi.Tác phẩm không chỉ khẳng đinh vai trò to lớn của mẹ trong cuộc đời mỗi con người mà còn là bài học sâu sắc, thấm thía về đạo làm con.

Ngay đoạn đầu tác phẩm, En-ri-cô đã cho chúng ta biết lí do bố viết thư cho em để “cảnh cáo” vì tội em “nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ” với mẹ khi cô giáo đến thăm nhà. Ở câu đầu của bức thư bố viết cho En-ri-cô, người đọc đã cảm nhận được thái độ nghiêm khắc, thẳng thắn. Việc En-ri-cô thốt ra lời nói thiếu lễ độ với mẹ đã làm người bố vừa đau đớn vừa tức giận đến nỗi “không thể nén nổi” vì bổ cho rằng đứa con đã thiếu kính trọng mẹ, xúc phạm đến danh dự của bố mẹ, trước mặt người ngoài nhất lại là cô giáo, một vị khách quý đang đến thăm gia đình. Đoạn văn rất ngắn nhưng thâu tóm được nội dung rất quan trọng: lí do viết bức thư của bố cũng như tâm trạng của En-ri-cô khi nhận được thư bố: “xúc động vô cùng”.

Trước việc làm sai trái đó của En-ri-cô, đầu tiên người bố tỏ thái độ buồn bực vì sự hỗn láo của con “ như một nhát dao đâm vào tim bố” và phút chốc đã quên công lao sinh thành, dưỡng dục. Hình ảnh so sánh có sức biểu cảm mạnh mẽ kết hợp với những câu hỏi đầy day dứt, oán trách: “Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư?” thể hiện tâm trạng của người bố một cách riết róng, sinh động, chân thực.

Càng về cuối bức thư, thái độ cửa bố càng quyết liệt hơn. Các cặp phạm trù tương phản được nêu lên một cách dứt khoát: Yêu và ghét, còn và mất. Tuy rất yêu con, coi con là niềm hi vọng tha thiết nhất” nhưng nếu “con bội bạc với mẹ” thì “thà rằng bố không có con”. Đặc biệt, ông thể hiện sự nghiêm khắc với đứa con khi nêu ra hình phạt. Mẹ có thể tha thứ cho con bằng cái hôn lên trán, nhưng bố thì còn phải chờ thời gian: “Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố”. Đối với con thời gian là thử thách cũng là cơ hội để sửa chữa lỗi lầm.

Hình ảnh người mẹ hiện lên gián tiếp qua những lời nói của bố trong thư thật sinh động và cao cả biết mấy. Bố nhắc lại kỉ niệm không bao giờ có thẻ quên về tình yêu thương mênh mông, bao la của mẹ.Chỉ cách đây mấy năm khi Em-ri-cô ốm nặng “Mẹ đã phải thức suốt đêm” để săn sóc con “cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con”. Mẹ lo âu, phiền muộn thậm chí “quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con”. Người đọc thấy đây là người mẹ thương yêu con hết mực, coi đứa con là tài sản quý giá nhất, sẵn sàng chấp nhận làm mọi việc, thậm chí hi sinh cả tính mạng vì con. “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn ” thậm chí “mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”. Chỉ có tình mẫu tử mới mang lại cho người mẹ nghị lực phi thường như thế.

Và cuối cùng, người cha khuyên con hãy nhớ rằng không ai có thể thay thế được người mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng mình nên người. Cha còn nhắc cho con nhớ: Tình thương yêu, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình cảm đó. Cuối cùng là yêu cầu con phải xin lỗi mẹ bằng thái độ thành khẩn và cầu xin mẹ hôn con để cho chiếc hôn ấy xóa đi dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con.

Với giọng điệu vừa chân thành, vừa ân cần, vừa nghiêm khắc, bằng tấm lòng yêu thương, bằng sự trải nghiệm của mình, người cha đã nói với con những lời thiết tha, chân tình về tình mẫu tử, về sự thiếu vắng trong tâm hồn trẻ thơ khi mất mẹ. Tác phẩm khép lại thật nhẹ nhàng nhưng lại đạt hiệu quả giáo dục cao về ý nghĩa của tình yêu thương, kính trọng cha mẹ đồng thời cũng là bài học sâu sắc về đạo làm con.

Cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi – Mẫu 10

Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi là nhà hoạt động xã hội, nhà văn hóa, nhà văn lỗi lạc của nước Ý. Ông để lại sự nghiệp văn chương đáng tự hào hơn một thế kỷ qua, trẻ em trên khắp các hành tinh đều được đọc và học tác phẩm của ông. Tên tuổi của ông đã trở thành bất tử qua tác phẩm “Những tấm lòng cao cả”. “Mẹ tôi” là đoạn trích tiêu biểu trong tác phẩm giáo dục con người về chữ hiếu đối với cha mẹ.

“Mẹ tôi” là bức thư của bố gửi cho En-ri-cô vào thứ năm ngày 10-11 trích trong “Những tấm lòng cao cả”. Phần đầu tác phẩm giới thiệu lý do bố viết thư và cảm xúc tâm trạng của En-ri-cô khi đọc thư. En-ri-cô đã rất xúc động khi đọc thư của bố bởi: “Bố để ý là sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ con có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ”.

Thái độ và tâm trạng của người bố là vô cùng tức giận, bực bội, đau xót khi chứng kiến sự vô lễ của con: “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”, “Bố không thể nén được cơn tức giận đối với con”, “Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư?”. Bố đã khơi dậy cho En-ri-cô về hình ảnh người mẹ thương yêu, giàu đức hi sinh cao cả: “Mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con”, “Mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn”, “Người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con như bao người mẹ khác. Mẹ En-ri-cô rất mực yêu thương con, lo âu đau đớn khi nghĩ rằng có thể mất con, chịu khổ sở đói rét, không quản ngại vất vả và hi sinh tất cả bằng tấm lòng, bằng sức lực, hạnh phúc riêng tư và cuộc sống của mình cho con.

Cha đã đưa ra tình huống trong đời: “Con có thể trải qua những ngày buồn chán nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ” để khẳng định một chân lý, một quy luật của muôn đời: tình mẹ con, sự gắn bó giữa mẹ và con vô cùng khăng khít bền vững muôn đời. Cha muốn nhấn mạnh cho con hiểu rằng trong nhiều tình cảm cao quý thì tình yêu thương,kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Những lời lẽ của bố đã khơi gợi những tâm tư, tình cảm suy nghĩ của En-ri-cô về mẹ rất chân thành, nhẹ nhàng, sâu sắc. Lời lẽ, giọng điệu của bố vừa kiên quyết vừa như ra lệnh nhưng lại rất chân tình, khuyên nhủ. Người bố không nói trực tiếp với con mà lại viết thư bởi đây là một cách giáo dục con rất sâu sắc. Bố muốn nói riêng cho người con biết rằng con đã có lỗi – điều đó được giữ kín đáo và không làm cho con mất đi lòng tự trọng.

Tác phẩm hấp dẫn người đọc với lối viết thư nhẹ nhàng, sâu sắc, thấm thía đan xen yếu tố nghị luận. Giọng văn nhẹ nhàng vừa chân thành, tha thiết vừa nghiêm khắc, dứt khoát vừa thấm thía, sâu sắc, đầy sức thuyết phục phù hợp với tâm lý trẻ thơ. “Mẹ tôi” là bài ca tuyệt đẹp của những tấm lòng cao cả mà tác giả để lại trong lòng người đọc về hình ảnh thân thương của người mẹ hiền, qua đó giáo dục chúng ta về đạo hiếu với cha mẹ, về tình cảm thiêng liêng cao quý.

“Mẹ tôi” vẫn mãi là những trang viết đượm hồn, đượm tình, nhắc nhở con người về tình yêu thương, kính trọng với cha mẹ, cảnh tỉnh cho những người con bạc tình bạc nghĩa phải thay đổi, sống hiểu thảo và trân quý tình cảm gia đình nhiều hơn.

Cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi – Mẫu 11

Mẹ tôi là bài văn dưới dạng một bức thư của nhà văn Ét-môn-đô dơ A-mi-xi (I-ta-li-a). Thư của người bố gửi cho con trai là En-ri-cô. En-ri-cô đã ghi lại trong một trang nhật kí đề ngày “Thứ năm, ngày 10 tháng 11”. Chỉ một lá thư ngắn ngủi mà chứa đựng bao nhiêu nỗi niềm, bao nhiêu tâm trạng. Đọc bài văn, lá thư của người bố gửi cho con, chúng ta hiểu và thấm thía bao nhiêu bài học về tình cảm gia đình, nhất là về thái độ ứng xử của con cái đối với mẹ, cha.

Bài văn kể lại câu chuyện khi cô giáo đến thăm, En-ri-cô nói với mẹ đã “nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ”. Người cha đã “để ý” đến điều đó và ông vô cùng tức giận. Ngay ở phần đầu bức thư, ông đã răn đe: “Việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa”. Rồi ông bày tỏ tâm trạng: “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”. Nỗi đau tinh thần – sự buồn bã và tức giận – được ví với một tình huống khốc liệt: “nhát dao đâm vào tim”, chứng tỏ nỗi lòng người cha vô cùng đau đớn, vừa buồn vừa giận con, vừa xót xa, thất vọng vì đứa con đã không xứng với tình yêu và niềm trông đợi của ông. Trái tim ông như rỉ máu. Ông đau đớn tưởng chừng không sống nổi.

Nhưng người cha ấy vẫn cố giữ bình tĩnh, giảng giải cho con điều hay, lẽ phải. Qua lời thư của ông, chúng ta hiểu mẹ của En-ri-cô rất mực yêu thương con: “cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con…! Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con !”. Rõ ràng, mẹ của En-ri-cô cũng như bao người mẹ khác trên thế gian này đã yêu thương, chăm sóc nuôi dạy con cái bằng tất cả tấm lòng, sức lực, hi sinh tất cả hạnh phúc và cuộc sống của mình cho con cái. Tình mẫu tử của con người thật thiêng liêng, cao cả biết nhường nào.

Vì thế, sau những dòng thư vừa kể chuyện vừa ngợi ca tình yêu của người mẹ với En-ri-cô, bố của chú bé đã phân tích sâu sắc mối quan hệ ruột thịt, gắn bó sâu nặng giữa hai mẹ con En-ri-cô: “Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ. Khi đã khôn lớn…, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khoẻ mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che…”.

Người cha của En-ri-cô đã dự cảm, giả định bao tình huống để khẳng định một chân lí, một quy luật muôn đời rằng tình mẹ con, sự gắn bó giữa mẹ và con vô cùng khăng khít, bền vững mãi mãi trong thời gian và suốt cuộc đời con người. Thật đúng như lời một bài hát quen thuộc mà tuổi trẻ Việt Nam ta thường hát: “Cha mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con…”. Công lao nuôi nấng, dạy dỗ cũng như tình cảm yêu thương của cha mẹ, trước nhất là người mẹ đối với con cái thật không bút nào tả xiết được.

Vì thế, bố của En-ri-cô đã nghiêm khắc cảnh tỉnh lỗi lầm của cậu con trai bằng những lời thật da diết: “Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng… Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh…”. Thậm chí ông nói cực đoan rằng: “Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ,… nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ…”. Lời thư nhẹ nhàng mà tha thiết, không quát tháo, không mắng mỏ, nhưng đọc lên nghe đau nhói cả cõi lòng. Đọc những lời này, chắc cậu bé học sinh người I-ta-li-a ấy hối hận vô cùng.

Còn chúng ta, trong đời, ai chẳng đã một lần phạm lỗi khiến mẹ phiền lòng, cha tức giận, thì khi đọc những lời văn này, chắc cũng thấy nôn nao, ân hận. Chúng ta thử đoán xem, điểu gì đã khiến cho En-ri-cô “xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố ? Có phải vì bố đã gợi lại những kỉ niệm đẹp giữa mẹ và chú bé ? Hay vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố ? Hay cũng còn là vì những lời nói chân tình, xuất phát từ tình yêu, từ lòng mong muốn đứa con mau chóng trưởng thành,… của người bố gửi tới con ? Hay còn vì những lí do nào khác nữa ?

Điều thú vị là những điều răn dạy quý báu ấy người bố của En-ri-cô không trực tiếp nói bằng lời mà lại nói qua một bức thư. Chúng ta có thể hiểu thế này được rằng : Tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo, nhiều khi không thể nói trực tiếp được. Nói bằng văn bản, ý tứ được chi tiết hơn, sự sắp xếp được chặt chẽ hơn.

Hơn nữa, viết thư tức là chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết, vừa giữ được sự kín đáo tế nhị vừa không làm người mắc lỗi mất đi lòng tự trọng. Đây cũng là bài học về cách ứng xử trong cuộc sống gia đình cũng như trong nhà trường và xã hội.

Cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi – Mẫu 12

Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có vai trò lớn lao và tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất, nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức được điều đó. Bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét-môn-đô đờ A-mi-xi trích trong cuốn sách Những tấm lòng cao cả được viết dưới hình thức một bức thư là một bài học sâu sắc và cảm động về đạo làm con.

Truyện kể về chú bé En-ri-cô đã tỏ ra thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm nhà. Buồn bã và tức giận, bố chú đã viết cho chú lá thư này. Bức thư thể hiện thái độ, tình cảm và suy nghĩ của người bố. Đó là thái độ bất bình trước lỗi lầm của đứa con và tình cảm trân trọng mà ông dành cho vợ mình nói riêng và những người mẹ nói chung. Qua đó, tác giả khẳng định sự thiêng liêng của tình mẫu tử. Dù ở bất cứ đâu, bất cứ thời đại nào, tình mẫu tử cũng làm cho cuộc sống nhân loại trở nên bất diệt.

Tác giả không thuật lại cụ thể việc En-ri-cô đã thiếu lễ độ với mẹ ra sao, nhưng chắc là cậu bé đã xúc phạm đến mẹ nên người bố mới viết thư để cảnh cáo và dạy bảo con trai mình. Trước hết, người bố tỏ thái độ buồn bực vì cảm thấy sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim và tức giận vì đứa con trong phút chốc đã quên công lao sinh thành dưỡng dục của người mẹ kính yêu.

Để những lời dạy bảo thêm thấm thía, người bố đã nhắc lại lần En-ri-cô bị ốm nặng mẹ đã phải thức suốt đêm chăm sóc, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!… Ông nhấn mạnh đến tình thương yêu con vô hạn của người mẹ. Công lao của mẹ đối với con thật lớn lao! Cha thương con nhưng nghiêm khắc. Còn mẹ thương con bằng tấm lòng hiền hậu, bao dung. Vì thế mà con cái thường quyến luyến với mẹ hơn. Từ thuở còn trứng nước, mẹ cưu mang con chín tháng mười ngày. Rồi lúc sinh con, mẹ phải một mình vượt cạn với nguy hiểm khôn lường.

Tháng ngày, mẹ chắt chiu dòng sữa nuôi con đến hao gầy thân xác. Con khỏe mẹ vui, con trái gió trở trời, mẹ thức trắng đêm chăm sóc cho con từng miếng ăn viên thuốc. Bằng lời ru ngọt ngào, mẹ đưa con vào giấc ngủ say nồng giữa những trưa hè oi ả hay trong những đêm đông lạnh giá. Đứa con lớn dần lên trong vòng tay ấp ủ của mẹ hiền. Mẹ dạy con tiếng nói đầu tiên. Mẹ dìu con những bước đi chập chững đầu tiên. Công lao sinh thành, dưỡng dục của mẹ sánh ngang với sông sâu, biển rộng.

Điều người bố không ngờ là đứa con dám xúc phạm đến mẹ, người sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con. Tại sao người bố lại có thái độ kiên quyết như vậy? Bởi vì sự hỗn láo của đứa con đã làm cho ông thất vọng, ông vốn rất thương yêu con và muốn con hiểu ra lỗi lầm của mình, một lỗi lầm khó có thể tha thứ nếu tái phạm: “Hãy nghĩ kĩ điều này, En-ri-cô ạ: Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ.

Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm mẹ đau lòng… Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ… tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. En-ri-cô này Ị Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó”.

Đây là đoạn văn hay nhất, cảm động nhất trong bức thư. Người bố viết cho con trai mình nhưng cũng chính là viết cho bao người con khác trong cuộc đời. Đến lúc trưởng thành, các con dần dần xa mẹ, nhưng trong cách nghĩ của mẹ thì: Con dẫu lớn vẫn là con của mẹ, Đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con (Chế Lan Viên). Mẹ vẫn âm thầm dõi theo từng bước trên đường kiếm sống và tạo dựng sự nghiệp của con. Lúc con gặp sóng gió thì lòng mẹ là bến đậu an lành nhất. Một lời chia sẻ, động viên, khuyên nhủ chí tình của mẹ sẽ làm cho tâm hồn con thanh thản lại. Hiểu rõ điều đó nên người bố khẳng định sự thiệt thòi và đau khổ nhất trong cuộc đời của một con người là không còn mẹ.

Thật hạnh phúc cho những đứa con được ấp ủ, khôn lớn trong vòng tay nâng niu của mẹ. Mẹ là người che chở, đùm bọc, là chỗ dựa đáng tin cậy nhất của các con trong mọi thành công hay thất bại trên đường đời. Nếu đứa con nào đó vô tình hay cố ý chà đạp lên tình mẫu tử thì không xứng đáng làm người và chắc chắn sẽ phải ân hận suốt đời.

Người bố khuyên con bằng lời lẽ chí tình: Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ. Con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố, mà do sự thành khẩn trong lòng. Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con. Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hi vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ. Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố: bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được.

Giọng văn ở đoạn này dịu dàng, tha thiết, lắng sâu. Người cha lấy cái lí để phê phán và lấy cái tình để khuyên nhủ, dạy dỗ, khiến đứa con không thể không thấm thía. En-ri-cô xúc động thật sự vì nội dung bức thư của bố. Cậu kính yêu cha mẹ vô cùng nên đã rất ân hận về lỗi lầm của mình.

Tại sao người bố không trực tiếp dạy bảo con mà lại dùng hình thức viết thư? Bởi vì có những điều tế nhị và phức tạp của tình cảm khó có thể nói ra bằng lời. Hơn nữa, viết thư tuy là cách giao tiếp gián tiếp nhưng lại có tác dụng rất lớn. Nó vừa thể hiện được mục đích của người viết, vừa không làm cho người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm.. Đây chính là bài học về cách ứng xử khéo léo trong quan hệ gia đình nói riêng và ngoài xã hội nói chung. Bài văn đề cập đến khía cạnh quan trọng của đạo làm con. Kính yêu cha mẹ là tình cảm tự nhiên. Bổn phận, trách nhiệm và lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ là thước đo phẩm chất đạo đức của mỗi người.

Trong kí ức của mỗi chúng ta, mẹ luôn chiếm một vị trí quan trọng. Mẹ gắn liền với những hình ảnh thân thuộc của quê hương như mái đình, gốc đa, bến nước, con đò, cầu tre lắt lẻo, hoa cau rụng trắng đêm trăng, bữa cơm đầm ấm, sum vầy… Kỉ niệm về mẹ mãi mãi theo ta suốt cả cuộc đời. Nếu trong hành trình tiến lên phía trước, có lúc nào mỏi gối chùn chân, ta hãy quay về miền thơ ấu ở đó, hình ảnh mẹ kính yêu sẽ tiếp thêm sức mạnh cho ta vững bước.

Cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi – Mẫu 13

Một trong những tác phẩm truyện dành cho thiếu nhi hay và ý nghĩa nhất của tác giả Ét-môn-đô đờ A-mi-xi chính là văn bản “Mẹ tôi” nằm trong tác phẩm “Những tấm lòng cao cả”. Thông điệp qua bức thư của người bố dành cho En-ri-cô đã nói lên được tình yêu thương của người mẹ dành cho cậu bé En-ri-cô, cũng như thể hiện được cách giáo dục con nhỏ một cách hiệu quả và ý nghĩa. Tác phẩm cũng là lời cảnh tỉnh chúng ta cần quan tâm hơn nữa, kính trọng đối với tình thương bao la của cha mẹ, nhận thức được những hành vi, thái độ, việc làm của mình sao cho đúng mực đối với cha mẹ.

Tác phẩm được trình bày dưới hình thức của một lá thư mà bố En-ri-cô viết cho con của mình khi thấy con mình đã có thái độ vô lễ với mẹ, thông qua nội dung bức thư ta cũng có thể hiểu được cốt truyện một cách cụ thể, rõ ràng: cậu bé En-ri-cô đã có những lời nói vô lễ đối với mẹ khiến cho người mẹ buồn bã, bố của En-ri-cô chứng kiến toàn bộ sự việc đã cảm thấy rất thất vọng và buồn bã trước cách cư xử của En-ri-cô.

Để nhắc nhở En-ri-cô, người bố đã viết một bức thư, trong đó một phần bộc lộ tâm trạng, thái độ của mình đối với lỗi lầm mà người con đã tạo ra, đồng thời trong bức thư người bố đã nói về sự hi sinh thầm lặng, tình yêu thương cao cả, sâu sắc của người mẹ dành cho En-ri-cô. Về phía cậu bé En-ri-cô sau khi đọc bức thư của bố đã nhận ra được lỗi lầm của mình, hiểu ra nhiều điều sâu sắc đồng thời cậu cảm thấy rất hối hận vì những lời nói của mình đã làm mẹ tổn thương và buồn nhiều đến vậy, En-ri-cô muốn xin mẹ tha thức và sẽ thay đổi bản thân theo hướng tích cực.

Có thể thấy, những đứa trẻ nói chung và cậu bé En-ri-cô nói riêng đều mang trong mình sự bồng bột, nông nổi, cứng đầu, chưa nhận thức được những lời nói, hành vi của mình có thể ảnh hưởng tới những người xung quanh như thế nào. En-ri-cô là người có lỗi nhưng trước lời chỉ dạy nghiêm khắc và sâu sắc của bố, En-ri-cô đã tự nhận ra được cái sai của bản thân, hối lỗi và sửa lỗi kịp thời. En-ri-cô cảm thấy ân hận và hối lỗi đồng thời cũng biết cảm ơn bố đã giúp cậu nhanh chóng nhận ra điều đó, chính bởi En-ri-cô đã quyết định cầu xin sự tha thứ của mẹ nên cậu bé có phần vừa đáng trách lại vừa đáng khen.

Chúng ta có thể thấy bố của En-ri-cô đại diện cho cách giáo dục con cái đúng đắn, một ông bố bộc trực, thẳng thắn và nghiêm khắc, “bố không thể nén cơn tức giận đối với con”, “thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ”. Tuy thể hiện sự giận dữ của mình nhưng bên trong lòng người bố lại rất đau buồn, sự vô lễ của con như dao đâm vào trái tim của bố. Thông qua lời chỉ dạy của người bố, hình ảnh người mẹ cũng được hiện lên vô cùng ý nghĩa. Đó là người mẹ luôn tận tụy, cao cả, hi sinh hết lòng và thương yêu vô bờ bến đối với En-ri-cô. Đó là một trong những hình ảnh đại diện cho các bà mẹ của chúng ta, những người mẹ vĩ đại và cao cả, tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp.

Qua tác phẩm, nhiều vấn đề mang tính nhân văn đã được đề cập tới, đó chính là tình yêu của cha mẹ đối với con cái và cách thức giáo dục con cái đạt hiệu quả nhằm có thể hướng cho con thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực. Đặc biệt, tác phẩm đã thể hiện được sự tiếp thu, trưởng thành trong nhận thức của con cái sau những sai lầm mà chúng gây ra.

Cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi – Mẫu 14

Văn bản Mẹ tôi được trích từ tiểu thuyết nổi tiếng Những tấm lòng cao cả của nhà văn tài ba người Ý Ét-môn-đô đơ A-mi-xi. Có thể nói trong những tấm lòng cao cả thì tấm lòng của người làm cha làm mẹ luôn là những tấm lòng cao cả nhất, thiên chức thiêng liêng ấy đã cho họ một tấm lòng hy sinh thầm lặng, một tấm lòng yêu thương vô bờ bến, mà không gì có thể đo đếm được. Thế nhưng không phải đứa trẻ nào cũng ngoan ngoãn, cũng thấu hiểu được sự hy sinh ấy, bởi chúng chưa đủ sự trải nghiệm, chưa đủ chín chắn để có thể cảm nhận được hết tình yêu thương đến từ cha mẹ. Văn bản Mẹ tôi thực chất là bức thư đầy cảm động mà người cha dành cho con trai bé nhỏ của mình, từ đó chúng ta càng cảm nhận được sâu sắc hơn tình yêu thương mà người mẹ đã dành cho con cái, những nỗi khó nhọc vất vả trong quá trình nuôi dưỡng. Đồng thời những lời răn dạy vừa nghiêm khắc vừa cảm động ấy còn chất chứa những tình cảm vô cùng sâu sắc của người cha dành cho con.

Đến ngày hôm nay, có vẻ việc viết thư cho ai đó đã trở nên quá lạ lẫm với mỗi chúng ta, trẻ con thậm chí còn không biết thư từ là gì. Chuyện bố En-ri-cô viết thư cho En-ri-cô là một chi tiết rất hay và nhân văn, người bố biết rằng cậu con trai của mình sẽ không để tâm những lời dạy bảo của mình nếu nói chuyện trực tiếp, nên ông đã chọn cách viết thư. Trên bức thư ấy sự giận dữ của bố En-ri-cô đã trở nên mềm mại nhưng vẫn đủ nghiêm khắc, quan trọng hơn là những nét chữ trên bức thư ấy sẽ còn mãi và En-ri-cô sẽ có cơ hội đọc đi đọc lại nhiều lần để thấu hiểu những lời tâm huyết của bố mình, đồng thời nó còn là một kỷ vật có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời của En-ri-cô, là bài học vô cùng giá trị và có ý nghĩa sâu sắc giúp cậu bé trưởng thành hơn.

Nhan đề “Mẹ tôi” của văn bản cũng đặc biệt bởi vốn dĩ đây là bức thư của bố viết cho con, nhưng nội dung chính lại liên quan đến người mẹ, người phụ nữ quan trọng nhất của cả hai bố con với những dòng văn thật cảm động, ở đó ta có thể nhận thấy một tấm lòng thông cảm, thấu hiểu và yêu thương vợ tha thiết, một tấm lòng yêu thương con trai thầm lặng bị giấu kín trong lớp vỏ bọc của sự nghiêm khắc và giận dữ. Thế nhưng suy cho cùng, bố En-ri-cô cũng chỉ mong muốn một gia đình hạnh phúc cho con trai, cho vợ và cho cả bản thân với cách dạy dỗ con và tư duy tuyệt vời của một người đàn ông trưởng thành.

Hình ảnh mẹ En-ri-cô hiện lên trong bức thư chỉ trong vài dòng văn ngắn ngủi, thế nhưng đã bộc lộ một cách tinh tế và cảm động nỗi lòng của người mẹ. Bà là người yêu thương con cái hết mực, bố En-ri-cô đã viết những dòng đầy tha thiết, xúc động khi nhớ về chuyện cũ “Mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con,…”. Đứa con là tài sản quý giá nhất của người mẹ, là miếng thịt từ trên người rơi xuống, con đau, con ốm có lẽ người đau nhất là mẹ. Nếu có thể thay con gánh chịu những nỗi đau ấy, mẹ cũng sẵn sàng hy sinh mà không hề oán thán, mà mẹ En-ri-cô cũng vậy, đó là “người mẹ sẵn sàng bỏ một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hy sinh tính mạng để cứu sống con”. Có thể nói, sự hy sinh của mẹ là vô bờ bến, còn ai có thể hy sinh cho con nhiều hơn thế nữa?

Với tư cách là một người con, một người chồng thế nên bố En-ri-cô lại càng thấu hiểu điều ấy hơn bất cứ ai, đó chính là nguyên nhân khiến ông cảm thấy tức giận và đau đớn “như một nhát dao đâm vào tim” khi cậu con trai của mình lại hỗn hào với mẹ của mình. Hơn ai hết ông mong muốn rằng sau khi đọc bức thư này En-ri-cô sẽ nhận ra lỗi lầm mà mình đã phạm phải và thể hiện sự hối lỗi đối với mẹ, để En-ri-cô mãi là một đứa con ngoan chứ không phải là một đứa trẻ hư hỏng, sẵn sàng quên công lao dưỡng dục của đấng sinh thành. Bằng trải nghiệm của một người trưởng thành bố En-ri-cô đã viết trong thư một câu nói vô cùng sâu sắc và thấm thía “Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm nhưng ngày buồn thảm nhất tất là ngày mà con mất mẹ”. Có lẽ cậu bé chưa đủ lớn để hiểu điều ấy, nhưng bố cậu phải nhắc nhở và cảnh báo cho cậu bé, trước khi mọi chuyện đi quá xa.

Bằng tình yêu và sự thấu hiểu cha En-ri-cô đã dành cho cậu bé những lời phân tích, cũng có thể là những lời dự báo về ngày cậu mất mẹ, giọng văn nhuốm buồn, day dứt và nghiêm khắc dễ dàng đi vào lòng một đứa trẻ như En-ri-cô, khiến cho cậu thật sự cảm thấy những mối nguy cơ mà cha nói có thể trở thành sự thật nếu bản thân cứ tiếp tục phạm sai lầm. Trong thư cũng có những câu văn hết sức dịu dàng và nhân văn, đó là lời của người cha nhắc nhở muốn con ghi vào lòng “Con hãy nhớ rằng! Tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó”.

Cuối cùng quay lại với hình ảnh một người cha nghiêm khắc cha En-ri-cô đã nhấn mạnh một điều rằng “con là là niềm hy vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng bố thà không có con còn hơn thấy con bội bạc với mẹ”. Ở chi tiết này trước hết ta thấy hiện tình cảm tha thiết của người cha đối với con, nó cũng mãnh liệt và sâu sắc là niềm tin, là sự sống ươm mầm của người cha, thế nhưng bản lĩnh của người đàn ông ông cha phép bất kỳ ai được làm tổn thương vợ, nếu như sự có mặt của En-ri-cô làm vợ ông tổn thương thì chi bằng không có, bởi đó là minh chứng cho sự thất bại của ông trong việc nuôi dạy con cái và bảo vệ người phụ nữ của mình. Hơn thế nữa, nếu như En-ri-cô liên tiếp phạm lỗi với đấng sinh thành, trở thành kẻ vô ơn thì đối với xã hội nó lại là một gánh nặng, tư duy của một người đàn ông từng trải và có trách nhiệm không bao giờ mong muốn điều ấy xảy ra.

Xét lại cả bức thư có thể thấy rằng En-ri-cô là một cậu bé hạnh phúc, có một người mẹ hết lòng yêu thương, một người cha thấu hiểu và trách nhiệm, luôn dõi theo từng bước chân của con cái. Cha En-ri-cô là một người nghiêm khắc, nhưng ông không cứng nhắc, dọa nạt con trẻ bằng đòn roi, mà thay vào đó ông chọn cách viết thư, dùng những lời lẽ tâm huyết, giàu sức thuyết phục, đánh động đến tâm hồn của đứa trẻ mới lớn, khiến nó ngộ ra được nhiều điều. Đó là một cách dạy con tuyệt vời và rất nhân văn mà nhiều bậc cha mẹ cần học tập.

Mẹ tôi là một bức thư cảm động của người viết cho con trai của mình, trong đó ta vừa thấy hiện lên hình ảnh của người mẹ, vừa thấy được bóng dáng và tâm tư của người cha. Họ có cách yêu thương con của riêng mình, nhưng mục đích sau cùng vẫn luôn là đem đến cho con những điều tốt đẹp nhất, mẹ mang cho con sự chăm sóc, âu yếm, cha mang đến cho con sự giáo dục, và những tình cảm thầm lặng. Tổng hòa lại bức thư lần nữa khẳng định vai trò của cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái và những tình cảm thiêng liêng mà bậc cha mẹ luôn muốn hy sinh vì con cái của mình.

Đăng bởi: Trường Tiểu Học Tiên Phương

Chuyên mục: Tài Liệu Học Tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kênh https://xoilaczzh.tv/ trực tiếp bóng đá