Học TậpLớp 7

Viết bài văn thuyết minh về trò chơi pháo đất

Thầy cô xin giới thiệu     Viết bài văn thuyết minh về trò chơi pháo đất   sách kết nối hay nhất, chọn lọc giúp học sinh lớp 7 viết các bài tập làm văn hay hơn. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau:

Viết bài văn thuyết minh về trò chơi pháo đất

Dàn ý Viết bài văn thuyết minh về trò chơi pháo đất

I. Mở bài

Bạn đang xem: Viết bài văn thuyết minh về trò chơi pháo đất

– Giới thiệu trò chơi Pháo đất: Pháo đất là một trò chơi dân gian của Việt Nam sử dụng một loại pháo làm bằng đất.

II. Thân bài:

1. Nguồn gốc trò chơi Pháo đất

– Trò pháo đất đã có lịch sử lâu đời, các câu truyện lưu truyền ở đồng bằng Bắc Bộ cho biết pháo đất được hình thành trong quá trình đắp đê ngăn lũ.

2. Đối tượng tham gia chơi

– Thiếu nhi, người lớn.

– Không giới hạn số người chơi

3. Cách chơi

Video Viết bài văn thuyết minh về trò chơi pháo đất

Viết bài văn thuyết minh về trò chơi pháo đất – Mẫu 1

Khi nhắc đến đất sét, người ta chỉ nghĩ đến công dụng làm gốm men, sứ mà không hề biết rằng nó còn có một công dụng khác là làm pháo đất. Những quả pháo làm từ đất sét ấy đã tạo nên một nét đẹp tinh khôi của văn hóa dân gian Việt Nam – trò chơi pháo đất. Từ lâu, trò chơi pháo đất đã trở thành thú vui, trò tiêu khiển yêu thích của người dân. Pháo đất bắt nguồn từ câu chuyện ở Hải Dương vào thời Hai Bà Trưng. Để áp đảo tinh thần của giặc, người dân đã chế tạo ra pháo đất. Nhưng cũng có truyền thuyết khác cho rằng: “Voi chiến của Trần Hưng Đạo Đại Vương đi đánh trận bị sa lầy ở sông Hóa. Nhân dân đã ném đất xuống để cứu voi”.

Từ đây, ta thấy pháo đất là trò chơi mang giá trị sâu sắc, nêu cao tinh thần thượng võ của dân tộc ta. Đồng thời, trò chơi còn giúp mọi người rèn luyện sức khỏe, sự tỉ mỉ, cẩn thận, dẻo dai. Mỗi khi trò chơi pháo đất được tổ chức lại lại đem đến không khí tươi vui, náo nức, gắn kết mọi người lại với nhau.

Pháo đất nghe có vẻ đơn giản nhưng cách làm lại hết sức cầu kì, công phu. Đất phải là loại đất sét dẻo mịn, ít dính chân tay, được người chơi tuyển chọn kĩ càng. Sau khi chọn được loại đất ưng ý, người chơi sẽ phơi khô đất. Đến khi đất đã đạt yêu cầu thì lọc cho thật mịn, nhào nặn, tạo hình.

Nếu như trò chơi pháo đất của trẻ em vô cùng đơn giản thì pháo đất trong các lễ hội lại có khối lượng và kích thước rất lớn, dao động từ 30-40 kg, thậm chí là lên đến 70-80kg. Để khiêng được pháo phải cần đến những thanh niên có sức khỏe, thân hình tráng kiện, vạm vỡ.

Nổ được pháo to và vang không phải chuyện đơn giản. Ngoài kĩ thuật chọn đất, người chơi phải nắm rõ được cách làm pháo. Khi làm lòng pháo, mọi người cùng nhau giẫm lên miếng đất, tạo thành hình bầu dục rồi nặn cho thật mịn. Điều quyết định đến tiếng pháo nằm ở kĩ thuật nặn vành. Vành càng mịn, đạt đến độ chính xác cao thì càng cho ra âm thanh to và tốt nhất.

Kết thúc phần làm pháo, người chơi sẽ gieo pháo bằng cách mở hai chân bằng vai, dùng cánh tay nâng pháo rồi mới ném xuống. Khi cầm pháo cần úp ngược quả pháo, sao cho khi ném vành pháo tiếp xúc với mặt sân. Tiếng nổ của đội nào to nhất thì giành chiến thắng.

Trò chơi pháo đất không chỉ dừng lại là thú tiêu khiển cho trẻ con mà đã trở thành một nét đẹp văn hóa của dân tộc. Gìn giữ trò chơi pháo đất cũng là cách để mỗi người chúng ta bảo tồn văn hóa dân gian.

Viết bài văn thuyết minh về trò chơi pháo đất (ảnh 1)

Viết bài văn thuyết minh về trò chơi pháo đất – Mẫu 2

Trò chơi dân gian là những trò chơi xuất hiện từ rất sớm và được lưu truyền trong dân gian, trở thành một nét đẹp văn hóa. Trong các lễ hội truyền thống của dân tộc, trò chơi dân gian được mọi người tổ chức hàng năm. Một số trò chơi dân gian tiêu biểu có thể kể đến như đua thuyền, chơi ô ăn quan, …Pháo đất cũng là một trò chơi đọc đáo và thông dụng trong đời sống từ xưa tới nay.

Pháo đất, còn gọi là pháo nổ, pháo nang, phết, đánh đườn theo câu nói hay được dùng khi chơi, là một trò chơi dân gian của Việt Nam sử dụng một loại pháo làm bằng đất.

Trò pháo đất đã có lịch sử lâu đời, các câu truyện lưu truyền ở đồng bằng Bắc Bộ cho biết pháo đất được hình thành trong quá trình đắp đê ngăn lũ. Hay truyền thuyết về lịch sử hội thi pháo đất ở xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình kể rằng năm 1288, trong khi đang đi đánh trận Bạch Đằng, con voi của Trần Hưng Đạo sa lầy ở khúc sông Hóa chảy qua đây. Nhân dân quanh vùng đã dùng đất ném xuống sông cho voi thoát lên. Từ đó, khi nông nhàn, nhân dân thường tụ tập diễn lại cảnh này và dần dần hình thành nên hội thi pháo đất. Cổ xưa hơn, truyền thuyết của người dân ở xã Hồng Phong, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương nói rằng trò chơi này có ở đây từ thời Hai Bà Trưng khi nữ tướng Lê Chân dùng pháo đất với mục đích nghi binh và chơi trong những ngày hội hè nhằm xua tan âm khí, dịch bệnh. Công cụ để chơi pháo đất được làm từ các loại đất có độ quánh cao như đất sét, đất thịt… Pháo thường có dạng như hình cái chảo không có tay cầm hoặc hình bầu dục có thành dày hơn đáy với kích thước linh hoạt và nhiều khi phụ thuộc vào lượng đất nguyên liệu mà trẻ em kiếm được. Ở các lễ hội thi, pháo đất được chế tác rất to, gọi là mâm pháo và có thể dùng từ 20 kg đến 50 kg đất. Sân chơi thường là một mặt bằng càng phẳng càng tốt để vành pháo có thể tiếp xúc khít nhằm gây tiếng nổ to. Đất được sử dụng để nặn pháo nhiều lần do đó mặt bằng được làm sạch bụi để bụi không làm khô đất

Sau khi bắt đầu trò chơi, người chơi sẽ được chia một lượng đất nền đều nhau để làm quả pháo đất. Người chơi lần lượt cho pháo đất nổ, pháo của người nào nổ to nhất thì giành chiến thắng. Ngoài ra, yêu cầu vết phá ở đáy pháo càng rộng thì càng tốt.

Trải qua bao đời, trò chơi này vẫn được bảo lưu và trao truyền. Tại Hải Dương hiện nay, hàng năm, các địa phương thường xuyên tổ chức giao lưu và chủ yếu vào dịp từ tháng Giêng đến hết tháng Ba Âm lịch. Những năm gần đây, thi pháo đất là một hoạt động phần hội đặc biệt sôi nổi, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách quan tâm, cổ vũ khi về với Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc.

Pháo đất – trò chơi dân gian có từ lâu đời và hiện vẫn được bảo tồn ở Việt Nam. Xã hội phát triển, mặc dù lớp trẻ được tiếp xúc với nhiều trò chơi hiện đại, nhưng đấu pháo đất vẫn tồn tại ở một số vùng quê trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Di sản văn hóa này thực sự được thể hiện trọn vẹn trong các lễ hội ở tỉnh Hải Dương.

Viết bài văn thuyết minh về trò chơi pháo đất – Mẫu 3

Mặc dù xã hội phát triển và xuất hiện nhiều hình thức giải trí hơn nhưng trò chơi pháo đất vẫn được nhiều người yêu thích, ưa chuộng. Đặc biệt, trò chơi này còn thường xuyên xuất hiện trong các dịp hội làng, lễ Tết ở những vùng quê, nông thôn Việt Nam.

Pháo đất là trò chơi tập thể, có nhiều người tham dự và được chia thành các đội khác nhau. Người chơi pháo đất không chỉ có trẻ con mà còn có cả người lớn. Tùy vào từng đối tượng và lứa tuổi mà kĩ năng và yêu cầu làm pháo sẽ khác nhau. Ở một số lễ hội, pháo đất đa phần có kích thước lớn, chủ yếu dành cho những thanh niên trai tráng, có sức khỏe và thân hình vạm vỡ trong làng.

Để chơi được pháo đất cần có không gian rộng rãi như sân đình, sân làng. Đúng như tên gọi, pháo đất được làm từ loại đất có độ dẻo cao là đất sét. Người dân làm pháo đất bằng cách phơi khô đất sét thô, đập nhỏ và rồi lọc qua nước cho thật dẻo. Cuối cùng, đất được nhặt hết xơ, sạn. Đất được làm kĩ càng thì cho tiếng nổ càng to và vang.

Sau khi hiệu lệnh bắt đầu vang lên, mỗi đội hoặc người chơi sẽ được giao một phần đất để làm pháo. Để làm pháo, người chơi cần nặn lòng pháo hình bầu dục, vuốt nhẵn mép cho thật phẳng. Vành của pháo đất phải được nặn sao cho nó có thể úp khít xuống mặt sân chơi. Vành pháo nếu đạt đến độ chỉnh xác và tỉ mỉ sẽ cho ra được tiếng nổ to, vang. Kết thúc thời gian chuẩn bị, người chơi sẽ tiến hành nổ pháo bằng cách lấy tay cầm đáy và gieo xuống đất sao cho vành 

Pháo đất ra đời đã lâu song đến nay, trò chơi này vẫn được lưu truyền trong văn hóa dân gian và trở thành nét đẹp văn hóa. Thú vui ấy không chỉ rèn luyện cho mỗi người tính tỉ mẩn, cẩn thận mà còn tạo nên bầu không khí tươi vui, rộn ràng. Mọi người sẽ được đắm chìm trong những tiếng cười rộn rã và cùng nhau thưởng thức những tràng pháo “đinh tai nhức óc”. Đây quả là một trò chơi đặc sắc trong kho tàng văn hóa Việt Nam.

Viết bài văn thuyết minh về trò chơi pháo đất (ảnh 3)

Viết bài văn thuyết minh về trò chơi pháo đất – Mẫu 4

Mặc dù xã hội phát triển và xuất hiện nhiều hình thức giải trí hơn nhưng trò chơi pháo đất vẫn được nhiều người yêu thích, ưa chuộng. Đặc biệt, trò chơi này còn thường xuyên xuất hiện trong các dịp hội làng, lễ Tết ở những vùng quê, nông thôn Việt Nam.

Pháo đất là trò chơi tập thể, có nhiều người tham dự và được chia thành các đội khác nhau. Người chơi pháo đất không chỉ có trẻ con mà còn có cả người lớn. Tùy vào từng đối tượng và lứa tuổi mà kĩ năng và yêu cầu làm pháo sẽ khác nhau. Ở một số lễ hội, pháo đất đa phần có kích thước lớn, chủ yếu dành cho những thanh niên trai tráng, có sức khỏe và thân hình vạm vỡ trong làng.

Để chơi được pháo đất cần có không gian rộng rãi như sân đình, sân làng. Đúng như tên gọi, pháo đất được làm từ loại đất có độ dẻo cao là đất sét. Người dân làm pháo đất bằng cách phơi khô đất sét thô, đập nhỏ và rồi lọc qua nước cho thật dẻo. Cuối cùng, đất được nhặt hết xơ, sạn. Đất được làm kĩ càng thì cho tiếng nổ càng to và vang.

Sau khi hiệu lệnh bắt đầu vang lên, mỗi đội hoặc người chơi sẽ được giao một phần đất để làm pháo. Để làm pháo, người chơi cần nặn lòng pháo hình bầu dục, vuốt nhẵn mép cho thật phẳng. Vành của pháo đất phải được nặn sao cho nó có thể úp khít xuống mặt sân chơi. Vành pháo nếu đạt đến độ chỉnh xác và tỉ mỉ sẽ cho ra được tiếng nổ to, vang. Kết thúc thời gian chuẩn bị, người chơi sẽ tiến hành nổ pháo bằng cách lấy tay cầm đáy và gieo xuống đất sao cho vành pháo tiếp xúc với bề mặt sân chơi. Nếu tiếng pháo của ai nổ to nhất thì người đó sẽ giành chiến thắng.

Pháo đất ra đời đã lâu song đến nay, trò chơi này vẫn được lưu truyền trong văn hóa dân gian và trở thành nét đẹp văn hóa. Thú vui ấy không chỉ rèn luyện cho mỗi người tính tỉ mẩn, cẩn thận mà còn tạo nên bầu không khí tươi vui, rộn ràng. Mọi người sẽ được đắm chìm trong những tiếng cười rộn rã và cùng nhau thưởng thức những tràng pháo “đinh tai nhức óc”. Đây quả là một trò chơi đặc sắc trong kho tàng văn hóa Việt Nam.

Viết bài văn thuyết minh về trò chơi pháo đất – Mẫu 5

Khi nhắc đến đất sét, người ta chỉ nghĩ đến công dụng làm gốm men, sứ mà không hề biết rằng nó còn có một công dụng khác là làm pháo đất. Những quả pháo làm từ đất sét ấy đã tạo nên một nét đẹp tinh khôi của văn hóa dân gian Việt Nam – trò chơi pháo đấ Từ lâu, trò chơi pháo đất đã trở thành thú vui, trò tiêu khiển yêu thích của người dân. Pháo đất bắt nguồn từ câu chuyện ở Hải Dương vào thời Hai Bà Trưng. Để áp đảo tinh thần của giặc, người dân đã chế tạo ra pháo đất. Nhưng cũng có truyền thuyết khác cho rằng: “Voi chiến của Trần Hưng Đạo Đại Vương đi đánh trận bị sa lầy ở sông Hóa. Nhân dân đã ném đất xuống để cứu voi”.

Từ đây, ta thấy pháo đất là trò chơi mang giá trị sâu sắc, nêu cao tinh thần thượng võ của dân tộc ta. Đồng thời, trò chơi còn giúp mọi người rèn luyện sức khỏe, sự tỉ mỉ, cẩn thận, dẻo dai. Mỗi khi trò chơi pháo đất được tổ chức lại lại đem đến không khí tươi vui, náo nức, gắn kết mọi người lại với nhau.

Pháo đất nghe có vẻ đơn giản nhưng cách làm lại hết sức cầu kì, công phu. Đất phải là loại đất sét dẻo mịn, ít dính chân tay, được người chơi tuyển chọn kĩ càng. Sau khi chọn được loại đất ưng ý, người chơi sẽ phơi khô đất. Đến khi đất đã đạt yêu cầu thì lọc cho thật mịn, nhào nặn, tạo hình.

Nếu như trò chơi pháo đất của trẻ em vô cùng đơn giản thì pháo đất trong các lễ hội lại có khối lượng và kích thước rất lớn, dao động từ 30-40 kg, thậm chí là lên đến 70-80kg. Để khiêng được pháo phải cần đến những thanh niên có sức khỏe, thân hình tráng kiện, vạm vỡ.

Nổ được pháo to và vang không phải chuyện đơn giản. Ngoài kĩ thuật chọn đất, người chơi phải nắm rõ được cách làm pháo. Khi làm lòng pháo, mọi người cùng nhau giẫm lên miếng đất, tạo thành hình bầu dục rồi nặn cho thật mịn. Điều quyết định đến tiếng pháo nằm ở kĩ thuật nặn vành. Vành càng mịn, đạt đến độ chính xác cao thì càng cho ra âm thanh to và tốt nhất.

Kết thúc phần làm pháo, người chơi sẽ gieo pháo bằng cách mở hai chân bằng vai, dùng cánh tay nâng pháo rồi mới ném xuống. Khi cầm pháo cần úp ngược quả pháo, sao cho khi ném vành pháo tiếp xúc với mặt sân. Tiếng nổ của đội nào to nhất thì giành chiến thắng.

Trò chơi pháo đất không chỉ dừng lại là thú tiêu khiển cho trẻ con mà đã trở thành một nét đẹp văn hóa của dân tộc. Gìn giữ trò chơi pháo đất cũng là cách để mỗi người chúng ta bảo tồn văn hóa dân gian

 Viết bài văn thuyết minh về trò chơi pháo đất (ảnh 4)

Viết bài văn thuyết minh về trò chơi pháo đất – Mẫu 6

Pháo đất là trò chơi dân gian có từ lâu đời ở các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng. Các hội thi pháo đất có mối quan hệ mật thiết với mùa màng. Những năm cây lúa tươi tốt, hứa hẹn một vụ mùa bội thu thì các hội thi tổ chức nhiều hơn những năm mùa màng kém, nhưng ít nhất một năm đều có một hội thi pháo chính được tổ chức. Các trận đấu pháo diễn ra ở những nơi sinh hoạt văn hóa công cộng như nhà văn hóa, sân đình.. Hàng năm, xã Ứng Hòe, huyện Ninh Giang, Hải Dương tổ chức hội thi pháo đất. Những ngày diễn ra hội thi pháo đất là cả làng lại được sống trong không khí hào hùng, náo nức, vui nhộn của trò chơi dân gian này. Không ai rõ nó có từ bao giờ, chỉ biết pháo đất được hình thành trong quá trình đắp đê ngăn lũ. Nhân dân quanh vùng đã dùng đất ném xuống sông cho voi thoát lên. Từ đó, khi nông nhàn, nhân dân thường tụ tập diễn lại cảnh này và dần dần hình thành nên hội thi pháo đất. Cổ xưa hơn, truyền thuyết của người dân ở làng mình nói rằng trò chơi này có ở đây từ thời Hai Bà Trưng khi nữ tướng Lê Chân dùng pháo đất với mục đích nghi binh khi vào trận và chơi trong những ngày hội hè nhằm xua tan âm khí, dịch bệnh.  Sau này, người dân trong làng thường tổ chức những cuộc thi pháo đất để ăn mừng những thành quả của vụ mùa bội thu, để khích lệ nhau cùng cố gắng vượt lên vất vả, hướng tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc”. Cứ mỗi dịp lễ hội sắp diễn ra, trước đó khoảng một tháng, người dân trong làng đã háo hức đón lễ hội bằng những chuẩn bị kỹ càng, nhà ai có con em đi làm xa đều được người thân  thông báo.  Đất chơi pháo được người chơi chọn lựa một cách kỹ lưỡng, Đất phải có độ dẻo dai, kết dính tốt, thường là đất thịt hoặc đất sét. Sau khi đã chọn được đất, thì quá trình làm đất là vô cùng công phu. Đất lấy về được trải ra nơi sạch sẽ, không có đá sỏi, các pháo thủ dùng dao, liềm thái đất thành từng miếng nhỏ, rồi tiếp tục lấy búa tạ, chày đập, giã thật nhuyễn. Đất được trộn, thấu nhiều lần, sau đó sẽ đánh thành từng quả đất. Thông thường, pháo thi đấu có trọng lượng 60-80kg/quả. Trước mỗi trận đấu, pháo thủ phải luyện tập trước nhiều tuần. Theo thể lệ thi đấu, năm nay trận đấu có 4 sòng và mỗi sòng có 30 lần gieo pháo. Trong một sòng, mỗi pháo thủ chỉ được gieo 1 pháo. Đội thắng ở một sòng thi đấu phải có tổng số thước các pháo cộng lại lớn hơn đội khác từ 2 thước pháo trở lên (một thước pháo bằng 40cm).
Pháo được đo là manh pháo phải bung ra lớn hơn 2 thước và  phải liền mạch, không bị tan, đứt quãng. Trọng tài sẽ dùng thước đo hai mép của manh pháo để tính độ dài pháo ra.
Đội chiến thắng chung cuộc có số  tổng thước pháo lớn nhất của cả 4 sòng và hơn đối thủ 2 thước trở lên. Khi tiếng trống vang lên báo hiệu lễ hội bắt đầu là lúc các pháo thủ bắt tay vào công việc nặn pháo. Pháo thủ dùng tay và chân đấm, lèn chặt quả đất. Quả pháo hình thành phải có hình bầu dục, mõm pháo nhỏ hơn gáy pháo, phần giữa dày hơn hai bên. Pháo thủ dùng khăn vải thấm nước, rồi vắt khô để vuốt, lau mép pháo. Dùng hai tay bấm manh pháo cho đều, gọi là lên manh. Manh bấm xong, thì dùng dao (hoặc một thanh tre nhọn) khía sâu vào rãnh của manh cho đứt hẳn. Sau đó, tiếp tục bấm một lần đất phủ kín chỗ đã khía để làm liền manh. Ở phần mõm pháo, pháo thủ rạch một đường dài khoảng 5cm, gọi là ngắt manh, nơi để manh pháo bung ra. Ngắt manh xong, người làm pháo chỉnh cho pháo cân đối lần cuối, rồi chuẩn bị gieo pháo. Tham gia ngày hội, sống trong không khí đó, mọi người từ già đến trẻ đều cảm thấy náo nức, cùng nhau cổ vũ cho đội mình. Nhìn đôi tay, bàn chân các pháo thủ làm pháo một cách cẩn thận, khéo léo, người ta thấy đó như là những giao tiếp âu yếm, thân mật giữa con người với đất đai. Nó không chỉ đem lại tiếng cười sảng khoái, niềm vui cho bà con nông dân mà còn thể hiện sự đoàn kết cộng đồng, niềm tự hào với truyền thống quê hương.

Đăng bởi: Trường Tiểu Học Tiên Phương

Chuyên mục: Tài Liệu Học Tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kênh https://xoilaczzh.tv/ trực tiếp bóng đá