Học TậpLớp 2

Tiếng Việt lớp 2 trang 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114 Bài 31: Em yêu quê hương – Cánh diều

Lời giải Tiếng Việt lớp 2 trang 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114 Bài 31: Em yêu quê hương sách Cánh diều gồm đầy đủ các phần Chia sẻ và đọc, Viết, Đọc, Nói và nghe, Tự đọc sách báo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 1. Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 2 trang 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114 Bài 31: Em yêu quê hương

Tiếng Việt lớp 2 trang 106,107, 108 Về quê

Bạn đang xem: Tiếng Việt lớp 2 trang 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114 Bài 31: Em yêu quê hương – Cánh diều

Chia sẻ

Tiếng Việt lớp 2 trang 106 Câu 1: Thi hát và đọc thơ về quê hương.

Lời giải:

Em chủ động hoàn thành bài tập trên lớp.

Tiếng Việt lớp 2 trang 106 Câu 2: Bình chọn nhóm thực hiện tốt nhất.

Lời giải:

Em chủ động hoàn thành bài tập trên lớp.

Bài đọc

Về quê

Theo ông, cháu được về quê

Đồng xanh tít tắp, mùa hè thênh thang

Về quê được tắm giếng làng

Bắc thang bẻ ổi chín vàng trên cây

Trời cao lồng lộng gió mây

Tre đu kẽo kẹt, nắng đầy sân phơi

Chó mèo cứ quẩn chân người

Vịt bầu từng nhóm thảnh thơi bơi thuyền

Vườn sau, gà bới giun lên

Lũ con chiêm chiếp theo liền đằng sau

Buổi trưa cháu mải đi câu

Chiều về mấy đứa tranh nhau thả diều.

Ở quê, ngày ngắn tí teo

Kì nghỉ một tháng trôi vèo như không.

                                                    VŨ XUÂN QUÂN

– Tít tắp: rất xa, rất dài, đến hết tầm nhìn mắt.

– Thênh thang: rất rộng rãi, thoải mái

– Lồng lộng: (gió thổi) rất mạnh ở nơi trống trải

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 2 trang 107 Câu 1: Bài thơ là lời của ai?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Bài thơ là lời của người cháu

Tiếng Việt lớp 2 trang 107 Câu 2: Bạn nhỏ thích những cảnh vật nào ở quê?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Những cảnh vật mà bạn nhỏ thích ở quê là: đồng xanh tít tắp, trời cao đầy gió, tre đu kẽo kẹt, nắng đầy sân, chó mèo quẩn chân người, vịt bầu bơi, gà bới giun.

Tiếng Việt lớp 2 trang 107 Câu 3: Bạn nhỏ được làm những gì khi về quê nghỉ hè?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Những việc bạn nhỏ được làm khi về quê là: tắm giếng làng, bẻ ổi, đi câu, thả diều.

Tiếng Việt lớp 2 trang 107 Câu 4: Em hiểu hai dòng cuối bài thơ như thế nào? Chọn ý đúng:

a. Ngày ở quê ngắn hơn ngày ở thành phố.

b. Nghỉ hè ở quê rất vui nên thấy thời gian trôi nhanh.

c. Kỳ nghỉ hè chỉ có một tháng nên rất ngắn.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Hai dòng thơ cuối có nghĩa là: nghỉ hè ở quê rất vui nên thấy thời gian trôi nhanh.

Chọn b.

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 2 trang 107 Câu 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:

(quê, tít tắp, tắm, giếng, bẻ, ổi, xanh, thênh thang, tre, bơi, câu cá, ngắn)

– Từ ngữ chỉ sự vật

– Từ ngữ chỉ đặc điểm

– Từ ngữ chỉ hoạt động

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các từ ngữ và sắp xếp vào nhóm thích hợp.

Lời giải:

– Từ ngữ chỉ sự vật: quê, giếng, ổi, tre

– Từ ngữ chỉ đặc điểm: tít tắp, xanh, thênh thang, ngắn

– Từ ngữ chỉ hoạt động: tắm, bẻ, bơi, câu cá

Tiếng Việt lớp 2 trang 108 Câu 2: Nói 1 – 2 câu thể hiện sự ngạc nhiên hoặc thích thú trong các tình huống sau:

a. Ông cho em cùng đi thả diều.

b. Ông cho em cùng đi câu cá.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các tình huống để nói câu thể hiện sự ngạc nhiên.

Lời giải:

a. Ông cho em cùng đi thả diều.

Ôi, thả diều ấy ạ? Cháu thích lắm ạ.

b. Ông cho em cùng đi câu cá.

Thật ạ? Cháu rất thích đi câu cá cùng ông ạ!

Tiếng Việt lớp 2 trang 108, 109 Quê ngoại. Chữ hoa N

Tiếng Việt lớp 2 trang 108 Câu 1: Nghe – viết:

Quê ngoại

Nắng chiều ở quê ngoại

Óng ả vàng ngọn chanh

Lích chích trên cành khế

Tiếng chim trong lá xanh.

Những ngày ở quê ngoại

Tắm mát trên dòng sông

Rất nhiều hoa cỏ lạ

Thoang thoảng hương trên đồng.

PHẠM THANH CHƯƠNG

Tiếng Việt lớp 2 trang 108 Câu 2: Chọn chữ hoặc vần phù hợp vào ô trống:

a. Chữ s hay x?

Cây sấu là cây âm nhạc với cái thân to và tán lá □anh tròn. Mỗi quả sấu là một nốt nhạc. Còn nhạc □ĩ là những chú ve □ầu râm ran trong tán lá □anh □uốt cả mùa hè.

Theo BĂNG SƠN

b. Vần in hay inh?

Cây xấu hổ

Mắt trong kẽ lá

T□ nghịch nh□ em

X□ đừng xấu hổ

Cây hãy làm quen.

Vì hay nhút nhát

Cây đứng một m□

Vì hay xấu hổ

Suốt đời lặng th□

THÁI THĂNG LONG

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn, đoạn thơ vầ điền chữ, vần thích hợp.

Lời giải:

a. Chữ s hay x?

Cây sấu là cây âm nhạc với cái thân to và tán lá xanh tròn. Mỗi quả sấu là một nốt nhạc. Còn nhạc sĩ là những chú ve sầu râm ran trong tán lá xanh suốt cả mùa hè.

Theo BĂNG SƠN

b. Vần in hay inh?

Cây xấu hổ

Mắt trong kẽ lá

Tinh nghịch nh□ em

Xin đừng xấu hổ

Cây hãy làm quen.

Vì hay nhút nhát

Cây đứng một mình

Vì hay xấu hổ

Suốt đời lặng thinh

THÁI THĂNG LONG

Tiếng Việt lớp 2 trang 109 Câu 3: Tìm tiếng:

a. Bắt đầu bằng chữ s hay x có nghĩa như sau:

– Mùa đầu tiên trong năm.

– Trái ngược với đúng.

– Trái ngược với đẹp.

b. Có vần in hay inh có nghĩa như sau:

– Số tiếp theo số 8.

– Cùng nghĩa với đẹp.

– Thực hiện các phép cộng, trừ, nhân, chia…

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ yêu cầu của đề bài và tìm tiếng phù hợp.

Lời giải:

a. Bắt đầu bằng chữ s hay x có nghĩa như sau:

– Mùa đầu tiên trong năm: xuân

– Trái ngược với đúng: sai

– Trái ngược với đẹp: xấu

b. Có vần in hay inh có nghĩa như sau:

– Số tiếp theo số 8: chín

– Cùng nghĩa với đẹp: xinh

– Thực hiện các phép cộng, trừ, nhân, chia: tính

Tiếng Việt lớp 2 trang 109 Câu 4: Tập viết:

a) Viết chữ hoa (kiểu 2):

b) Viết ứng dụng: Nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

Phương pháp giải:

* Cấu tạo:

– Nét 1: Móc hai đầu trái lượn vào trong giống nét 1 ở chữ hoa M kiểu 2.

– Nét 2: Là kết hợp của hai nét cơ bản. Đó là nét lượn ngang và nét cong trái nối liền nhau. Hai nét tạo thành vòng xoắn nhỏ phía trên, giống nét 3 ở chữ hoa M – kiểu 2.

* Cách viết:

– Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét móc hai đầu trái, hai đầu đều lượn vào trong. Dừng bút ở đường kẻ 2.

– Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đoạn nét móc ở đường kẻ 5. Tiếp đến viết nét lượn ngang rồi chuyển hướng đầu bút trở lại để viết tiếp nét cong trái. Dừng bút ở đường kẻ 2.

Tiếng Việt lớp 2 trang 109, 110, 111 Con kênh xanh xanh

Bài đọc

Con kênh xanh xanh

1. Nhà Đôi và nhà Thu cách nhau một con lạch nhỏ. Trước kia, đó chỉ là đường dẫn nước vào vườn cây. Cách đây mấy năm, nước lớn, hai bờ bị lở, rộng ra. Hai nhà cùng nhau nạo đáy, tạo thành con lạch chung. Có con lạch, nước ra vô mạnh theo thủy triều, nên không đục bùn như những đường dẫn nước khác. Hai nhà đều treo sẵn vào cái võng lên những cây dừa bên bờ lạch để nằm chơi, hưởng gió mát.

2. Hè đến, Đôi và Thu thường nằm trên võng ôn bài, đố vui. Có lần, Thu ví con lạch này là con kênh xanh xanh của hai nhà. Cái tên “con kênh xnah xanh” giống hệt tên một bài hát mà Đôi biết:

“Con kênh xanh xanh những chiều êm ả nước trôi….

Thuyền ai lướt qua hàng chuối với bờ kênh.

Thuyền ai lướt qua bông lúa thướt tha…”

Theo KIM HẢI

– Kênh: công trình dẫn nước tương đối lớn, thuyền bè có thể đi lại được.

– Lạch: đường dẫn nước hẹp, nông, ít dốc.

– Ra vô: ra vào

– Thủy triều: hiện tượng nước biển dâng lên, rút xuống một hai lần trong ngày.

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 2 trang 110 Câu 1: Con lạch chung của nhà Đôi và nhà Thu được tạo ra như thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời các câu hỏi.

Lời giải:

Con lạch chung của nhà Đôi và nhà Thu được trước chỉ là đường dẫn nước vào vườn cây nhưng sau trận nước lớn, hai bờ bị lở, rộng ra nên hai nhà cùng nhau nạo đáy, tạo thành con lạch chung.

Tiếng Việt lớp 2 trang 110 Câu 2: Mùa hè, Đôi và Thu thường làm gì bên con lạch?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời các câu hỏi.

Lời giải:

Mùa hè, Đôi và Thu thường nằm trên võng ôn bài, đố vui.

Tiếng Việt lớp 2 trang 110 Câu 3: Cái tên “con kênh xanh xanh” mà hai bạn đặt cho con lạch thể hiện tình cảm với con lạch như thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời các câu hỏi.

Lời giải:

Cái tên “con kênh xanh xanh” mà hai bạn đặt cho con lạch thể hiện sự gần gũi, niềm yêu thương dành cho con lạch.

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 2 trang 111 Câu 1: Nói lời đồng ý của Thu khi Đôi rủ Thu cùng ra võng ôn bài.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các tình huống để nói lời đồng ý.

Lời giải:

Đôi: Thu ơi, chúng mình ra võng cạnh con lạch ôn bài đi!

Thu: Được. Cậu chờ tớ lấy sách vở nhé!

Tiếng Việt lớp 2 trang 111 Câu 2: Nói lời khen của các bạn khi đến thăm con lạch của hai nhà.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các tình huống để nói lời khen.

Lời giải:

Ôi! Con lạch của nhà Thu và Đôi đẹp quá! Thật đúng với cái tên “con kênh xanh xanh” mà các cậu đã đặt.

Tiếng Việt lớp 2 trang 111 Kể chuyện một lần về quê hoặc đi chơi

Tiếng Việt lớp 2 trang 111 Câu hỏi: Chọn 1 trong 2 đề sau:

1. Kể lại một lần em theo bố mẹ hoặc ông bà về quê chơi

G:

– Quê em ở đâu?

– Ở quê có những gì làm em thích thú hoặc nhớ mãi?

– Cảm nghĩ của em về lần đi chơi đó.

2. Kể lại một lần em được đi chơi ở một nơi có cảnh đẹp.

G:

– Em được đi đâu?

– Ở nơi em đến có những gì làm em thích thú hoặc nhớ mãi?

– Cảm nghĩ của em về lần đi chơi đó.

Phương pháp giải:

Em chọn 1 trong 2 đề và dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.

Lời giải:

1. Nghỉ hè vừa rồi, em được bố mẹ cho về quê nội chơi. Quê em ở một huyện của tỉnh Nghệ An. Về quê, em được cùng ông bà ra đồng, được thả diều cùng các anh chị. Tối đến, cả gia đình em trải chiếu ngồi giữa sân, cùng ăn bánh, uống nước và nói chuyện rất vui vẻ. Em cảm thấy vô cùng thích thú khi được về quê chơi mỗi dịp hè.

2. Tuần trước, em được đi tham quan cùng với các bạn trong lớp. Chúng em được đi thăm cột cờ Hà Nội. Cột cờ rất cao lớn, đồ sộ. Lá cờ tổ quốc treo trên đỉnh bay phấp phới giữa bầu trời trong xanh. Trong chuyến tham quan, em được nghe về những người anh hùng dân tộc. Em rất thích chuyến tham quan đó. Em mong rằng mình sẽ được.

Tiếng Việt lớp 2 trang 111, 112 Viết về quê hương hoặc nơi ở

Tiếng Việt lớp 2 trang 111 Câu 1: Viết 4 – 5 câu giới thiệu quê hương em hoặc nơi em ở (kèm theo tranh ảnh em đã sưu tầm hoặc tự vẽ)

Gợi ý:

a. Quê hương em ở đâu?

b. Hình ảnh quê hương em gắn với cảnh vật, hoạt động nào?

c. Tình cảm của em với quê hương như thế nào?

Phương pháp giải:

Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.

Lời giải:

* Bài tham khảo 1:

Em sinh ra và lớn lên tại tỉnh Bắc Ninh. Quê hương em nổi tiếng với làn điệu dân ca quan họ. Cứ mỗi mùa hội Lim, khắp các thôn xóm lại rộn ràng tiếng hát. Em rất thích nghe quan họ và cũng rất tự hào về quê hương mình. Em mong quê hương em ngày một giàu đẹp hơn.

* Bài tham khảo 2:

Hiện tại, em đang sống ở thủ đô Hà Nội. Dù đây không phải quê hương của em nhưng nó đã gắn bó với em từ lúc em còn nhỏ. Hà Nội có lăng Bác, có cột cờ, chùa Một Cột và rất nhiều cảnh đẹp. Em rất yêu Hà Nội, nơi đây giống như quê hương thứ hai của em.

Tiếng Việt lớp 2 trang 112 Câu 2: Giới thiệu bài viết của em với các bạn trong nhóm. Tập hợp các bài viết thành bộ sưu tập để tham gia Ngày hội quê hương

Lời giải:

Em tự hoàn thành bài tập trên lớp.

Tiếng Việt lớp 2 trang 113, 114 Ngày hội quê hương

Tiếng Việt lớp 2 trang 113 Câu 1: Mỗi tổ thực hiện một trong các hoạt động dưới đây:

a. Trưng bày, giới thiệu các đoạn viết về quê hương kèm theo tranh ảnh học sinh sưu tầm hoặc tự vẽ.

b. Giới thiệu trò chơi dân gian. Mời các bạn cùng tham gia trò chơi.

c. Giới thiệu món ăn quê hương.

Lời giải:

Em tự hoàn thành bài tập trên lớp.

Tiếng Việt lớp 2 trang 114 Câu 2: Cả lớp bình chọn những sản phẩm, hoạt động hay.

Lời giải:

Em tự hoàn thành bài tập trên lớp.

Tiếng Việt lớp 2 trang 114 Em đã biết những gì, làm được những gì

Tiếng Việt lớp 2 trang 114 Câu hỏi: Sau bài 30 và 31, em đã biết thêm những gì? Đã làm thêm được những gì? Hãy hoàn chỉnh bảng dưới:

Tự đánh giá trang 114 Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 | Cánh diều

Lời giải:

Các em đánh dấu vào những điều đã biết và đã làm được. 

Đăng bởi: Trường Tiểu Học Tiên Phương

Chuyên mục: Tài Liệu Học Tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kênh https://xoilaczzh.tv/ trực tiếp bóng đá