Học TậpLớp 2

Tiếng Việt lớp 2 trang 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37 Bài 22: Chuyện cây chuyện người – Cánh diều

Lời giải Tiếng Việt lớp 2 trang 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37 Bài 22: Chuyện cây chuyện người sách Cánh diều gồm đầy đủ các phần Chia sẻ và đọc, Viết, Đọc, Nói và nghe, Tự đọc sách báo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 1. Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 2 trang 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37 Bài 22: Chuyện cây chuyện người

Tiếng Việt lớp 2 trang 30, 31, 32 Mùa lúa chín

Bạn đang xem: Tiếng Việt lớp 2 trang 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37 Bài 22: Chuyện cây chuyện người – Cánh diều

Chia sẻ

Tiếng Việt lớp 2 trang 30 Câu 1: Quan sát các hình ảnh dưới đây:

Sắp xếp lại thứ tự các hình cho phù hợp với quá trình từ lúc lúa còn non đến lúc lúa thu hoạch và được nấu thành cơm.

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của đề bài.

Lời giải:

Thứ tự các hình từ lúc lúa còn non đến lúc nấu thành cơm là: e – g – d – b – c – a 

Tiếng Việt lớp 2 trang 30 Câu 2: Nghe bài hát: Em đi giữa biển vàng (nhạc: Bùi Đình Thảo, lời thơ: Nguyễn Khoa Đăng)

Lời giải:

Em tìm nghe bài hát.

Bài đọc

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 2 trang 32 Câu 1: Ở khổ thơ 1, đồng lúa chín được so sánh với những gì?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ khổ thơ 1 để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Đồng lúa chín được so sánh với: biển vàng, tơ kén.

Tiếng Việt lớp 2 trang 32 Câu 2: Tìm một hình ảnh đẹp ở khổ thơ 2.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ khổ thơ 2 để tìm hình ảnh đẹp.

Lời giải:

Hình ảnh đẹp ở khổ thơ 2 là: Lúa biết đi/ Chuyện rầm rì/ Rung rinh sóng.

Tiếng Việt lớp 2 trang 32 Câu 3: Những câu thơ nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài thơ để tìm những câu thơ nói lên nỗi vất vả của người nông dân.

Lời giải:

Những câu thơ nói lên nỗi vất vả của người nông dân là:

Bông lúa quyện

Trĩu bàn tay

Như đựng đầy

Mưa, gió, nắng

Như đeo nặng

Giọt mồ hôi

Của bao người

Nuôi lớn lúa…

Tiếng Việt lớp 2 trang 32 Câu 4: Những từ ngữ nào ở khổ thơ cuối thể hiện niềm vui của bạn nhỏ khi đi giữa đồng lúa chín?

Phương pháp giải:

Em đọc khổ thơ cuối.

Lời giải:

Những từ ngữ thể hiện niềm vui của bạn nhỏ khi đi giữa đồng lúa là: nghe mênh mang, đồng lúa hát.

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 2 trang 32 Câu 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:

(thóc, gặt, cấy, gạo, cánh đồng, đập, gánh, nương, rẫy)

a. Từ ngữ chỉ nơi trồng lúa: cánh đồng

b. Từ ngữ chỉ hoạt động liên quan đến cây lúa: cấy

c. Từ ngữ chỉ sản phẩm từ cây lúa: gạo

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các từ ngữ đã cho và sắp xếp vào nhóm thích hợp.

Lời giải:

a. Từ ngữ chỉ nơi trồng lúa: cánh đồng, nương, rẫy

b. Từ ngữ chỉ hoạt động liên quan đến cây lúa: cấy, gặt, đập, gánh

c. Từ ngữ chỉ sản phẩm từ cây lúa: gạo, thóc

Tiếng Việt lớp 2 trang 32 Câu 2: Đặt câu với một trong các từ ngữ trên.

Phương pháp giải:

Em chọn từ ngữ ở bài tập 1 để đặt câu với các từ ngữ đó.

Lời giải:

– Cánh đồng rộng lớn mênh mông..

– Ngoài đồng, các bác nông dân đang cấy lúa.

Tiếng Việt lớp 2 trang 32, 33 Mùa lúa chín. Chữ hoa S

Tiếng Việt lớp 2 trang 32 Câu 1: Nghe – viết:

Mùa lúa chín

Vây quanh làng

Một biển vàng

Như tơ kén…

Hương lúa chín

Thoang thoảng bay

Làm say

Đàn ri đá.

Lúa biết đi

Chuyện rầm rì

Rung rinh sóng

Làm xáo động

Cả rặng cây

Làm lung lay

Hàng cột điện…

Tiếng Việt lớp 2 trang 32 Câu 2: Tìm chữ phù hợp với ô trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện dưới đây: chữ c hay k, chữ ng hay ngh?

Quả sồi

Quả sồi nhỏ nằm dưới đất. Nó ao ước được ở trên □ao để □ắm trăng sao, □e gió rì rào □ể chuyện. Nó nhờ ông sồi già đưa nó lên □ành cao. Ông sồi bảo:

– Cháu hãy tự mọc rễ nhanh lên, rồi cháu sẽ trở thành một □ây sồi cao lớn.

Theo Xu-khôm-lin-xki

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các câu và điền chữ phù hợp vào chỗ trống.

Lời giải:

Quả sồi

Quả sồi nhỏ nằm dưới đất. Nó ao ước được ở trên cao để ngắm trăng sao, nghe gió rì rào kể chuyện. Nó nhờ ông sồi già đưa nó lên cành cao. Ông sồi bảo:

– Cháu hãy tự mọc rễ nhanh lên, rồi cháu sẽ trở thành một cây sồi cao lớn.

Theo Xu-khôm-lin-xki

Tiếng Việt lớp 2 trang 33 Câu 3: Tìm các tiếng:

a. Bắt đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa như sau:

– Kêu lên vì vui mừng.

– Nói sai sự thật.

– Rắc hạt xuống đất để mọc thành cây.

b. Có dấu hỏi hoặc dấu ngã có nghĩa như sau:

– Ngược lại với thật.

– Ngược lại với lành (hiền).

– Đường nhỏ và hẹp trong làng xóm, phố phường.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ nghĩa và tìm  từ ngữ tương ứng.

Lời giải:

a. Bắt đầu bằng r, d hoặc gi

– Kêu lên vì vui mừng: reo

– Nói sai sự thật: nói dối

– Rắc hạt xuống đất để mọc thành cây: gieo

b. Có dấu hỏi hoặc dấu ngã

– Ngược lại với thật: giả

– Ngược lại với lành: dữ

– Đường nhỏ và hẹp trong làng xóm, phố phường: ngõ

Tiếng Việt lớp 2 trang 33 Câu 4: Tập viết:

a) Viết chữ hoa:

b) Viết ứng dụng: Sương long lanh đậu trên cành lá.

Phương pháp giải:

* Cấu tạo: Chữ s thường được cấu tạo từ hai nét cơ bản (thẳng xiên và cong phải). Nhưng có biến điệu. Trong đó, ở cuối nét thẳng xiên có vòng xoắn nhỏ.

* Cách viết:

Để bắt đầu viết chữ s thường, bé hãy đặt bút ở đường kẻ 1. Sau đó viết nét thẳng xiên. Phía trên hơi lượn sang trái tạo vòng xoắn nhỏ (cao hơn đường kẻ 3 một chút). Tiếp tục đưa bút viết nét cong phải. Cuối cùng dừng bút ở khoảng giữa đường kẻ 1 và đường kẻ 2 (gần nét thẳng xiên).

Tiếng Việt lớp 2 trang 33, 34, 35 Chiếc rễ đa tròn

Bài đọc

CHIẾC RỄ ĐA TRÒN

1. Buổi sớm hôm ấy, sau khi tập thể dục. Bác Hồ đi dạo trong vườn. Đến gần cây đa, Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ, dài ngoằn ngoèo nằm trên mặt đất. Chắc là trận gió đêm qua đã làm nó rơi xuống. Bác tần ngần một lát, rồi bảo chú cần vụ đứng gần đấy:

– Chú cuốn rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé!

2. Theo lời Bác, chú cần vụ xới đất, vùi chiếc rễ xuống. Nhưng Bác bảo:

– Chú nên làm thế này.

Nói rồi, Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn và bảo chú cần vụ buộc nó tựu vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.

Chú cần vụ thắc mắc:

– Thưa Bác, làm thế để làm gì ạ?

Bác khẽ cười:

– Rồi chú sẽ biết.

3. Nhiều năm sau, chiếc rễ đã bén đất và thành cây đa con có vòng lá tròn. Thiếu nhi vào thăm vườn Bác, em nào cũng thích trò chơi chui qua chui lại vòng lá ấy. Lúc đó, mọi người mới hiểu vì sao Bác trồng chiếc rễ đa thành hình tròn như thế.

– Tần ngần: đang mải suy nghĩ, chưa biết nên làm thế nào.

– Cần vụ: người làm công việc chăm sóc, phục vụ lãnh đạo.

– Thắc mắc: có điều chưa hiểu, cần hỏi.

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 2 trang 35 Câu 1: Khi thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác Hồ nói gì với chú cần vụ?

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn 1 để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Khi thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác Hồ đã nói với chú cần vụ là: “Chú cuốn rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé!”

Tiếng Việt lớp 2 trang 35 Câu 2: Vì sao Bác Hồ phải hướng dẫn chú cần vụ trồng lại chiếc rễ đa?

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn 2 để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Bác Hồ phải hướng dẫn chú cần vụ trồng lại chiếc rễ đa vì Bác muốn chiếc rễ đa ấy lớn lên còn có tác dụng khác nữa.

Tiếng Việt lớp 2 trang 35 Câu 3: Về sau, chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa như thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn văn cuối để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Về sau, chiếc rễ đa ấy trở thành cây đa con có vòng lá tròn.

Tiếng Việt lớp 2 trang 35 Câu 4: Các bạn nhỏ vào thăm vườn Bác thích chơi trò chơi gì bên cây đa ấy?

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn văn cuối để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Các bạn nhỏ vào thăm vườn Bác thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá tròn của cây đa.

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 2 trang 35 Câu 1: Hãy nói lại cách trồng chiếc rễ đa theo lời hướng dẫn của Bác Hồ:

a. Cuộn chiếc rễ đa…

b. Đóng hai cái cọc xuống đất.

c. Buộc…

d. Vùi…

Phương pháp giải:

Em dựa vào bài đọc để hoàn thành các câu.

Lời giải:

a. Cuộn chiếc rễ đa thành một vòng tròn.

b. Đóng hai cái cọc xuống đất.

c. Buộc rễ đa tựa vào hai cái cọc.

d. Vùi hai đầu rễ xuống đất.

Tiếng Việt lớp 2 trang 35 Câu 2: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Khi nào?

a. Sau khi tập thể dục, Bác Hồ đi dạo trong vườn.

b. Nhiều năm sau, chiếc rễ đa đã thành một cây đa con.

c. Lúc đó, mọi người mới hiểu ý của Bác Hồ.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các câu và tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào.

Lời giải:

Bộ phận được in đậm là bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào?

a. Sau khi tập thể dục, Bác Hồ đi dạo trong vườn.

b. Nhiều năm sau, chiếc rễ đa đã thành một cây đa con.

c. Lúc đó, mọi người mới hiểu ý của Bác Hồ.

Tiếng Việt lớp 2 trang 35, 36 Chiếc rễ đa tròn

Tiếng Việt lớp 2 trang 35 Câu 1: Dựa vào tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện Chiếc rễ đa tròn.

Phương pháp giải:

Em quan sát kĩ các bức tranh và kể lại các đoạn của câu chuyện tương ứng với từng bức tranh.

Lời giải:

– Tranh 1 – Đoạn 1:

Một buổi sớm, trong lúc đi dạo quanh vườn, Bác Hồ nhìn thấy một chiếc rễ đa nhỏ, dài ngoằn ngoèo nằm trên mặt đất. Bác nói chú cần vụ đứng gần đó cuốn rễ đa đó lại rồi trồng để nó mọc tiếp. Theo lời Bác, chú cần vụ xới đất, vùi chiếc rễ xuống.

– Tranh 2 – Đoạn 2:

Thấy chú cần vụ trồng như vậy, Bác bảo:

– Chú không nên làm thế này.

Nói rồi, Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn và bảo chú cần vụ buộc nó tựu vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.

– Tranh 3 – Đoạn 3:

Nhiều năm sau, chiếc rễ đã bén đất và thành cây đa con có vòng lá tròn. Thiếu nhi vào thăm vườn Bác, em nào cũng thích trò chơi chui qua chui lại vòng lá ấy. Lúc đó, mọi người mới hiểu vì sao Bác trồng chiếc rễ đa thành hình tròn như thế.

Tiếng Việt lớp 2 trang 36 Câu 2: Dựa vào câu chuyện trên, hãy nói 1 – 2 câu:

a. Về tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi.

b. Về tình cảm của Bác Hồ đối với mỗi vật xung quanh.

Phương pháp giải:

Em đọc lại câu chuyện để hoàn thành bài tập.

Lời giải:

a. Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi.

b. Bác Hồ trân trọng mọi thứ xung quanh mình.

Tiếng Việt lớp 2 trang 36 Viết về hoạt động chăm sóc cây xanh

Tiếng Việt lớp 2 trang 36 Câu 1: Nói về hoạt động của các bạn nhỏ trong một bức tranh em thích.

Gợi ý:

– Các bạn đang làm gì?

– Vẻ mặt các bạn thế nào?

– Cây xanh trông thế nào?

– Đặt tên cho bức tranh.

Phương pháp giải:

Em lựa chọn bức tranh mình thích để nói về hoạt động của các bạn nhỏ.

Lời giải:

Tranh 1:

– Bạn nhỏ đang tưới nước cho các cây hoa.

– Vẻ mặt của bạn nhỏ rất tươi vui.

– Những cây hoa nhiều màu sắc đang nở rộ.

– Đặt tên cho bức tranh: Bé tưới hoa.

Tranh 2:

– Các bạn nhỏ đang trồng cây.

– Ai cũng vui mừng vì mình đã trồng được cây xanh.

– Cây xanh nhỏ bé vừa mới được trồng xuống, xung quanh là những chiếc cọc.

– Đặt tên tranh: Bé trồng cây xanh.

Tranh 3:

– Bạn nhỏ trong tranh đang bắt sâu cho rau.

– Bạn nhỏ có vẻ mặt vui tươi, phấn khởi.

– Những cây rau đang xanh mơn mởn.

– Đặt tên tranh: Bắt sâu

Tiếng Việt lớp 2 trang 36 Câu 2: Dựa vào những điều vừa nói, hãy viết 4 – 5 câu về hoạt động của các bạn nhỏ trong bức tranh em thích.

Phương pháp giải:

Em dựa vào bài tập 1 để viết.

Lời giải:

Tranh 1: Bạn nhỏ trong tranh đang tưới nước cho những chậu hoa xinh đẹp. Bạn nhỏ vô cùng thích thú khi được tưới nước cho những bông hoa ấy. Được nhận những giọt nước tươi mát, những bông hoa xinh đua nhau khoe sắc. Mỗi cây hoa lại có những màu sắc khác nhau, trông vô cùng đẹp mắt.

Tranh 2: Nam và Tuấn đang cùng nhau trồng cây. Cái cây bé xíu có những chiếc lá nhỏ xanh xanh. Sau khi trồng cây xuống đất, hai bạn nhỏ đóng những chiếc cọc thẳng đứng để giữ cho cây không bị đổ. Dù phải làm việc nhưng hai bạn vẫn vui tươi.

Tranh 3: Vườn rau nhà Hoa dạo này có rất nhiều sâu. Nhân ngày nghỉ, Hoa giúp mẹ ra vườn bắt sâu. Những cây rau xanh tốt, mọc lên mơn mởn. Hoa cảm thấy rất vui vì mình đã giúp mẹ.

Tiếng Việt lớp 2 trang 37 Hạt đỗ nảy mầm

Tiếng Việt lớp 2 trang 37 Câu 1: Chọn viết 1 trong 2 đề sau:

a. Viết lại những điều em đã ghi chép hằng ngày về hạt đỗ nảy mầm.

b. Viết 4 – 5 dòng thơ tặng hạt đỗ nảy mầm

Phương pháp giải:

Em dựa vào những ghi chép kết quả quan sát hạt đỗ mà mình đã trồng để viết lại.

Lời giải:

a. Em tự hoàn thành theo kết quả quan sát của bản thân.

b. Em có thể tham khảo bài thơ sau:

Hạt đậu nhỏ xinh

Đem gieo xuống đất

Ngày ngày chăm sóc

Đủ nắng, đủ mưa

Bỗng một buổi trưa

Đậu lên mầm nhỏ.

Tiếng Việt lớp 2 trang 37 Câu 2: Cùng các bạn trong tổ (nhóm) chọn sản phẩm ấn tượng.

Lời giải:

Cùng các bạn trong tổ (nhóm) chọn sản phẩm ấn tượng.

Tiếng Việt lớp 2 trang 37 Câu 3: Những bạn có sản phẩm được chọn giới thiệu trước lớp sản phẩm của mình.

Lời giải:

Giới thiệu về bài thơ của mình:

Hạt đỗ ơi

Mau lớn nhé

Dưới bình minh

Và tươi mát

Tiếng Việt lớp 2 trang 37 Em đã biết những gì, làm được những gì

Tiếng Việt lớp 2 trang 37 Câu hỏi

Tự đánh giá trang 37 Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 | Cánh diều

Lời giải:

– Em đánh giá những điều mình đã biết và làm được. 

Đăng bởi: Trường Tiểu Học Tiên Phương

Chuyên mục: Tài Liệu Học Tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kênh https://xoilaczzh.tv/ trực tiếp bóng đá