Học TậpLớp 8

Tóm tắt Bài ca côn sơn hay, ngắn gọn (Chân trời sáng tạo 2024)

Thầy cô xin giới thiệu Tóm tắt Bài ca côn sơn hay, ngắn gọn (Chân trời sáng tạo 2024) giúp học sinh lớp 8 nắm được trọng tâm văn bản Bài ca côn sơn từ đó học tốt môn Ngữ văn 8.

Tóm tắt Bài ca côn sơn hay, ngắn gọn (Chân trời sáng tạo 2024)

Video Tóm tắt Bài ca Côn Sơn

Bạn đang xem: Tóm tắt Bài ca côn sơn hay, ngắn gọn (Chân trời sáng tạo 2024)

Tóm tắt Bài ca Côn Sơn (mẫu 1)

Bài thơ này được viết vào những năm Nguyễn Trãi về quê ở ẩn. Những năm tháng ấy ông sống trong cảnh thiên nhiên của Côn Sơn. Bài thơ như những nốt nhạc thanh thản của Nguyễn Trãi sau khi cáo quan trường về sống với làng quê thiên nhiên. Bức tranh thiên nhiên Côn Sơn hiện lên thật đẹp qua cảm nhận của tác giả. Chúng ta như đắm chìm cùng những sắc đẹp nơi đây

Tóm tắt Bài ca côn sơn hay, ngắn gọn (Chân trời sáng tạo ) (ảnh 1)

Tóm tắt Bài ca Côn Sơn (mẫu 2)

“Bài Ca Côn Sơn” trong những ngày ông về ở ẩn nơi quê nhà. Bài thơ vừa khắc họa cảnh thiên nhiên yên tĩnh, trong lành, vừa bộc lộ những cảm xúc đẹp của thi sĩ khi ngắm nhìn rừng núi quê hương. Bài thơ không phải chỉ là một bức tranh đẹp, nó quả thật còn là một bản nhạc về tình yêu thiên nhiên và niềm hạnh phúc khi được ngắm nhìn vẻ đẹp thiên nhiên quê hương của nhà thơ.

Tóm tắt Bài ca Côn Sơn (mẫu 3)

Bức tranh phong cảnh Côn Sơn ta không chỉ thấy một Côn Sơn đẹp đẽ, trong lành mà còn thấy được tấm lòng của Nguyễn Trãi đối với nơi đây. Ông là người có lòng yêu thiên thiên tha thiết, hơn nữa còn cho thấy tâm hồn thanh cao, giàu cảm xúc và mang trong mình nhân cách trong sáng của một nhà thơ lớn. Bài thơ là bài ca giao cảm với thiên nhiên, cũng là bài ca tâm trạng thế sự, triết lý cuộc đời, về nhân sinh. Bởi Nguyễn Trãi là một người dành cả cuộc đời của mình để lo cho nước cho dân nhưng đến những năm cuối đời ông lại sống trong dự đố kị ghen ghét của đám nịnh thần.Vì thế khi ông trở về Côn Sơn ông như con chim sổ lồng mà bấy lâu nay ông không được tung cánh,cảm thấy mình thật sự tự do giữa bầu trời rộng lớn hơn lúc nào hết như lúc này đây ông mới được sống là chính mình và chính mình hưởng thụ.

Tóm tắt Bài ca côn sơn hay, ngắn gọn (Chân trời sáng tạo ) (ảnh 2)

Tóm tắt Bài ca Côn Sơn (mẫu 4)

Nhà thơ về quê ở ẩn đắm chìm trong không gian cảnh vật nơi Côn Sơn, thiên nhiên ấy giống như tri kỉ của nhà thơ vậy. Hồn thơ cùng với thiên nhiên như hòa vào làm một. Đặc biệt qua đó ta cũng thấy được những quan điểm suy nghĩ của nhà thơ về sự “hiền, ngu” trong cuộc đời. 

Tóm tắt Bài ca Côn Sơn (mẫu 5)

Bài ca Côn Sơn được Nguyễn Trãi viết bằng chữ Hán với thể thơ khác, khi dịch được viết bằng thể thơ lục bát, một thể thơ thuần dân tộc. Tác phẩm nhiều khả năng được sáng tác vào thời gian Nguyễn Trãi bị chèn ép phải cáo quan trở về ở ẩn tại Côn Sơn. Nhưng trong bài thơ vẫn nổi bật lên là tình yêu thiên nhiên, cảnh vật sâu sắc của tác giả. Viết về Côn Sơn trong sáng tác của Nguyễn Trãi có rất nhiều, nhưng ít có bài nào lại miêu tả cụ thể và chi tiết về Côn Sơn như vậy. Trong đoạn thơ được trích, cảnh vật Côn Sơn được miêu tả khá đầy đủ: dòng suối, phiến đá, rừng tùng, rừng trúc. Điều đặc biệt khi miêu tả Côn Sơn tác giả đã vận dụng hết các giác quan để cảm nhận đầy đủ vẻ đẹp của nó.Tóm tắt Bài ca côn sơn hay, ngắn gọn (Chân trời sáng tạo ) (ảnh 3)

Bố cục Bài ca Côn Sơn

Gồm 2 phần

+ Phần 1 – Cảnh trí Côn Sơn

+ Phần 2 – Cuộc sống và tâm hồn Nguyễn Trãi ở Côn Sơn.

Nội dung chính Bài ca Côn Sơn

Là bức tranh thiên nhiên và con người giao hòa. Ca ngợi vẻ đẹp thanh tĩnh, nên thơ của Côn sơn, qua đó bộc lộ cốt cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

I. Tác giả văn bản Bài ca Côn Sơn

Tác giả tác phẩm Bài ca Côn Sơn – Ngữ văn 8 (Chân trời sáng tạo) (ảnh 1)

– Tên: Nguyễn Trãi

– Sinh năm: 1380 – 1442

– Hiệu: ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh.

– Quê quán: Chi Ngại – Chí Linh- Hải Dương, sau: Nhị Khê- Thường Tín – Hà Tây.

– Ông là người toàn đức, toàn tài, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh.

– Là người VN đầu tiên được công nhận: danh nhân văn hoá thế giới (1980)

– Cuộc đời: Gặp nhiều thăng trầm, oan ức.

– Là nhà văn lớn của dân tộc.

– Các tác phẩm tiêu biểu: Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, ức Trai thi tập, Quân trung từ mệnh tập…

II. Tìm hiểu tác phẩm Bài ca Côn Sơn

1. Thể loại: Thơ Lục bát

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

– Bài thơ Côn Sơn ca được sáng tác trong thời gian ông bị chèn ép phải cáo quan về ở ẩn ở Côn Sơn.

– Bài thơ được viết bằng chữ Hán trong tập “Ức Trai thi tập”.

3. Phương thức biểu đạt

Văn bản Bài ca Côn Sơn có phương thức biểu đạt là biểu cảm

4. Giá trị nội dung

– Nhân cách thanh cao, tâm hồn nghệ sĩ của Nguyễn Trãi.

5. Giá trị nghệ thuật

– Thể thơ lục bát, giọng điệu nhẹ nhàng.

– So sánh, liên tưởng, lấy động gợi tĩnh

Xem thêm các bài Tóm tắt Ngữ văn lớp 8 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Tóm tắt Mưa xuân (II)

Tóm tắt Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

Tóm tắt Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu

Tóm tắt Lối sống đơn giản – xu thế của thế kỉ XXI

Đăng bởi: Trường Tiểu Học Tiên Phương

Chuyên mục: Tài Liệu Học Tập

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kênh https://xoilaczzh.tv/ trực tiếp bóng đá hay88Sunwin https://789bet.house/ https://789bethv.com/

Xem trực tiếp Soco Live TV miễn phí. Bóng đá Socolive 1 tv trực tiếp tiếng Việt

Xem ngay Link UniScore chính thức