Học TậpLớp 5

Top 10 Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt 2023 (mới nhất) có đáp án

Thầy cô biên soạn và giới thiệu Top 10 Đề thi vào 6 môn Tiếng Việt 2023 (mới nhất) có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, bám sát chương trình giáo dục phổ thông mới giúp học sinh làm quen với các dạng đề, ôn luyện để đạt kết quả cao trong bài thi Tiếng Việt lớp 6. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ hơn 100k mua trọn bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 6 bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 – NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

Bạn đang xem: Top 10 Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt 2023 (mới nhất) có đáp án

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official – nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Top 10 Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt 2023 (mới nhất) có đáp án

Cấu trúc đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt

Phần Nội dung kiến thức Điểm

Đọc hiểu văn bản

– Ngữ liệu: văn bản, nghệ thuật.

– Tiêu chí lựa chọn:

+ 01 đoạn trích.

+ Dung lượng: 20 đến 50 chữ. Tương đương với 1 đoạn văn hoặc 1 khổ thơ học sinh được học trong chương trình.

– Hiểu nội dung, ý nghĩa của văn bản.

– Liên hệ những điều học được với bản thân và thực tế.

1

1

– Xác định, giải thích được hình ảnh, nhân vật, chi tiết nghệ thuật… có ý nghĩa trong văn bản.
Tiếng Việt Hiểu và sử dụng được từ ngữ, câu, phép liên kết, biện pháp tu từ… đã học. 1
– Vận dụng các kiến thức đã học về từ, câu, phép liên kết, biện pháp tu từ vào việc nhận xét đúng sai, sửa lỗi, viết đoạn…. 2
Làm văn

Làm bài văn hoàn chỉnh thuộc một trong các kiểu: viết thư, kể chuyện, miêu tả

5
Tổng số 10

Đề thi vào 6 môn Tiếng Việt có đáp án – Trường THCS Vĩnh Yên năm 2021 – 2022 (Tỉnh Vĩnh Phúc)

Đáp án và Biểu điểm

Đề thi vào 6 môn Tiếng Việt có đáp án – Trường THCS Đoàn Thị Điểm năm 2010 – 2011 (Tỉnh Hưng Yên)

PHÒNG GD &ĐT YÊN MỸ
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 6
TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM
Môn: Tiếng Việt
Năm học 2010 – 2011
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (3 điểm):

Cho các từ sau:

Anh em, vấp váp, xe điện, ăn mặc, nhức nhối, cửa sông, tướng tá, cây bưởi, vuông vắn, bút chì, non nước, ngay ngắn.

Hãy chỉ ra trong các từ đó, những từ nào là:

a. Từ ghép tổng hợp

b. Từ ghép phân loại

c. Từ láy

Câu 2 (2 điểm):

Với mỗi từ dưới đây, hãy đặt một câu theo nghĩa gốc và một câu theo nghĩa chuyển.

a. Tay b. Xuân

Câu 3 (2 điểm):

Xác định các bộ phận của các câu văn sau:

a. Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím.

b. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, biển đổi sang màu xanh lục.

Câu 4: (2 điểm)

Chữa lại các câu sau:

a. Đi qua vườn nhà bác Minh, thấy có nhiều cây nhãn.

b. Bạn Nga, lớp trưởng lớp tôi.

Câu 5 (4 điểm):

Viết về người mẹ, nhà thơ Trương Nam Hương có những câu thơ sau:

“Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao”.

Theo em, khổ thơ trên đã bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ gì của tác giả về người mẹ của mình? Hãy viết đoạn văn diễn tả tình cảm đó.

Câu 6 (7 điểm)

Trong 5 năm ở Tiểu học, em đã được học nhiều thầy (cô) giáo. Hãy kể một kỉ niệm làm em xúc động và nhớ mãi về tình thầy trò.

Đáp án đề tuyển sinh vào lớp 6 môn Tiếng Việt

Câu 1:

HS phân loại được các từ theo cấu tạo

  • Từ ghép tổng hợp: anh em, ăn mặc, tướng tá, non nước.
  • Từ ghép phân loại: xe điện, cửa sông, cây bưởi, bút chì.
  • Từ láy: ngay ngắn, vấp váp, nhức nhối, vuông vắn.

Mỗi ý đúng được 1 điểm (mỗi từ đúng được 0,25 điểm).

Câu 2: HS đặt câu đúng với nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ:

a. Tay

Ví dụ:

  • Nghĩa gốc: Cô ấy có bàn tay búp măng (Tay: bộ phận trên cơ thể người).
  • Nghĩa chuyển: Nam là tay trống cự phách trong đội nghi thức của trường tôi. (Tay: người đánh trống, (thành viên)).

b. Xuân

Ví dụ

  • Nghĩa gốc: Mùa xuân đến, trăm hoa đua nở. (Xuận: một mùa trong năm)
  • Nghĩa chuyển:
    • Trông cô ấy còn xuân lắm (xuân: trẻ, đẹp).
    • Hoặc: Cô ấy đă đến đây 5 xuân rồi! (xuân: 1 năm)

Mỗi câu đặt đúng được 0,5 điểm.

Câu 3:

HS xác định được các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong mỗi câu.

a. Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên // những bông hoa tím.

Trạng ngữ (TN) Vị ngữ (VN) Chủ ngữ (CN)

b. Trưa, nước biển // xanh lơ (và) khi chiều tà, biển // đổi sang màu xanh lục.

TN1 CN1 VN1 TN2 CN2 VN2

Câu 4:

HS thấy được lỗi sai ở mỗi câu và chữa được thành câu đúng ngữ pháp, rõ về nghĩa

a. Thiếu chủ ngữ

Sửa lại: Khi đi qua vườn nhà bác Minh, em thấy có nhiều cây nhăn.

b. Thiếu vị ngữ

Sửa lại:

Bạn Nga là lớp trưởng lớp tôi.

Hoặc: Bạn Nga, lớp trưởng lớp tôi, học rất giỏi.

Mỗi câu sửa đúng được 1 điểm

Câu 5

Yêu cầu: HS trình bày dưới dạng đoạn văn ngắn

  • Nội dung: nêu bật được những suy nghĩ, cảm xúc của nhà thơ về mẹ qua khổ thơ
    • Nỗi xúc động đến nôn nao khi ngắm nhìn những sợi tóc bạc trắng theo thời gian trên mái đầu mẹ. (1,25đ)
    • Hình ảnh đối lập: “Lưng mẹ cứ còng dần xuống – Cho con ngày một thêm cao” bộc lộ ḷòng biết ơn sâu sắc của tác giả đối với sự hy sinh thầm lặng của mẹ. (1.25đ)
    • Đó là những suy nghĩ chân thành, sâu sắc của một người con gửi đến mẹ. Nhà thơ đã nói hộ nỗi ḷng của nhiều người con bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh, nghệ thuật nhân hoá, cùng hình ảnh đối lập giàu giá trị. (1đ)
  • Hình thức: Viết đúng chính tả, ngữ pháp, rõ ràng, ngôn từ trong sáng, giàu cảm xúc. (0,5 đ)

Câu 6:

Yêu cầu: HS xác định đúng yêu cầu của đề

  • Kiểu bài: Kể chuyện đă được chứng kiến tham gia.
  • HS xác định ngôi kể: Thứ nhất (người kể xưng em hoặc tôi)

Nội dung: kỉ niệm xúc động về tình thầy trò trong 5 năm học Tiểu học.

Dàn ý:

  • Mở bài (1,5đ)
    • Giới thiệu về câu chuyện và nhân vật: Câu chuyện diễn ra vào bao giờ? Với thầy cô nào? Đã dạy em năm lớp mấy?
    • (Hs có thể mở bài theo 2 cách: Trực tiếp giới thiệu hoặc xây dựng tình huống gợi lại kỉ niệm cũ)
  • Thân bài (3,5đ)
    • Kể diễn biến chi tiết kỉ niệm với thầy (cô) giáo của em.
    • Yêu cầu:
      • HS có thể xây dựng nhiều cốt truyện với các tình huống khác nhau nhưng cần làm nổi bật tình thầy tṛò cao cả: sự quan tâm, dạy bảo ân cần của thầy (cô) với em và bộc lộ lòng biết ơn của em với thầy (cô) giáo.
      • Cần xây dựng lời thoại giữa các nhân vật kết hợp với lời kể của người kể chuyện.
      • Trong khi kể có thể miêu tả về nhân vật, xen lẫn bộc lộ cảm xúc
  • Kết bài (1,5đ)
    • Nêu kết thúc câu chuyên và tình cảm của em với thầy (cô) giáo.

Hình thức (0,5 đ)

  • Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng.
  • Văn viết trong sáng, mạch lạc, đúng ngữ pháp, chính tả.

Đề thi vào 6 môn Tiếng Việt có đáp án – Trường THCS Nguyễn Tri Phương năm 2022 – 2023 (Tỉnh Thừa Thiên Huế)

KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THỪA THIÊN HUẾ

TUYỂN SINH LỚP 6 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG

Khóa ngày 31 tháng 5 năm 2022

I. ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU (5,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới này trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn lấy mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có biết nó gợi lên chất liệu gì không? Chất sơn mài.

(Đoàn Giỏi – Tiếng Việt 4, tập 2, trang 41)

a) Đoạn văn trên miêu tả sự vật gì?

b) Sự vật ấy được miêu tả theo trình tự nào?

c) Tìm và ghi lại một câu có hình ảnh so sánh trong đoạn văn trên.

Câu 2 (4,0 điểm) Xác định bộ phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ của mỗi câu sau bằng cách chép vào giấy làm bài, gạch chân dưới bộ phận cần xác định, ghi rõ bên dưới là CN (đối với chủ ngữ) và VN (đối với vị ngữ):

a) Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích.

b) Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu.

Câu 3 (1,0 điểm) Tìm từ trái nghĩa với từ mở trong các trường hợp sau:

a) mở vở;

b) mở mắt;

c) mở cửa;

d) mở bài;

d) mở vung.

Câu 4 (1,0 điểm) Hãy tìm và ghi lại những từ ngữ được dùng để liên kết các câu trong đoạn văn sau, nêu rõ cách liên kết của những từ ngữ ấy:

Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng biết lấy đất đâu ra mà trồng hoa. Ấy thế mà, đi trong làng, tôi luôn ngửi thấy một mùi thơm ngọt ngào toát lên từ rơm rạ, từ bùn đất, từ những bãi ngô xanh mướt ven sông. Đó là mùi hương quen thuộc đã in sâu vào ký ức của tôi suốt những năm tháng xa quê.

II. TẬP LÀM VĂN (5,0 điểm)

Muốn viết được bài văn hay, em cần rèn nhiều kỹ năng. Văn kể chuyện yêu cầu em phải nắm rõ nhân vật, tình tiết, sự việc, diễn biến, không gian, thời gian của câu chuyện. Văn miêu tả yêu cầu em phải biết cách quan sát tinh tế, nhạy bén, biết dùng những từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi tả, gợi cảm… Vận dụng những kiến thức, kỹ năng đi học, hãy viết bài văn về một người bạn thân của em mà sau một thời gian và cách nay mới có dịp gặp lại.

Đề thi vào 6 môn Tiếng Việt có đáp án – Trường THCS Lý Tự Trọng năm 2022 – 2023 (Tỉnh Vĩnh Phúc)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) 

Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách viết vào tờ giấy thi chữ cái A, B, C hoặc D trước đáp án đúng:

Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.

Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.

(Theo Ngọc Giao)

Câu 1. Dấu phẩy trong câu “Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết từ phương nào bay đến đâu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót” dùng để làm gì?

A. Ngăn cách giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ 

B. Ngăn cách giữa các vế trong câu ghép

C. Ngăn cách giữa các bộ phận cùng giữ chức vụ chủ ngữ trong câu

D. Ngăn cách giữa các bộ phận cùng giữ chức vụ trạng ngữ trong câu 

Câu 2. Từ nào sau đây trái nghĩa với từ “tĩnh mịch”?

A. tĩnh lặng 

B. yên tĩnh 

C. ồn ào

D, thanh tĩnh 

Câu 3. Từ nào sau đây không phải là từ ghép có nghĩa tổng hợp? 

A. vui mừng

B, khe núi 

C. rung động 

D. cỏ cây 

Câu 4. Từ “nó” trong câu “Hình như nó vui mừng vì suốt ngày được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi.” dùng để thay thế cho sự vật nào? 

A. nhà tôi

B. bụi tầm xuân 

C. vườn nhà tôi 

D. con chim họa mi 

PHẢN II. TỰ LUẬN (8,0 điểm) 

Câu 5 (2,0 điểm)

a. Xác định các thành phần câu trong câu văn dưới đây:

Ngoài kia, sau một mùa đông dài tơi bời dông bão, những chiếc lộc non đã đâm chồi, những nụ mầm bé nhỏ run run như bàn tay non tơ.

b. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu trên là câu đơn hay câu ghép? 

Câu 6 (2,0 điểm)

Em thương làn gió mồ côi 

Không tìm thấy bạn, vào ngồi trong cây

(Trích Em thương, Nguyễn Ngọc Ký) 

Hình ảnh “làn gió mồ côi” gợi cho em liên tưởng đến những con người nào? Từ ý nghĩa của câu thơ, em rút ra được điều gì cho bản thân? 

Câu 7 (4,0 điểm) Rung động trước cảnh đất trời vào xuân, nhà thơ Đỗ Quang Huỳnh có viết:

“Đồng làng vương chút heo may

Mầm cây tỉnh giấc vườn đầy tiếng chim

Hạt mạ mải miết trốn tìm

Cây đào trước cửa lim dim mắt cười” 

Dựa vào những dòng thơ trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 15 câu) tả cảnh mùa xuân.

Đề thi vào 6 môn Tiếng Việt có đáp án – Trường THCS Lê Thánh Tông năm 2022 – 2023 (Tỉnh Thanh Hóa)

Đề thi vào 6 môn Tiếng Việt có đáp án – Trường THCS Trần Đăng Ninh năm 2020 – 2021 (Tỉnh Nam Định)

Đọc hiểu (2 điểm) 

Đọc đoạn văn sau và ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng vào bài làm

Mùa thu, vạt hoa cúc đại cũng nở bang hai bên đường. Những bông hoa xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ. Thảm cỏ may thì tim biết đến nôn nao. Hoa cỏ may quấn quýt từng bước chân, theo tận vào lớp học. Tiếng đọc bài ngôn ngữ ang ra ngoài cửa lớp, khiến cho chim sâu đang nghiêng chiếc tàu nhỏ xính tìm đến trong lá càng lịch rích hót theo. Giọt nắng sớm mai như vô tình đã lên trang vở mới, bừng sáng lung linh những ước mơ.

(Theo Huỳnh Thị Thu Hương)

Câu 1: Mùa thu, những bông hoa cúc có gì đẹp?

A. Nở bung hai bên đường

B. Xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ

C. Tím biếc đến nôn nao

D. Bừng sáng lung linh những ước mơ

Câu 2: Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy?

A. Dịu dàng, lung linh, tỉm biếc, nôn nao, ngân nga

B, Dịu dàng, lung linh, bình minh, nôn nao, ngân nga

C. Dịu dàng, lung linh, nôn nao, quấn quýt, lích rích

D, Dịu dàng, lung linh, nôn nao, ngân nga, ước mơ

Câu 3: Hai câu sau được liên kết với nhau bằng cách nảo?

“Thảm cỏ may thì tím biếc đến nôn nao. Hoa cỏ may quấn quýt từng bước chân, theo tận vào lớp học.”

A. Thay thế từ ngữ

B. Dùng từ ngữ nối

C. Lặp từ ngữ

D. Lặp từ và thay thế từ ngữ

Câu 4: Từ “đậu” trong câu “Giọt nắng sớm mai như vô tình đầu lên trang vở mới và từ “đậu” trong câu “Hạt đậu nảy mầm, ngơ ngác đón chào mùa xuân “có quan hệ vợ nhau như thế nào?

A. Đó là hai từ trái nghĩa

B. Đó là hai từ đồng nghĩa

C. Đó là một từ nhiều nghĩa

D. Đó là hai từ đồng âm

II. Tự luận (8 điểm)

1. Cảm thụ văn học (3 điểm)

Quê hương là bàn tay mẹ

Dịu dàng hái lá mồng tơi

Bát canh ngọt ngào tỏa khói

Sau chiều tan học mưa rơi.

Quê hương mỗi người đều có

Vừa khi mở mắt chào đời

Quê hương là dòng sữa mẹ

Thơm thơm giọt xuống bên nôi

(Quê hương – Đỗ Trung Quân)

Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trẽn.

2, Tập làm văn (5 điểm)

Khu rừng Mùa Xuân đang bình yên, bỗng bệnh dịch kéo đến khiến cuộc sống của các loài vật nơi đây bị đảo lộn. Chú Nhím co mình trong hang, không dám ra ngoài. Nhà Cáo vội văng tìm cách thoát thân. Lão Khi vẫn nhởn nhơ, coi thưởng tất cả… Riêng bác Gấu già, người gắn bó lâu năm nhất với khu rừng, lại trầm ngâm suy nghĩ…

Bằng trí tưởng tượng của mình, em hãy kể tiếp câu chuyện trên.

Đề thi vào 6 môn Tiếng Việt có đáp án – Trường THCS Trần Mai Ninh năm 2020 – 2021 (Tỉnh Thanh Hóa)

PHÒNG GD&ĐT TP THANH HOÁ

BÀI KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH VÀO LỚP 6

TRƯỜNG THCS TRẦN MAI NINH NĂM HỌC 2020 – 2021

Môn Tiếng Việt

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất đối với những câu hỏi trắc nghiệm và thực hiện yêu cầu đối với những câu hỏi tự luận.

Câu 1: 2 điểm

a, (0,5 điểm) Trong các từ sau, từ nào không thuộc nhóm từ chỉ hình dáng bên ngoài của một người khỏe mạnh?

A. Cứng rắn

B. Cường tráng

C. Cứng cáp.

D. Vạm vỡ

b, (0,5 điểm) Từ ý chí thuộc từ loại nào?

A. Tính từ

B. Động từ

C. Danh từ

D. Đại từ

c, (0,5 điểm) Trong các từ sau, từ nào không thuộc nhóm cấu tạo với các từ còn lại?

A. Thật thà

B. San sẻ

C. Khó khăn

D. Tươi tắn

d, (0,5 điểm) Tìm 1 từ có thể thay thế từ hối hả trong câu: “Rễ cây đâm sâu vào lòng đất, tìm mạch nước mắt hối hả đưa lên lá cành.”

Câu 2: 2,5 điểm.

Hai câu sau: “Buổi chiều, ngọn gió mát thổi nhẹ, hoàng hôn với vết đỏ kì quái, khói bếp cùng với làn sương lam … Những điều này tạo nên một buổi chiều mà không ít người yêu thích. ” liên kết với nhau bằng cách nào?

A. Bằng cách dùng từ nối và lặp từ ngữ.

B. Bằng cách dùng từ nối và thay thế từ ngữ.

C. Bằng cách lập từ ngữ và thay thế từ ngữ.

D. Bằng cách lập từ ngữ.

b, (0,5 điểm) Câu sau thuộc kiểu câu gì?

Giữa trưa hè rực rỡ, màu đỏ của hoa phương chút nào.”

– Màu đỏ của hoa phượng làm tôi tưởng như cây chằng cả lá

A. Câu kể Ai là gì?

B, Câu kể Ai làm gì?

C. Câu kể Ai thế nào?

Điền các dấu câu thích hợp trong đoạn văn sâu

Đến khi các loài hoa rực rỡ như hoa gạo vông phượng bằng lăng muồng…. đã kéo quân qua bầu trời Hà Nội cây sấu trước cửa nhà tôi mới lấp ló những chùm quả xanh giòn.

d, (0,5 điểm) Hãy chữa lại câu sau thành câu đúng theo hai cách khác nhau: “Khi những chú ve cất tiếng gọi nhau râm ran trên vòm lá.”

Câu 3: 1,5 điểm

BÓNG MÂY

Hôm nay trời nắng như nhung

Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày

Ước gì em hóa đám mây

Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm.

THANH HÀO

Đọc bài thơ trên, em thấy được những nét gì đẹp về tình cảm của người con đối với mẹ?

Câu 4: (4 điểm) Trên khắp dải đất hình chữ S này, rừng là vàng, biển là bạc. Biển là nơi chúng ta tìm đến vào những kì nghỉ hè sôi động để ngắm mặt biển xanh xa tít chân trời cả…

Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 12-15) miêu tả một cảnh biển mà em yêu thích.

Đề thi vào 6 môn Tiếng Việt có đáp án – Trường THCS Chu Văn An năm 2019 – 2020 (Tỉnh Thái Nguyên)

Đề thi vào 6 môn Tiếng Việt 2023 có đáp án 

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM

Đọc đoạn trích trong bài “Mùa thảo quả” của Ma Văn Kháng rồi trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu cho bên dưới:

“(1) Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. (2) Gió thơm. (3) Cây cỏ thơm. (4) Đất trời thơm. (5) Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.”

Lưu ý: Học sinh chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi.

Câu 1. Từ nào sau đây không phải từ phép tổng hợp?

A. Ngọt lựng.

B. Thôn xóm.

C. Cây cỏ.

D. Đất trời.

Câu 2. Từ nào sau đây là từ láy?

A. Ủ ấp.

B. Lướt thướt.

C. Cây cỏ.

Câu 3. Các động từ có trong câu văn số (1) của đoạn trích: “Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San” là:

A. Bay, quyến, đi, rải.

B. Bay, quyến, rải, vào.

C. Bay, đi, rải, đưa.

D. Bay, quyến, rải, đưa.

Câu 4. Trong câu văn số (1): “: “Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San” có mấy tính từ?

A. 1

B. 2.

C. 3

D. 4

Câu 5. Từ “lướt thướt” trong câu “Gió tây lướt thướt bay qua rừng…” cho em hiểu điều gì về ngọn gió tây?

A. Ngọn gió tây thổi mạnh

B. Ngọn gió tây mang theo nhiều hơi nước.

C. Ngọn gió tây nhẹ nhàng, kéo dài.

D. Ngọn gió tây rất khô và nóng.

Câu 6. Từ nào sau đây không thể thay thế cho từ “quyến” trong câu văn số (1) “Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San” của đoạn trích?

A Mang.

B. Đem.

C. Rủ.

D. Đuổi.

Câu 7. Câu văn số (1) “Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San” trong đoạn trích có mấy vị ngữ?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 8. Chủ ngữ của câu “Hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn” là:

A. “Hương thơm”.

B. “Hương thơm đậm

C. “Nếp áo”.

D. “Nếp khăn”.

Câu 9. Xét theo mục đích nói, câu văn số (3) “Cây cỏ thơm.” của đoạn trích thuộc kiểu câu gì?

A. Trần thuật.

B. Nghi vấn.

C. Cầu khiến.

D. Cảm thán.

Câu 10. Ý nào sau đây không phải là tác dụng của việc lặp lại từ “thơm” trong các câu số “(2) Gió thơm. (3) Cây cỏ thơm. (4) Đất trời thơm”?

A. Liên kết câu (3), (4) với câu (2).

B. Nhấn mạnh hương thơm của thảo quả trải khắp không gian.

C. Làm cho câu ngắn gọn hơn.

PHẦN II. TỰ LUẬN

Viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh ngôi nhà trong đoạn thơ sau:

Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc

Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng

Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong

Là bức tranh còn nguyên màu vôi gạch.

(Trích Về ngôi nhà đang xây, Đồng Xuân Lan)

Đáp án Đề thi vào 6 môn Tiếng Việt

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

B

D

C

C

D

D

B

A

C

PHẦN II. TỰ LUẬN

1. Yêu cầu về hình thức:

– Học sinh thực hiện đúng yêu cầu hình thức đoạn văn (không xuống dòng), đầu đoạn văn viết lùi 1-2 xăng-ti-mét

– Dung lượng: đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu đề bài (10-12 câu)

– Không mắc các lỗi: chính tả, diễn đạt.

2. Yêu cầu về nội dung: Đoạn văn cảm thụ cần làm nổi bật được đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ:

– Biện pháp nhân hoá:

+ Nhân hoá hình ảnh ngôi nhà: “tựa vào nền trời”: ngôi nhà như một người khổng lồ đang “tựa” mình vào nền trời sẫm biếc. >> cảnh vật hiện lên thân thiện, chan hoà với nhau.

+ Ngôi nhà đứng nghỉ ngơi sau một ngày vất vả, “thở” ra mùi vôi vữa nồng hăng.

Ngôi nhà như một con người, có hành động, có trạng thái (mệt mỏi)

– Biện pháp nghệ thuật so sánh: “Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong”, “Là bức tranh còn nguyên màu vôi vạch”: ngôi nhà hiện lên có vần, có điệu, có màu sắc, đường nét… à ngôi nhà là một công trình nghệ thuật.

Đoạn thơ cho ta cảm nhận được nét đặc sắc, độc đáo trong cách ví von, liên tưởng, so sánh của tác giả về hình ảnh ngôi nhà đang xây.

Đề thi vào 6 môn Tiếng Việt 2023 có đáp án 

Phần 1. Trắc nghiệm (2 điểm)

Chiếc rổ may

Thuở bé nhiều hôm tôi bỏ chơi
Cảm thương đứng ngó mẹ tôi ngồi
Vá bên chiếc rổ mùi thơm cũ
Như tấm lòng thơm của mẹ tôi.

Lơ thơ chỉ rối sợi con con;
Những cái kim hư, hột nút mòn
Tằn tiện để dành trong lọ nhỏ;
Vải lành gói ghém mấy khoanh tròn…

(theo Tế Hanh)

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

1. (0,25 điểm) Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì?

A. Thơ năm chữ

B. Thơ sáu chữ

C. Thơ bảy chữ

D. Thơ tám chữ

2. (0,25 điểm) Nhiều hôm nhân vật trữ tình đã bỏ chơi để làm gì?

A. Để học bài

B. Để ngủ trưa

C. Để nấu cơm

D. Để xem mẹ

3. (0,25 điểm) Những từ nào sau đây được dùng để miêu tả đặc điểm của các dụng cụ may vá của mẹ?

A. Hư, mòn

B. Cảm thương

C. Lơ thơ

D. Tằn tiện

4. (0,25 điểm) Đâu là cặp từ trái nghĩa đã xuất hiện ở trong bài thơ?

A. Cũ – mới

B. Thơm – thối

C. Hư – lành

D. Bé – lớn

5. (0,25 điểm) Bài thơ có sử dụng tất cả bao nhiêu từ láy?

A. 2 từ láy

B. 3 từ láy

C. 4 từ láy

D. 5 từ láy

6. (0,25 điểm) Hai câu thơ dưới đây đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

“Vá bên chiếc rổ mùi thơm cũ
Như tấm lòng thơm của mẹ tôi.”

A. Nhân hóa

B. Ẩn dụ

C. Hoán dụ

D. So sánh

7. (0,25 điểm) Chủ ngữ của câu thơ “Thuở bé nhiều hôm tôi bỏ chơi” là gì?

A. Thuở bé

B. Nhiều hôm

C. Nhiều hôm tôi

D. Tôi

8. (0,25 điểm) Từ nào đồng nghĩa với từ in đậm trong câu “Cảm thương đứng ngó mẹ tôi ngồi”?

A. nghĩ

B. nhìn

C. ngủ

D. ngóng

Phần 2. Tự luận (8 điểm)

Câu 1. (1 điểm)

Cho câu văn sau:

Cứ mỗi lần chúng tôi reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi là hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền.

(theo Ai-ma-tốp)

a. Em hãy phân tích cấu tạo của câu văn trên.

b. Câu văn trên đã sử dụng biện pháp tu từ nào, hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 2. (0.5 điểm)

Viết tiếp vế câu còn lại vào chỗ trống để hoàn thành các câu ghép sau:

a. Chú gà trống dậy từ sớm, cất tiếng gáy gọi ông mặt trời, ……………….

b. ………………. nên em đành phải đi bộ đến trường một mình..

Câu 3. (0,5 điểm)

Cho câu văn sau:

Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.

(theo Nguyên Hồng)

Em hãy phân tích cấu tạo của câu văn trên và cho biết đó là kiểu câu gì?

Câu 4. (1 điểm)

Cho đoạn thơ sau:

Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng…

(theo Tế Hanh)

a. Em hãy tìm các từ láy có trong đoạn thơ.

b. Đặt 1 câu ghép có sử dụng 1 trong các từ láy em vừa tìm được, có sử dụng cặp quan hệ từ theo quan hệ điều kiện – kết quả.

Câu 5. (5 điểm)

Em hãy miêu tả một cuốn sách mà mình yêu thích nhất.

Hướng dẫn trả lời:

Phần 1. Trắc nghiệm

1. C

2. D

3. A

4. C

5. B

6. D

7. D

8. B

Phần 2. Tự luận

Câu 1.

a.

Cứ mỗi lần/ chúng tôi/ reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi// (là) hai cây phong/ khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền.

  • TN: cứ mỗi lần
  • CN1: chúng tôi – VN1: reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi
  • QHT: là
  • CN2: hai cây phong – VN2: khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền.

b.

  • Câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
  • So sánh hành động cây phong nghiêng ngả đung đưa với hành động chào mời (giống nhau về hình thức)
  • Tác dụng: giúp hình ảnh câu văn trở nên sống động, hấp dẫn, giúp người đọc dễ liên tưởng, tưởng tượng ra hình ảnh hai cây phong to lớn đang đung đưa cành lá ở trên ngọn đồi lớn, giống như những cánh tay đang vẫy chào.

Câu 2.

Gợi ý:

a. Chú gà trống dậy từ sớm, cất tiếng gáy gọi ông mặt trời, mọi người cũng dần thức dậy đón chào ngày mới.

b. Hôm nay, bạn Hoa bị ốm nên em đành phải đi bộ đến trường một mình..

Câu 3.

Tôi/ ngồi trên đệm xe//, đùi/ áp đùi mẹ tôi//, đầu/ ngả vào cánh tay mẹ tôi//, tôi/ thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.

  • CN1: tôi – VN1: ngồi trên đệm xe
  • CN2: đùi – VN2: áp đùi mẹ tôi
  • CN3: đầu – VN3: ngả vào cánh tay mẹ tôi
  • CN4: tôi – VN4: thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng mơn man khắp da thịt.

→ Đây là câu ghép có bốn cụm chủ vị, được phân tách với nhau bằng dấu phẩy.

Câu 4.

a. Từ láy: lấp loáng

b. Gợi ý đặt câu:

  • Cô Trà bật dãy đen bên bờ hồ lên, khiến mặt hồ lấp loáng các vệt sáng màu vàng cam ấp áp.
  • Những ô cửa kính lấp loáng những mảng màu sặc sỡ làm cho cái Na mải nhìn mà quên cả ăn kem.

Đăng bởi: Trường Tiểu Học Tiên Phương

Chuyên mục: Tài Liệu Học Tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kênh https://xoilaczzh.tv/ trực tiếp bóng đá