Học TậpLớp 7

Top 50 bài Viết báo cáo kinh nghiệm học tập hay nhất

Thầy cô xin giới thiệu 50 bài văn Viết báo cáo kinh nghiệm học tập hay nhất, chọn lọc giúp học sinh lớp 7 viết các bài tập làm văn hay hơn. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau:

Viết báo cáo kinh nghiệm học tập

Dàn ý Viết báo cáo kinh nghiệm học tập

1.Mở bài : 

Chào mừng các đại biểu , các thầy cô và các bạn tham dự hội nghị 

2.Thân bài :

  • Nêu rõ nội dung 
  • Nêu rõ bản thân đã học thế nào ở nhà 
  • Nêu rõ bản thân đã học như thế nào trong cuộc sống 
  • Phần kinh nghiệm học tập

3.Kết bài: 

Chốt vấn đề, kinh nghiệm học tập bạn muốn chia sẻ là gì, sau đó mới chúc hội nghị thành công

Video Viết báo cáo kinh nghiệm học tập

Video Viết báo cáo kinh nghiệm học tập

Bạn đang xem: Top 50 bài Viết báo cáo kinh nghiệm học tập hay nhất

Viết báo cáo kinh nghiệm học tập – Mẫu 1

Kính thưa các thầy cô giáo cùng các bạn học sinh thân mên.

Như chúng ta đã biết, trong cuộc sống mới cùng nhịp sống nhanh và tất cả đều phát triển theo hướng tích cực thì con người ta chẳng thể nào sống mãi trong 1 cuộc sống đói nghèo và lạc hậu. Không! Chúng ta phải làm tất cả những gì ta có thể làm vì cuộc sống tốt đẹp trong tương lai và cũng vì sự phát triển của đất nước. Và có lẽ rằng việc cần thiết nhất bây giờ mà mọi người cần biết và thực hiện đó chính là học. Một từ “Học” nghe quả thật đơn giản nhưng muốn đạt đến thành công của việc học thì đó là một con đường dài vô tận và trên con đường ấy ta sẽ gặp nhiều lắm những chông gai, khó khăn. Vậy làm thế nào để học giỏi? Phương pháp học tập nào sẽ đưa ta đến kết quả xuất sắc? Thật khó mà có một phép màu để ta bước đến thế giới tri thức kì diệu ấy một cách dễ dàng. Con người học tập khi theo đuổi các mục tiêu và kế hoạch có ý nghĩa cho chính minh,chúng ta sẽ vững vàng bước đi trên con đường học vấn và rồi thành công sẽ mỉm cười với chúng ta. Và sau đây, tôi xin nêu ra một số phương pháp học tập mà tôi đã tự tích lũy được trong 9 năm học vừa qua.

Hầu hết những học sinh đều gặp khó khăn với những môn khoa học tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, Sinh. Các bạn đều cho mình không giỏi các môn khô khan này là do bản thân không thông minh như những bạn khác.Nhưng thực tế không phải vậy, có thể cho rằng sự tiếp thu của bạn chưa tốt thôi.

Thứ nhất bạn phải có đầy đủ tất cả những dụng cụ để hổ trợ cho những môn học này ví dụ như thước, giấy nháp,com pa và đặc biệt là chiếc máy tính cầm tay. Nó sẽ là những người bạn tốt luôn sát cánh bên bạn và giúp bạn học tôt hơn.

Thứ hai, nếu bạn bước vào bàn học với tâm lí ngao ngán và chán nản, cố gắng nghiền ngẫm với mục đích nuốt vào bụng mớ công thức thì tôi tin chắc rằng bạn sẽ nhanh chóng bị đè bẹp bởi hàng tá số liệu ấy, thế nên hãy tạo cho mình một thái độ tích cực lúc học tập, đừng cố gắng học lúc bạn đang buôn ngủ hay vừa học vừa làm việc gì đó- vì nếu thế thì cũng chỉ là vô nghĩa. Đầu óc bạn sẽ rỗng tuếch và bạn đang làm mất thời gian của chính minh.

Thứ ba, các môn tự nhiên này sẽ luôn dạy theo trình tự lỗi lạc, cái dễ trước, cái khó sau. Vì thế hãy bắt đầu học từ những vấn đề cơ bản nhất, dễ nhất có thể là trang đầu tiên của SGK, nhưng La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp từng nói “lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc, tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh…”. Học như thế sẽ hiệu quả hơn.

Thứ tư, đừng cảm thấy ngại khi mang bài tập đến hỏi bạn,”Học thầy không tày học bạn”. Hãy mạnh dạn hỏi những điều mình chưa biết, chưa hiểu, nếu không chính bạn sẽ làm mình đi lùi, tạo lỗ hổng và dường như bạn đang có cảm giác mình đang bước đi trên bãi cát dài hay đuối sức khi bơi giữa dòng nước ngược dòng. Học nhóm cũng chính là cách chúng ta tăng sự hứng khởi, làm não tiếp thu nhanh hơn nhưng tránh nói chuyện trong lúc học nhóm, nếu không bạn sẽ làm cho buổi học nhóm đầy lí thú ấy phản tác dụng.

Thứ năm, bạn cần phải có thời gian kiên trì và nhẫn lại nghiên cứu và tìm hiểu những công trình đồ sộ ấy bởi “Trong 100 người chỉ có một người và 1% sự thành công nhờ vào thông minh; còn 99% thành công là nhờ vào sự kiên trì học tập”. Hãy như con ông cần làm việc để rồi mỉm cười với sự thành đạt mà ta có.

Phong ba bảo táp không bằng ngữ pháp Việt Nam quả thật không sai. Học văn khó thật đấy nhưng nếu ta hiểu được những vấn đề cơ bản thì ta sẽ cảm thấy rằng văn học thật thú vị và tự nhiên ta cảm thấy yêu nó hơn. Không it người nghĩ rằng, văn học chỉ dành riêng cho những ai có tâm hồn sẵn có, đừng bao giờ có ý nghĩ bởi văn học dành cho tất cả mọi người, nó đang chào đón mọi người đến tham quan tìm hiểu một thế giới kì diệu và có vẻ đẹp nên thơ ấy. Chúng ta có thể học ngữ văn bằng cách sau đây:

1. Đọc thật nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết. Đây là cách học hỏi tốt nhất để bạn có một bài văn thật hay và sâu sắc ngoài ra, chúng ta có thể hiểu từ ngữ tiếng việt hay rèn luyện khả năng sáng tạo hay trí tưởng tượng trong môn Văn và đặc biệt sẽ hỗ trợ bạn nhiều thêm kinh nghiệm trong lối viết văn của mình. Đúng thật là ‘ Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người’.

2. Nguồn cảm hứng văn học bao giờ cũng thấy từ thực tế, đời sống. Hãy cố gắng quan sát những cử chỉ hành động sự việc sảy ra xung quanh chúng ta bạn sẽ nhận ra những ý tưởng cần thiết trong bài văn của mình nhất là kiểu bài nghị luận về một sự vật hiện tượng xã hôi hay thuyết minh thì sự trao dồi vốn kiên thức từ thực tế thật sự rất cần thiết.

3. Bạn cảm thấy tiết văn thật chán ư? không hề! hãy biến tiết văn trở thành một tiết học lí thú bằng cách tạo dựng một không khí thật vui vẻ, bạn có thể thực hiện điên suất của mình qua các văn bản ở trên lớp. Môn văn sẽ trở nên dễ nuốt hơn bao giờ hết vì chính bạn đã tạo một bầu không khí không chút căng thẳng, nặng nề cho tiết học

4. Một việc cũng quan trọng không kém đô chính là soạn bài trước khi đến lớp. Nó sẽ rất hữu ích cho việc học của bạn trên lớp sẽ rất dễ hiểu và thú vị biết bao.

Còn đối với môn Tiếng Anh thì sao? Có người nói “Ta người Việt chỉ biết tiếng việt là đủ” thật lạc hậu và sai lầm cho ý kiến đó. Nếu ta nghĩ vậy thì chẳng bao giờ ta chạy kịp với thời đại. Tiếng anh rất hữu ích và cũng thật thú vị. Nhưng để học tốt môn anh thì cũng không phải là chuyện đơn giản. Trước hết, ta phải có niềm đam mê với loại ngôn ngữ này. Tránh ta nói học nó chỉ vi bắt buộc và học qua loa, đại khái, học để đối phó. Muốn học thật tốt nó ta cần phải luôn mang bên mình hai người bạn thân thiết nhất đó là quyển từ điển Anh-Việc và bản động từ bất quy tắc. Có nó là bạn có gần hết vốn từ và bạn không còn phải lo lắng vì việc không hiểu nghĩa của từ nữa. Bên cạnh đó bạn còn phải học thuộc tất cả các cấu trúc ngữ pháp của một số câu đơn giản. Bạn cũng có thể ghi những từ vựng khó nhớ vào mảnh giấy tiện lợi và dán vào nơi bạn thường đi qua và dễ nhìn. Như vậy thì việc học thuộc từ mới không còn là nỗi lo của bạn nữa đâu. Học tiếng anh không chỉ là lí thuyết suông mà thực hành có thể giúp ta thành thạo với thứ tiếng này hơn. Ví dụ như làm bải tập ngữ pháp, tham gia câu lạc bộ nói tiếng anh hay luyện tập nói với bạn bè, thầy cô giáo, nếu có điệu kiện thì bạn nên nói với người nước ngoài, nó vừa giúp bạn hoàn thiện hơn về khả năng nói vừa tập cho bạn kĩ năng nghe tiếng anh một kĩ năng thực sự rất khó hay những chương trình được nói bằng tiếng anh cũng sẽ một phần nào đó giúp trong việc học của bạn. Nếu bạn học tốt môn học ấy, bạn sẽ rất dễ dàng để có một công việc tốt.

Bên cạnh những môn học chính ấy cũng còn một số môn khác như: Sử, Địa, GDCD,…nhưng không kém phần quan trọng. Nhiều lúc những sự kiện lịch sử, những địa danh hay nhưng văn bản, những bài văn về pháp luật làm đầu óc bạn rối tung cả lên. Bạn đừng lo sẽ dễ dàng hơn nếu bạn lập một sơ đồ tư duy, không it người cầm quyển vở đọc đi đọc lại nhưng mãi không thuộc, đó chỉ là lối học chay, học vẹt, lâu nhớ lại nhanh quên. Đối với môn Địa Lý bạn nên biết sử dụng at lat một cách thành thạo nó sẽ giúp bạn dễ thuộc và hiểu những bài học ở trên lớp

Trên đây là một số phương pháp học tập của tôi mong rằng các bạn có thể áp dụng nó để có một thành tích tốt trong học tập kỳ 2. Cám ơn rất nhiều sự lắng nghe của các thầy cô giáo cùng các bạn.

Bài phát biểu Đại hội Chi đoàn năm  (5 Mẫu)

Viết báo cáo kinh nghiệm học tập – Mẫu 2

Kính thưa thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh!

Em tên là Nguyễn Quốc Trung, học sinh lớp 7A, trường Trung học cơ sở Hoàng Văn Thụ, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. Em xin gửi đến quý vị đại biểu , các thầy cô giáo và các bạn lời chào trân trọng nhất!

Em rất tự hào và xúc động khi được thay mặt tập thể lớp báo cáo kinh nghiệm học tập trước Hội nghị. Quá trình phấn đấu trong học tập của bản thân em gặp không ít khó khăn nhưng nhờ sự dạy dỗ và giúp đỡ tận tình của thầy cô và các bạn, em đã có nhiều tiến bộ. Từ một học sinh trung bình cuối năm lớp 6, giờ đây, em đã đạt được danh hiệu Học sinh xuất sắc.

Kính thưa Hội nghị!

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình mà bố mẹ đều là công nhân nên em không có được các điều kiện thuận lợi như nhiều bạn khác. Tuy thế, em không hè nản chí. Từ chỗ hiểu rõ hoàn cảnh của mình, em đã suy nghĩ để tìm ra cách học tốt nhất.

Trước khi đến lớp, em đã học bài, làm bài đầy đủ và đọc trước bài mới theo hướng dẫn của thầy cô.

Trong giờ học, em cố gắng tập trung tư tưởng để nghe thầy cô giảng để hiểu bài ngay tại lớp. Sự kết hợp chặt chẽ giữa mắt nhìn, tai nghe, tay ghi và óc suy nghĩ khi nghe giảng theo em là rất có hiệu quả. Chỗ nào chưa hiểu, em xem lại những bài vừa học. Làm như vậy em hiểu bài kĩ hơn và nhớ lâu hơn.

Các môn tự nhiên như Toán, Lí,… yêu cầu học sinh ngoài việc nắm vững lí thuyết còn phải có kĩ năng thực hành. Em thường xuyên xung phong lên bảng giải bài tập để được thầy cô và các bạn góp ý cho. Riêng môn Toán là môn yêu thích hơn cả thì em hay nghĩ đến những cách giải khác nhau, đem trao đổi với bạn bè, xin ý kiến của thầy cô để tìm ra cách giải ngắn gọn nhất, chính xác nhất. Nhờ vậy mà các bài kiểm tra em thường đạt điểm cao.

Riêng đối với các môn xã hội cần rất nhiều thời gian học bài, em cũng có cách học riêng. Vừa làm việc nhà, em vừa tranh thủ học. Trước tiên, em tóm tắt bài thành những ý lớn. Học thuộc dàn ý rồi mới học thuộc nội dung cụ thể của từng đoạn, cuối cùng ráp lại nội dung toàn bì. Sau đó tự kiểm tra, chỗ nào chưa hiểu, chưa thuộc phải học lại ngay. Em xác định rằng không được học tủ, học lệch, học đối phó vì quá trình học tậ ở trường là quá trình rèn luyện sức nhớ, sức hiểu, sức cảm nhận và sáng tạo để sau này trở thành con người toàn diện, hữu ích cho gia đình và xã hội.

Kính thưa Hội nghị!

Điều đáng mừng đối với em là vừa qua, em đã được nhận một suất học bổng dành cho học sinh nghèo hiếu học và vượt khó do Thành Đoàn trao tặng. Đây là một phần thưởng quý giá, là nguồn động viên rất lớn để em tiếp tục phấn đấu và rèn luyện, vượt qua mọi gian nan, thử thách. Nhờ sự dạy dỗ tận tình của thầy cô, gia đình và sự giúp đỡ của bạn bè, em đã tự tin hơn rất nhiều vào bản thân. Em rất thích lời dạy của Lê-nin: Học! Học nữa! học mãi! và hiểu rằng tri thức chính là chiếc khóa vàng để mở mọi cánh cửa trong cuộc đời.

Học ở trường, học trong sách vở… chưa đủ, em còn phải học rất nhiều điều ở cuộc sống xung quanh để bổ sung cho mình những hiểu biết cần thiết, làm cho vốn thực tế ngày thêm phong phú. Theo em, cuộc đời cũng là một trường học lớn để on người tôi luyện và trưởng thành.

Năm học vừa qua, em đã được một số thành tích nhất định: danh hiệu Học sinh xuất sắc, đạt huy chương vàng trong môn chạy cự li 1000 mét của Hội khỏe Phù Đổng dành cho học sinh Trung học cơ sở của Quận… Có được những thành tích đó, trước hết là nhờ công ơn dạy dỗ của thầy cô, nhờ sự nuôi dưỡng, giáo dục, động viên của cha mẹ, bè bạn và sự cố gắng của bản thân.

Cuối cùng, em xin gửi tới mọi người lời cảm ơn chân thành nhất và xin hứa sẽ quyết tâm phấn đấu không ngừng để đạt được những thành tích cao hơn nữa! Kính chúc Hội nghị thành công tốt đẹp!

Viết báo cáo kinh nghiệm học tập – Mẫu 3

Kết thúc kì học kì một của năm học 20.. – 20…do em đạt được kết quả học tập tốt nên thầy giáo chủ nhiệm đã lựa chọn em là người đại diện cho lớp tham dự Hội nghị học tốt của trường. Không chỉ vậy, em sẽ phải chuẩn bị một bài báo cáo kinh nghiệm học tập của chi đoàn 7A chúng em. Được sự tin tưởng và giao phó của thầy giáo chủ nhiệm em đã rất vui mừng và tự hào. Nhưng bên cạnh đó cũng không tránh khỏi những lo lắng, bồi hồi hồi bởi đây là lần đầu tiên em tham dự hội nghị của trường, làm báo cáo học tập trên lớp em cũng thường xuyên làm, nhưng để đứng trước toàn hội nghị để đọc thì thực sự em chưa từng trải nghiệm qua. Tự nhủ sẽ không làm cho thầy giáo thất vọng nên em sẽ chuẩn bị thật tốt cho bài báo cáo của mình.

Bài báo cáo của em được làm dựa trên sự tổng kết kết quả học tập của chi đoàn lớp 8A trong suốt những tuần học vừa rồi, trong bài báo cáo của mình, em không tổng kết quá trình học tập của lớp mình, nêu ra những thành tích mà lớp đạt được trong học tập, lao động, các phong trào thi đua. Không chỉ nêu ra những thành tích đáng tuyên dương mà em còn phải chỉ ra những thiếu xót, hạn chế cần phải khắc phục cho kì học mới, đề ra phương hướng, giải pháp hiệu quả để chi đoàn lớp 7A tiếp tục tiến bộ và tiến bộ hơn nữa. Bài báo cáo của em có thể tổng kết lại trong ba phần.

Phần một là tổng kết kết quả học tập, nêu ra những thành tích đạt được. Phần hai là chỉ ra những nhược điểm hạn chế mà lớp đã mắc phải. Phần cuối cùng chính là sự đề xuất giải pháp, phương hướng cho kì học tiếp theo. Cụ thể bài báo cáo kết quả học tập của em như sau:

Kính chào các vị đại biểu khách quý, kính chào các thầy cô giáo và các bạn học sinh trường Trung học cơ sở Nguyễn Huệ kính mến. Em xin tự giới thiệu, em tên là Quỳnh Phương, học sinh lớp 8A. Sau đây em xin thay mặt cho chi đoàn 7A báo cáo trước hội nghị học tập của trường về kết quả đạt được trong suốt kì học đầu tiên của năm học 201..– 20…

Trong kì học đầu tiên, chi đoàn lớp 7A chúng em đã đạt được những kết quả học tập như sau: Cả lớp có hai học sinh xuất sắc, năm học sinh giỏi, mười tám học sinh đạt học lực khá, hai học sinh trung bình và không có bạn nào đạt học lực yếu.

Kết quả chúng em đạt được trong kì học vừa qua chưa thực sự cao nhưng so với năm học trước thì chúng em đã có những tiến bộ rõ rệt, một trong số đó là lớp em không có bạn học sinh nào có học lực yếu. Về hạnh kiểm, lớp chúng em đạt 27/27 học sinh đạt hạnh kiểm tốt, trong học tập, cũng như trong cuộc sống, chúng em luôn tôn trọng, lễ phép với các thầy cô. Các bạn trong lớp luôn giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, chúng em đã phát huy được tinh thần học tập thân thiện, chia sẻ, giao lưu mà nhà trường đã đề ra vào đầu năm học.

Về vấn đề thành tích đạt được, trong kì học vừa rồi lớp em liên tục năm tuần liên tiếp đạt danh hiệu lớp thi đua xuất sắc của trường, được đoàn thanh niên trường khen ngợi và trao cờ thi đua xuất sắc. Trong lao động, chúng em luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ lao động mà nhà trường phân công, những khu vực được giao chúng em đều thực hiện một cách nhanh nhẹn, các bạn tham gia nhiệt tình, vui vẻ. Đạt được những thành tích nhất định trong học kì 2015 – 2016 vừa qua khiến cho tập thể lớp 8A chúng em đều rất vui mừng và tự hào. Nhưng, bên cạnh những mặt tích cực thì trong tập thể lớp 8A vẫn tồn tại những hạn chế, yếu kém cần phải khắc phục, chấn chỉnh trong học kì tới như:

Vẫn còn nhiều bạn đi học muộn, nghỉ học không có giấy phép làm ảnh hưởng đến kết quả thi đua của lớp. Trong lớp học vẫn còn diễn ra tình trạng nói chuyện riêng, không nghe giảng và chưa nhiệt tình với bài học. Tình trạng không học thuộc bài, không làm bài tập về nhà vẫn còn khá phổ biến ở một số bạn học sinh, vì không chuẩn bị bài nên hiệu quả tiếp thu kiến thức kém, ảnh hưởng lớn đến giờ dạy của cả thầy và trò. Trong những tuần gần đây, xuất hiện tình trạng ăn quà vặt trong lớp, vứt rác bừa bãi ra lớp học làm cho cảnh quan lớp học bị ảnh hưởng nặng nề. Với những thiếu xót trên, lớp chúng em đã được các thầy cô nhắc nhở, hướng dẫn. Nhận thức được những hành động chưa tích cực ấy, chúng em sẽ cố gắng khắc phục bằng những biện pháp sau đây.

Chúng em sẽ tiến hành vận động các bạn học sinh đi học đúng giờ, tổ chức lớp thành các nhóm học tập, theo đó một bạn học tốt sẽ kèm một bạn học yếu, các bạn sẽ giúp đỡ, chia sẻ với nhau trong quá trình học tập, thi đua. Chúng em sẽ quán triệt các hành động như ăn quà vặt trong lớp, nói chuyện riêng, không tập chung nghe giảng, thiết lập những hình phạt thích đáng cho những bạn vi phạm như: viết kiểm điểm, trực nhật lớp….

Trên đây là bài báo cáo của em về tình hình học tập, sinh hoạt của chi đoàn lớp 8A, chúng em xin hứa phấn đấu và cố gắng hơn nữa trong kì học sắp tới để đạt được thành tích tốt nhất. Cuối cùng, em xin chúc hội nghị thành công, tốt đẹp. Em xin chân thành cảm ơn. Sau bài báo cáo của em thầy cô và các bạn vỗ tay vang rồi làm em thấy vui sướng vì cuối cùng mình cũng đã hoàn thành nhiệm vụ mà thầy giáo giao cho.

Sinh hoạt chi đoàn với chủ đề “tự hào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”

Viết báo cáo kinh nghiệm học tập – Mẫu 4 

Kính thưa BGH, kính thưa quí thầy cô cùng các bạn học sinh thân mến,

Em tên Nguyễn Trường Mỹ Bình, học lớp 9A6, em xin đại diện cho các bạn học sinh trình bày một số phương pháp học tốt môn Ngữ văn.

Có thể nói môn Ngữ văn là một môn học có vai trò rất quan trọng trong nhà trường từ bậc Tiểu học đến bậc Trung học. Nhưng để học tốt bộ môn này thì không phải là việc đơn giản, Chúng ta cần phải có một phương pháp, một cách học cho riêng mình phù hợp với khả năng và trình độ của bản thân.

Để học tốt môn Ngữ văn thì điều quan trọng nhất là phải thực sự yêu thích môn này. Vì chỉ có yêu thích ta mới có thể ra sức tìm tòi, học hỏi kiến thức để phục vụ cho môn học được tốt. Nhiều bạn tỏ ra thờ ơ chán nản khi đến giờ học văn vì các bạn chưa thực sự chú tâm đến môn học này. Có những bài thơ, đoạn thơ mới đọc qua lần đầu có thể ta không thấy hay nhưng nếu ta chịu khó đọc lại nhiều lần, vừa đọc vừa nghiền ngẫm đến thuộc lòng ta mới nhận ra được bài thơ rất hay và ta say mê bài thơ đó lúc nào không rõ.

Chúng ta đã biết môn Ngữ văn bao gồm Văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn. Mỗi phân môn đều có chức năng riêng và luôn có mối quan hệ gắn bó. Văn học giúp ta phát triển năng lực tư duy, làm giàu tình cảm, cảm xúc cho ta. Văn học chính là cái gốc để nảy nở tình yêu thương, mối quan hệ giữa người với người tốt đẹp hơn….Vì vậy nên có người đã nói: “văn học là nhân học”, học văn cũng như học đạo lí làm người. Nó là nguồn kiến thức cho ta vận dụng vào phân môn Tập làm văn. Bên cạnh đó, Tiếng Việt cũng góp phần không nhỏ trong quá trình viết bài Tập làm văn., nó là vốn ngôn ngữ giúp ta diễn đạt trong quá trình làm văn. Vì vậy để học tốt môn Ngữ văn, ta phải học đều cả ba phân môn.

Để học tốt môn Ngữ văn, chúng ta chỉ yêu thích thôi cũng chưa đủ mà khâu soạn bài, làm bài ở nhà cũng rất quan trọng. Soạn bài để nắm được kiến thức cơ bản của bài học. Soạn bài bằng những hiểu biết của mình chứ không phải chép từ trong “sách giải”, “sách học tốt”,… như thế không khác nào tự ta biến mình thành cái “máy chép” mà không hiểu gì cả. Trong quá trình soạn, có những gì khó hiểu chúng ta cần đọc mục chú thích bên dưới. Nếu như phần chú thích không đáp ứng hết những thắc mắc của ta, ta có thể gạch dưới nội dung đó. Khi vào lớp, nghe thầy cô giảng thì ta sẽ hiểu rõ hơn.

Làm bài tập ở nhà để củng cố kiến thức trên lớp. Nếu ta làm tốt phần này là ta đã hiểu bài. Về phần Tiếng Việt, có thể không cần phải soạn trước khi đến lớp nhưng ta cũng cần xem bài trước ở nhà, thậm chí có thể làm các bài tập trong sách giáo khoa, tuyệt đối không chép “sách giải” để xem mức hiểu biết của ta đến đâu. Có chuẩn bị bài tốt ở nhà vào lớp ta mới chủ động tiếp thu kiến thức.

Ngoài ra chúng ta cũng cần đọc thêm sách tham khảo, nghe đài….để nắm thông tin. Trong thời đại ngày nay, khoa học công nghệ đang phát triển, chúng ta có thể học trên mạng để mở rộng nâng cao kiến thức. Những chân dung tác giả, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác rất cần để cho ta bổ sung thêm trong SGK. Đồng thời, những kiến thức mà chúng ta tích lũy được phải ghi chép cẩn thận vào một cuốn sổ riêng gọi là sổ tay văn học. Vì vậy, mỗi bạn cần sắm thêm một cuốn sổ nhỏ cho tiện việc sử dụng.

Trên đây là phần trình bày của em. Phương pháp học tốt thì rất phong phú, tùy đối tượng, tùy trình độ của mỗi người mà ta có phương pháp phù hợp. Nhưng dù có bao nhiêu phương pháp học tốt, mỗi chúng ta không thể quên một yếu tố vô cùng cần thiết và quan trọng đó là sự say mê, yêu thích học môn Ngữ văn.

Phần trình bày của em đến đây đã hết. Xin cảm ơn quí thầy cô và các bạn đã theo dõi.

Can Lộc: 100% chi đoàn tổ chức sinh hoạt chi đoàn tháng 3 với chủ đề “Tự  hào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh” - Đoàn thanh niên Tỉnh Hà Tĩnh

Viết báo cáo kinh nghiệm học tập – Mẫu 5 

Kính thưa các thầy cô giáo!

Thưa các bạn!

Trong năm học vừa qua, được sự quan tâm giúp đỡ của gia đình, bạn bè và đặc biệt là sự chỉ bảo, dìu dắt của các thầy cô giáo em đã đạt được một số thành tích trong học tập. Hôm nay, trong hội nghị học tốt của lớp, em xin được chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm học tập của bản thân trong năm học vừa qua như sau:

1. Khi ở trên lớp, chú ý nghe thầy cô giảng. Ngoài việc ghi bài còn ghi lại hoặc gạch chân những điều lạ, điều mới hay những điều chưa hiếu và cố gắng lưu ý chúng. Khi có điều, kiện đọc sách, xem ti vi,… sẽ tìm hiểu thêm về những vấn đề đó. Đặc biệt, nếu trên lớp các thầy cô có thời gian sẽ cố gắng hỏi cho rõ. Ngoài ra, trong giờ ra chơi hoặc trong giờ nghỉ, có thể đem những vấn đề đó trao đổi với bạn bè.

 

2. Khi về nhà, trước hết, em làm hết bài tập thầy cô giao trên lớp. Gặp những bài khó, trước hết em đọc lại sách giáo khoa về mảng kiến thúc đó. Nếu vẫn chưa làm được em nhờ bố mẹ giảng cho rồi tự làm bài. Tiếp đến, em đọc trước sách giáo khoa về bài sẽ học trên lớp vào sáng hôm sau.

3. Ngoài việc đảm bảo nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa, em còn đọc thêm kiến thức nâng cao và làm thêm bài tập trong các sách nâng cao, báo chuyên đề như “Toán học và tuổi trẻ”, “Văn học và tuổi trẻ”, …

Trên đây là một số kinh nghiệm riêng của cá nhân em trong học tập. Em rất mong được thầy cô và các bạn đóng góp và chia sẻ những kinh nghiệm học tập có hiệu quả. Chúc các bạn học tập ngày càng tiến bộ!

Em xin chân thành cảm ơn!

Tp Hồ Chí Minh, ngày… tháng… năm…

Người viết báo cáo

Học sinh

Phạm Bảo An

(Đã kí)

Đăng bởi: Trường Tiểu Học Tiên Phương

Chuyên mục: Tài Liệu Học Tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kênh https://xoilaczzh.tv/ trực tiếp bóng đá