Học TậpLớp 7

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em khi đọc văn bản “Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát”

Thầy cô xin giới thiệu Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em khi đọc văn bản “Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát”  sách cánh diều hay nhất, chọn lọc giúp học sinh lớp 10 viết các bài tập làm văn hay hơn. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau:

Mục lục

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em khi đọc văn bản “Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát”

Dàn ý Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em khi đọc văn bản “Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát”

– Mở đoạn: Giới thiệu về người thân trong gia đình em

Bạn đang xem: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em khi đọc văn bản “Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát”

– Thân đoạn:

+ Qua thời gian, người thân của em đã có những thay đổi như thế nào? (những nếp nhăn, vết đồi mồi, tóc bạc đi nhiều, lưng còng, chân đau, mắt kém…)

+ Những năm qua, vì chăm sóc cho em và những thành viên trong gia đình mà thời gian đã để lại những dấu vết.

+ Em cảm nhận như thế nào khi nhận ra những thay đổi ấy? (xót xa, buồn, thương, yêu thương nhiều hơn)

– Kết đoạn: Cảm nhận của em về người thân, rút ra lời tự nhủ cho bản thân.

Video Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em khi đọc văn bản “Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát”

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em khi đọc văn bản “Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát” – Mẫu 1

Văn bản mang nhiều cảm xúc của tác giả về một món ăn đặc sản của Trùng Khánh, một món ăn đặc trưng mang theo những kỉ niệm cùng cảm xúc của tác giả. Sau khi đọc xong văn bản, em không những có thêm kiến thức về món ăn nổi tiếng này mà còn trân trọng tình cảm của tác giả với những tạo vật thiên nhiên ban tặng

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em khi đọc văn bản "Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát"  (ảnh 1)

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em khi đọc văn bản “Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát” – Mẫu 2

Sau khi đọc văn bản trên em thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên, sản vật mà đất trời ban tặng cho mảnh đất Trùng Khánh. Có lẽ đây là một vẻ đẹp trù phú, đầy sức sống, mang hơi hướng lãng mạn và thơ mộng. Chắc hẳn mỗi nơi đều có một sản vật riêng để “những người con ở đó” cảm thấy tự hào, trân trọng và cảm xúc đó cũng được thể hiện qua văn bản trên. Đó chính là niềm tự hào, vui sướng, hạnh phúc khi đặc sản quê mình được coi là thứ đặc sản có một không hai

Sau khi đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát của tác giả Y Phương em thấy được niềm tự hào của mỗi con người khi giới thiệu về đặc sản của quê hương mình. Qua đó, ta cũng thấy được nét văn hóa độc đáo, phong phú về ẩm thực.

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em khi đọc văn bản “Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát” – Mẫu 3

Văn bản “Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát” giúp người đọc hiểu hơn về hạt dẻ – một đặc sản của mảnh đất Trùng Khánh. Với Y Phương, hạt dẻ là thức quà mà thiên nhiên ban tặng cho Trùng Khánh, không một nơi nào có thể trồng ra thứ hạt dẻ có hương vị như vậy. Nhà văn đã miêu tả một cách chi tiết hình dáng, màu sắc và hương vị của loại hạt dẻ này, từ đó chỉ ra điểm khác biệt giữa hạt dẻ Trùng Khánh và hạt dẻ nhái. Không chỉ vậy, Y Phương còn đề cập đến cách thưởng thức hạt dẻ sao cho tinh tế, cũng như khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên Trùng Khánh bằng một niềm tự hào, sung sướng. Qua đó, chúng ta cảm nhận được tình yêu và lòng tự hào dành cho quê hương.

 Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em khi đọc văn bản "Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát"  (ảnh 2)

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em khi đọc văn bản “Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát” – Mẫu 4

Văn bản “Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát” đã giúp em cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, sản vật mà đất trời ban tặng cho mảnh đất Trùng Khánh. Ngay từ đầu, Y Phương đã khẳng định hạt dẻ là thức quà mà thiên nhiên ban tặng riêng cho mảnh đất Trùng Khánh. Tác giả miêu tả thật tinh tế hình dáng, màu sắc, hương vị cũng như cách thưởng thức hạt dẻ. Không chỉ vậy, chúng ta còn biết thêm được cách nhận biết giữa hạt dẻ Trùng Khánh và hạt dẻ nhái. Trong những đoạn cuối, Y Phương còn miêu tả khung cảnh Trùng Khánh vào mùa thu hiện lên đầy thơ mộng khiến cho người đọc cảm thật bồi hồi. Chắc hẳn mỗi nơi đều có một sản vật riêng để “những người con ở đó” cảm thấy tự hào, trân trọng và cảm xúc đó đã được thể hiện ở văn bản trên.

 

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em khi đọc văn bản “Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát” – Mẫu 5

Văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát của Y Phương đã mang người đọc cùng khám phá và thưởng thức một sản vật đặc trưng của xứ Trùng Khánh là hạt dẻ. Ông đã miêu tả tinh tế từ lúc hạt dẻ rơi rụng, đến vẻ ngoài, hương vị, cách chế biến rồi thưởng thức chúng. Ông còn cẩn thận chỉ cách tránh nhầm lẫn món hạt dẻ Trùng Khánh với hạt dẻ của các nơi khác. Thật sự phải vô cùng tỉ mẩn và có tình yêu sâu sắc với món ăn này, thì Y Phương mới có thể phân biệt tỏ tường đến thế. Đó cũng chính là chi tiết thể hiện rõ tình yêu và sự trân trọng của nhà văn dành cho các món sản vật đặc trưng của mỗi vùng miền.

 

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em khi đọc văn bản “Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát” – Mẫu 6

Sau khi đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát, em được hiểu thêm rất nhiều về món hạt dẻ cũng như vùng đất Trùng Khánh. Tác giả Y Phương đã khắc họa lại vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, xanh tốt và tràn ngập sức sống của vùng Trùng Khánh. Đồng thời khéo léo miêu tả lại hình dáng, màu sắc, hương vị, cách chế biến của món hạt dẻ Trùng Khánh. Ông còn ý nhị chỉ ra cách để không bị nhầm lẫn giữa món ngon này với hạt dẻ các nơi khác. Tuy văn bản đưa ra rất nhiều thông tin, nhưng khi đọc không hề cảm thấy khó chịu hay lý thuyết sáo rỗng. Bởi tác giả đã sử dụng giọng văn của một người thưởng thức món ngon, với tâm thế thích thú, yêu quý và trân trọng vô cùng dành cho món hạt dẻ Trùng Khánh.

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em khi đọc văn bản “Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát” – Mẫu 7

Sau khi đọc văn bản trên em thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên, sản vật mà đất trời ban tặng cho mảnh đất Trùng Khánh. Một vẻ đẹp trù phú, tràn đầy sức sống, mang hơi hướng lãng mạn và thơ mộng. Mỗi nơi đều có một sản vật riêng để “những người con ở đó” cảm thấy tự hào, trân trọng. Những cảm xúc này được thể hiện rất rõ qua từng ngôn từ trong văn bản trên. Đọc văn bản, em càng cảm thấy tự hào, trân trọng nhiều hơn những sản vật trên quê hương đất nước tươi đẹp của mình.

Đăng bởi: Trường Tiểu Học Tiên Phương

Chuyên mục: Tài Liệu Học Tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kênh https://xoilaczzh.tv/ trực tiếp bóng đá