Truyện cổ tích

11 Truyện Cho Bé 3 Tuổi Siêu Hay Cha Mẹ Phải Kể Cho Bé Nghe

Mẹ đã chọn lựa được những truyện kể cho bé trước khi đi ngủ đáp ứng được những tiêu chí như hấp dẫn, thú vị, mang lại bài học ý nghĩa cho bé? Dưới đây là 11 truyện cho bé 3 tuổi mà các mẹ nên kể cho bé để giúp con phát triển sức sáng tạo và trí tưởng tượng. Ngoài ra, những bài học hay sẽ từ từ đi vào tiềm thức, trở thành một đứa bé ngoan.

Truyện Chú thỏ thông minh

Đây là một lựa chọn hay trong những truyện kể cho bé trước khi đi ngủ. Mẹ có thể biến tấu câu chuyện này theo rất nhiều hướng khác nhau, làm sao để bé cảm thấy mỗi lần được nghe là mỗi chuyến phiêu lưu mới.

Truyện cho bé 3 tuổi số 1. Chú thỏ thông minh
Truyện cho bé 3 tuổi số 1. Chú thỏ thông minh

Chẳng hạn như mở đầu câu chuyện những câu hỏi như: Con có biết loài vật nào thông minh nhất không? Con có biết con gì chạy nhanh nhất không, hay Con gì có cái tai dài, mắt đỏ, lông trắng?

Bạn đang xem: 11 Truyện Cho Bé 3 Tuổi Siêu Hay Cha Mẹ Phải Kể Cho Bé Nghe

Tiếp đến, hãy dùng giọng kể và cách diễn đạt của mình để đọc truyện cho bé nghe:

“Trong khu rừng nọ có một chú thỏ con sống cùng mẹ. Ngày nào thỏ cũng chạy ra bờ sông uống nước. Trước khi đi, chú được nghe mẹ nhắc:

  • Con phải cẩn thận nhé vì cáo cũng hay ra sông dạo chơi lắm đấy!

Một ngày nọ, vừa mới cúi xuống mặt sông chuẩn bị uống nước, thỏ con bất ngờ thấy cáo. Cáo ta ra vẻ thân thiện nói:

  • Chào thỏ con, lên lưng anh cõng vào rừng hái nấm và hoa nào!

Thỏ con hơi lo lắng, nhưng chú nhanh trí nghĩ ra một mẹo. Chú trả lời cáo:

  • Ôi thế thì thích quá anh Cáo ơi, chờ em về nhà lấy mũ đội che nắng đã nhé!

Nói rồi Thỏ con nhanh nhẹn chạy ù về nhà. Thỏ con kể lại câu chuyện gặp Cáo cho mẹ nghe. Thỏ mẹ ôm Thỏ con vào lòng, khen con thông minh và nhanh trí.

Sách truyện cho bé 3 tuổi – Chú thỏ thông minh

Ngoài đọc truyện trên thì phụ huynh và các thầy cô có thể mua sách để cho bé đọc. Sách ngoài chữ còn có tranh minh hoạ vì vậy sẽ thúc đẩy trí tưởng tượng của bé.

Sách truyện chú thỏ tinh kh
Sách truyện chú thỏ tinh khôn
  • Mua sách trên Fahasa
  • Mua sách trên Tiki
  • Mua sách trên Shopee
  • Mua sách trên Lazada

Tryện Chó sói và đàn dê

Nếu mẹ muốn kể chuyện cho bé nghe khi đi ngủ có cả thơ nữa thì truyện “Chó sói và đàn dê” là một câu chuyện hay. Nếu mẹ diễn đạt bằng cử chỉ và giọng đọc truyền cảm thì bé còn thuộc luôn cả câu chuyện và diễn theo nữa cơ:

Truyện cho bé 3 tuổi số 2. Chó sói và đàn dê
Truyện cho bé 3 tuổi số 2. Chó sói và đàn dê

“Ngày xửa ngày xưa, ở một khu rừng nọ có một con dê mẹ và 7 chú dê con. Họ sống với nhau hạnh phúc trong một ngôi nhà nho nhỏ, xinh xắn và ấm cúng.

Dê mẹ thường phải vào rừng để tìm cỏ non, vì ăn cỏ no thì dê mẹ mới có sữa cho đàn dê con bú. Một hôm, khi chuẩn bị đi vào rừng, dê mẹ bèn gọi đàn con lại dặn dò:” Các con ở nhà nhớ khóa chặt cửa. Khi nào mẹ về, nghe thấy mẹ đọc bài thơ này thì hẵng mở cửa ra:

Dê con ngoan ngoãn
Mau mở cửa ra
Mẹ đã về nhà
Cho các con bú.

7 chú dê con vâng lời mẹ đóng chặt cửa. Thế nhưng, có một con chó sói độc ác sống ở gần đó đã nghe thấy lời dặn của dê mẹ. Sau một hồi tính toán, nó nảy ra ý định lừa dê con mở cửa để ăn thịt các chú. Sau khi dê mẹ đi khỏi, chó sói liền đến gõ cửa rồi giả giọng dê mẹ:

“Dê con ngoan ngoãn
Mau mở cửa ra
Mẹ đã về nhà
Cho các con bú”

Bảy chú dê con nhận ra giọng ồm ồm của chó sói nên đã nhất quyết không mở cửa.

Một lúc sau, chó sói lại đến và gõ cửa. Lần này nó giả giọng nhẹ nhàng hơn cho giống với giọng dê mẹ. Nhưng lần này, nó cũng không vào đươc ngôi nhà vì những chú dê con thông minh đã đòi sói phải cho xem móng. Khi thấy móng chân đen xì của con sói, các chú đã không cho nó vào.

Chó sói nham hiểm liền đến tiệm bánh mua bột mỳ trắng và xoa vào móng vuốt của mình.

Khi nó đến gõ cửa lần thứ ba, những chú dê con nhìn thấy bộ móng màu trắng và cứ tưởng rằng đó là mẹ của mình. Dê con mở cửa cho sói vào nhà và nó lao đến và nuốt chửng cả bầy dê vào bụng, may thay chú dê bé nhất trốn thoát đươc. No nê, con sói độc ác tìm một gốc cây rồi lăn ra ngủ. Khi ấy, dê mẹ trở về và chú dê bé nhất nhào vào lòng mẹ nức nở.

Dê mẹ liền mổ bụng sói ra. Lần lượt từng chú dê con nhảy ra. Dê mẹ bảo dê con lấy đá nhét vào bụng sói và khâu lại.

Khi chó sói tỉnh dậy nó cảm thấy vô cùng khát nước, nó lần mò ra giếng uống nước.

Vì trong bụng nặng trĩu toàn đá là đá nên nó bị rơi tòm xuống giếng. Thế là hết đời con sói gian ác.

Truyện Gà Trống và Vịt Bầu

truyện gà trống và vịt bầu
Tranh truyện gà trống và vịt bầu

Gà trống và Vịt bầu là đôi bạn rất thân. Gà trống tính tình kiêu căng, còn Vịt bầu thì hiền lành, ngoan ngoãn và tốt bụng.

Một hôm, hai bạn xin phép bố mẹ rủ nhau đi chơi. Bố mẹ của hai bạn dặn rằng: “Các con đi chơi hoặc đi đâu, muốn làm một việc gì đó thì phải suy nghĩ thật kĩ rồi mới làm nhé”.

Hai bạn vừa đi vừa chuyện trò ríu rít. Đến một khúc sông rộng. Vịt bầu bảo Gà trống:

– Gà trống ơi! Phía bên kia sông cảnh đẹp lắm!

Gà trống nhìn thoáng qua rồi nói với Vịt bầu:

– ừ nhỉ! Chúng mình sang bên kia sông chơi đi!

Vịt bầu nghe Gà trống nói, chợt nhớ liền suy nghĩ một lúc rồi trả lời:

– Không được đâu Gà trống ơi! Khúc sông rộng như thế này, mình thì bơi được, còn bạn thì biết làm sao? Bạn không nhớ lời bố mẹ dặn à?

Vịt bầu vừa nói dứt lời thì Gà trống đáp ngay:

– Ôi dào! Cậu biết bơi thì bơi, còn mình biết bay thì bay chứ sao! Bởi vì mình có cánh mà.

Vịt bầu chưa kịp ngăn bạn thì Gà trống đã vỗ cánh bay vèo. Nhưng đến giữa sông, Gà trống nhìn xuống dòng nước đang chảy, chóng mặt và mỏi cánh qua không thể bay được nữa. Gà trống bị rơi tõm xuống sông. Gà trống kêu thất thanh:

– Cứu mình với Vịt bầu ơi! Cứu mình với!…

Vịt bầu vội bơi ra giữa sông để cứu Gà trống. Nhưng Gà trống vừa to, vừa uống một bụng nước đầy nên Vịt bầu chẳng làm sao đưa Gà trống lên bờ được. Cũng may lúc đó có bác Ngỗng Nâu bơi tới và đưa Gà trống lên bờ.

Được Vịt bầu và bác Ngỗng Nâu cứu sống. Gà trống ân hận lắm. Từ đó, Gà trống bỏ được tính kiêu căng và luôn nghe lời bố mẹ dặn.

Trên đây là toàn bộ nội dung câu chuyện gà trống và vịt bầu. Các thầy cô và các vị phụ huynh có thể cho bé nghe thêm truyện kể về gà trống và vịt bầu trong video bên dưới.

Video truyện cho bé 3 tuổi – Gà Trống và Vịt Bầu

>>> Phụ huynh và các thầy cô đọc thêm truyện Gấu con chia quà siêu hay cho bé

Truyện Chú chồn lười học

Đây là một trong những nội dung đọc truyện cho bé ngủ vừa hay vừa ngắn gọn. Mẹ có thể thêm thắt các chi tiết để truyên thêm hấp dẫn:

“Chồn mướp sống ở khu rừng thông, vì là con một nên cậu được cha mẹ cưng chiều vô cùng. Tới tuổi đi học rồi, nhưng chồn mướp vẫn không chịu đến trường, chỉ rong chơi mà thôi. Vì được nuông chiều quá, chồn mướp đâm ra bướng bỉnh, không chịu nghe lời ai. Ai khuyên gì cậu cũng không nghe mà còn cãi bướng.

Một hôm, Chồn mải chơi, bị lạc vào sâu trong rừng mà không biết đường ra. Cậu ta lang thang mãi mới tìm được bảng chỉ đường. Nhưng khổ nỗi, không biết chữ nên chồn không đọc được.

Cậu ngồi xuống vừa khóc vừa hối hận, nếu chịu khó đi học biết chữ thì bây giờ đâu phải như thế này. Đúng lúc đó thì bác sư tử xuất hiện, chồn tưởng mình sắp bị ăn thịt nên quỳ lạy xin tha mạng.

Bác sư tử bảo: “Ta chỉ muốn giúp cháu thôi, vì cháu không biết chữ chứ gì?” Chồn gật đầu. Được bác sư tử khuyên răn và chỉ đường, chồn đã tìm về được ngôi nhà của mình. Chú mừng lắm và nhất quyết từ nay phải đi học”.

  • Truyện Cho Bé 2 Tuổi – 4 Truyện Siêu Hay Mà Các Mẹ Nên Kể Cho Bé.
  • Truyện Cho Bé 4 Tuổi – 10 Truyện Nuôi Dưỡng Tâm Hồn Trẻ Mỗi Tối
  •  Truyện Tranh Cho Bé 3 Tuổi – 3 Truyện Ba Mẹ Nhất Định Phải Kể Cho

Truyện Người con hiếu thảo

Ngày xưa trong một gia đình nọ có ba anh em trai, hai người anh thì lười biếng ích kỷ, tham lam ngược lại người con út vừa siêng năng, vừa thật thà hiếu thảo.

Truyện cho bé 3 tuổi số 4: Người con hiếu thảo
Truyện cho bé 3 tuổi số 4: Người con hiếu thảo

Những việc khó khăn nặng nhọc trong nhà thì hai người anh đẩy hết cho người em nhưng khi có món ăn ngon hay quần áo đẹp thì hai anh lại tranh nhau giành hết về phần mình. Tuy vậy Út vẫn không than phiền gì lúc nào cũng vui vẻ nhường nhịn hai anh.
Một hôm người cha lâm bệnh nặng, Út vô cùng lo lắng ngày đêm túc trực chăm sóc cha rất chu đáo, trong khi hai người anh vẫn mải mê rong chơi đầu làng cuối xóm. Bệnh tình của người cha ngày càng nguy kịch, thầy thuốc bảo:
– Ông cụ mắc phải bệnh nan y khó lòng qua khỏi!
Út hốt hoảng:
– Thật vậy sao? Chẳng lẽ không còn cách nào cứu chữa sao?
Thầy thuốc suy nghĩ một lát rồi nói:
– Có một cách nhưng khó khăn lắm.
– Thưa thầy, khó thế nào con cũng làm được xin thầy cứ cho con biết.
– Giờ chỉ có một vị thuốc quý là có thể chữa khỏi bệnh cho cha của con, nhưng để sắc được loại thuốc này thì cần phải tìm được một loại cỏ quý trên núi Trúc Lĩnh, đường đi đến đó gian nguy, hiểm trở, phải đi qua một cây cầu làm bằng một sợi dây thừng bắc ngang con suối sâu, phải vượt qua một con sông rộng mà không có đò, rồi lại phải leo lên một ngọn núi bốn phía đá dựng lên như bức tường thành lúc đó mới đến được ngôi chùa có thứ cỏ thơm ấy.
Người cha nghe vậy gắng gượng nói:
– Ai trong các con kiếm được thuốc về chữa cho cha sẽ được hưởng toàn bộ gia tài.
Hai người anh nghe thấy hai chữ “gia tài” sợ người em sẽ chiếm mất nên nhảy bổ đến bên giường cha nhanh nhảu nói: “Để chúng con đi.”
Sáng hôm sau hai người anh lên đường đi đến núi Trúc Lĩnh, đến con suối sâu nước réo ùng ục họ sợ quá, lại thấy cây cầu bắc qua suối chỉ là một sợi dây thừng đung đưa trong gió, hai người họ cứ đùn đẩy nhau không ai dám bước qua trước. Bỗng có cụ già râu tóc bạc phơ gánh củi từ trong rừng đi ra nói:
– Các cháu có thể gánh giúp cụ bó củi này đi qua bên kia bờ được ko?
Người anh cáu kỉnh đáp:
– Chúng tôi đi người không mà còn chưa dám qua, ai lại đi gánh củi cho ông nữa.
Rồi sau đó họ cố gắng bước qua cây cầu, nhưng sợi dây cứ chao qua chao lại như muốn hất cả hai xuống suối. Loay hoay mãi không được họ đành tay không trở về.
Người em út thấy vậy liền từ biệt cha và hai anh lên đường quyết tìm cho được loại cỏ quý ấy. Đi đến bờ suối anh cũng gặp ông lão hôm nọ, ông lão chưa nói gì anh đã chạy lại đỡ gánh củi lên vai rồi lễ phép nói:
– Thưa ông cây cầu này nguy hiểm lắm ông hãy để con gánh bó củi này qua rồi quay lại dìu ông sang bên kia bờ.
Lạ thay anh bước lên cầu dễ dàng và đi một mạch sang bên kia anh mừng quá đặt gánh củi xuống định quay lại đón ông lão thì lại thấy ông lão đã đứng trước mặt mình từ bao giờ. Ông lão tươi cười hiền từ nói:
– Con thật tốt bụng và gan dạ, bây giờ con muốn đi đâu?
– Thưa ông con muốn đi tìm cây thuốc quý để chữa bênh cho cha.
– À ta biết nơi có loại dược thảo đấy, để ta chỉ đường cho.
– Dạ con xin cảm ơn ông.
– Bây giờ con hãy đi thẳng theo con đường này đến khi gặp một con sông lớn, con hãy gọi ba lần: “Ơi Bạch hạc giúp ta sang sông”. Đi tiếp ba ngày trời con sẽ đến chân núi Trúc Lĩnh Con nhớ đi đến chân núi phía Nam, gõ vào vách đá 7 tiếng rồi gọi: “Hỡi núi cao hãy mở đường cho ta đi”. Lên đến ngôi chùa sẽ có sư ông giúp con.
Anh bái tạ ông lão rồi lên đường. Anh làm theo những gì cụ già dặn và cuối cùng anh đã lên được đến ngôi chùa.
Anh vừa tới nơi thì sư ông xuất hiện, anh vái chào sư ông rồi nói:
– Thưa sư ông con lên đây tìm cây thuốc chữa bệnh cho cha xin sư ông giúp con ạ.
Sư ông nhìn anh trìu mến và nói:
– A di đà phật, con đúng là một người con hiếu thảo. Thật đáng khen.
Rồi sư ông dắt anh vào vườn chùa hái cho anh một nắm cỏ rồi dặn:
– Con hãy đem nắm cỏ này về sắc với hoa bưởi rồi đem cho người bệnh uống.
Người con út đa tạ sư ông rồi xin phép trở về. Anh đi theo con đường cũ để trở về nhà nhưng lạ thay sông suối rồi cây cầu bằng dây thừng đều biến mất và trước mắt anh là con đường bằng phẳng. Anh đi thật nhanh về nhà. Vừa về đến đầu làng người em đã gặp hai người anh đang đứng đợi mình. Hai anh nói:
– Em đi đường xa chắc là mệt cứ ngồi ở đây nghỉ ngơi, để anh mang bó thuốc này về trước cho cha.
Không hề so đo tính toán người em liền đưa bó thuốc cho hai anh. Chỉ chờ có thể hai người anh chạy thật nhanh về nhà đưa bó thuốc cho cha nhằm cướp công của người em.
Hai người anh hí hửng lấy một ít thuốc ra cho vào ấm để đun lên. Người cha vui mừng khen ngợi hai người anh. Nhưng khi người cha vừa uống một ngụm thuốc thì ông thấy choáng váng và đau đớn vô cùng. Đúng lúc đó người em út về đến nhà. Thấy vậy người em chạy ra vườn hái hoa bưởi để sắc thuốc theo lời sư ông dặn. Quả nhiên khi vừa uống xong chén thuốc người em sắc ông trở nên khỏe mạnh hơn.
Vài ngày sau ông gọi ba người con đến và nói:
– Út đã không ngại khó khăn đi lấy thuốc về cho cha, nay cha sẽ để lại gia tài cho con.
Người con Út thấy cha trở lại mạnh khỏe, nên vô cùng vui sướng và nói với cha:
– Thưa cha, xin cha hãy chia đều gia tài cho 3 anh em con.
Người cha thấy vậy liền nói: “Con đúng là em hiền con thảo, được, cha sẽ làm theo ý của con.” Trước nghĩa cử cao đẹp của người em hai người anh vô cùng hối hận từ đó họ bắt đầu thay đổi tính tình không còn tham lam và lười biếng nữa.

>>> Mách ba mẹ một ứng dụng đọc truyện cho bé siêu hay mà phụ huynh phải đăng ký cho bé 

Truyền Thuyết Thánh Gióng 

Đời (vua) Hùng Vương thứ Sáu, nước Tàu ở phía bắc chỉ muốn sang chiếm nước Nam ta. Vua Hùng hiện ra dạy sai người đi khắp nước mời thần xuống giúp chống giặc.

Truyện cho bé 3 tuổi số 5: Truyền Thuyết Thánh Gióng 
Truyện cho bé 3 tuổi số 5: Truyền Thuyết Thánh Gióng

Bấy giờ ở làng Phù Đổng, tỉnh Bắc Ninh ngày nay, có một người đàn bà đã 60 tuổi. Một hôm bà ra đồng ruộng thấy có một vết chân rất to lớn, bà đặt chân vào thì khi về nhà bà có thai. Bà sinh được một con trai và đặt tên là Gióng.
Gióng lên ba tuổi mà không biết nói.

Một hôm vua Hùng sai người đi tìm người tài giỏi ra đánh giặc. Gióng tự nhiên nói với mẹ mời sứ giả đến. Gióng bảo sứ giả về đúc một con ngựa sắt và một thanh gươm sắt, đưa đến cho chàng đi giết giặc. Bấy giờ Gióng vươn vai thành người lớn, ăn biết bao nhiêu cơm, thịt cũng không no, mặc quần áo rộng cỡ nào cũng thấy chật.

Sứ giả về tâu lại sự việc với vua. Khi đã đem ngựa và gươm sắt đến, Gióng đội mũ, cầm gươm phóng lên ngựa sắt, xông ra trận như bão táp, đi đến đâu Gióng cũng chém giặc như chém cỏ rác. Khi gươm bị gãy, Gióng nhổ các bụi tre bên đường quăng ném vào quân địch.

Đánh tan giặc, Gióng thẳng bay lên núi Sóc, trút bỏ quần áo lại rồi bay thẳng lên trời.
Ngày nay còn thấy các hồ ao là dấu vết chân ngựa sắt để lại. Khu rừng giặc bị đốt cháy còn mang tên là rừng Cháy. Người dân lập miếu thờ Gióng gọi là thánh Gióng đã hoá thân cứu dân Việt.

Sơn Tinh Thuỷ Tinh 

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên gọi là Mỵ Nương, sắc đẹp tuyệt trần. Mỵ Nương được vua cha yêu thương rất mực. Nhà vua muốn kén cho nàng một người chồng thật xứng đáng.

Truyện cho bé 3 tuổi số 6: Sơn Tinh Thuỷ Tinh 
Truyện cho bé 3 tuổi số 6: Sơn Tinh Thuỷ Tinh

Một hôm có hai chàng trai đến, xin ra mắt nhà vua để cầu hôn. Một người ở vùng núi Ba Vì, tuấn tú và tài giỏi khác thường: chỉ tay về phía đông, phía đông biến thành đồng lúa xanh, chỉ tay về phía tây, phía tây mọc lên hàng dãy núi. Nhân dân trong vùng gọi chàng là Sơn Tinh. Còn một người ở mãi tận miền biển Đông tài giỏi cũng không kém: gọi gió, gió đến, hò ma, ma tới – Chàng này tên gọi là Thủy Tinh.

Một người là chúa của miền non cao, một người là chúa của vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng cả. Hùng Vương băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai. Nhà vua cho mời các quan lạc hầu vào bàn mà vẫn không tìm được kế hay. Cuối cùng, Hùng Vương phán rằng:

– Hai người đều vừa ý ta cả, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Ngày mai, nếu ai đem đồ sính lễ đến đây trước: một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, thì được rước dâu về.

Sáng sớm hôm sau, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến trước và được phép đưa dâu về núi. Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo, một hai đòi cướp lại Mỵ Nương.

Thủy Tinh hô ma, gọi gió, làm thành dông bão đùng đùng rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn tiến đánh Sơn Tinh. Nước ngập lúa, ngập đồng rồi ngập nhà, ngập cửa.

Sơn Tinh không hề nao núng, dùng phép màu bốc từng quả đồi, di từng dãy núi chặn đứng dòng nước lũ. Nước dâng lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi, núi mọc cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời liền, cuối cùng Thủy Tinh đuối sức phải rút quân về.

Từ đó, oán ngày càng thêm nặng, thù ngày càng thêm sâu, không năm nào Thủy Tinh không làm mưa làm bão, dâng nước lên đánh Sơn Tinh và lần nào Thủy Tinh cũng thua, phải bỏ chạy.

>>> Phụ huynh có thể tham khảo thêm chương trình học tiếng Anh qua truyện cho bé siêu hay Monkey Stories 

Truyện Hoàng Tử Ếch 

Ngày xửa, ngày xưa có một ông vua sống cùng ba cô công chúa trong một lâu đài trên một vùng đất xa. Một ngày nọ, trong khi vua cha đang suy nghĩ về ba cô con gái, ông nẩy ra một dự định tìm chồng cho họ.

Đến thời gian ba công chúa kết hôn, vua cha tuyên bố ý định của ông. Vua cha nói, “Ta sẽ lấy ba viên ngọc qúy đến suối nước giữa làng. Các chàng trai sẽ gặp nhau ở đấy trong ba ngày. Chàng trai nào tìm được viên ngọc sẽ là chồng con gái ta.”

Hôm sau, nhà vua chọn ba viên ngọc – một viên ngọc lục bảo, một ngọc rubi, và một viên kim cương – và mang chúng vào làng. Vua đi chung quanh các chàng trai với ba viên ngọc trong tay. Đầu tiên vua đánh rớt viên ngọc lục bảo, sau đó rubi, và tiếp là viên kim cương. Một chàng trai khôi ngô đã nhặt được viên ngọc lục bảo. Sau đó một hoàng tử giàu có đã phát hiện viên hồng ngọc và cúi xuống nhặt nó. Nhà vua rất đổi vui mừng. Thế nhưng sau đó một con ếch đã nhảy về phía viên kim cương và nhặt được nó. Ếch mang viên kim cương tới nhà vua và nói, “Tôi là hoàng tử Ếch. Tôi xin được cầu hôn với công chúa thứ ba.” cổ tích

Lúc vua cha nói với Tina, công chúa thứ ba, về hoàng tử Ếch, cô ta từ chối lời cầu hôn. Người dân trong làng khi nghe chuyện ấy, họ cười to và chế nhạo. “Có bao giờ các ngươi nghe tin này chưa?” Họ bàn tán với nhau. “Công chúa Tina sắp kết hôn cùng một con ếch!”
Tina đã cảm thấy khủng khiếp. Cô than, “Tôi là bất hạnh nhất trần gian.” Công chúa nhào xuống sàn và khóc thổn thức. Không có ai thương cô, cô tin như vậy. Vua cha đã không hiểu con gái. Công chúa giấu bạn bè và cất nỗi đau trong trái tim. Công chúa chìm dần trong nỗi buồn, buồn hơn theo từng ngày. Hai người chị đã có đám cưới linh đình. Tiếng chuông đám cưới đổ dòn với niềm vui khắp làng.

Sau cùng, Tina đã rời khỏi lâu đài. Công chúa chạy khỏi hoàng cung và sống tự lập trong khu rừng. Công chúa ăn đạm bạc, uống nước suối, đốt củi, tự giặt đồ, tự quét dọn, tự ngủ, và tự săn sóc chính mình. Thế nhưng công chúa nghe cô đơn và buồn bã vô cùng.

Một ngày nọ, Tina đi tắm. Nước hồ sâu và lạnh. Tina bơi khá lâu và bắt đầu thấm mệt. Công chúa đã mất bình bĩnh trong lúc đang bơi về bờ. Cô vội vã cố bơi tới chỗ an toàn. Khi công chúa sắp chết đuối, thình lình con ếch xuất hiện đưa cô vô bờ bằng tất cả sức mạnh của mình. Chàng Ếch đã cứu sống công chúa.

“Tại sao cứu tôi, Ếch?”

“Bởi vì công chúa còn qúa trẻ, và công chúa cần phải sống.”

“Không, tôi không thể,” công chúa rầu rĩ. “Tôi là người đau khổ nhất trong vũ trụ.”
“Hãy kể về điều đó đi,” Chàng Ếch động viên. Họ bắt đầu kể chuyện. Tina và hoàng tử Ếch cùng ngồi giờ này qua giờ khác. Hoàng tử Ếch lắng nghe và đã hiểu. Chàng kể cho công chúa về nỗi bất hạnh và sự cô đơn của mình. Họ cùng chia sẻ tâm tưởng và tình cảm. Ngày qua ngày, họ quấn quít với nhau. Họ tâm sự, cười đùa, vui chơi, và cùng làm việc.

Một ngày nọ trong khi họ đang ngồi bên hồ, Tina đã cúi xuống và, với một xúc động lớn, hôn lên trán chàng Ếch. “Phót!” Bất thình lình, chàng Ếch biến thành một chàng trai! Hoàng tử bồng Tina trong tay và nói, “Công chúa đã làm cho ta thành người bằng nụ hôn. Bên ngoài, ta giống một con ếch, nhưng nàng đã nhìn thấy tấm lòng chân thật của ta. Giờ đây ta đã được tự do. Một mụ phù thủy đã biến ta thành con ếch cho tới khi ta tìm được tình yêu với người con gái nào yêu ta bằng chính trái tim mình.” Khi Tina nhìn thấu vẻ bên ngoài, công chúa đã tìm ra tình yêu chân thật.

Tina và hoàng tử Ếch quay về lâu đài và cưới nhau. Hai công chúa chị lộ vẻ không hài lòng. Người chồng đẹp trai đã lơ vợ và không nói chuyện với cô ta. Người chồng giàu có cười chế nhạo vợ mình và ban cho cô ta mệnh lệnh suốt đời. Còn Tina và hoàng tử Ếch của mình đã sống hạnh phúc sau đó.

Ý nghĩa truyện cho bé 3 tuổi – Hoàng Tử Ếch

Khi gặp phải những tình huống không được như ý muốn, các bé hãy giống như chàng hoàng tử trong câu chuyện, phải luôn nỗ lực vào bản thân và tin tưởng vào tương lai tốt đẹp, nhất định hạnh phúc sẽ đến với mình.

Truyện Em bé thông minh 

Em bé thông minh.jpg
Em bé thông minh

Ngày xưa có một ông vua sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu ông cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người, nhưng tuy mất nhiều công mà chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.
Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng: cha đánh trâu cày, con đập đất. Ông bèn dừng ngựa lại hỏi:
– Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?
Người cha đứng ngẩn người ra chưa biết trả lời thế nào thì đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi vặn lại quan rằng:
– Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời được ngựa của ông đi một ngày được mấy bước tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.
Viên quan nghe nó hỏi lại như thế thì há hốc mồm sửng sốt, không biết đáp sao cho ổn. Ông thầm nghĩ, nhất định nhân tài ở đây rồi, chả phải tìm đâu mất công, bèn hỏi tên họ làng xã quê quán của hai cha con rồi phi ngựa một mạch về tâu vua.
Nghe nói, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, để biết đích xác hơn nữa, vua sai thử lại. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.
Khi dân làng nhận được lệnh vua thì ai nấy đều tưng hửng và lo lắng không hiểu thế là thế nào. Bao nhiêu cuộc họp làng, bao nhiêu lời bàn tán, vẫn không có cách gì giải quyết cả. Từ trên xuống dưới, mọi người đều tin là tai vạ. Việc đến tai em bé con nhà thợ cày. Em liền bảo cha:
– Chả mấy khi được lộc vua ban, bố cứ thưa với làng làm thịt hai trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng làm phí tổn cho bố con ta trẩy kinh lo việc đó.
– Ðã ăn thì còn lo liệu thế nào? Ðừng có làm dại mà mất đầu đó con ạ!
Nhưng đứa con quả quyết:
– Cha cứ mặc con lo liệu, thế nào cũng xong xuôi mọi việc.
Người cha vội ra đình trình bày câu chuyện. Cả làng nghe nói vẫn còn ngờ vực, bắt cha con phải làm giấy cam đoan, mới dám ngả trâu đánh chén.
Sau đó mấy hôm, hai cha con khăn gói tìm đường tiến kinh. Ðến hoàng cung, con bảo cha đứng ở ngoài, còn mình thì nhè lúc mấy tên lính canh vô ý, lẻn vào sân rồng khóc um lên. Vua sai lính điệu vào, phán hỏi:
– Thằng bé kia, có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?
– Tâu đức vua – em bé đáp – mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con cho có bạn, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ.
Nghe nói, vua và các triều thần đều bật cười. Vua phán:
– Muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho bố mày, chứ bố mày là giống đực, làm sao mà đẻ được!
Em bé bỗng tươi tỉnh:
– Thế sao làng chúng con lại có lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được kia chứ!
Vua cười bảo:
– Ta thử đấy thôi mà! Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra thịt mà ăn với nhau à?
Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp, biết là lộc của đức vua, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.
Vua và đình thần chịu chú bé là thông minh lỗi lạc. Nhưng vua vẫn còn muốn thử một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở nhà công quán, bỗng có sứ nhà vua mang tới cho một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé bảo cha lấy cho mình một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo:
– Phiền ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.
Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn.
Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào, ban thưởng rất hậu.
Hồi đó, có một nước láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Ðể dò xem bên này có nhân tài hay không, họ sai sứ đưa sang một cái vỏ con ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, yêu cầu xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.
Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích cuộc đi sứ, vua quan nhìn nhau. Không trả lời được câu đó oái oăm ấy tức là tỏ ra thua kém và thừa nhận sự thần phục của mình đối với nước láng giềng. Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ. Có người dùng miệng hút. Có người bôi sáp vào sợi chỉ cho cứng để cho dễ xâu v.v… Nhưng, tất cả mọi cách đều vô hiệu, bao nhiêu ông Trạng và các nhà thông thái triệu vào đều lắc đầu bó tay. Cuối cùng, triều đình đành mời sứ thần ra ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.
Khi một viên quan mang dụ chỉ của vua đến thì em còn đùa nghịch ở sau nhà. Và khi nghe nói xâu chỉ vào vỏ ốc, em bé hát lên một câu:

Tang tình tang! Tính tình tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang
Tang tình tang…
Rồi bảo:
– Cứ theo cách đó là xâu được ngay!
Viên quan sung sướng, lật đật trở về tâu vua. Vua và các quan triều thần nghe nói thì mừng lắm. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.
Rồi đó, vua phong cho em bé làm Trạng nguyên. Vua lại sai xây dinh thự ở một bên hoàng cung cho em ở, để tiện hỏi han.

Truyện Chú mèo đi hia 

Truyện cho bé 3 tuổi chú mèo đi hia.jpg
Truyện cho bé 3 tuổi chú mèo đi hia

Một bác thợ xay có ba con trai, một nhà xay lúa, một con lừa và một con mèo. Các con trai xay bột, lừa đi lấy lúa về và chở bột đi, mèo thì bắt chuột. Khi bác chết, ba con chia nhau gia tài: con cả được cái nhà xay lúa, con thứ hai được con lừa, con thứ ba không còn gì khác đành lấy con mèo vậy. Anh này buồn bã, nói một mình:

– Mình xí được phần tồi quá! Anh cả mình có thể xay bột, anh hai mình còn được cưỡi lừa, mình thì làm ăn gì được với con mèo! Bất quá lột da nó làm được đôi bao tay là hết.

Mèo nghe hiểu hết, liền nói:

– Cậu ơi, cậu giết tôi lấy da làm đôi bao tay khổ làm gì? Cậu cứ bảo làm cho tôi một đôi hia để tôi ra ngoài cho nó đường hoàng thì rồi chả mấy lúc tôi sẽ làm cho cậu mở mày mở mặt.

Người con bác thợ xay thấy mèo nói vậy rất ngạc nhiên. Nhân có người thợ giày đi qua, anh gọi vào bảo đo chân mèo làm cho nó một đôi hia. Hia làm xong, mèo đi vào, lấy một cái bị, đổ đầy thóc xuống đáy, buộc miệng bị, rồi quẩy bị lên vai. Đoạn mèo bước ra cửa đi hai chân như người. Lúc đó trong nước có một ông vua thích ăn chim đa đa. Nhưng tiếc thay không ai bắt được con nào. Rừng thì đầy chim đa đa, nhưng chim nhát quá, không người đi săn nào tới gần được. Mèo biết chuyện ấy, bèn nghĩ cách làm ăn cho khá hơn. Nó vào rừng mở bị, tãi thóc ra, để dây xuống cỏ, rồi luồn dây vào sau một bụi rậm. Nó cũng lẩn quất quanh ở đó để rình. Được một lát, chim đa đa bay đến, thấy thóc liền theo nhau nhảy vào bị. Khi được một số kha khá, mèo giật dây bắt được một số con chim.
Rồi nó quẩy bị lên vai đi thẳng đến cung vua.

Lính canh hô:

– Đứng lại! Đi đâu?

Mèo đáp gọn:

– Ta vào gặp nhà vua!

– Mày điên à? Mèo mà dám vào gặp nhà vua!

Một tên lính khác bảo:

– Thôi cứ để nó đi. Nhà vua thường hay buồn phiền biết đâu mèo gừ gừ lại chẳng làm cho hoàng thượng khuây khỏa.

Mèo đến yết kiến nhà vua, cúi chào rồi tâu:

– Tâu bệ hạ, chủ tôi là bá tước…- mèo bịa ra một cái tên quí phái thật dài – xin trân trọng gửi lời chào hoàng thượng và xin kính dâng hoàng thượng một ít chim đa đa bẫy được.

Vua thấy chim béo mừng rỡ, truyền lệnh cho mèo lấy vàng ở kho chất vào bị, tha hồ mang được bao nhiêu thì cứ việc lấy. Vua phán:

– Cho ngươi mang về biếu chủ ngươi và nói là ta đa tạ về món quà biếu.

Trong lúc đó, người con bác thợ xay lúa nghèo nàn, ngồi bên cửa sổ chống đầu vào tay nghĩ: còn bao nhiêu tiền đã bỏ ra sắm đôi hia cho mèo mất rồi, không biết có ăn thua gì không? Vừa khi ấy, mèo bước vào, bỏ bị xuống, cởi bị ra đổ vàng xuống trước mặt chủ mà nói:

– Thưa cậu, đây có ít nhiều trả tiền đôi hia cho cậu. Nhà vua còn gửi lời chào và đa tạ cậu.

Anh ta mừng vì được của nhưng không hiểu đầu đuôi ra sao. Mèo ta vừa tháo hia vừa kể lại chuyện và bảo:

– Giờ thì quả là cậu có đủ tiền rồi, nhưng không phải chỉ có thế thôi đâu. Đến mai tôi lại xỏ hia vào, cậu sẽ lại giàu có hơn nữa. Tôi cũng đã tâu với vua cậu là một vị bá tước.

Hôm sau, mèo lại y lời, đi hia cẩn thận rồi đi săn, mang đến cho vua một mớ chim đa đa. Ngày nào mèo cũng mang vàng về nhà, mèo được vua yêu quí, tha hồ ra vào cung điện.
Có lần mèo đứng sưởi bên lửa trong bếp nhà vua. Tên đánh xe vào và nguyền rủa: “Ma quỉ hãy bắt vua và công chúa đi cho rảnh! Ai lại mình định ra quán đánh chén và chơi bài một phen, thì lại phải đánh xe cho họ ra hồ chơi!”.

Nghe vậy, mèo vội lén về nhà bảo chủ:

– Nếu cậu muốn thành bá tước và trở nên giàu có thì cậu hãy đi với tôi ra hồ, rồi xuống hồ mà tắm.

Người con bác thợ xay im lặng, đi theo mèo, cởi sạch quần áo nhảy xuống nước. Mèo lấy quần áo mang đi giấu một chỗ. Vừa làm xong thì xe vua đi tới. Mèo liền lên tiếng than vãn nghe mà não ruột:

– Trời ơi! Tâu bệ hạ, bá tước chủ tôi đương tắm ở dưới hồ thì có một tên ăn trộm đến lấy quần áo để ở trên bờ. Chủ tôi đang ở dưới nước lên không được; nếu ở lâu nữa thì đến cảm mà chết mất thôi!

Vua nghe vậy, cho dừng xe lại, phán cho một tên hầu chạy về lấy bộ quần áo của nhà vua. “Bá tước” mặc bộ quần áo lộng lẫy vào. Nhà vua biệt đãi chàng vì cứ tưởng chàng biếu chim đa đa là bá tước thật, và cho chàng ngồi lên xe. Công chúa cũng lấy làm thích vì bá tước vừa trẻ vừa xinh trai, lại dễ thương. Mèo đi trước tới một cánh đồng cỏ rộng mênh mông có trên một trăm người đương cắt cỏ.

Mèo hỏi:

– Cánh đồng nhà ai thế?

– Của thầy phủ thủy đấy.

Mèo dặn họ:

– Các bác này, nhà vua sắp đi xe qua đấy. Nếu vua hỏi cánh đồng cỏ của ai thì các bác cứ đáp là của bá tước nhé. Nếu các bác không nói thế là bị đánh chết tươi đấy.

Mèo lại đi nữa, tới một cánh đồng lúa bát ngát ai đi qua cũng phải để ý. Có tới trên một trăm người đang gặt lúa. Mèo hỏi:

– Các bác ơi, lúa nhà ai thế?

– Của thầy phù thủy đấy.

Mèo dặn:

– Các bác này, nhà vua sắp đi xe qua đấy. Nếu vua hỏi lúa của ai thì các bác cứ đáp là của bá tước nhé. Nếu các bác không nói là bị đánh chết tươi đấy.

Mèo đi mãi tới một khu rừng đẹp, có trên ba trăm người đang đẵn những cây sồi to để lấy củi. Mèo hỏi:

– Các bác ơi, rừng nhà ai thế?

– Của thầy phù thủy đấy.

Mèo dặn:

– Các bác này, nhà vua sắp đi xe qua đấy. Nếu vua hỏi rừng của ai thì các bác cứ đáp là của bá tước nhé. Nếu các bác không nói thế thì bị giết hết đấy.

Mèo lại đi nữa. Mọi người đều nhìn theo thấy mèo có vẻ kỳ dị, nom như người đi hia thì sợ lắm. Một lát sau mèo tới lâu đài của thầy phủ thủy, ngang nhiên tiến vào. Lão phù thủy nhìn mèo một cách khinh khỉnh hỏi nó muốn gì. Mèo vái chào nói:

– Tôi nghe nói ông có thể tùy ý muốn biến ra con vật gì cũng được. Tôi tin là biến ra chó, cáo hay cả chó sói thì còn được, chứ biến thế nào ra voi được. Do đó tôi đến tận nơi để xem có đúng không.

Lão phủ thủy dương dương tự đắc đáp:

– Làm quái gì cái vặt ấy.

Rồi trong nháy mắt lão biến ra voi.

Mèo bảo:

– Khá lắm, nhưng có biến ra sư tử được không?

Lão phù thủy đáp:

– Dễ không!

Rồi lão biến ra sư tử.

Mèo làm ra bộ sợ hãi kêu lên:

– Thật là trên trời đất chưa từng thấy! Ngay trong giấc mơ, tôi cũng chưa từng thấy. Nhưng nếu thầy biến ra thành một con vật nhỏ như con chuột thì mới thật là tài thánh. Thầy nhất định là giỏi hơn các thầy phù thủy trên đời, nhưng chắc không làm nổi đâu.

Lão phù thủy nghe phỉnh bùi tai, có vẻ thích lắm nói:

– Này chú mèo thân mến ạ, việc đó ta cũng làm được.

Lão biến ra con chuột nhắt nhảy tung tăng trong buồng. Mèo theo sau vồ lấy chuột ăn.

Vua cùng bá tước và công chúa đi xe tới cánh đồng cỏ mênh mông.

Vua hỏi:

– Cỏ của nhà ai đấy?

Mọi người đều trả lời theo mèo dặn:

– Tâu bệ hạ, của đức ông bá tước ạ.

Vua phán:

– Bá tước có mảnh đất đẹp quá.

Tới cánh đồng lúa bát ngát, vua hỏi:

– Lúa nhà ai đấy chúng bay?

– Tâu bệ hạ, của đức ông bá tước ạ.

Vua phán:

– Chà chà! Đất vừa rộng đẹp quá.

Tới rừng, vua hỏi:

– Rừng nhà ai thế chúng bay?

– Tâu bệ hạ, của đức ông bá tước ạ.

Vua càng ngạc nhiên hơn nữa bảo:

– Bá tước ạ, bá tước hẳn là giàu lắm. Ta chưa chắc đã có một khu rừng đẹp đến thế.

Đi tới lâu đài thì đã thấy mèo đứng đợi ở đầu cầu thang. Xe vừa đỗ, mèo đã nhảy xuống mở cửa nói:

– Tâu bệ hạ, đây là lâu đài của bá tước chủ tôi. Bệ hạ tới đây thật là hân hạnh suốt đời cho chủ tôi.

Vua xuống xe, ngạc nhiên thấy tòa nhà lộng lẫy, to hơn và đẹp hơn cả cung điện của mình. Bá tước dẫn công chúa vào phòng tiếp tân sáng loáng vàng ngọc châu báu.
Công chúa đính hôn với bá tước và khi vua mất, bá tước lên nối ngôi, phong cho mèo đi hia làm tể tướng.

Sự tích bông hoa cúc trắng

Ngày xưa, có hai mẹ con nhà nọ sống trong một cái lều nơi xóm vắng. Người chồng mất sớm, nên mẹ con làm lụng vất vả lắm mới đủ ăn. Hằng ngày gà chưa gáy sáng bà mẹ đã phải dậy làm việc cho đến đêm khuya.

Truyện Bông Hoa Cúc Trắng
Hình Ảnh Truyện Bông Hoa Cúc Trắng

Một hôm, gà gáy lâu lắm rồi mà bà mẹ vẫn chưa dậy. Cô bé thức giấc vội đến bên mẹ, cô biết là mẹ đã ốm rồi! Làm thế nào bây giờ, giữa nơi hoang vắng[1] và cảnh nghèo túng này? Cô chỉ còn biết đắp chiếc áo ấm độc nhất của mình cho mẹ, rồi ngồi đấy chăm sóc mẹ. Mẹ cô thỉnh thoảng hé đôi mắt khô héo nhìn con.

Một buổi chiều khi ánh nắng chiếu qua khe liếp, bà mẹ chợt tỉnh lại.

– Con ơi! Con đi mời thầy thuốc về đây. Mẹ thấy trong người khó chịu lắm.

2. Cô bé vội vã ra đi. Vừa đi cô vừa lo cho mẹ. Được một đoạn đường dài, cô gặp một cụ già tóc bạc phơ. Thấy cô bé đi một mình, cụ liền hỏi:

– Cháu đi đâu mà vội thế?

– Thưa cụ, cháu đi tìm thầy thuốc. Mẹ cháu ốm đã lâu, mà bệnh ngày một nặng thêm.

Tự nhận là thầy thuốc, cụ bảo em dẫn về nhà để xem bệnh giúp. Về đến nhà, xem mạch cho người ốm xong, cụ quay lại hỏi cô bé:

– Chỉ có cháu và mẹ cháu ở đây thôi ư?

– Thưa vâng!

– Từ hôm mẹ ốm, cháu chăm sóc thế nào?

– Thưa cụ, cháu chỉ biết quanh quẩn bên giường làm vui lòng mẹ cháu.

– Mẹ cháu bị bệnh nặng lắm. Ta sẽ cố chưa cho mẹ cháu khỏi. Cháu hãy đi đến gốc đa đầu rừng, hái cho ta một bông hoa trắng thật đẹp về đây.

3. Bên ngoài trời rất lạnh. Cô bé chỉ có mỗi một chiếc áo mỏng trên mình. Cô lẳng lặng bước đều trong gió rét. Vừa đi cô vừa lo cho mẹ. Cô đi đã mỏi chân mới đến gốc đa đầu rừng. Quả nhiên cô thấy trên bụi cây trước mặt có một bông hoa trắng rất đẹp. Co ngắt bông hoa, tay nâng niu với tất cả tấm lòng tha thiết cầu mong cho mẹ tai qua nạn khỏi. Bỗng cô nghe như văng vẳng bên tai tiếng cụ già tóc bạc ban nãy lại khuyên nhủ cô:

– Cháu hãy yên tâm, mỗi cánh hoa trên bông hoa sẽ là một ngày mẹ cháu được sống thêm.

Cô bé cúi xuống nhìn hoa, cô đếm: “Một, hai, ba, bốn, …, hai mươi. Trời ơi! Còn có hai mươi ngày nữa thôi ư?…”

Suy nghĩ một lát, cô rón rén chạy ra phía sau cây đa. Cô nhẹ tay xé mỗi cánh hoa ra thành nhiều sợi. Bông hoa trở nên kì lạ. Mỗi sợi nhỏ biến thành từng cánh nhỏ dài và mượt, trắng bong như tấm lòng ngây thơ trong trắng của cô. Những cánh hoa mọc thêm ra nhiều không sao đếm được! Cô bé nâng niu trên tay bông hoa lạ đó. Trời ơi! Sung sướng quá! Cô vùng chạy về. Đến nhà, cụ già tóc bạc bước ra cửa tươi cười đón cô và nói:

– Mẹ cháu đã khỏi bệnh! Phần thưởng cho tấm lòng hiếu thảo[2] của cháu đấy!

Từ đó hàng năm, về mua thu, thường nở những bông hoa có nhiều cánh nhỏ dài mượt, trông rất đẹp.

Đó chính là bông hoa cúc trắng

Các phụ huynh có thể tham khảo thêm truyện Truyện Cây Rau Của Thỏ Út và Truyện Quả Thị cho bé.

Video truyện cho bé 3 tuổi – Bông hoa cúc trắng

 

Hi vọng 9 truyện cho bé 3 tuổi trên đây sẽ giúp bé nhà bạn có ngôn từ phong phú và thông minh hơn mỗi ngày

 Ngoài những truyện trên các phụ huynh có thể tham khảo một ứng dụng đọc truyện cho bé được hàng triệu phụ huynh đang dùng là Vmonkey với ưu đãi hấp dẫn sau

Tặng 5 cuốn truyện tranh cho bé và 1 khoá học “Học cùng con không khó

>Nhận Ưu Đãi Trên

Đăng bởi: Trường Tiểu Học Tiên Phương

Chuyên mục: Truyện cổ tích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kênh https://xoilaczzh.tv/ trực tiếp bóng đá